Obama đi uống bia với Merkel ngay khi đến Đức

09 Tháng Sáu 201511:11 CH(Xem: 20397)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 10 JUNE 2015
blank
Lâu đài Elmau Castle, phía nam Bavaria dưới chân dẫy núi Alps, nơi diễn ra hội nghị của 7 nguyên thủ 7 nước công nghiệp hàng đầu trên thế giới. Giới quan sát cho rằng Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chọn nơi này để tránh các cuộc biểu tình chống "tư bản" có cơ hội kéo tới làm phiền nhiễu hội nghị. Google

Obama đi uống bia với Merkel ngay khi đến Đức

Tổng thống Barack Obama được Thủ tướng Angela Merkel chiêu đãi bia ngay khi đến Đức hôm qua để dự hội nghị thượng đỉnh của nhóm G7.
blankblank
Google
blank
Google
blank
Không có gì dzui bằng "1,2,3 Zô o o...".  Chú ý: bia không có cồn, tức là bia "chay"để tránh "sỉn say".Goole

Theo Telegraph, ông Obama nhóm họp với thủ tướng Đức và các lãnh đạo G7 tại một khu nghỉ dưỡng trên dãy núi Alps.

Tuy nhiên, trước khi đi vào công việc chính, bà Merkel đã tiếp đón tổng thống Mỹ bằng một bữa sáng truyền thống của người dân bang Bavaria lúc 11h với xúc xích trắng, bánh quy và một cốc bia nửa lít của Đức.

"Khi lần đầu nghe tin Thủ tướng Merkel chủ trì G-7 ở Bavaria, tôi đã hy vọng sự kiện này sẽ rơi vào dịp (lễ hội bia) Oktoberfest, nhưng sau đó tôi lại thấy rằng không có ngày nào là tệ để uống bia và ăn xúc xích trắng", ông Obama nói trước khi nếm thử cốc bia của mình. "Tôi cho rằng không có nơi nào tuyệt hơn nữa để chúc mừng cho tình hữu nghị bền vững giữa người Đức và người Mỹ".

Được bà Merkel giới thiệu, ông Obama trò chuyện rất thân mật với một nhóm đàn ông địa phương đội mũ gắn lông chim và những phụ nữ mặc váy yếm truyền thống.

"Tôi phải thừa nhận là mình đã quên mang theo chiếc quần short da có dây treo nhưng tôi sẽ xem có thể mua vài chiếc trong thời gian ở đây không", ông Obama đùa.

Một nông dân địa phương cho biết thực tế ông Obama chỉ uống loại bia không cồn nên không cần phải lo lắng việc ông sẽ tham dự cuộc họp sau đó trong trạng thái không tỉnh táo.

Cuộc họp của lãnh đạo các nước công nghiệp G7 bàn luận về nhiều vấn đề, trong đó có cuộc khủng hoảng Ukraine, biến đổi khí hậu và chủ nghĩa cực đoan.

VNEpress 8/6/2015 Anh Ngọc

Obama, Merkel gạt bất hòa qua cốc bia, tăng áp lực với Nga

Chào bà Angela Merkel với một cái ôm và nụ hôn trên hai má tại thị trấn đẹp như tranh vẽ ở chân dãy Alps, Tổng thống Obama ca ngợi mối quan hệ Mỹ - Đức trước thềm hội nghị G7, bất chấp hai nước từng có rắc rối về tình báo.
blank
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Obama thưởng thức bia tại làng Kruen, Đức. Ảnh: Reuters

Cùng với bia, xúc xích và màn biểu diễn từ những người đàn ông trong chiếc quần yếm truyền thống, Tổng thống Obama nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ thủ tướng Đức tại làng Kruen ở vùng Bavaria, trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh của nhóm 7 cường quốc hàng đầu thế giới (G7).

"Việc chúng ta tập hợp tại đây là bằng chứng cho thấy các cuộc xung đột có thể kết thúc, quan hệ hai bên có thể đạt được tiến bộ mạnh mẽ", Obama nói với khoảng 800 người dân thị trấn Kruen. "Chúng ta đứng cùng nhau với tư cách là những đồng minh không thể tách rời, tại châu Âu và trên toàn thế giới."

Theo NYTimes, Tổng thống Obama đang tìm cách xoa dịu căng thẳng với đồng minh quan trọng là Đức trong chuyến giao lưu với Thủ tướng Angela Merkel. Ông muốn hướng hai nước về quyết tâm chung là đối đầu với Nga vì khủng hoảng Ukraine, khi ông tuyên bố bà là "người bạn và đối tác tuyệt vời" trong hội nghị G7.

Gạt bỏ bất hòa

Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Đức diễn ra sau một thời gian sau căng thẳng giữa Obama và Merkel. Mặc dù hai người có mối quan hệ bền chặt trong công việc và hòa hợp về cá nhân, sợi dây liên kết giữa hai lãnh đạo từng nhiều lần bị lung lay vì các vụ bê bối tình báo.

Bà Merkel đang đối mặt với những lời chỉ trích mạnh mẽ rằng bà đã dung túng cho Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), sau khi có cáo buộc hồi tháng 4 rằng tình báo Đức theo dõi các công ty và có thể là cả các cá nhân châu Âu, theo chỉ thị của tình báo Mỹ.

Đây không phải là lần đầu tiên có vấn đề gián điệp giữa Mỹ và Đức. Năm 2013, Edward J. Snowden công bố tài liệu cho thấy NSA nghe lén di động của Thủ tướng Merkel trong một thập kỷ. Mùa hè năm ngoái, quan hệ hai nước gia tăng căng thẳng khi Berlin trục xuất lãnh đạo CIA hàng đầu tại Đức. Berlin tuyên bố họ tìm thấy bằng chứng cho thấy các điệp viên Mỹ đã tuyển mộ ít nhất một quan chức Đức.

Tuy nhiên, những căng thẳng này không ngăn Merkel mời Obama đến tham quan ngôi làng lịch sử Kruen trước khi khai mạc hội nghị G7. Cuộc viếng thăm được chuẩn bị cẩn thận để thể hiện tình bạn của họ. Ông Obama chào người dân bằng nghi thức truyền thống tại đây và không tiếc lời khen ngợi màn biểu diễn kèn sừng. Hai lãnh đạo cùng nhau thưởng thức xúc xích, bánh ngọt và bia địa phương.

"Mặc dù đúng là đôi khi chúng ta có sự khác biệt về quan điểm", bà Merkel nói, "Mỹ vẫn luôn là người bạn và đối tác quan trọng với chúng tôi".
Bê bối tình báo "rõ ràng đã phủ bóng lên mối quan hệ của họ", Julianne Smith, cựu phó cố vấn an ninh quốc gia của Phó Tổng thống Mỹ Joseph Biden, và hiện là giám đốc một viện tại Trung tâm An ninh Mỹ ở Washington, nhận định.

Tuy nhiên, rõ ràng Obama cần Merkel giống như bà cần ông ấy. Thủ tướng Đức đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp châu Âu để đối phó với Nga về khủng hoảng Ukraine, ngay cả khi các biện pháp trừng phạt kinh tế đánh vào Nga có thể ảnh hưởng xấu đến Đức, do Berlin có nhiều trao đổi thương mại, nhất là về năng lượng với Moscow.

Trong cuộc họp gần 45 phút, Obama và Merkel không bàn bạc về việc giám sát của NSA. Hai nhà lãnh đạo dành một nửa thời gian để nói về Nga và Ukraine.

"Họ nhận ra rằng họ tiếp tục có cái nhìn chung về Nga trên nhiều mặt", bà Smith nói. Obama "vẫn tiếp tục tìm kiếm giúp đỡ từ bà Merkel", Smith nói thêm. "Tôi nghĩ rằng họ vẫn tin tưởng lẫn nhau".

Tăng áp lực với Nga

Tổng thống Mỹ và bà Merkel đã đồng ý rằng không nên dỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga cho đến khi lệnh ngừng bắn tại Ukraine được thực hiện nghiêm chỉnh. Liên minh châu Âu (EU) tháng này sẽ bỏ phiếu quyết định có nên tiếp tục các biện pháp trừng phạt Nga hay không. Obama kêu gọi các nước giữ quan điểm cứng rắn và sẽ trừng phạt Nga nặng hơn nếu tình hình Ukraine tiếp tục leo thang.

Phe ly khai ở miền đông Ukraine vẫn đụng độ dữ dội với quân chính phủ và chuyển vũ khí hạng nặng đến gần ranh giới hai bên. Nhà Trắng liên tục nói rằng lệnh ngừng bắn tại Ukraine đã bị vi phạm. Sự leo thang dường như đã mở rộng ra vùng biển khi một tàu cao tốc tuần duyên Ukraine hôm qua phát nổ ở biển Azov, sau khi đụng phải một quả ngư lôi gần cảng Mariupol.

Một năm sau khi 7 cường quốc thế giới liên kết với nhau để loại Nga ra khỏi nhóm, Nhà Trắng dường như quyết tâm sử dụng hội nghị G7 để cô lập Putin.

"Nga coi thường những điều họ đã cam kết" trong thỏa thuận ngừng bắn tại Ukraine, phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói và tiếp tục cáo buộc Moscow cung cấp, dẫn dắt và đào tạo cho phiến quân ở Ukraine, điều Nga luôn bác bỏ. "Nga không thực hiện được cam kết. Điều này khiến họ ngày càng bị cô lập và càng phải hứng chịu nhiều lệnh trừng phạt kinh tế", Earnest nói.

Bất hòa nào dường như cũng được xóa nhòa khi Obama và Merkel hôm qua cùng nhau đi dạo qua thị trấn và chào hỏi người dân địa phương. Tổng thống hỏi đùa bà Merkel rằng thay vì họp bàn tại một lâu đài và khu nghỉ mát sang trọng gần đó, liệu có thể tổ chức cuộc họp tại thị trấn dân dã này, bên các cốc bia được hay không.

"Bia ở đây rất ngon", ông Obama nói trên đường rời khỏi làng. "Ước gì tôi được tiếp tục ở đây".

VNEPRESS 8/6/2015 Phương Vũ

G7 chống lại việc Trung Quốc bồi đắp đảo ở Biển Đông

Thanh Phương
blank
 Thượng đỉnh G7 tại Đức ra tuyên bố chống lại mọi hành động đơn phương nhằm làm thay đổi nguyên trạng ở vùng Biển
Đông.REUTERS/Michael Kappeler/Pool


Trong bản tuyên bố chung được công bố sau cuộc họp thượng đỉnh tại Đức, kết thúc hôm qua, 08/06/2015, các lãnh đạo nhóm G 7 ( Anh, Đức, Pháp, Ý, Mỹ, Canada, Nhật ), tuyên bố mạnh mẽ chống lại mọi hành động đơn phương nhằm làm thay đổi nguyên trạng ở vùng Biển Đông, như việc « bồi đắp đảo với quy mô lớn ».

Tuy không nêu tên quốc gia nào, nhưng rõ ràng là tuyên bố của nhóm G7 muốn nói đến những hành động của Trung Quốc nhằm áp đặt chủ quyền ở Biển Đông, những hành động khiến Hoa Kỳ và Nhật Bản, hai thành viên của G7, ngày càng lo ngại.

Việc Bắc Kinh ráo riết xây các đảo nhân tạo ở Biển Đông và đưa đại pháo đến các đảo này khiến mọi người lo ngại nguy cơ quân sự hóa vùng này. Riêng Hoa Kỳ lo ngại Trung Quốc bồi đắp các đảo và đưa thêm vũ khí đến đây là nhằm thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên vùng Biển Đông, cản trở quyền tự do lưu thông ở khu vực này.

Ngoài Biển Đông, các lãnh đạo nhóm G7 cũng bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng ở vùng biển Hoa Đông, nơi mà tàu của Trung Quốc thường xuyên xâm nhập khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, hiện do Nhật quản lý, nhưng Bắc Kinh cũng đòi chủ quyền. Trung Quốc đã tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không bên trên quần đảo này vào năm 2013. Tokyo đã cực lực phản đối hành động này.

Phản ứng lại việc thủ tướng Nhật đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự thượng đỉnh G7, trong cuộc họp báo hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố là « không một quốc gia nào khác có quyền can thiệp » vào khu vực Biển Đông.

Cũng liên quan đến Biển Đông, Malaysia cho biết sẽ phản đối qua đường ngoại giao việc một tàu tuần duyên của Trung Quốc xâm nhập khu vực đảo Borneo. Theo lời tư lệnh hải quân Malaysia Abdul Aziz Jaafar nói với hãng tin AFP hôm nay, 09/06/2015, từ cuối năm 2014 đến nay, tàu của Trung Quốc ngày nào cũng xâm nhập hải phận Malaysia và lần nào chính quyền Kuala Lumpur cũng phản đối.

Trong vụ việc mới nhất, chiếc tàu tuần duyên của Trung Quốc hiện vẫn còn ở trong hải phận Malaysia, cụ thể là gần khu vực Luconia Shoals, thuộc vùng Biển Đông, cách không xa quần đảo Trường Sa. Tư lệnh hải quân Malasyia cho biết là lần này chính quyền Kuala Lumpur sẽ phản đối Bắc Kinh qua đường ngoại giao./

RFI  09-06-2015
08 Tháng Ba 2015(Xem: 21692)
Bà Susan Rice, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã mạnh mẽ chỉ trích việc Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu quyết định phát biểu trước Quốc hội Mỹ về cuộc đàm phán do Washington dẫn đầu với Iran về vấn đề hạt nhân.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 26659)
Muốn tạo bất ngờ và gây ấn tượng, một cặp đôi người Ai Cập quyết định tổ chức đám cưới mang đậm dấu ấn của Nhà nước Hồi giáo (IS) với những chiến binh bịt mặt, tay lăm lăm dao kiếm và giai điệu bài thánh ca của nhóm khủng bố.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 21820)
Ông Minh Quang Pham bị bắt tại sân bay Heathrow, London, sau khi quay lại Anh từ Yemen vào tháng Bảy 2011. Sau khi khám xét vật dụng của ông, người ra tìm thấy các file chứa đựng bằng chứng về liên hệ của ông với AQAP cũng như đạn dược có thể dùng cho súng trường Kalashnikov. Nếu bị xem là có tội, ông Minh Quang Pham có thể bị án tù cao nhất là chung thân.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 23238)
Các khác sạn "du lịch sinh con" có khách chủ yếu là phụ nữ Trung Quốc, trả tiền khoảng 15.000-50.000 USD cho các dịch vụ này. Du lịch sinh sản không nhất thiết là bất hợp pháp và nhiều cơ sở đã quảng cáo công khai dịch vụ "các trung tâm sinh nở".
05 Tháng Ba 2015(Xem: 25518)
Khả năng chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ là điều không thể tránh khỏi, và Hoa Kỳ nên nắm lấy cơ hội quan hệ ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và Seoul để cùng nhau chuẩn bị đối phó với công việc thống nhất bán đảo cực kỳ gian nan.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 23155)
Tướng Moeldoko giải thích cho việc thành lập lực lượng này: “Trong tương lai, chúng tôi cho rằng Biển Đông sẽ là một khu vực nóng. Do đó, việc thành lập các đơn vị mới tên gọi Kogabwilhan sẽ đóng vai trò rất quan trọng”.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 21185)
Cô bảo: “Cảm giác như phải đến với anh ấy trước khi anh chết. Và khi anh chết như tử sĩ, tôi sẽ cùng anh lên thiên đường.”Ayesha gia nhập phe cực đoan trước khi Nhà nước Hồi giáo (IS) nổi lên. Lúc đó cô bị quyến rũ bởi al-Qaeda và al-Shabab.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 20237)
Người tình của ông là một cựu sĩ quan thuộc Lực lượng Lục quân Dự Bị có quan hệ tình ái với ông Petraeus vào năm 2011 khi bà đang tìm hiểu và viết tiểu sử của ông. Ông Petraeus thừa nhận vụ ngoại tình này.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 20645)
Khuôn viên lâu đài Fontainebleau, miền nam Paris, Pháp Guelia Pevzner/RFI Bộ Văn hóa Pháp xác nhận tin khoảng 15 cổ vật của Châu Á được trưng bày tại bảo tàng Fontainebleau, ngoại ô phía nam Paris bị đánh cắp. Trong số đó có nhiều báu vật mà nữ hoàng Eugénie, vợ của hoàng đế Napoléon III đã sưu tập được để vinh danh nền văn hóa Trung Hoa và Thái Lan.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 21779)
Các nhân viên của siêu thị sửng sốt khi biết ra thời gian qua họ làm việc trên một nghĩa trang cổ. Siêu thị đã tạm đóng cửa để các chuyên gia có thể thực hiện công cuộc khảo cứu cần được làm ngay tại hiện trường.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 24105)
Du học sinh Trung Quốc bị trục xuất khỏi các trường đại học bởi rất nhiều lý do bên cạnh cáo buộc truy cập thông tin “vì lợi ích quân sự Trung Quốc”.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 26546)
Chiến binh thường chụp hình trong các vụ giết con tin của tổ chức mang tên Nhà nước Hồi giáo được xác nhận là Mohammed Emwazi. Người này là công dân Anh ở Tây London và đã có tên trong số bị an ninh Anh Quốc theo dõi.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 20628)
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa phủ quyết một dự luật có nội dung phê chuẩn việc xây dựng đường ống dẫn dầu Keystone XL. Quốc hội do Đảng Cộng hòa chiếm ưu thế đã trình dự luật lên Tổng thống vào hôm thứ Ba.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 21368)
Cảnh sát Anh cho biết 3 nữ sinh theo học một trường ở phía Đông thủ đô London đã đáp chuyến bay tới Thổ Nhĩ Kỳ và có thể đã vào lãnh thổ Syria theo “tiếng gọi” của lực lượng khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 20589)
Các phần tử chủ chiến trung thành với nhóm Nhà nước Hồi giáo tuyên bố đã thực hiện vụ đánh bom tại tư gia không có người ở của đại sứ Iran ở Libya. Không xảy ra thương vong nào trong cuộc tấn công hôm Chủ nhật ở trung tâm Tripoli.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 21559)
Ông Murray Hiebert, Phó Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của CSIS: Chuyến thăm của ông Obama không phải chỉ vì nhân lúc ông có mặt tại khu vực mà là vì nó có tầm quan trọng thiết yếu đối với quan hệ song phương Việt-Mỹ. Tổng thống Obama tới Việt Nam, một trong những nước có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông, một trong những quốc gia mà Mỹ đã cải thiện quan hệ đáng kể nhất dưới chính sách ‘Xoay trục về Châu Á’...
23 Tháng Hai 2015(Xem: 24676)
Hợp đồng xây cầu nối Nga và bán đảo Crimea đã thuộc về tay một công ty lớn do ông Arkady Rotenberg, đồng minh của Tổng thống Vladimir Putin làm chủ. Dự kiến cây cầu sẽ hoàn thành vào cuối năm 2018 và có kinh phí 3 tỷ USD.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 20712)
Trước khi nhận nhiệm sở, ông Carter nói với Thượng viện Mỹ rằng ông có thể tái cân nhắc các kế hoạch rút toàn bộ các binh sĩ Mỹ khỏi Afghanistan vào cuối năm nay. Nhưng ông nói điều đó còn tùy thuộc vào tình hình an ninh.Ông Carter cũng nói rằng ông sẽ làm việc với các đối tác của Mỹ để bảo đảm rằng nhóm chủ chiến Nhà nước Hồi giáo sẽ không mở rộng hoạt động từ Trung Đông sang Afghanistan.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 21143)
Tổng Thống Barack Obama nói Hoa Kỳ không gây chiến với Hồi giáo. Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh tại Tòa Bạch Ốc về cuộc chiến chống chủ nghĩa cực đoan bạo động, nhà lãnh đạo Mỹ nói ông muốn đả phá lập luận cho rằng người Mỹ, và người Tây phương nói chung, đối đầu với người Hồi giáo.
18 Tháng Hai 2015(Xem: 21843)
Mỹ: "Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius cho biết trọng tâm quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Mỹ – Việt Nam là quan hệ hợp tác giữa lực lượng cảnh sát biển hai nước... Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là nội hàm của quan hệ chứ không phải là cái tên của quan hệ".