Lễ đóng cửa biên giới Ấn Độ-Pakistan

07 Tháng Sáu 201511:34 CH(Xem: 21601)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 08 JUNE 2015

Lễ đóng cửa biên giới Ấn Độ-Pakistan

Tawny Clark
blank
 Lòng bàn tay đẫm mồ hôi khi chiếc taxi đến gần biên giới Ấn Độ - Pakistan, tôi thấy thần kinh căng thẳng.

Hai vợ chồng tôi đã hứa với gia đình là sẽ không làm gì liều lĩnh trong chuyến đi Ấn Độ dài cả tháng này. Thế nhưng từng chứng kiến chuyện chúng tôi hay phiêu lưu mạo hiểm cho nên có lẽ mọi người ở nhà sẽ chẳng lấy làm ngạc nhiên khi biết chúng tôi đưa nhau thẳng tiến tới vùng biên giới này.

Ấn Độ và Pakistan có chung một lịch sử đầy xung đột. Trước khi rút khỏi tiểu lục địa Ấn Độ vào năm 1947, người Anh đã kịp vạch ra đường ranh giới chia vùng Punjab đất đai phì nhiêu ra thành các thành phố Amritsar của Ấn độ và Lahore của Pakistan ngày nay.

Qua nhiều năm, những xung đột tôn giáo và tranh chấp về vùng Kashmir bị phân chia đã dẫn đến tình trạng bạo lực, đổ máu.

Dù cho vẫn căng thẳng trong quan hệ nhưng mỗi khi hoàng hôn buông xuống, hai nước vẫn cùng tổ chức một buổi lễ đóng cửa biên giới cực kỳ vui nhộn và khí thế.

Chia tay làn khói bụi của lâu đài Agra và sự uy nghi của lăng mộ Taj Mahal sớm vài ngày so với dự định, chúng tôi hăm hở đi tàu hỏa tới thành phố biên giới Amritsa, để được tận mắt xem một buổi diễu hành đá cao chân.
blank
Từ Amritsa, lái xe 30km về phía tây là đến thị trấn Atari nằm bên cạnh Wagah, cửa khẩu chính thức duy nhất giữa hai nước.

Hàng trăm người Ấn đã tụ tập ở đó từ bao giờ. Những người bán hàng rong len lỏi trong đám đông chào mời từ đĩa CD của Beyoncé (bản lậu) hay mô hình Taj Mahal cho đến món jalebi, thứ bánh truyền thống được rán vàng ruộm rồi nhúng siro của Ấn.

Ngay phía ngoài một cái boong ke xi măng, khán giả được chia thành hai hàng, bên nam và bên nữ. Ở một nước lộn xộn như Ấn Độ, thật ngạc nhiên khi thấy mọi người lại xếp hàng ngay ngắn thế.

Tôi vẫy tay tạm biệt chồng rồi đứng vào hàng dài cùng với những phụ nữ Ấn trong bộ sari màu sắc rực rỡ. Một người lính biên phòng trông nghiêm nghị khẽ đập vào vai tôi, đồng thời vẫy chồng tôi lại và chỉ sang một hàng riêng dành cho người nước ngoài, ở đó cả nam và nữ được đứng chung.

Sau khi kiểm tra hộ chiếu và khám người để kiểm tra vũ khí, chúng tôi được dẫn vào một con đường nhựa chạy tới biên giới chính thức, nơi buổi lễ diễn ra.
blank
Con đường nhựa dài khoảng 100 mét nối từ phía chúng tôi đứng, bên này biên giới thuộc Ấn Độ qua cổng chào thép sang phía Pakistan.

Hai bên đường đặt khán đài và có lối đi bộ. Trông thì chỗ ngồi có vẻ như được sắp xếp theo vị trí thứ bậc. Các khách mời đặc biệt người Ấn và các nhân vật quan trọng được xếp ngồi gần với cổng biên giới nhất, sau đó là các bục xi măng dành riêng cho khách nước ngoài.

Những người Ấn còn lại, bao gồm cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em thì ngồi sát lối đi, và trên một khán đài rộng đằng sau chúng tôi.

Từ chỗ tôi ngồi, chỉ cách cổng biên giới không đến 50 mét, ta có thể nhìn rõ những người lính Pakistan.

Bên phía đó, họ cũng chia thành khu vực nam nữ riêng biệt, có nhiều phụ nữ đang vỗ tay theo điệu nhạc, vẫy cờ Pakistan và trò chuyện rôm rả. Bên trái là các khán giả đàn ông trông khắc khổ, chẳng ai tỏ ra xúc động mạnh khi được tham dự buổi lễ.

Trong bộ đồ màu trắng, người dẫn chương trình phía chúng tôi hét vang "Hindustan Zindabad!" (Ấn Độ muôn năm!), và từ bên kia biên giới là âm thanh vọng lại "Pakistan!"
blank
Tiếng vỗ tay, bước nhảy rậm rịch và các động tác múa may diễn ra theo nhịp hấp dẫn của bài hát "Jai Ho" trong phim Triệu phú Khu ổ chuột. Thật khó mà nhớ ra là chúng tôi đang nhảy múa trên đường biên giới - đúng theo nghĩa đen - của hai nước vốn có mối quan hệ đầy xáo trộn và bạo lực.

Buổi lễ bắt đầu với một cú "nổ", mà nói đúng ra là một tiếng thét. Lính biên phòng Ấn Độ mặc đồng phục ka-ki, trên ngực gắn đầy huân huy chương quý giá còn trên đầu là chiếc mũ có mào xòe ra như chiếc quạt màu đỏ gắn cao, sặc sỡ như bộ lông cánh của một chú vẹt đuôi dài.
Một lính biên phòng mặt lạnh băng rập bước tới micro, hít một hơi dài và hét lên một tiếng vang dội đến mức nghe được cả tiếng vọng lại từ bên kia bên giới.

Rõ ràng anh ta đang trực tiếp tỉ thí với đối thủ Pakistan. Hai người lính ở hai quốc gia đứng cách nhau không đến 100 mét đang có màn thi hét kiểu cổ.

Ngay khi chàng lính phía chúng tôi kết thúc trận "võ mồm" (chàng Pakistan kia cũng chỉ dài hơn hơn đối thủ người Ấn có vài giây), anh ta thoăn thoắt rập bước về phía Pakistan, theo sau là năm đồng đội ưỡn cao ngực.
blank
Họ hiên ngang bước tới giữa đường và bắt đầu liên tục dậm mạnh, đá cao chân đều tăm tắp, trong lúc những chiếc mũ lông kỳ dị và vẻ mặt oai nghiêm chẳng hề suy suyển. Anh lính luôn nhìn gườm gườm về phía Pakistan như để trấn áp đối thủ.

Lúc này, tinh thần yêu nước trong đám đông dâng cao; tiếng vỗ tay và hò reo cổ vũ rộ lên từng đợt.

Chàng lính đã tỷ thí trận võ mồm đi sát tới cổng biên giới và tại đây, anh chàng hoàn thành một loạt các động tác dậm gót và đá cao chân - có lúc đầu gối anh hất cao tới nỗi suýt chạm mũi.

Bên kia, người lính Pakistan cũng vừa hoàn thành một vũ điệu đầy tính chiến đấu. Họ kết thúc màn nghi lễ của mình hầu như cùng lúc, và cuối cùng là tung cái nhìn đầy uy hiếp về phía nhau.

Màn nghi lễ thượng võ này còn tiếp tục trong 20 phút nữa, sáu lính biên phòng lần lượt giương oai diễu võ. Tôi hào hứng với đám đông vui nhộn xung quanh, vỗ tay theo nhịp nhạc và thót mình mỗi lúc người lính đá chân thật cao. Các “nghệ sỹ” tiếp tục màn biểu diễn trước một đám đông reo hò cuồng nhiệt như trong buổi diễn của Michael Jackson.

Vào cuối buổi lễ, bầu không khí chùng xuống khi lễ hạ cờ được hai bên tiến hành đồng thời.

Tôi đã không chớp mắt để khỏi bỏ lỡ cái bắt tay chóng vánh giữa hai đội trưởng. Và trong hồi kèn cuối cùng, cánh cổng từ cả hai bên được đóng sập lại.

Đám đông bắt đầu giải tán dần. Hai vợ chồng tôi ngồi lại để suy ngẫm về những gì vừa được chứng kiến. Ấn Độ và Pakistan có một lịch sử xung đột lâu dài, nhưng thật ấm lòng khi biết rằng mỗi khi chiều buông, trong một khoảng thời gian ngắn ngủi thì cả hai nước lại hoà hợp với nhau thông qua buổi lễ đóng cửa biên giới.

BBC 6 tháng 6 2015

Bản gốc tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Travel.
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14532)
Người sắp là tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ rút Mỹ khỏi TPP và thay bằng các hiệp định thương mại song phương ngay sau khi ông nhận chức. ... Thủ tướng Nhật, ông Shinzo Abe đã nói nếu không có Mỹ thì TPP sẽ không có nghĩa lý gì. Vậy là hiệp định TPP coi như thất bại.
04 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15497)
Ngày 01/12/2016, tổng thống tân cử Mỹ thông báo đã chọn đại tướng James Mattis chỉ huy Lầu Năm Góc. Vị tướng Thủy Quân Lục Chiến bốn sao này, hồi hưu từ ba năm nay, có lập trường chống lại thỏa thuận hạt nhân với Iran.
01 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15212)
Quốc hội Việt Nam hôm 22/11 nói Hà Nội vẫn chờ đợi diễn biến ở chính trường Mỹ trước khi có quyết định chính thức và sẽ cùng các nước bàn về tương lai TPP nếu Mỹ rút.
27 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16405)
- Obama: “Ngày hôm nay, chúng tôi xin chia buồn cùng gia đình Castro, và cầu nguyện cho nhân dân Cuba. Trong những ngày sắp tới, chúng ta sẽ nhắc lại quá khứ nhưng cũng sẽ hướng tới tương lai. Nhân dân Cuba nên biết rằng họ có một người bạn và đối tác nơi Hoa Kỳ.” - Trump: “Di sản mà Fidel Castro để lại là di sản của các đội xử bắn, trộm cắp, những gian khổ vượt ngoài sức tưởng tượng, dân nghèo đói và bị tước các quyền làm người căn bản.”
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16726)
Bảy trẻ em và một phụ nữ thiệt mạng trong khu vực do chính phủ kiểm soát ở mạn tây Aleppo sau khi một trường học bị trúng hỏa lực của quân nổi dậy, truyền thông nhà nước cho hay.
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14617)
Liên tiếp trong mùa Hè - Thu năm nay, ngày 17-18/8 năm 2016 và ngày 14-15/11 năm 2016, Nha Trang là nơi tiếp đón hai cuộc hội thảo lớn về biển nam Trung Hoa. Ảnh bên: Ông Lê Công Phụng nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và ông Phạm Gia Khiêm nguyên Bộ trưởng bộ Ngoại giao VN tại Hội nghị Quốc tế ở Nha Trang.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16551)
Bốn tháng rưỡi đã trôi qua kể từ khi tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lên nắm quyền và tiến hành chiến dịch chống ma túy. Người dân Philippines đều ủng hộ cuộc chiến này nhưng lại bị chia rẽ về biện pháp tiến hành.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 17906)
Sau chiến thắng của nhà tỷ phú Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, nước Mỹ có nguy cơ đi theo chủ nghĩa biệt lập và như vậy sẽ không còn can thiệp nhiều ra bên ngoài nữa.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16038)
Việc ông Obama chọn Berlin để nói lời giã biệt với châu Âu không phải là ngẫu nhiên. Có chút gì đó giống như ông muốn truyền ngọn đuốc cho người mà được xem như là thành trì cuối cùng của thế giới tự do sau thắng lợi của ông Donald Trump.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16122)
Trả lời phỏng vấn của Ban Việt Ngữ RFI, giáo sư chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng, trường Đại Học George Mason (Virginia - Hoa Kỳ), một quan sát viên kỳ cựu về quan hệ Mỹ-Châu Á, cho rằng không nên vội vã khai tử chính sách xoay trục qua châu Á của Mỹ, vì nếu căn cứ vào các tuyên bố hiếm hoi của ông Trump...
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16054)
"Nhưng phân tích của chúng tôi là lá thư của Comey, gây nghi ngờ vô lý, vô căn cứ, đã ngăn chặn đà tiến của chúng tôi."
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14657)
Hô những khẩu hiệu như "Không phải tổng thống của tôi!" vài ngàn người biểu tình đã tuần hành trên Đại lộ Năm của thành phố New York tới tòa nhà chọc trời Trump Tower, nơi cư ngụ của tổng thống đắc cử.
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14772)
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (T) và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, nhân chuyến công du Ấn Độ của ông Abe tháng 12 năm 2015.REUTERS/Adnan Abidi
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14818)
"Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam trong vụ này là phải xây dựng đạo đức kinh doanh trong môi trường cạnh tranh toàn cầu."
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14929)
Chuyến viếng thăm Trung Quốc của thủ tướng Malaysia Najib Razak bắt đầu từ ngày 31/30/2016 sẽ lại càng làm thay đổi bối cảnh địa chính trị của vùng Đông Nam Á theo hướng có lợi cho Bắc Kinh, chỉ một tuần sau khi tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khởi động chiến lược « xoay trục » tương tự.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14325)
Một liên minh được Hoa Kỳ hậu thuẫn gồm các chiến binh người Kurd và Syria đã tiến hành chiến dịch nhằm tái chiếm Raqqa, một cứ điểm của Nhà nước Hồi giáo ở Syria.