TPP: Mỹ - CSVN đạt thỏa thuận về đảng và hội "công đoàn và thực hành nền kinh tế thị trường"?

04 Tháng Tám 201511:09 CH(Xem: 21530)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 05 AUG 2015

TPP: VN đã thỏa thuận với Mỹ những gì?
image018

Chuyến công du Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới chuyên gia cho là đã giúp mở đường cho việc chốt lại đàm phán song phương Mỹ-Việt về TPP

Hôm 3/8, báo trong nước đồng loạt dẫn thông báo từ Bộ Công Thương Việt Nam cho biết nước này đã hoàn tất đàm phán song phương với 11 nước trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó có Hoa Kỳ.

Điều này dẫn đến một số ý kiến từ giới chuyên gia cho rằng Hà Nội và Washington đã tìm được tiếng nói chung về những vấn đề vướng mắc lâu nay, trong đó có vấn đề nghiệp đoàn và định nghĩa nền kinh tế thị trường tại Việt Nam.

Những thỏa thuận giữa Việt Nam và phía Hoa Kỳ không được tiết lộ rộng rãi trong các bản tin trong nước.

Báo New York Times hôm 3/8 cho biết trong vòng đàm phán tại Hawaii, phía Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ các lợi ích mà các doanh nghiệp nhà nước đang được hưởng.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phản đối lập trường từ Hoa Kỳ và Nhật Bản rằng không nước nào được phép lấy lý do thiếu nguồn lực để không đảm bảo việc thực thi các quy định chung.

"Tôi tin là sau chuyến đi của Tổng bí thư [Đảng Cộng sản Việt Nam] Nguyễn Phú Trọng sang Hoa Kỳ thì lập trường hai bên đã gần nhau hơn và sẵn sàng đi tới thỏa thuận", Kinh tế gia Phạm Chi Lan nói với BBC trong cuộc phỏng vấn ngày 4/8.

"Tôi cho rằng phía Việt Nam cũng đã hiểu những yêu cầu cơ bản của Hoa Kỳ, thực sự mong muốn tham gia TPP và sẵn sàng có những điều chỉnh cần thiết".

"Về phía Hoa Kỳ, tôi nghĩ rằng họ hiểu Việt Nam hơn qua chuyến thăm của ông Trọng. Có thể thấy họ đã làm hết mức để tổ chức tốt chuyến đi đó, mở đường cho hai bên trong quan hệ kinh tế và giải tỏa những khúc mắc còn lại trong đàm phán TPP".

Trả lời BBC trong cuộc phỏng vấn cùng ngày, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho rằng thông báo hoàn tất đàm phán cho thấy giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã "có sự nhất trí" về vấn đề nghiệp đoàn và kinh tế thị trường.

"Theo những thông tin chúng ta được biết thì cuộc đàm phán bốn ngày tại Hawaii đã được tiến bộ đáng kể và thống nhất được 98%. 2% còn lại chưa thống nhất được nên chưa đi đến ký kết được".

"Theo tôi đây là một trong những chứng minh rằng yêu cầu của TPP là rất cao và quá trình đi đến thống nhất đòi hỏi có những sự nhượng bộ và thỏa hiệp với nhau chứ không thể chỉ là các yêu cầu có tính chất đơn phương của một phía nào đó."

Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam – Hoa Kỳ, được đưa ra sau cuộc gặp giữa Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Obama hôm 7/8, cho biết "Hoa Kỳ hoan nghênh tiến bộ của Việt Nam trong cải cách kinh tế" cũng như "ghi nhận sự quan tâm của Việt Nam đạt được quy chế kinh tế thị trường".

Nền kinh tế Việt Nam được cho là sẽ hưởng lợi lớn nhất từ TPP

Xuất khẩu giảm sau TPP?

Thông báo về việc Việt Nam hoàn tất đàm phán song phương được đưa ra giữa lúc một báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) Việt Nam cho rằng việc tham gia TPP có thể giúp nâng GDP của Việt Nam lên trong thời gian tới, nhưng có thể làm xuất khẩu suy giảm.

Báo cáo của VEPR cho rằng sau khi TPP được ký kết, Việt Nam sẽ có mức tăng đầu tư lớn nhất trong các nước, tương đương mức tăng của Nhật Bản và gấp đôi mức tăng của Úc, Malaysia, Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam có thể sụt giảm do sản xuất trong nước giảm ở một loạt các ngành do cạnh tranh từ nước ngoài, cạnh tranh về nguồn lực sản xuất và do sự dịch chuyển thị trường xuất khẩu từ ngoài TPP vào TPP.

Bên cạnh đó, các dòng thuế khi giảm về 0% sẽ khiến doanh thu từ thuế giảm, ảnh hưởng đến thu ngân sách, báo cáo nói thêm.

"TPP là cơ hội và môi trường mới, nhưng là tốt hay xấu thì còn phụ thuộc vào phía Việt Nam", ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR, nói với BBC ngày 4/8.

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho biết báo cáo của VEPR "đã có gây tranh cãi".

"Nhiều người đã đặt câu hỏi và bày tỏ sự nghi ngờ về việc xuất khẩu giảm", ông nói.

"Đấy là xét trên quan điểm tĩnh chứ không phải quan điểm động. Nền kinh tế sau khi hội nhập rồi thì sẽ có thay đổi về cấu trúc kinh tế và có thêm đầu tư từ bên ngoài vào, và rất có thể kết quả xuất khẩu sẽ thay đổi."

"Mặc dù vậy, ý kiến này cũng nên được xem xét ở giác độ là việc tăng xuất khẩu Việt Nam có đáp ứng được quy tắc xuất xứ và các yêu cầu rào cản kỹ thuật về thương mại hay và nhu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm hay không."

"Khả năng tăng xuất khẩu thì có nhưng các doanh nghiệp việt nam có thể tận dụng được đến đâu thì chưa rõ ràng."/

theo BBC 05/8/15

XEM THÊM:

Ngoại trưởng Mỹ: Đàm phán TPP 'tiến triển tốt đẹp'

image020

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu tại trường Đại học ở Singapore, ngày 4/8/2015.

Pam Dockins

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm nay cho biết 12 nước trong cuộc đàm phán hiệp định thương mại TPP đã có được “những tiến bộ tốt đẹp” hướng tới một thoả thuận chung cuộc, nhưng vẫn còn một số chi tiết cần được giải quyết. Theo tường thuật của thông tín viên Pam Dockins của đài VOA, ông Kerry cho biết như thế trong lúc ghé thăm Singapore.

Ngoại trưởng Kerry nói rằng hiệp định TPP chẳng những tạo ra những cơ hội kinh tế cho các nước trong cuộc, mà còn được dùng để chứng tỏ sự ủng hộ đối với “sự cai trị tốt đẹp, sự minh bạch và sự làm việc với  tinh thần trách nhiệm.”

Ông Kerry đang công du 3 nước Đông Nam Á để thúc đẩy cho hợp tác thương mại và đầu tư giữa Hoa Kỳ với các nền kinh tế Á châu. Ông đến Kuala Lumpur tối thứ ba và sẽ tham dự một diễn đàn của khối ASEAN tại thủ đô của Malaysia vào ngày mai.

Cuộc đàm phán TPP đã kéo dài nhiều năm và tuần vừa qua các vị bộ trưởng thương mại đã không đạt được thoả thuận chung cuộc trong cuộc thương thuyết tại Hawaii.

Ngoại trưởng Kerry nói rằng TPP sẽ nâng cao các tiêu chuẩn qua việc đòi hỏi các nước tuân thủ những tiêu chuẩn quốc tế về lao động và môi trường, đòi hỏi các công ty do nhà nước làm chủ phải cạnh tranh công bằng với khu vực tư, và đòi hỏi các doanh nghiệp không được sử dụng lao động dưới tuổi luật định và phải bảo đảm an toàn nơi làm việc.

"Nó sẽ làm chứng cho những gì mà chúng ta đã nhìn thấy tại cả Singapore lẫn Hoa Kỳ. Đó là sự phát triển lâu bền và sự thịnh vượng được nuôi dưỡng bởi sự tự do để sáng tạo, thử nghiệm và canhtr về mặt kinh tế trên một sân chơi rộng mở và bằng phẳng."

Ông cũng đề cập tới kế hoạch mới của Tổng thống Barack Obama nhằm giảm thiểu lượng khí thải carbon của các nhà máy điện ở Mỹ, và cho rằng giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu là thay đổi chính sách năng lượng và vấn đề này là “một cơ hội kinh tế vô cùng to lớn.”

"Biến đổi khí hậu là một vụ khủng hoảng không chờ đọi một ai và không tôn trọng đường biên giới nào. Nhưng theo nhà khoa học, chúng ta vẫn có thời giờ để cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và ngăn không cho xảy ra những hậu quả tai hại nhất. Và những người nói khác với quí vị là những người nói sai và không dựa trên sụ thật khoa học."

Một vấn đề chính khác mà Ngoại trưởng Kerry sẽ bàn tới trong chuyến công du Đông Nam Á là vụ tranh chấp Biển Đông, nơi Trung Quốc đang xây những hòn đảo nhân tạo trong vùng biển mà Việt Nam, Malaysia, Philippines và Đài Loan cũng có những yêu sách chủ quyền chồng chéo nhau.

Sau khi rời Kuala Lumpur, ông Kerry sẽ đến thăm Hà Nội để tham dự những sự kiện đánh dấu kỷ niệm 20 năm bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ./

XEM THÊM:

Công đoàn là của ai?

Tư Giang

Thứ Sáu,  24/7/2015, 08:48 (GMT+7)

image021

Trên thế giới, một tổ chức công đoàn hoạt động độc lập để tập trung chủ yếu vào vai trò đại diện cho lợi ích của người lao động luôn được đề cao. Trong ảnh: Công nhân tại một khu công nghiệp ở Bình Dương giời tan ca. Ảnh: TUỆ DOANH.

 

(TBKTSG) - Số lượng các cuộc đình công tăng mạnh vào những năm 2000, đạt con số trên 900 cuộc vào năm 2011, theo Ngân hàng Thế giới. Đây là một biểu hiện của những điểm yếu trong hệ thống quan hệ lao động tại Việt Nam.

Ông Thang Văn Phúc vẫn còn nhớ như in một trải nghiệm khi đi thăm Ý lúc còn làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Lần đó, ông và phái đoàn Việt Nam đến làm việc với một quan chức cao cấp trong Chính phủ Ý. Đang trao đổi, vị quan chức Ý xin dừng cuộc gặp và xin đoàn Việt Nam chờ. Một tiếng sau, ông quay lại, xin lỗi và giải thích là phải gặp đại diện một tổ chức công đoàn ngay lập tức. Kể lại câu chuyện trên, ông nói: “Họ coi tổ chức của người lao động rất quan trọng, chứ không như ta đâu. Tất cả các doanh nghiệp phải có tổ chức công đoàn để thiết lập cơ chế trao đổi tiếng nói giữa ba bên là nhà nước, giới chủ và người lao động”.

Câu chuyện của nguyên thứ trưởng được kể lại trong hoàn cảnh ngày càng có nhiều tiếng nói đề nghị thay đổi hệ thống quan hệ lao động để tương thích với nền kinh tế thị trường mà Việt Nam theo đuổi. Số lượng các cuộc đình công tăng mạnh vào những năm 2000, đạt con số trên 900 cuộc vào năm 2011, theo Ngân hàng Thế giới. Đây là một biểu hiện của những điểm yếu trong hệ thống quan hệ lao động tại Việt Nam.

Trong một báo cáo về chủ đề lao động được công bố hôm thứ Hai đầu tuần, Ngân hàng Thế giới khuyến nghị rằng, về dài hạn, các tổ chức công đoàn sẽ hoạt động độc lập để tập trung chủ yếu vào vai trò đại diện cho lợi ích của người lao động. 

Đề xuất của báo cáo do Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, đứng đầu được đưa ra ngay sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ cam kết tiến tới khuôn khổ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bản Thông cáo chung nhân chuyến thăm lịch sử của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Washington gần đây nêu rõ điều này: “Việt Nam và Hoa Kỳ mong đợi phối hợp chặt chẽ với các bên tham gia đàm phán khác để hoàn tất sớm nhất có thể TPP toàn diện, nhiều kỳ vọng và tiến hành những cải cách mà thấy có thể cần thiết nhằm đáp ứng tiêu chuẩn cao của TPP, kể cả khi cần thiết đối với các cam kết liên quan tới tuyên bố của ILO năm 1998 về nguyên tắc cơ bản và quyền tại nơi làm việc”.

Đây là một tiến bộ vượt bậc để khỏa lấp dần hai quan điểm khác biệt. Ông Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, kể lại: “Tổng thống Hoa Kỳ nói với lãnh đạo Việt Nam về điều này không chỉ một lần. Và chắc chắn chúng ta sẽ phải giải quyết vấn đề này”.

Song, thực tế, những đòi hỏi về điều kiện lao động trong TPP không phải là vấn đề mới. Ông Thành giải thích: “Hoa Kỳ nói rất rõ yêu cầu trong TPP về lao động chính là tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mà Việt Nam là một thành viên. Chúng ta phải nỗ lực thực hiện đầy đủ những cam kết, những nguyên tắc về vấn đề công đoàn, cải thiện điều kiện cho người lao động, và về bản chất không phải Hoa Kỳ áp đặt”.

Theo ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Thương mại, ILO có hàng loạt tiêu chuẩn về lao động và công đoàn được nhắc lại trong TPP. Trong số đó, đáng chú ý nhất là nhóm công nhân cơ sở có quyền tự do thành lập công đoàn; các công đoàn cơ sở có quyền tự do liên kết hay không liên kết; cán bộ quản lý doanh nghiệp không được quyền tham gia vào ban chấp hành công đoàn; công đoàn cơ sở được độc lập trong hoạt động nội bộ và quản lý tài sản;... Đây là vấn đề cực kỳ khó khăn, theo ông Tuyển. Tuy nhiên, ông cho rằng, Việt Nam với tư cách là thành viên cần tuân thủ quy chế của ILO.

Theo ông Phúc, những vận động gần đây như đổi tên thành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam để trở thành tập hợp của các liên đoàn ngành nghề như công đoàn đường sắt, liên đoàn ngành thép,... là “bước tiến tới”. Cách đây ba năm, ông Phúc đã xuất bản một nghiên cứu khoa học của Bộ Nội vụ, trong đó, ông đề xuất rằng, Việt Nam cần đổi mới tổ chức hoạt động công đoàn vì Việt Nam không chỉ có doanh nghiệp nhà nước khi xây dựng kinh tế thị trường, bên cạnh các quyền khác của người dân như tự do lập hội, tự do tham gia hội.

Ông nói: “Chúng tôi từng đề xuất như thế và tôi tin nhận thức của chúng ta dần dần như thế. Chúng ta thực hành kinh tế thị trường, đảm bảo nhà nước pháp quyền thì phải dần dần điều chỉnh, vì không có đường nào khác. Lúc này hay bao giờ còn là câu chuyện, chứ không phải chúng ta không nhận thức được. Công đoàn của chúng ta mới chỉ là mậu dịch quốc doanh thôi, chứ chưa phải là đại diện thật cho người lao động. Phải trả về đúng vị trí cho người lao động”.

Có hàng vạn hội

Theo một nghiên cứu của Bộ Nội vụ, số lượng các tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ ngành càng tăng nhanh đặc biệt là sau đổi mới. Hiện nay cả nước có 500 hội cấp trung ương; 4.000 hội cấp tỉnh, thành phố; và 10.000 hội cấp huyện, xã. Hà Nội có hơn 500 hội, TPHCM có gần 600 hội, Đà Nẵng có 445 hội.

Cả nước có 1.800 tổ chức phi chính phủ là các tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, bảo vệ môi trường, giáo dục đào tạo, y tế. Riêng Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam có 600 đơn vị. Hiện nay có 150 hiệp hội kinh tế như Vasep, Hiệp hội Lương thực...

Ông Thang Văn Phúc cho biết, bản thân ông đã soạn thảo 10 lần dự thảo về luật hội, và đến nay bản dự thảo đã là thứ 14, song sẽ chỉ được xem xét tại Quốc hội khóa tới.

“Tôi cho là chậm còn hơn không. Nhà nước không ban hành luật cho một mảng xã hội rộng lớn như thế này là một lỗi. Không thể quản lý bằng sắc lệnh, hay nghị định được”, ông nói.

Theo ông Lã Khánh Tùng, giảng viên khoa Luật, Đại học Luật Quốc gia, các văn bản pháp lý về hội của Việt Nam bao gồm Sắc lệnh số 102/SL/L004 ban hành năm 1957, và Nghị định số 45 của Chính phủ ban hành năm 2010. Trong khi đó, dự thảo luật về hội có quá nhiều thủ tục rườm rà, và can thiệp quá sâu vào tổ chức, hoạt động của hội./

XEM THÊM:

Đông Âu tại Viet Nam

Có một cuốn sách mang tên "Đông Âu tại Việt Nam".

Và đoạn phim trên giới thiệu tóm lược các sự kiện được nêu ra trong cuốn sách ấy.

Vào đầu thập niên 80, do sự sa lầy tại A Phú Hãn (1) và bị kiệt sức trong cuộc chạy đua vũ trang theo kế hoạch Star War của Hoa Kỳ, khiến cho nền kinh tế của Liên Xô đã hoàn toàn bị phá sản.

image022

Kháng chiến quân A Phú Hãn đã nổi dậy

chống lại cuộc xâm lược của Liên Xô vào quốc gia này vào năm 1979.

Liên bang Xô-viết phải tung ra chính sách cởi mở và tái phối trí, để các nước Cộng sản chư hầu mở cửa tìm kiếm phương tiện từ các quốc gia Tây phương hầu cứu vãn sự sụp đổ.

Ba Lan là quốc gia đi đầu trong việc áp dụng chính sách mở cửa, vay tiền các nước Tây phương để gia tăng khả năng sản xuất và tiêu thụ của dân chúng. Nhưng, nạn tham nhũng trong Đảng gia tăng, khiến cho những món tiền vay mượn bị tiêu sài hoang phí mà không một dự án nào được hoàn tất.

image023

Bản đồ quốc gia Ba Lan

Tình trạng nói trên đưa đến hậu quả, là chính quyền Ba Lan lại phải tăng giá sinh hoạt, nhằm bù đắp các khoản tiền thiếu hụt vì nạn tham nhũng, và đã làm cho dân chúng Ba Lan không còn chịu đựng được nữa.

image024

Poland's Angry Workers - The Time

Ngày 14/8/1980, lấy lý do chống đối việc ban quản trị sa thải một nữ công nhân điều khiển giàn cần trục, công nhân của xưởng đóng tàu Lenin tại thành phố Gdansk đã tổ chức đình công.

image025

Cuộc đình công của công nhân xưởng đóng tàu Lenin tại Gdansk, 1980

Hai ngày sau công nhân thành lập Ủy ban đình công đưa ra 21 yêu sách đòi chính quyền Cộng sản Ba Lan phải đáp ứng.

image026

Ban lãnh đạo Công Đoàn Đoàn Kết họp báo công bố chương trình hành động

chống lại chính sách độc tài của đảng Cộng sản Ba Lan (1981)

Sau hai tuần lễ đấu tranh gay gắt, Ủy ban đình công đã giành thắng lợi, khi buộc chính quyền Ba Lan phải chấp thuận việc thực thi 21 yêu sách như tôn trọng quyền tự do tụ họp, tư tưởng, lập hội, di chuyển, ngôn luận, v.v...

image027

Đại diện chính quyền Ba Lan (trái) cùng với ông Lech Walesa (phải)

ký thỏa ước thi hành 21 Yêu Sách của Ủy Ban Đình Công.

Thắng lợi này đã tạo chấn động rất lớn tại các quốc gia Cộng sản trong khối Đông Âu, vì lần đầu tiên một nước Cộng sản công nhận sự hoạt động của Công đoàn độc lập.

image028

Lech Walesa cùng Công đoàn độc lập

Nương theo thắng lợi nói trên, ngày 4/9/1980, Ủy ban đình công đổi tên công đoàn thành Công đoàn Đoàn kết - Solidarnosc, bầu Lech Walesa làm chủ tịch, trụ sở đặt trong xưởng đóng tàu Lê-nin ở thành phố Gdansk.

image029

Lãnh tụ Công Đoàn Đoàn Kết Lech Walesa

(sau này là vị Tổng Thống đầu tiên của nước Ba Lan không cộng sản)

Sự ra đời của Công đoàn Đoàn kết đã thu hút đông đảo công nhân, trí thức và quần chúng tham gia.

image030

Ban lãnh đạo công đoàn họp quyết định duy trì cuộc đình công trên toàn quốc

hầu tăng áp lực lên đảng Cộng sản Ba Lan (5/1981)

Đức giáo hoàng John Paul đệ nhị đã không những công khai ủng hộ mà còn chỉ thị cho Giáo hội thiên chúa giáo Ba Lan tiếp tay nuôi dưỡng Công đoàn Solidarnosc.

image032

Giáo hoàng John Paul thăm Ba Lan vào tháng 6 năm 1979

Đức Giáo Hoàng ban phép lành cho Lech Walesa

tại Trụ sở Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Ba Lan tháng 6/1979

Nhờ vậy, quần chúng Ba Lan đã nhiệt liệt tin tưởng vào thế đấu tranh chính nghĩa của công đoàn. Chỉ trong 1 năm đầu thành lập, đã có gần 1/3 dân chúng Ba Lan tham gia làm thành viên.

Sự kiện chính quyền Cộng sản Ba Lan phải công nhận tính cách hợp pháp của công đoàn Đoàn kết là biến cố lớn, tạo sự quan tâm cho Hoa Kỳ cũng như các quốc gia Tây phương và nhất là kích thích mạnh mẽ khiến các phong trào đấu tranh bí mật tại các nước Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Đông Đức hoạt động trở lại, sau các cuộc nổi dậy thất bại vào năm 1956 và 1968.

image033

Hồng Quân Liên Xô đưa quân và Chiến Xa vào án ngự

các đường phố chính của Hung Gia Lợi, năm 1956

Công đoàn Đoàn kết tại Ba Lan tuy được sự ủng hộ mạnh mẽ của dân chúng và Va-ti-căng, nhưng cũng bị đàn áp một cách dã man.

image034

Từ năm 1981 - 1987, là thời đen tối nhất của Công đoàn: toàn bộ ban lãnh đạo bị bắt giữ, đàn áp, và hơn 1/3 thành viên công đoàn bị khống chế, phải ngưng hoạt động.

image035

Thủ tướng Jaruzelski ban hành lệnh thiết quân luật trên toàn quốc

để ngăn chận các cuộc đình công của Công Đoàn Đoàn Kết (13/12/1981)

Nhờ thế giới gia tăng áp lực lên chế độ Cộng sản Ba Lan, công đoàn Đoàn kết đã vùng dậy tổ chức thành công một cuộc đình công vào tháng 5/1988 với hơn 400.000 người tham dự, làm tê liệt mọi sinh hoạt, khiến cho chính quyền Ba Lan phải tổ chức hội nghị bàn tròn đối thoại với công đoàn Đoàn kết.

image036

Hàng trăm ngàn người xuống đường biểu tình tại Thủ Đô Warsaw (1988)

Căn cứ trên những thỏa thuận trong hội nghị bàn tròn, đảng Cộng sản Ba Lan phải tổ chức tổng tuyển cử tự do vào ngày 4/6/1989, đưa đến thắng lợi to lớn của công đoàn Đoàn kết.

image037

Công Đoàn Đoàn Kết đã dành thắng lợi 100%

trong cuộc Tổng Tuyển Cử Tự Do Đợt I với 161 ghế tại Hạ Viện.

Ngày 24/8/1989, quốc hội Ba Lan chọn luật sư Tadeusz Mazowieckj, cố vấn công đoàn, lên làm thủ tướng. Đây là vị thủ tướng không Cộng sản đầu tiên của Ba Lan kể từ năm 1945.

image038

Luật sư Taduesz Mazowieckj của Công Đoàn Đoàn Kết

được Quốc Hội tín nhiệm vai trò Thủ Tướng vào ngày 24/8/1989.

Thắng lợi của công đoàn Đoàn kết tại Ba Lan đã như trận bão dân chủ, thổi mạnh mẽ đến các quốc gia Cộng sản khác tại Đông Âu và lần lượt đốn ngã các chế độ Cộng sản:

1. Tại Hung Gia Lợi, vào 23/10/1989, khi quốc hội Hung quyết định hủy bỏ thế chế Cộng sản

image039

Hàng trăm ngàn người Hung đã tụ tập trước trụ sở Quốc Hội nghe thông báo về tên nước mới và thể chế mới không còn dùng theo thể chế cộng sản, 23/10/1989.

2. Tại Đông Đức, vào ngày 9/11/1989, khi bức tường Bá Linh bị phá đổ

image040

Germans dancing on the Berlin Wall

3. Tại Tiệp Khắc, vào ngày 29/11/1989, khi quốc hội liên bang hủy bỏ điều khoản quy định vai trò lãnh đạo của đảng CS

image041

Diễn Đàn Dân Sự do Kịch Tác Gia Havel lãnh đạo đã tổ chức cuộc đình công với hơn 500 ngàn người tham gia đã làm tê liệt các sinh hoạt thủ đô Prague vào ngày 28/11/1989. Chính quyền Cộng sản Tiệp Khắc tuyên bố đối thoại với Diễn Đàn Dân Sự để thành lập chính quyền mới.

image042

Dân chúng Tiệp Khắc đi bầu một cách tự do sau 44 năm sống trong chế độ Cộng sản

4. Tại Bungari, ngày 12/12, khi quốc hội bãi bỏ thể chế Cộng sản, tổ chức tổng tuyên cử tự do

5. Tại Rumani, 12/12/1989, khi vợ chồng nhà độc tài Ceausescu bị bắt và bị xử tử

image043

Dân chúng vui mừng nghe tin vợ chồng Ceaucescu bị xử tử đêm 25/12/1989

6. Tại Nam Tư, vào ngày 26/12/1989, khi đảng Cộng sản Nam Tư bãi bỏ chế độ độc đảng, công nhận đa nguyên chính trị

Sự tan rã hàng loạt các quốc gia chư hầu tại Đông Âu đã dội ngược vào thành trì chuyên chính vô sản ở Liên-Xô, làm cho nhóm lãnh đạo giáo điều phải ra tay, bằng cách tổ chức cuộc đảo chính hạ bệ Gorbachev để cứu vãn tình hình.

Nhưng cuộc đảo chính của phe quân đội giáo điều ngày 15/8/1991 đã bị thất bại vì không ai hưởng ứng, từ đó dẫn đến sự tan rã của khối Cộng sản Xô-viết vào cuối năm 1991.(Trang Nhung )

Quận Cam:

200 Đồng Hương Nam Cali Tham Dự Buổi Ra Mắt Sách "Đông Âu Tại Việt Nam"

Hoàng Thiện 08 tháng 2, 2007

image045
image046
image047
image048
image049
image050
image051

Quang cảnh buổi ra mắt sách "Đông Âu tại Việt Nam" tại hội trường Việt Báo.

image052
image053
image054
image055
image056
image057

Trưa Chủ Nhật ngày 4 tháng 2 năm 2007, tác phẩm Đông Âu Tại Việt Nam của tác giả Lý Thái Hùng đã được ra mắt độc giả thủ đô tỵ nạn tại Phòng sinh hoạt Nhật Báo Việt Báo trong một buổi sinh hoạt quy tụ khoảng 200 quan khách và đồng bào. Đây là buổi ra mắt lần thứ hai của tác phẩm Đông Âu tại Việt Nam sau lần ra mắt đầu tiên vào ngày 28 tháng 1 tại Thư Viện Trung Ương San Jose. Hội trường Nhật Báo Việt Báo vốn ấm cúng nay lại được tô điểm thêm hàng trăm bức tranh của Họa Sĩ Đằng Giao đang triển lãm, nên đã làm cho hội trường rực rỡ trong những màu sắc tuyệt đẹp.

Buổi lễ khai mạc lúc 2 giờ 30 qua sự điều hợp của ông Lê Thanh Tùng, giám đốc Sóng Việt Media. Sau phần nghi thức khai mạc, ông Lê Thanh Tùng đã giới thiệu các quan khách tham dự gồm Linh Mục Nguyên Thanh, Tiến sĩ Lê Minh Nguyên (Mạng Lưới Nhân Quyền), Tiến sĩ Mai Thanh Truyết (Đại Việt Quốc Dân Đảng), ông Hoàng Anh Tuấn (Việt Nam Quốc Dân Đảng), cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính, ông Nguyễn Văn Lộc (Hệ thống Radio Tiếng Nước Tôi), ông Đoàn Đức Tâm (Lửa Tự Do), Doanh gia Trần Dũ, Luật sư Đoàn Thanh Liêm, Bác sĩ Nguyễn Chí Vỹ (Hội ái hữu Bình Định), Giáo sư Lê Văn Ba, Giáo sư Nguyễn An Phong, nhà văn Quyên Di, nhà văn Trần Văn Chi, ông Ngô Chí Thiềng (chủ tịch Cộng đồng Nam Cali), ông Nguyễn Duy Nghiêu (Cộng đồng Người Việt Los Angeles), nhà báo Trần Phong Vũ, nhà báo Đinh Hiển, nhà báo John Đỗ, nhà báo Lý Kiến Trúc, ký giả Bích Huyền (VOA), ký giả Nguyễn Huy (SBTB), ký giả Nguyễn Hiền (Việt Báo), Ký giả Anh Thành (Viễn Đông), ký giả Nguyễn Ngọc Chấn (VNCR), ký giả Thanh Nguyên (Người Việt), ký giả Trọng Nghĩa (Radio TNT). Đặc biệt có rất đông đồng hương Bình Định, quê hương của tác giả Lý Thái Hùng đến chung vui với tác giả.

Ông Đoàn Thế Cường, thuộc Ủy ban Bảo toàn Đất tổ, đã thay mặt ban tổ chức ngỏ lời chào mừng quan khách và trình bầy mục tiêu của buổi tổ chức là để giới thiệu tác phẩm Đông Âu tại Việt Nam đến độc giả thủ đô tỵ nạn. Sau đó, ban tổ chức đã trình chiếu một đoạn phim dài 12 phút ghi lại diễn biến cuộc đấu tranh của Công Đoàn Solidarnosc tại Ba Lan, từ năm 1980 đến năm 1989 và hàng loạt các cuộc sụp đổ của những chế độ độc tài tại Hung Gia Lợi, Đông Đức, Tiếp Khắc... Đoạn phim tài liệu rất xúc tích đã giúp cho mọi người ôn lại một biến cố được đánh giá là ngoạn mục nhất vào cuối thế kỷ 20 với sự sụp đổ toàn diện của chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.

Giáo sư Lưu Trung Khảo thuộc Viện Việt Học, đã lên giới thiệu tác phẩm. Giáo sư Khảo cho rằng về hình thức, tác phẩm Đông Âu Tại Việt Nam trình bày và ấn loát không thua gì những loại sách của ngoại quốc: Trang nhã, mỹ thuật và không có những lỗi chính tả sơ đẳng như nhiều tập sách khác. Về mặt nội dung, Giáo sư Khảo cho rằng tuy tập sách có 10 chương nhưng theo ông có 3 chương quan trọng nhất mà độc giả không thể bỏ qua. Đó là chương I trình bày tổng quát về tinh hình Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1990. Chương IX viết về những ứng phó của Việt cộng, thành phần trí thức xã hội chủ nghĩa, đồng bào Việt Nam trong và ngoài, khi cuộc cách mạng Đông Âu xảy ra. Chương X là chương mà tác giả đã kết hợp hai thể loại biên khảo và phân tích thời sự để dẫn chứng rằng tình hình Việt Nam sẽ có thể bùng nổ giống như Đông Âu cách nay 17 năm vì bốn yếu tố: 1/Sự phân liệt trong hàng ngũ lãnh đạo CSVN; 2/Nhũng nỗ lực đấu tranh của quần chúng trên các mặt dân sinh, dân quyền; 3/Những sự xuất hiện đấu tranh công khai của các đoàn thể, đảng phái không cộng sản; 4/Những áp lực quốc tế về mặt nhân quyền, tự do dân chủ.

Tuy nhiên giáo sư Lưu Trung Khảo còn cho rằng nguyên nhân đưa đến sự sụp đổ của các chế độ Cộng sản là vì đi ngược lại trào lưu tiến hóa của nhân loại. Trong phần nhận xét về ba viễn cảnh của tình hình Việt Nam: 1/Cộng sản Việt Nam tiếp tục duy trì quyền lực độc tôn; 2/Cộng sản Viêt Nam sẽ cải sửa cho phù hợp với thời thế để giữ chặt quyền lực; 3/Cộng sản Việt Nam sẽ bị lật đổ bởi sức bật đấu tranh của toàn dân, Giáo sư Lưu Trung Khảo cho rằng Cộng sản Việt Nam không thể nào giữ nổi viễn cảnh cai trị độc tôn, mà đang bị áp lực để rơi vào viễn cảnh 2 và sau cùng là bị lật đổ bởi quần chúng. Trong diễn trình đó, Giáo sư Lưu Trung Khảo cho rằng lòng dân đang uất ức trước sự khống chế của Việt Cộng nên sẽ đấu tranh liên tục nên cả ba viển cảnh đều có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Trong phần nhận xét về tác phẩm Đông Âu tại Việt Nam, nhà báo Lý Kiến Trúc và nhà báo Trần Phong Vũ đã có những phát biểu rất sâu sắc. Nhà báo Lý Kiến Trúc cho rằng tập sách Đông Âu tại Việt Nam là một tập khảo luận chính trị: Khảo về Đông Âu và luận về Việt Nam. Đây là nét độc đáo của quyển sách khi tác giả đã dành nhiều tâm huyết nghiên cứu tình hình Đông Âu rồi đối chiếu với tình hình Việt Nam, hầu vạch ra một số đề nghị cho tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam. Nhà báo Lý Kiến Trúc cho rằng Đông Âu Tại Việt Nam là một tác phẩm mà mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước kể cả các lãnh tụ Việt cộng nên đọc để rút tỉa những gì mà các quốc gia Đông Âu đã làm và đã thành công hầu tiết kiệm xương máu và thì giờ của người dân Viêt Nam trong công cuộc đấu tranh hiện nay.

Trong phần phát biểu của nhà báo Trần Phong Vũ ông cho rằng tập sách Đông Âu tại Việt Nam không phải là một tập sách dễ đọc vì nó đòi hỏi một số kiến thức căn bản để có thể nắm vững những dữ kiện và các yếu tố chính trị được nêu ra trong quyển sách. Nhà báo Trần Phong Vũ đã chia xẻ thêm rằng ông rất quan tâm đến tình hình Đông Âu và đồng ý với tác giả Lý Thái Hùng là cuộc đấu tranh của dân tộc Ba Lan được coi là sự khởi động của cuộc cách mạng Đông Âu trong đó vai trò của Đức Giáo Hoàng Phao Lồ Đệ Nhị đã góp một phần rất lớn cho những chuyển đổi này.

Trước khi tác giả Lý Thái Hùng lên trình bày về mục tiêu soạn tập sách Đông Âu tại Việt Nam, Bác sĩ Nguyễn Trọng Việt một người bạn thân đã lên giới thiệu sơ lược về tác giả. Ông Lý Thái Hùng sinh năm 1952 tại An Nhơn Bình Định và đi du học Nhật Bản từ năm 1971. Ngay từ thưở sang học tại Nhật, tác giả Lý Thái Hùng đã tích cực tham gia các sinh hoạt đấu tranh chống Cộng và sau này trở thành thành viên của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam và đảng Việt Tân. Tác giả Lý Thái Hùng còn là nhà bình luận các vấn đề chính trị Việt Nam rất sâu sắc trên các diễn đàn truyền thông hải ngoại.

Trong phần tâm tình, tác giả Lý Thái Hùng cho biết là ông đã viết tác phẩm này trong vòng 10 năm, khởi đi từ tháng 12 năm 1995 nhân có hai sự kiện làm cho dư luận chú ý vào lúc đó. Thứ nhất là ông Lech Walesa bị mất chức tổng thống bởi một đối thủ chính trị là chủ tịch liên minh dân chủ tả phái, hậu thân của đảng Cộng sản Ba Lan. Thứ hai là sự thắng cử trở lại của đảng Xã hội Hung Gia Lợi, hậu thân của đảng Cộng sản Hung. Dù nội dung chính đã được soạn thảo, nhưng tác giả Lý Thái Hùng chưa sắp xếp để in thành sách. Mãi đến năm 2005, nhiều sự kiện đấu tranh trong nước bắt đầu khởi sắc, nhất là sự xuất hiện của khối 8406 đã khiến tác giả thấy có nhu cầu cần hoàn chỉnh tập sách sớm, để trình bày những kinh nghiệm đấu tranh của các dân tộc tại Đông Âu hầu mọi người có thể rút tỉa, ứng dụng vào công cuộc dân chủ hóa Việt Nam hiện nay.

Xen kẽ các phần phát biểu có những tiết mục văn nghệ độc đáo của Ban Tù Ca do nhạc sĩ Xuân Điềm hướng dẫn đã làm cho buổi sinh hoạt thêm tươi vui, mọi người đã ngồi đến giờ cuối và tham dự buổi tiếp tân để chung vui với tác giả trong ngày ra mắt. Số đông quan khách đã mua sách và được tác giả ký tên lưu niệm… Buổi lễ chấm dứt vào lúc 6 giờ chiều/.

XEM THÊM:

Ba Lan

Ba Lan vinh danh người đóng góp vô giá

vào sự sụp đổ của cộng sản

 

image058

Trong năm 2009, vào dịp kỷ niệm 20 năm Bức tường Berlin sụp đổ, báo chí Ba Lan hỏi Lech Walesa, cựu lãnh đạo Công đoàn Đoàn Kết Ba Lan rằng, những nguyên nhân nào đã dẫn tới sự sụp đổ chế độ cộng sản Ba Lan.(Tổng thống Ronald Reagan trước cổng West Brandenburg của nước Đức năm 1987 với câu nói nổi tiếng: "Gorbachev, Ngài hãy phá đổ bức tường này!” - Ảnh Tư liệu)

 

Lúc bấy giờ Lech Walesa đã đưa nhận xét mang tính ước lệ: 50% công lao thuộc về Giáo Hoàng John Paul II, 30% thuộc phong trào tranh đấu “Đoàn Kết” và sự hy sinh của nhân dân Ba Lan, 20% còn lại bao gồm những nguyên nhân khác: học thuyết chống lại đế chế Xô Viết của Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, tư tưởng thức thời của Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô Michail Gorbachev, sự ủng hộ của chính phủ và công đoàn các nước dân chủ, v.v...

 

Tuy nhiên, với cách nói trên, Lech Walesa chỉ muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố làm phá sản hệ thống cộng sản tại Ba Lan và châu Âu. Ít ai có thể xác định được các nguyên nhân bằng những con số toán học cụ thể như thế. Tất cả mọi yếu tố đã đan quyện nhau, hỗ trợ lẫn nhau, tạo thành sức mạnh tổng hợp mang lại thắng lợi.

 

Một trong những yếu tố ấy được nhân dân Ba Lan vinh danh trong ngày 21 tháng 11 năm 2011.

 

Vào trưa thứ Hai ngày 21/11 tại thủ đô Warsaw của Ba Lan đã diễn ra lễ khánh thành tượng đài tưởng niệm Cố Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan.

 

Tượng đài được xây dựng trên Ujazdowski Avenue. Đây là một trong những con đường đẹp nhất của thủ đô Warsaw. Dọc con đường này, một bên là những công viên cây xanh rộng lớn nối tiếp nhau, một bên khác là trụ sở của các cơ quan chính phủ, nhà nước Ba Lan và những toà nhà của đại sứ quán các nước, trong đó có Hoa Kỳ.

 

Vào dịp kỷ niệm trọng thể 20 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ tại Berlin, tối ngày 9 tháng 11 năm 2009, ông Lech Walesa đã được chính phủ nước Đức chọn làm người xô đổ tấm xốp đầu tiên, biểu tượng của bức tường ô nhục Đông-Tây, tạo hiệu hứng domino làm hàng loạt tấm khác sụp đổ theo.

 image059

Tôi vẫn nhớ không khí náo động, rạo rực hôm ấy với sự hiện diện của hàng chục nguyên thủ quốc gia và hàng chục ngàn người từ khắp thế giới đổ về Berlin. Tôi đã chụp tấm hình kỷ niệm ngay ở nơi những tấm xốp bị khựng lại bởi một tấm mà trên đó có viết những dòng chữ Trung Quốc(Đêm kỷ niệm 20 năm Bức tường Berlin sụp đổ, Berlin ngày 9/11/2009 - Ảnh: Lê Diễn Đức). Không biết có phải ngụ ý của nhà thiết kế muốn cho mọi người ý thức rằng, hệ thống cộng sản châu Âu đã sụp đổ, nhưng Trung Quốc cộng sản vẫn còn đó, hay không?

 

Giờ đây lại chính Lech Walesa được chính phủ Ba Lan chọn làm người dỡ tấm che, khánh thành đài tưởng niệm Tổng thống Ronald Reagan.

 

Ý tưởng xây dựng tượng đài vinh danh Tổng thống Hoa Kỳ tại Ba Lan nhắm vào năm kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Ronald Reagan (ngày 6 tháng 2 năm 1911).

 

“Chúng ta nghiêng mình trước Tổng thống Reagan vì lẽ trong thế hệ của chúng ta đã chấm dứt được sự chia rẽ và và xung đột lớn. Ronald Reagan đã đóng góp vào sự sụp đổ của Bức tường Berlin và ủng hộ Công đoàn Đoàn kết Ba Lan” - Lech Walesa nói trước khi dỡ băng khánh thành.

 

Lech Walesa, người thợ điện đã từng làm chập mạch hệ thống cộng sản châu Âu (như nhận định của tờ Time), người đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 1983 khi đang bị quản chế trong chế độ cộng sản Ba Lan, Tổng thống Ba Lan dân chủ đầu tiên (1990-1995), cho biết, vào lúc ấy ai cũng nghĩ rằng sự sụp đổ của cộng sản là sự kiện dường như khó có thể xảy ra.

 

Ông nói thêm:

 

“Những người lớn tuổi còn nhớ, chỉ riêng ở Ba Lan lúc ấy đã có hơn 200 nghìn binh sĩ Liên Xô chiếm đóng, còn ở châu Âu có tới hơn một triệu cùng với vũ khí hạt nhân, vì vậy hầu như một thay đổi lớn sẽ không thể xảy ra nếu không có chiến tranh hạt nhân, thế mà điều này đã xảy ra”.

 

“Tôi tự hỏi liệu Ba Lan bây giờ, châu Âu và thế giới có như hôm nay nếu không có Tổng thống Reagan. Là nhân chứng của các sự kiện, tôi phải nói rằng, điều này là không thể nào hình dung nổi”.

 

Theo cựu Tổng thống Ba Lan, những nhân vật lớn khác trong giai đoạn đó như Giáo hoàng John Paul II, Thủ tướng Anh quốc Margaret Thatcher và Tổng thống Pháp Francois Mitterand, đều có suy nghĩ tương tự.

 

“Không những bầu không khí giữa các lãnh đạo lớn của thế giới đã được tạo ra, như Đức Thánh Cha, Tổng thống Reagan, Tổng thống Mitterrand, Thủ tướng Thatcher, mà còn tạo ra cả bầu không khí trong xã hội Ba Lan, phù hợp với những tính cách ấy” – Lech Walesa nói.

 

image060

Cựu lãnh đạo Đoàn kết Ba Lan cho rằng, chủ nghĩa cộng sản sụp đổ bởi vì “tất cả mọi người

 ai cũng đã làm những gì mình thấy cần phải làm và mọi thứ đã tạo nên thành công vĩ đại”.(Lech Walesa dỡ tấm che, khánh thành Tượng đài Ronald Reagan - Ảnh: TVN24)

 

Sự đóng góp vào lịch sử mới nhất của Ba Lan

 

Trưởng Văn phòng Tổng thống Ba Lan, Jacek Michalowski, đọc thư của Tổng thống Bronislaw Komorowski gửi đến những người tham dự buổi lễ. Tổng thống Komorowski nhận định đóng góp của Ronald Reagan vào trang sử mới của Ba Lan là “vô giá”.

 

“Ronald Reagan nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ vào thời gian khi cuộc đối đầu giữa Đông và Tây đã đạt tới bước phát triển mới. Trong bối cảnh ấy, nhà lãnh đạo của thế giới tự do đã dẫn đầu một chính sách xác đáng và nhất quán chống lại hệ thống cộng sản” – Tổng thống Ba Lan viết trong thư.

 

Đáp lời, Đại sứ Hoa Kỳ tại Ba Lan Lee Feinstein đã đọc thư của Tổng thống Barack Obama.

 

“Tổng thống Reagan đã có món quà đặc biệt cho sự trỗi dậy hy vọng của tất cả những người bị buộc phải sống trong hoàn cảnh khó khăn. Ông cũng đã khôi phục được niềm lạc quan của người Mỹ tại thời điểm kinh tế khó khăn và đưa ra thách thức của chính trị thế giới, mang lại hy vọng cho dân tộc Ba Lan bằng sự hỗ trợ vững chắc đối với phong trào phản kháng Đoàn kết” – Tổng thống Obama viết.

 

Tới tham dự buổi lễ có sự tham dự buổi lễ còn có đặc mệnh toàn quyền của Thủ tướng Ba Lan về các vấn đề đối thoại quốc tế, giáo sư Bartoszewski, Thị trưởng Warsaw, bà Hanna Gronkiewicz-Waltz và nhiều nghị sĩ, dân biểu của quốc hội Ba Lan và Hoa Kỳ, trong đó có David Dreier, người đảm nhiệm cương vị dân biểu liên tục từ năm 1980, khi Ronald Reagan làm tổng thống.

 

Cảm hứng từ lời nói của Ronald Reagan

 

Sáng kiến xây dựng đài tưởng niệm khởi điểm từ năm 2008 và được hợp tác với Ronald Reagan Foundation và Thư viện Ronald Reagan ở Simi Valley, tiểu bang California.

 

Tượng đài đứng trước toà đại sứ quán Hoa Kỳ tại Warsaw với Ronald Reagan trong tư thế đứng trước bục phát biểu. Đây là hình ảnh Tổng thống Ronald Reagan ở cổng Brandenburg bên phía Tây của nước Đức vào ngày 12 tháng 6 năm 1987. Nơi đây Ronald Reagan đã thốt ra câu nói nổi tiếng: “Gorbachev, Ngài hãy mở cổng này! Gorbachev, Ngài hãy phá đổ bức tường này!”.

 

Sự kiện lịch sử đó chính là niềm cảm hứng của nhà điêu khắc Ba Lan Wladyslaw Dudek, tác giả của Tượng đài Ronald Reagan tại thủ đô Warsaw.

 

Lê Diễn Đức

© 2011 – RFA Blog


* Tin và các trích dẫn phát biểu (trong ngoặc kép) được lấy từ báo chí Ba Lan, trang web đài truyền hình tin tức Ba Lan Tvn24.pl và Newsweek ấn bản tiếng Ba Lan, ngày 21/11/2011

Posted by diendan at 8:22 PM

 

XEM THÊM:

Trích Hồi ký Trần Văn Giàu:

Về hoạt động chính trị xã hội

“Thanh niên Tiền phong ban xí nghiệp” tức là "Tổng Công đoàn" (VH)

Hoạt động của Thanh niên Tiền phong thì đa dạng và náo nhiệt trên khắp Nam Kỳ, nhất là ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, mọi hình thức đều nhằm vào mục đích chính trị.

Không thể thống kê hết số cuộc tập hợp để tuyên truyền cổ động cho chủ nghĩa yêu nước, cho ý thức độc lập, thống nhất, tự do, dân chủ ; có những cuộc năm, bảy chục ngàn ; một, hai chục ngàn, còn những cuộc mấy trăm, mấy ngàn thì vô số.

Các cuộc tuyên thệ, mít-tinh, hội họp buổi chiều hay ban đêm tại các trụ sở với các bài diễn thuyết của thanh niên, giáo sư, cựu chính trị phạm, cộng với hết sức nhiều cuộc tuần hành với cờ xí, hàng ngũ chỉnh tề, lời hát hùng tráng, tạo nên một không khí chính trị xã hội mà ai cũng thấy rằng đó là dự triệu của một sự thay đổi gì rất lớn sắp diễn ra, đặc biệt là từ khi bên cạnh hàng tám vạn Thanh niên Tiền phong còn có mười hai vạn “Thanh niên Tiền phong ban xí nghiệp” vốn là Công đoàn.

Ở Sài Gòn, ở các tỉnh Thanh niên Tiền phong đều phát triển nhanh, kể cả những tỉnh chưa có tỉnh ủy của Đảng Cộng sản như Bà Rịa, Hà Tiên.

Mới hơn một tháng tồn tại mà Thanh niên Tiền phong Sài Gòn đã tổ chức được một cuộc lễ tuyên thệ cũng là một cuộc “tuần hành thị uy” 25 ngàn người có hàng ngũ chỉnh tề gần như một đạo quân không có súng ống; khí thế cao. Phần lớn các tỉnh cũng theo gương Sài Gòn tổ chức lễ tuyên thệ; trong lễ tuyên thệ ở tỉnh thường thường tập hợp cả vạn người, năm, bảy ngàn là ít nhất, những diễn văn còn mạnh hơn diễn văn ở Sài Gòn.

Tỉnh hạng chót cũng tập hợp trên 10.000 đoàn viên. Giữa tháng 8 cả Nam Kỳ, Thanh niên Tiền phong đông hơn một triệu. Một triệu trong đội ngũ hẳn hoi, mang đồng phục, tuân theo mạng lệnh của một trung tâm chỉ đạo thống nhất.

Gần đến ngày khởi nghĩa thì “Thanh niên Tiền phong ban xí nghiệp” lấy lại tên Tổng Công đoàn, và Tổng Công đoàn cũng như Thanh niên Tiền phong đều cùng lúc tuyên bố công khai là thành viên của Mặt trận Việt Minh.

Thanh niên Tiền phong là một sự sáng tạo của phong trào nhân dân Nam Kỳ. Nhờ đó mà Đảng Cộng sản, trong một thời gian tương đối ngắn, đã có thể trở thành đoàn thể yêu nước có lực lượng tổ chức lớn nhất ở Sài Gòn và toàn bộ Nam Kỳ, nghĩa là Đảng Cộng sản có một “đạo quân chính trị” hùng hậu như mong muốn..."

Quyết định của Việt gây ra một làn sóng căm phẫn, buồn bã chán nản nữa trong tổ chức Thanh niên Tiền phong toàn Nam Bộ; toàn Nam Bộ khi ấy có hơn một triệu đoàn viên Thanh niên Tiền phong.

Cái anh buồn bã, căm phẫn nhất có lẽ là Phạm Ngọc Thạch.

Còn tôi, thì lẽ cố nhiên là tôi không tán thành giải tán Thanh niên Tiền phong, tôi cho rằng cứ tổ chức và phát triển Thanh niên cứu quốc đi, còn Thanh niên Tiền phong thì cứ giữ lại đó làm như một Mặt trận thanh niên, ta có thể lấy Thanh niên cứu quốc làm đoàn và lãnh đạo Thanh niên Tiền phong, đến khi nào Thanh niên Tiền phong hết nhiệm vụ, hết tác dụng thì nó chết, chớ việc gì mà phải giải tán một đoàn thể quần chúng rất lớn do Đảng lập ra, một đoàn thể có vai trò quan trọng trước, trong và sau khởi nghĩa tháng Tám? Giải tán Thanh niên Tiền phong có hại, không có lợi. Anh Việt không nghe. Quyết định giải tán phải được thi hành ngay không chậm trễ.

Phải triệu tập một cuộc hội nghị đại biểu lớn của Thanh niên Tiền phong Sài Gòn và các tỉnh. Hơn 500 người dự họp ở phòng họp lớn dinh Đốc lý cũ, tầng dưới, ngoài cửa vô thì phía bên trái. Ai nấy mặt mày ủ rủ vì đã biết lý do mục đích cuộc hội nghị rồi.

Một đồng chí giải thích lý do vì sao Thanh niên Tiền phong phải giải tán. Giải tán rồi thì đoàn viên Thanh niên Tiền phong sẽ lần lượt vào Thanh niên cứu quốc như thế nào. Các đại biểu dĩ nhiên là không ai phản đối Thanh niên cứu quốc nhưng cũng không ai tán thành giải tán Thanh niên Tiền phong, hội nghị kẹt quá!

Thủ lãnh tối cao của Thanh niên Tiền phong là Phạm Ngọc Thạch tất nhiên là phải lãnh nhiệm vụ của anh Việt giao cho là chính thức tuyên bố chấm dứt tổ chức Thanh niên Tiền phong. Thạch lên diễn đàn. Ai nấy chờ coi anh nói cách nào hay ho, cho thoả đáng, để sự giải tán được êm ái, xuôi chèo mát mái.

Nào dè, Thạch nét mặt giận dữ tuyên bố: “Thanh niên Tiền phong là một tổ chức yêu nước, có công lớn trong cuộc cách mạng tháng Tám giành chính quyền ở tất cả 20 tỉnh, và trong cuộc đấu tranh mấy tuần nay để củng cố, bảo vệ chính quyền. Thanh niên Tiền phong đã tồn tại vinh quang, Thanh niên Tiền phong đang tồn tại anh hùng, Thanh niên Tiền phong cứ tồn tại, không ai giải tán nó được!”. Tức thì tiếng vỗ tay, tiếng hoan hô như sấm dậy.

Việt không có mặt ở buổi họp. Tất nhiên, Việt làm sao đoán nổi lời tuyên bố trái cựa của Thạch? Việt đâu có biết con người của Thạch?

Có mặt ở buổi họp tôi nghĩ: nguy rồi! Nếu như thế này thì mâu thuẫn nội bộ của ta lớn quá, không phải chỉ là mâu thuẫn giữa Hoàng Quốc Việt đại biểu Tổng bộ Việt Minh với Phạm Ngọc Thạch, thủ lãnh một triệu Thanh niên Tiền phong Nam Bộ. Hậu quả sẽ ra sao trong cái tình hình đang găng và càng ngày càng găng này? Việt làm sao có thể tha thứ, chịu nhượng Thạch? Thật thà tôi không hiểu, hoàn toàn không hiểu vì lẽ gì Việt lại hấp tấp đến thế?

Thạch nói như vậy. Đại biểu hoan hô Thạch như vậy. Nhưng giải tán Thanh niên Tiền phong là điều đã được quyết định rồi. Người ta ra về bần thần đến cực độ. Anh em có người tự hỏi: chừng nào tới phiên Tổng Công đoàn? Tổng Công đoàn cũng do Xứ uỷ tổ chức, đã có lúc tồn tại và hoạt động dưới danh nghĩa “Thanh niên Tiền phong ban xí nghiệp” mới lấy lại tên Tổng Công đoàn mấy ngày trước khởi nghĩa mà cũng không mang tên là “Công nhân cứu quốc” thì sẽ bị giải tán không?

Trong 80 ngàn đoàn viên Thanh niên Tiền phong ở Sài Gòn và khoảng 1 triệu Thanh niên Tiền phong Nam Bộ ai có tiêu chuẩn vào Thanh niên cứu quốc (ít hơn rất rất nhiều). Giữa lúc khó khăn lớn như thế này mà gây thêm lo âu, xáo trộn, anh Việt rõ ràng là kém chính trị, hẹp hòi quá 12, nhiều anh em nghĩ vậy, nói như vậy, họ không sai lắm đâu! Sau buổi họp tôi nói nhỏ với Thạch: Anh Việt và cậu “trái cựa” nhau, như vậy thì cậu và cả tôi chắc khó yên ổn ở đất Sài Gòn này./

* Chú thích: Năm 1943, Trường Chinh là quyền tổng bí thư, hai ủy viên ban thường vụ khác là Hoàng Văn Thụ (bí thư xứ ủy Bắc Kì, bị bắt tháng 8.1943, bị Pháp xử bắn tháng 5.1944) và Hoàng Quốc Việt.

25 Tháng Bảy 2016(Xem: 15589)
“Giải pháp tốt nhất cho những nước có xung đột, đó là Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Indonesia sẽ đưa ra tuyên bố chung của riêng họ, như chấp thuận phán quyết của tòa trọng tài là đường chín đoạn là phi pháp theo UNCLOS và không có thực thể nào trên quần đảo Trường Sa tạo ra vùng đặc quyền kinh tế.”
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 15231)
"Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã quyết định phong tỏa hơn 1 tỉ USD từ quỹ 1MDB của nhà nước Malaysia".
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 15227)
Văn Hóa cáo lỗi về chú thích tấm bản đồ: - Tấm bản đồ đăng trên nhật báo Văn Hóa ngày Thứ Hai 18/7/2016 không phải là một "bản đồ cổ." - Bộ "Trịnh Hoà hàng hải đồ" mà Tiến sĩ Trần Huy Bích giới thiệu trong cuộc Hội thảo về Biển Đông ở Manila tháng 3 năm 2015 mới đúng là bản đồ cổ. - Văn Hóa xin chân thành cáo lỗi cùng Ts Trần Huy Bích và quí bạn đọc. (VH)
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 15373)
Ngày 18/07/2016, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tăng cường thanh trừng sau vụ đảo chính bất thành chống lại tổng thống Erdogan. Ankara đã cách chức vài ngàn cảnh sát nhưng cũng hứa tôn trọng luật pháp để trấn an các đối tác quốc tế hiện đang lo lắng về việc Thổ Nhĩ Kỳ đi chệch đường trong cuộc trấn áp này.
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 16075)
Ngày 10/7, với toàn bộ phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua Nghị quyết mang mã số S.RES.412 về Biển Đông, trong đó yêu cầu Trung Quốc quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014.
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 14888)
"Thổ Nhĩ Kỳ đến nay đã bắt giữ 6.000 người sau vụ đảo chính bất thành hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Nội vụ Bekir Bozdag nói, và cho biết con số này sẽ còn tăng thêm".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 15610)
"Tuyên bố bế mạc nói rằng các nhà lãnh đạo tái xác nhận cam kết thúc đẩy an ninh hàng hải, tự do hàng hải cũng như kiềm chế không sử dụng vũ lực đe dọa".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 14871)
"Vụ tấn công tại Nice ngày Quốc Khánh 14/07/2016 một lần nữa cho thấy Pháp vẫn chưa thoát ra khỏi nguy cơ khủng bố Hồi Giáo".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 15423)
Theo cuộc thăm dò mới đây của Washington Post và ABC News, 63% người Mỹ nghĩ rằng những mối quan hệ về chủng tộc của đất nước đang ở vào tình trạng xấu, tỷ lệ này tăng mạnh từ mức 48% hồi đầu năm nay trong một cuộc thăm dò khác. Trong số những người Mỹ gốc Phi, 72% bi quan về các quan hệ chủng tộc.
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 16089)
"Tên South China Sea hay Mer de Chine hay Mer de Chine Méridionale cần phải được thay thế bằng Southeast Asia Sea hay Mer de l’Asie du Sud-Est hay Mer du Sud-Est Asiatique hay Biển Đông Nam Á".
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 17211)
(Phần 2) - Bài viết tiếp theo sau đây của nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh, bằng những sự kiện được mô tả chi tiết sẽ cho chúng ta thấy rõ lai lịch và “thành tích” của tập đoàn siêu hạng Formosa trước khi đầu tư vào Việt Nam.
11 Tháng Bảy 2016(Xem: 16244)
Bài viết sau đây của nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh, bằng những sự kiện được mô tả chi tiết sẽ cho chúng ta thấy rõ lai lịch và “thành tích” của tập đoàn siêu hạng Formosa trước khi đầu tư vào Việt Nam.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 14736)
Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ "Tờ Hoàn Cầu Thời Báo đề cập tới vai trò 'đòn bẩy' của Hoa Kỳ trong xung đột Biển Đông nhưng cho rằng Việt Nam sẽ không vì Hoa Kỳ mà đối đầu với Trung Quốc". "Quan hệ Trung-Việt phức tạp và tế nhị... muốn ổn định ở Việt Nam thì không thể thiếu ảnh hưởng chính trị từ Trung Quốc." - Danh sách 6 nước chiếm đóng, giữ, các đảo, đá, rạn san hô, bãi, cồn ... ở quần đảo Trường Sa
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 14513)
Tổng thống Barack Obama hôm thứ Ba đã hợp lực cùng ứng cử viên sắp được đề cử tổng thống của Đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton, vận động tranh cử. Ông nói với một đám đông ở thành phố Charlotte, bang North Carolina, rằng ông muốn giúp bà đắc cử trở thành tổng thống kế tiếp của Hoa Kỳ.
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 15335)
- Tiến sỹ Nguyễn Vân Nam: "Nếu chính phủ Việt Nam “đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại”, thì một công dân hay tổ chức Việt Nam vẫn có thể làm đơn đề nghị Viện công tố Đài Loan tiến hành điều tra truy tố Formusa gây ô nhiễm môi trường theo luật Đài Loan". - Lời xin lỗi và cam kết bồi thường 500 triệu USD của Formosa, vẫn chưa thể được coi là thành tâm và thỏa đáng, cho đến khi các câu hỏi pháp lý quan trọng nhất vẫn chưa có câu trả lời.
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 14917)
Hôm 01/07/2016, trong thông điệp đọc trước một cử tọa gồm đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình tuyên bố « Đừng có một nước ngoại bang nào… chờ chúng ta chấp nhận uống liều thuốc đắng gây tổn hại cho lợi ích chủ quyền quốc gia, cho an ninh và phát triển ». Trung Quốc « không sợ rắc rối ».
30 Tháng Sáu 2016(Xem: 15457)
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: "Phải nói số đền bù chúng tôi đặt ra 500 triệu USD là rất nhỏ, vì ở đây mới tính thiệt hại kinh tế trực tiếp của người dân, thông qua sơ bộ đánh giá trực tiếp. Còn thiệt hại lớn hơn nhiều như tổn tương tâm lý, các hệ lụy khác... Ví dụ thiệt hại ở Minamata của Nhật Bản do một công ty Nhật xả thải gây ra các bạn nghĩ là bao nhiêu, vẫn chưa tính được.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 15599)
Ba mươi ngư dân Việt Nam bị bắt vì đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của Úc ngày 28/06/2016 bị tòa tuyên những bản án treo, hai tàu cá bị phá hủy.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 14782)
Trong lúc vận động tranh cử, luật sư Rodrigo Duterte cam kết sẽ thay đổi Hiến pháp để xây dựng một chế độ liên bang cho Philippines : tản quyền về các « tiểu bang mới » để điều hành vận mệnh của 81 tỉnh hiện nay.