Bà Sanchez nói về ông Trọng thăm Mỹ

10 Tháng Năm 201511:55 CH(Xem: 21400)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 11 MAY 2015

Bà Sanchez nói về ông Trọng thăm Mỹ

Nguyễn Hùng BBC tiếng Việt, Washington DC
•    7 tháng 5 2015
blank
Dân biểu Sanchez trả lời phỏng vấn Nguyễn Hùng tại văn phòng Nghị viện ở Washington DC

Hạ nghị sỹ Loretta Sanchez nói Hoa Kỳ luôn hoan nghênh mọi người khác chính kiến nhưng bản thân bà từng bị Việt Nam từ chối visa.

Trong phỏng vấn với Nguyễn Hùng của BBC tiếng Việt tại văn phòng của bà tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington DC, bà Sanchez bình luận về chuyến đi sắp tới Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhưng trước hết bà nói về hiểu biết của bà về Cuộc chiến Việt Nam 40 năm về trước.

Hạ nghị sỹ Loretta Sanchez: Anh biết không, tôi vẫn còn là thiếu nữ ở những năm đầu bậc trung học khi Sài Gòn sụp đổ. Nói chung tôi hiểu đôi chút về những gì xảy ra nhưng không nhiều lắm. Mọi chuyện xảy ra khi tôi còn rất trẻ.

BBC: Thế còn bây giờ thì sao? Bà nghĩ thế nào về quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam? Bà có hài lòng với quan hệ hiện nay không?

Điều thú vị là thế hệ của chúng tôi không hiểu nhiều về cuộc chiến và sau chiến tranh [cuộc chiến] không có trong sách lịch sử. Bởi vậy đối với tôi đó là quá trình học hỏi khi đại diện cho những người Mỹ gốc Việt ở Quận Cam [California]. Trong 18 năm tôi làm công việc đó, tôi cho rằng mặc dù quan hệ [Việt - Mỹ] đã khá lên nhưng nó không thể là quan hệ tốt nếu chính phủ Việt Nam không cho người dân của họ được tự do hơn.

Chẳng hạn ở Hoa Kỳ chúng tôi tôn trọng tự do tín ngưỡng, chúng tôi coi đó là nền tảng và đất nước Hoa Kỳ đã ra đời dựa trên tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, quyền để người ta có thể bày tỏ chính kiến, quyền tự do hội họp. Tất cả những điều này rất quan trọng và chúng tôi thấy chúng không tồn tại ở Việt Nam. Bởi vậy cho tới khi chính quyền để cho người dân có những quyền đó, con đường để có quan hệ tốt hơn với Việt Nam sẽ rất khó khăn.

BBC: Bà nghĩ thế nào về sự hòa giải giữa cộng đồng người Việt ở đây và chính quyền bên kia? Liệu chúng ta đã đi được nửa chặng đường chưa?

Tôi nghĩ cộng đồng người Mỹ gốc Việt có nhiều họ hàng ở Việt Nam. Đây là lý do giải thích tại sao nhân quyền lại quan trọng đối với họ. Dù Việt Nam đã có xu hướng tư bản chủ nghĩa hơn, có quan hệ buôn bán với Hoa Kỳ và nhiều nước khác mà nhờ đó sự khá giả và điều kiện tài chính của người dân được cải thiện, người Mỹ gốc Việt ở đây vui mừng khi thấy người thân có mức sống cao hơn. Nhưng không chỉ có vậy mà còn là chuyện có chất lượng cuộc sống tốt hơn và chất lượng cuộc sống tốt hơn phụ thuộc vào những quyền tự do đó. Cộng đồng [người Mỹ gốc Việt] muốn có những tiến bộ thêm nữa với Việt Nam nhưng họ hiểu rằng điều quan trọng nhất đối với con người là phải sửa chữa các quyền con người.

Chúng tôi hiếm khi nói với người ta rằng 'ông/bà không thể đến thăm đất nước chúng tôi'. Nhưng mặt khác tôi đã từng bị từ chối visa vào Việt Nam.Dân biểu Loretta Sanchez

BBC: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam có nhiều khả năng sẽ sớm tới đây, bà có hoan nghênh ông không và phản ứng của cộng đồng sẽ ra sao?

Hạ nghị sỹ Loretta Sanchez: Trước hết tôi phải nói rằng ngay cả khi Hoa Kỳ bất đồng rõ rệt với một quốc gia hay với những gì một chính quyền đang thực hiện, chúng tôi vẫn để họ tới đây vì chúng tôi tin rằng đối thoại là cách để vượt qua những bế tắc. Thảo luận với Việt Nam để cải thiện điều kiện nhân quyền và kinh tế là điều tốt. Chúng tôi hiếm khi nói với người ta rằng 'ông/bà không thể đến thăm đất nước chúng tôi'.

Nhưng mặt khác tôi đã từng bị từ chối visa vào Việt Nam. [Tôi muốn] nhắc lại chuyện đối thoại mở là rất quan trọng và tôi tin chắc rằng khi Tổng bí thư Đảng cộng sản tới đây, sẽ có những người muốn gặp và thảo luận các vấn đề với ông. Nếu tôi đối mặt ông, đương nhiên tôi sẽ nói về các tù chính trị, về chuyện khai thông các vấn đề quyền con người, tôi sẽ nói về việc tịch thu đất đai của các nhóm tôn giáo và những gì xảy ra với những người trẻ tuổi ở Việt Nam, những blogger dùng internet để truyền tải thông tin và đã bị đóng cửa, bị mất việc, thiếu việc hay bị bỏ tù. Đó là những vấn đề lớn theo quan điểm của tôi chứ không chỉ có thương mại mà tất cả những vấn đề liên quan tới chất lượng cuộc sống.

Nhân quyền trong chiến lược xoay trục

BBC: Bà có nghĩ rằng nhân quyền giờ có ưu tiên thấp hơn vì chiến lược xoay trục sang châu Á của Hoa Kỳ?

Tôi không tin là chính sách xoay trục sang châu Á làm giảm tầm quan trọng của nhân quyền mà thực tế là nó làm cho nhân quyền quan trọng hơn. Lịch sử đã chứng minh một đất nước có vị trí cao hơn trên thế giới khi người dân có nhiều quyền tự do nhất. Đó là thực tế cuộc sống. Người dân muốn bảo vệ đất nước họ đang sống nếu họ cảm thấy họ có sự tự do và quyền con người đúng mức.

BBC: Trong dịp 40 năm kết thúc Cuộc chiến Việt Nam, có rất nhiều những lời hùng biện từ phía Hà Nội và ở đây [ở Hoa Kỳ] người ta cũng đang đặt ra những câu hỏi về chuyện liệu cuộc chiến có phải là một tội ác, một sai lầm hay một thất bại. Theo bà [cuộc chiến] đó là điều gì?

Dĩ nhiên đó là xung đột xảy ra khi đang có Chiến tranh Lạnh và gần như mỗi nước trên thế giới đều phải chọn đứng về phía này hay phía kia. Ở góc độ nào đó, nó là cuộc chiến ủy nhiệm và vì tất cả những lý do đó nó là cuộc chiến đáng buồn. Nó đáng buồn vì nó là cuộc chiến ủy nhiệm. Nó cũng đáng buồn vì sự mất mát sinh mạng ở cả hai phía. Tôi muốn nói tới 58.000 lính Hoa Kỳ, thủy quân lục chiến, lính phòng không, hải quân, phụ nữ, những mạng sống đã mất đi, rất là thảm khốc cho người Mỹ.

Đối với người Việt, ở cả phía Bắc và phía Nam, sự mất mát về nhân mạng là rất lớn. Rồi cuộc sống bị đảo lộn, nào là trại tị nạn, trại cải tạo, mất mát về nhân mạng trên các thuyền đi biển, tài sản trí tuệ từ những người rời bỏ Việt Nam để tới giúp Hoa Kỳ để tạo ra mọi thứ từ công ăn việc làm tới công nghệ, sản phẩm trí tuệ cả ở châu Âu, Úc, Thái Lan và nhiều nơi nữa, Canada chẳng hạn. Sự chảy máu chất xám đã xảy ra. Bởi vậy nó không chỉ đáng buồn vì chúng ta đã mất mát mà đáng buồn vào thời điểm hiện tại vì Việt Nam không có những tài sản đó. Đó là thời gian đáng buồn trên thế giới khi chúng ta nhìn vào Cuộc chiến Việt Nam.

Quyền năng của Quốc hội

BBC: Cho tới tận hôm nay người ta vẫn đặt câu hỏi về khả năng của Nghị viện trong việc kiểm soát quyền lực của các Tổng thống trong Cuộc chiến Việt Nam và trong các cuộc xung đột khác nhau ngày nay. Bà có nghĩ rằng giờ Nghị viện đã thực hiện điều đó tốt hơn so với thời Cuộc chiến Việt Nam?

Tôi nghĩ rằng thời cuộc chiến Việt Nam, đó chính là những người Dân chủ, tôi còn nhớ đã nói chuyện với George Miller, dân biểu lâu năm nhất ở đây. Chúng tôi đang đi trên các bậc thang của tòa nhà sau cuộc bỏ phiếu quan trọng về dự luật y tế cách đây 10 năm và ông nói 'Đây là cuộc bỏ phiếu quan trọng, tôi có cảm giác như khi chúng tôi chặn Cuộc chiến Việt Nam' vì họ đã ngưng các ngân khoản cho cuộc chiến. Chính Quốc hội đã ngưng cuộc chiến Việt Nam.

Quyền lực của Nghị viện là rất lớn lao. Rồi tôi thấy quyền lực của Nghị viện trong cuộc chiến Iraq, điều tôi đã bỏ phiếu chống lại và tôi nghĩ đó là [cuộc chiến] sai lầm. Khi tôi thấy quyền lực của Nghị viện và chuyện họ để Hoa Kỳ đi vào [cuộc chiến] cùng với Tổng thống, Tổng thống Bush đã cổ súy cho nó rồi Phó Tổng thống Dick Cheney, Ngoại trưởng Powell... và Quốc hội đi theo. Đã đến lúc Nghị viện phải dừng lại, xem lại những sai lầm trong quá khứ và thấy rằng đáng ra chúng ta đã phải chặn cuộc chiến đó. Và đôi khi chúng tôi đã làm điều đó.

Cách đây khoảng một năm rưỡi, chúng ta đã thấy chuyện xảy ra với Syria. Tổng thống muốn có quyền ném bom Syria và nhiều người trong đó có tôi đã đứng lên nói 'Thưa Tổng thống, theo luật quốc tế, ông không thể làm thế. Ngoại trừ trường hợp ông tìm thấy luật nói ông có thể, tôi sẽ không bỏ phiếu ủng hộ'. Đó là thông điệp mạnh tới Tổng thống Obama tới mức ông đã phải lùi bước và không đòi Nghị viện bỏ phiếu. Bởi vậy những gì Quốc hội làm là rất quan trọng, không chỉ ở tầm quốc gia mà đôi khi ở tầm thế giới nữa.

BBC: Năm nay cũng đánh dấu 20 năm tái thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ, bà đánh giá quan hệ trong 10 hay 20 năm tới ra sao?

Điều thú vị là vài năm sau khi quan hệ được lập lại, tôi đi cùng Tổng thống Clinton [tới Việt Nam] để ký hiệp định thương mại song phương. Tổng thống Clinton đưa tôi đi cùng vì cùng lúc ông đẩy mạnh quan hệ thương mại, ông cũng muốn chính phủ Việt Nam hiểu rằng người đấu tranh mạnh mẽ nhất cho nhân quyền cũng có mặt cạnh ông để gửi thông điệp rằng nhân quyền là rất quan trọng đối với Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh này đối với tất cả những nước hạn chế quyền của công dân nước họ./
01 Tháng Ba 2016(Xem: 16690)
"Tổ chức Di dân Quốc tế loan báo họ đang gia tăng những nỗ lực để đưa di dân Châu Phi bị lạm dụng và ngược đãi ở Libya về nước".
01 Tháng Ba 2016(Xem: 17910)
"Các cuộc đụng độ nổ ra khi nhà chức trách tháo dỡ lều trong trại tỵ nạn được gọi là Jungle tại cảng Calais, Pháp".
28 Tháng Hai 2016(Xem: 16324)
Donald Trump : “Những gì tôi đã làm vào ngày 16 tháng 6 là chúng tôi đã lên tiếng nói về thương mại, về việc bị các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Mexico, Việt Nam cũng như Ấn Độ cướp đoạt”.
28 Tháng Hai 2016(Xem: 17415)
"Thượng tướng họ Vương nói sẽ kiên trì yêu sách "đường lưỡi bò", "dám đánh, có thể đánh và đánh thắng" các đối thủ ở Biển Đông". "Vương Giáo Thành là người Hán, sinh tháng 12/1952 ở Hàng Châu, Chiết Giang, theo nghiệp nhà binh và phục vụ trong các đơn vị Lục quân, công tác lâu năm ở Đại quân khu Nam Kinh, lon Thượng tướng".
23 Tháng Hai 2016(Xem: 16962)
"Chính phủ Syrie cho biết sẽ ngừng "các hoạt động chiến đấu" thể theo kế hoạch được Mỹ và Nga công bố".
23 Tháng Hai 2016(Xem: 16904)
"Tuần trước, trong khi các nhà lãnh đạo ASEAN đang họp cùng Tổng thống Hoa Kỳ tại Sunnylands, California, đã xuất hiện những bằng chứng của một sự leo thang mới mà Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông, hòng đe dọa, dằn mặt các bên liên quan". Ảnh: Một nhà sư Campuchia băng ngang qua ngã tư "tọa độ nóng" Bob Hope - Gerald Ford dẫn vào Tòa Bạch Ốc Viễn Tây bên trong điền trang Sunnylands. Photo: lkt-VH
21 Tháng Hai 2016(Xem: 18815)
"Đức Đạt Lai Lạt Ma trấn an hàng ngàn tín hữu rằng sức khỏe của ông vẫn tốt, dù đang được điều trị tại một trung tâm y tế hàng đầu tại Mỹ". "Nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo Tây Tạng 80 tuổi phát biểu trước hơn 3.000 tín hữu hôm Chủ nhật tại Trung tâm Hội nghị Minneapolis". Ảnh bên: Nhà báo Lý Kiến Trúc vinh dự có được cơ duyên đại hạnh ngộ với Đức Dalai Lama hai lần tại nam California (1999 & 2009). Trong một buổi họp báo tại Long Beach, Ngài đã trả lời câu hỏi của báo Văn Hóa và ký tặng vào bức ảnh chân dung Ngài do Lý Kiến Trúc chụp ". (XEM THÊM).
21 Tháng Hai 2016(Xem: 17242)
"Vào đầu tuần này, ông Vương Nghị dự định sẽ tiến hành hội đàm, hội kiến với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice và các quan chức liên quan khác của chính quyền Tổng thống Barack Obama".
21 Tháng Hai 2016(Xem: 16291)
"Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam bình luận về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhân sự Đại hội 12 và nhân quyền Việt Nam".
02 Tháng Hai 2016(Xem: 17061)
"Hoạt động tuần tra kéo dài khoảng 3 giờ. Giới chức quốc phòng Mỹ từ chối tiết lộ bất kỳ liên lạc hoặc trao đổi nào với các tàu Trung Quốc trong khu vực. Nhưng người phát ngôn Lầu Năm Góc Jeff Davis cho hay không một tàu nào của quân đội Trung Quốc bám theo tàu USS Curtis Wilbur".
02 Tháng Hai 2016(Xem: 18056)
Nhật Báo Văn Hóa Online kính chúc quý Cơ quan Truyền thông Báo chí, quý Thân hữu cộng tác, quý Mạnh thường quân, quý bạn đọc năm mới Bính Thân An Khang Thịnh Đạt - Công Thành Danh Toại - Tâm Thân Thường Lạc - Phúc Thọ Khương Ninh.
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 16619)
"Phát biểu hôm thứ Năm ở Baltimore, phía bắc Washington, tổng thống nói: “Đảng Dân Chủ sẽ chiến thắng vào tháng 11 và chúng ta sẽ có một tổng thống là người đảng Dân Chủ kế nhiệm tôi”.
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 19550)
- "Theo tài liệu giới thiệu thì Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) là một ngân hàng phát triển đa phương (MDB) được hình thành nhằm phục vụ cho thị trường vốn trong thế kỷ 21. AIIB được tổ chức và quản trị dựa trên nền tri thức hiện đại, tập trung vào sự phát triển cơ sở hạ tầng và các ngành sản xuất khác ở châu Á". - "Đến nay, đã có 56 quốc gia trên thế giới tham gia làm thành viên sáng lập AIIB cùng với Trung Quốc và cam kết số vốn góp lên đến 981,514tỷ USD, gần bằng con số như Bắc Kinh dự tính ban đầu. Điều này làm cho AIIB trở thành định chế tài chính lớn nhất thế giới hiện nay".
28 Tháng Giêng 2016(Xem: 17007)
- "Ngoại trưởng Mỹ không nhắc gì đến Biển Đông trong cuộc họp báo. Tuy nhiên Ngoại trưởng Hor Namhong và người phát ngôn của Thủ tướng Hun Sen cho biết, ông Hun Sen ủng hộ việc sớm ký kết COC giữa ASEAN với Trung Quốc".
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 22684)
Kỳ 2 & 3 "Một thời gian sau, Thầy Giác Đức xuất thế thành lập ra dòng phái Pháp Sư. Hòa thượng Tâm Châu tiếp nhận chùa Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn và đổi tên là chùa Giác Hoàng. Ngài giao cho Hòa thượng Thích Thanh Đạm làm trụ trì . (Kế nghiệp thầy Thanh Đạm là thầy Thích Tâm Thọ)".