“Đa nguyên đa đảng KKK” đốt cờ đỏ, đốt nón lá…đòi Hunsen ra đi

07 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 23275)
“NHẬTBÁO VĂNHÓA-CALIFORNIA” THỨ NĂM 09 OCT 2014

Đốt cờ và nón lá trong biểu tình chống VN

BBC 07/10/14

Một số người biểu tình đốt cờ đỏ sao vàng và nón lá trong ngày thứ ba của đợt biểu tình phản đối Việt Nam ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia.

Đây là lần thứ ba quốc kỳ Việt Nam bị đốt ngay trước tòa nhà đại sứ quán Việt Nam. Lần đầu tiên, Việt Nam đã lên tiếng phản đối và yêu cầu trừng phạt người làm việc này.

Tuy nhiên phía Campuchia cho rằng đây là việc "không hợp đạo lý nhưng vẫn xảy ra".

Tòa thị chính Phnom Penh nói họ chỉ cấp phép cho một ngày trong đợt biểu tình 5 ngày do một số hội đoàn, đứng đầu là Cộng đồng người Khmer Krom, tổ chức.

Tuy nhiên người biểu tình vẫn tụ tập từ thứ Bảy 4/10 trước cửa Sứ quán Việt Nam.

Lý do biểu tình cũng đã chuyển từ đòi người phát ngôn của Đại sứ quán xin lỗi vì đã nói trong một cuộc phỏng vấn rằng đất đai Nam Bộ, mà người Khmer Krom gọi là Kampuchea Krom, thuộc về Việt Nam từ lâu đời; sang một số chủ đề khác.

Người lãnh đạo Khmer Krom Thach Setha nói tại cuộc biểu tình hôm thứ Bảy rằng ông muốn chính phủ Việt Nam "công nhận sự thật lịch sử và xin lỗi người Khmer".

Ông tuyên bố sẽ không ngừng đấu tranh cho tới khi đạt được nguyện vọng của mình.

image032

Người biểu tình đã đốt gần 10 lá cờ đỏ sao vàng

Một nhà sư tham gia biểu tình, Yen Ratanak Sotheavy, thì nói ông và một số người cùng chí hướng muốn đòi Thủ tướng Hun Sen phải ra đi, "và sau đó là những người nhập cư trái phép từ Việt Nam".

Tẩy chay hàng Việt

Một người khác, cô Sothea Sok, điều phối viên của Hội Thanh niên Khmer vì Dân chủ, một tổ chức tham gia biểu tình, cũng cho rằng "hàng trăm nghìn người Việt Nam đang nhập cư bất hợp pháp vào Campuchia, lấy hết việc làm của người Campuchia".

Phóng viên Hồng Nga có mặt trong cuộc biểu tình hôm 4/10 nói vấn đề nhập cư của người Việt dường như là một trong các vấn đề quan tâm hàng đầu của những người chống Việt Nam ở Campuchia.

Lần đầu tiên cũng có kêu gọi tẩy chay hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.

Việc đốt cờ do nhóm của một nhà sư Khmer Krom, sư Sơn Hải, thực hiện. Có người biểu tình nói với BBC họ không đồng tình với hành động mà họ gọi là "quá khích" này.

Tôi không đồng ý với hành động này [đốt cờ Việt Nam] vì nó quá khích.

Một người biểu tình

Cho tới nay, người biểu tình đã đốt gần 10 lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn.

Họ cũng đốt hàng chục chiếc nón lá, tượng trưng cho "linh hồn dân tộc" Việt Nam.

Hiện chưa thấy Sứ quán Việt Nam có phản ứng gì về đợt biểu tình này.

Ngày thứ Ba 7/10, được phép của Tòa thị chính thành phố, đoàn biểu tình sẽ tập trung tại Công viên Tự do ở trung tâm thành phố. Dự kiến con số người tham gia sẽ cao hơn nhiều ba hôm trước.

Người phát ngôn của Tòa thị chính, ông Long Dimanche, nói chính quyền quan ngại về an ninh xung quanh các cuộc biểu tình này, liệu người biểu tình có bảo đảm được hay không vì "chỉ cần một ngọn lửa nhỏ là có thể bùng lên đám cháy lớn.

++++++++++++++++++++++++

Dân mất đất Cam Bốt kiện chính quyền ra tòa án hình sự quốc tế

Anh Vũ RFI 07-10-2014 12:10
image034 

Một cuộc biểu tình tại Phnom Penh năm 2012 phản đối chính quyền Cam Bốt dùng bạo lực trưng thu đất đai của người dân.REUTERS/Samrang Pring

Theo AFP, hôm nay 07/10/2014, đại diện những người dân bị mất đất, nạn nhân của chính sách lũng đoạn vơ vét đất đai của chính phủ Cam Bốt đã nộp đơn kiện lên Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI) yêu cầu ông chưởng lý Tòa cho mở điều tra về tội ác chống nhân loại liên quan đến các vụ cướp đất của dân.

Luật sư Richard Roger được sự hỗ trợ của Liên đoàn Quốc tế về Nhân quyền đã đứng ra làm đại diện cho các nạn nhân nộp đơn kiện lên tòa án quốc tế. Đơn khởi kiện nêu rõ tại Cam Bốt có hàng ngàn người dân là nạn nhân của các vụ hãm hại, cưỡng chế di dời, sách nhiễu, bắt giam vô cớ hay nhiều hành vi vô nhân đạo khác.

Luật sư Roger khẳng định chính quyền “ đã trưng thu bất hợp pháp hàng triệu ha đất của những người nghèo khổ , đem cấp lại cho những người thân cận hay những chủ đầu tư nước ngoài khai thác hoặc đầu cơ”. Điều tệ hại nữa, theo luật sư của bên bị hại thì những người chống đối bị hãm hại hoặc bị vu tội. Luật sư Richard khẳng định tất cả những hành vi như vậy chỉ để làm giàu cho một số ít người có chức có quyền.

Đơn kiện của người dân mất đất Cam Bốt đưa ra số liệu: Từ năm 2000, tổng cộng có khoảng 700 nghìn người, tức chiếm 6% dân số Cam Bốt, là nạn nhân của các vụ lũng đoạn vơ vét trưng thu đất đai. Ít nhất, 4 triệu ha đất đã bị tịch thu. Luật sư của các nạn nhân cho biết những người dân bị cưỡng chế giải tỏa đất Cam Bốt hoặc được tập trung sống trong các lều trại hoặc bị bỏ mặc cho số phận.

Theo đơn khởi kiện, chính quyền Phnom Penh trong vụ việc này đã tìm cách dập tắt sự phản đối của người dân bằng trấn áp, “những người đối kháng đã bị đánh đập, sát hại, bị dàn dựng để buộc tội hoặc giam giữ trái pháp luật”. Từ thập niên 1990 đến nay đã có 300 vụ án sát nhân mang động cơ chính trị. Chính sách về đất đai của Phnom Penh được thao túng bởi giới có quyền chức trong nhiều định chế của đất nước, đặc biệt trong tư pháp.

Đơn kiện tố cáo ở Cam bốt còn đưa ra dẫn chứng: Năm 2005 cả một khu dân cư rộng, nơi 800 gia đình sinh sống đã bị bán cho một công ty thân cận với chính phủ. Một nửa số gia đình trên đã phải rời bỏ đất đai vì bị đe dọa và bạo hành. Số còn lại đến năm 2009 đã bị cảnh sát cưỡng chế. Một nạn nhân trong đơn kiện còn than rằng tình cảnh của họ hiện nay còn “ tệ hơn cả dưới thời Pol Pot”.

Cam Bốt là nước đã ký quy chế Roma, một văn kiện cơ sở thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế. CPI có thẩm quyền thụ lý về những tình nghi phạm tội ác tại Cam Bốt từ ngày 1/7/2002.

27 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14880)
Tính từ tháng 3 đến nay đã có khoảng 150 ngư dân Việt Nam trên 10 tàu cá bị bắt trong lãnh hải nước Úc vì đánh cá trái phép, trong khi vào năm ngoái không hề có ngư dân Việt Nam nào bị bắt vì tội này.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15227)
Hoa Kỳ và châu Âu kể từ giờ hoàn toàn vắng bóng trong hồ sơ khủng hoảng Syria. Tương lai của nước này sẽ do ba quốc gia định đoạt: Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Và Putin giờ có thể tự cho mình là người kiến tạo hòa bình cho Syria. Chiến thắng tại Aleppo cho thấy rõ một chiến thuật hiệu quả của Nga: “Một mũi tên bắn trúng nhiều đích”.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14930)
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố ông "vô cùng tin tưởng" vào tân tổng thống Mỹ Donald Trump, sau cuộc gặp 90 phút tại tòa Tháp Trump, New York.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14172)
Nước Nga của ông Putin đang nổi lên như một cường quốc có khả năng can thiệp giải quyết các chuyện lớn của thế giới. Tuần báo L’Obs có bài phỏng vấn chuyên gia địa chính trị François Heisbourg, chủ tịch Viện Nghiên Cứu Chiến Lược, trụ sở tại Luân Đôn, xung quanh hiện tượng mới nổi lên được gọi là « Putin hoá » thế giới.
18 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16686)
VĂN HÓA (bài đi nhiều kỳ) Kỳ 1: Cú "hắt hơi" của Fidel Castro-Cuba. Kỳ 2: Cú "hắt hơi" của Tập Cận Bình . Kỳ 3: Cú "hắt hơi" của Duterte . Kỳ 4 &5 hết: Cú "hắt hơi" của Donald Trump trùm thế giới Đông Tây.
15 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16182)
VĂN HÓA (bài đi nhiều kỳ) Kỳ 1: Cú "hắt hơi" của Fidel Castro-Cuba. Kỳ 2: Cú "hắt hơi" của Tập Cận Bình . Kỳ 3: Cú "hắt hơi" của Duterte . Kỳ 4: Cú "hắt hơi" của Donald Trump . Kỳ 5: Cú "hắt hơi" của Nguyễn Phú Trọng.
13 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16723)
11 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14225)
Trong khi tập trận tại vùng biển quốc tế, máy bay Trung Quốc đã bị chiến đấu cơ Nhật Bản bám sát và có hành động nguy hiểm, thiếu chuyên nghiệp. Trên đây là nội dung thông cáo của bộ Quốc Phòng Trung Quốc công bố chiều ngày 10/12/2016 sau khi không quân Trung Quốc vượt Hoa Đông ra Thái Bình Dương qua hai ngả bắc và nam đảo Đài Loan.
11 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15223)
Trong cuộc điện đàm kéo dài 7 phút tuần trước, hai ông cùng “lưu ý đến tình bạn và sự hợp tác lâu dài” giữa 2 quốc gia, và sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ cùng nhau về “những vấn đề và mối quan tâm chung”.
08 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16444)
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14752)
Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Nhật và truyền thông Việt Nam cho hay hôm 29/11 ba nước Việt Nam, Nhật và Anh đã tổ chức hội thảo về pháp quyền và hợp tác quốc tế liên quan đến Biển Đông
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14560)
Tổng thống François Hollande đã quyết định không ra tái tranh cử cho nhiệm kỳ hai. Ngày 06/12/2016, phủ tổng thống Pháp loan báo : Bộ trưởng Nội Vụ Bernard Cazeneuve được đề cử làm thủ tướng, thay thế ông Manuel Valls. Thủ tướng Valls từ chức sau khi loan báo quyết định ra tranh cử tổng thống Pháp vào năm 2017.