Donetsk và Luhansk trưng cầu dân ý nhập Nga; Zelensky: trò giả hiệu; Biden: trừng phạt

24 Tháng Chín 20228:21 SA(Xem: 4787)

VĂN HÓA ONLINE – THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ BẨY 24 SEP 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Donetsk và Luhansk trưng cầu dân ý nhập Nga; Zelensky: trò giả hiệu; Biden: trừng phạt


Tổng thống Mỹ: Sẽ trừng phạt “nhanh chóng và nặng nề” nếu Nga sáp nhập các lãnh thổ Ukraina


RFI 24/09/2022


image003Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, Hoa Kỳ, ngày 21/09/2022. REUTERS - BRENDAN MCDERMID


Thanh Phương


Tối qua, 23/09/2022, tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố Hoa Kỳ và các đồng minh của Washington sẽ ban hành các biện pháp trừng phạt kinh tế “nhanh chóng và nặng nề” đối với Nga, nếu Matxcơva sáp nhập các vùng lãnh thổ của Ukraina thông qua các cuộc trưng cầu dân ý mà quốc tế không công nhận.


Từ hôm qua cho đến ngày 27/09, Nga đã cho tổ chức trưng cầu dân ý tại các vùng của Ukraina mà họ kiểm soát toàn bộ hoặc một phần. Đó là các vùng Donetsk và Luhansk ở miền đông, Kherson và Zaporijjia ở miền nam.


Ông Biden tố cáo : "Các cuộc trưng cầu dân ý của Nga là một trò giả vờ, một cái cớ xảo trá để cố sáp nhập bằng vũ lực các vùng lãnh thổ của Ukraina." 


Trước đó, trong một thông cáo chung, các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới thuộc nhóm G7 ( Đức, Canada, Hoa Kỳ, Pháp, Ý, Nhật và Anh Quốc ) cũng đã ra một thông cáo chung lên án các cuộc trưng cầu dân ý đó. Nhóm G7 kêu gọi toàn bộ các quốc gia trên thế giới “thẳng thừng bác bỏ các cuộc trưng cầu dân ý giả hiệu không có giá trị pháp lý và không chính đáng”. 


Hôm thứ năm, sau một cuộc họp bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, các ngoại trưởng của nhóm G7 đã lên án việc Matxcơva leo thang trong cuộc chiến Ukraina, nhất là qua việc tổng thống Putin huy động quân dự bị và dọa sử dụng vũ khí nguyên tử.


Về phần tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, trong bài phát biểu thường nhật qua video tối qua, ông cũng đã kêu gọi toàn thế giới lên án cuộc trưng cầu dân ý “giả hiệu” do Nga tổ chức ở các vùng lãnh thổ của Ukraina.


'Trưng cầu dân ý gia nhập Nga': Binh lính đi từng nhà để lấy phiếu bầu


  • James Waterhouse từ Ukraine, Paul Adams và Merlyn Thomas từ London
  • BBC News


24/9/2022


image006Nguồn hình ảnh, Reuters. Nga cho phép giới truyền thông vào một số điểm bỏ phiếu, bao gồm điểm này ở Luhansk


Người dân Ukraine cho biết các binh lính có vũ trang đến từng nhà ở những vùng bị chiếm đóng để lấy phiếu bầu cho các cuộc "trưng cầu dân ý" về việc sáp nhập Nga.


"Bạn phải nói ra câu trả lời, rồi người lính sẽ đánh dấu vào phiếu bầu và giữ tờ phiếu", một phụ nữ ở Enerhodar nói với BBC.


Ở phía nam Kherson, lính Nga đứng gác một thùng phiếu ở giữa thành phố để thu thập phiếu bầu của người dân.


Truyền thông nhà nước Nga đưa tin việc đến từng nhà lấy phiếu là để đảm bảo "an ninh".


"Việc bỏ phiếu trực tiếp sẽ diễn ra duy nhất trong ngày 27/9", hãng tin Tass đưa tin. "Vào những ngày khác, phiếu bầu sẽ được thu thập từ cộng đồng và theo cách thức đến từng nhà."


Một phụ nữ ở Melitopol nói với BBC rằng hai "cộng tác viên" địa phương cùng hai binh sĩ Nga đã đến căn hộ của cha mẹ cô và đưa cho họ một lá phiếu.


"Cha tôi điền 'không' [để gia nhập Nga]," người phụ nữ nói. "Mẹ tôi đứng gần đó và hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu điền "không". Họ nói: "Không có gì".


"Mẹ tôi đang lo lắng rằng Nga sẽ đàn áp họ".


Người phụ nữ này cũng cho biết chỉ có một lá phiếu cho cả hộ gia đình, thay vì cho mỗi người.


Sự hiện diện của những binh lính có vũ trang khi tiến hành bỏ phiếu mâu thuẫn với sự khăng khăng của Moscow rằng đây là một quá trình tự do hoặc công bằng.


Các chuyên gia cho rằng các cuộc trưng cầu dân ý diễn ra trong 5 ngày này sẽ cho phép Moscow tuyên bố chủ quyền - bất hợp pháp - 4 khu vực bị chiếm đóng hoặc bị chiếm đóng một phần của Ukraine là của Nga.


Việc "sáp nhập" sẽ không được quốc tế công nhận, nhưng có thể dẫn đến việc Nga tuyên bố rằng lãnh thổ của họ đang bị tấn công bởi các vũ khí mà phương Tây cung cấp cho Ukraine, điều có thể khiến chiến tranh leo thang hơn nữa.


Tổng thống Mỹ Joe Biden mô tả các cuộc trưng cầu dân ý là "một trò giả tạo", nói rằng đây là "cái cớ giả" để cố gắng sáp nhập các vùng của Ukraine bằng vũ lực, vi phạm luật pháp quốc tế.


"Mỹ sẽ không bao giờ công nhận lãnh thổ Ukraine là bất cứ điều gì khác ngoài một phần của Ukraine", ông Biden tuyên bố.


Bộ trưởng Ngoại giao Anh, James Cleverly, cho biết Vương quốc Anh có bằng chứng cho thấy các quan chức Nga đã đặt ra các mục tiêu về "tỷ lệ người đi bầu được phát minh ra và tỷ lệ chấp thuận cho các cuộc trưng cầu giả tạo này".


Ông Cleverly cho biết Nga có kế hoạch chính thức hóa việc sáp nhập bốn khu vực - Luhansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia - vào cuối tháng.


image007Nguồn hình ảnh, Reuters. Thùng phiếu được bảo vệ bởi những người lính có vũ trang ở Luhansk


Một nguồn tin ở Kherson nói với BBC rằng không có nỗ lực công khai nào nhằm khuyến khích việc bỏ phiếu, ngoài một thông báo trên hãng thông tấn của Nga rằng mọi người có thể bỏ phiếu tại một tòa nhà đã không được sử dụng 10 năm nay.


Một phụ nữ khác ở Kherson cho biết cô đã nhìn thấy "các binh lính có vũ trang" bên ngoài tòa nhà dường như đang diễn ra bỏ phiếu. Cô giả vờ quên hộ chiếu nên không phải bỏ phiếu.


Người phụ nữ cho biết tất cả bạn bè và gia đình cô đều phản đối cuộc trưng cầu dân ý. "Chúng tôi không biết cuộc sống của mình sẽ ra sao sau cuộc trưng cầu dân ý này. "Rất khó để hiểu họ muốn làm gì."


Kyiv nói rằng các cuộc trưng cầu dân ý sẽ không thay đổi điều gì, quân đội Ukraine sẽ tiếp tục phản công để giải phóng tất cả các vùng lãnh thổ.


Trong khi đó, việc Tổng thống Nga Vladimir Putin động viên thêm ít nhất 300.000 quân gần đây đã khiến nhiều người đàn ông Nga trong độ tuổi chiến đấu phải bỏ chạy.


Một thanh niên người Nga rời St Petersburg đến Kazakhstan để tránh nhập ngũ nói với chương trình Outside Source của BBC World Service rằng hầu hết bạn bè của anh ta cũng đang rời khỏi đất nước.


"Hiện giờ, tôi cảm thấy như thể hoàn toàn sụp đổ. Tôi biết chỉ có một hoặc hai người không nghĩ đến việc lưu vong lúc này", anh nói.


Người đàn ông cho biết một số người, giống như anh, đang chạy qua biên giới, trong khi những người khác đã đến những ngôi làng nhỏ của Nga để ẩn náu.


"Vấn đề lớn của Nga là chúng tôi không nghĩ về cuộc chiến ở Ukraine hồi tháng Hai như chúng tôi nghĩ về nó lúc này".


Hanna Chornous và Daria Sipigina đưa tin bổ sung từ Ukraine.
29 Tháng Ba 2015(Xem: 20531)
"Hải quân Ả rập Xê út đã di tản mấy mươi nhà ngoại giao nước ngoài ra khỏi Yemen, kể cả nhân viên ngoại giao của Ả rập Xê út. Đài truyền hình nhà nước Ả rập Xê út cho biết các nhà ngoại giao được chở từ thành phố cảng Aden ở miền nam Yemen tới cảng Jeddah của Ả rập Xê út ven Hồng Hải".
24 Tháng Ba 2015(Xem: 22636)
Khoảng 100 nhân sự của các lực lượng đặc biệt Mỹ trước đó đồn trú tại căn cứ không quân al-Anad ở miền nam, nơi quân đội Mỹ cho cất cánh những chiếc máy bay không người lái nhằm tấn công các mục tiêu của al-Qaida bên trong Yemen.
24 Tháng Ba 2015(Xem: 21127)
Mâu thuẫn xung quanh dự án xây dựng căn cứ không quân Mỹ mới tại Okinawa từ nhiều năm nay có thêm một diễn tiến mới với việc Tỉnh trưởng Okinawa cho biết đã ra lệnh ngừng các hoạt động xây dựng tại Nago. Trong khi đó, chính phủ Nhật vẫn giữ lập trường ủng hộ kế hoạch này. Quyết định của Tỉnh trưởng Okinawa khiến quan hệ hai bên thêm căng thẳng.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 19995)
"Trao đổi với BBC, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nói rằng việc hai nước thắt chặt quan hệ an ninh là ‘một bước tiến về phía trước’ của mối quan hệ đối tác toàn diện mà hai nước đã có từ năm 1999. Ông Thayer đã tham dự buổi thảo luận tại Viện Lowy về quan hệ quốc tế ở Sydney với sự tham gia của Thủ tướng Dũng".
22 Tháng Ba 2015(Xem: 20233)
"Hàng trăm người Tunisia đã tuần hành qua thủ đô Tunis hôm thứ Sáu không chỉ để kỷ niệm 59 năm đất nước độc lập khỏi Pháp mà còn phản đối chủ nghĩa khủng bố, hai ngày sau khi xảy ra vụ tấn công chết người nhắm vào viện bảo tàng quốc gia của Tunisia".
22 Tháng Ba 2015(Xem: 19844)
"Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama tuyên bố dù vẫn còn các quan ngại về chính sách an ninh của nhau, nhưng cách tốt nhất để giải tỏa các vấn đề này là thông qua đối thoại... Các giới chức Nhật đã thảo luận với Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Lưu Kiến Sinh, Phó Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Thị Doan và sắp tới đây sẽ gặp Tổng thống Joko Widodo-Indonesia."
22 Tháng Ba 2015(Xem: 23460)
"Tờ Lenta của Nga dẫn thông tin từ cổng thông tin trực tuyến Telex ngày 19/3 cho biết, một chiếc tàu trực thăng Mistral cùng tàu hộ tống Aconite đã rời cảng Toulon của Pháp hướng tới Biển Đông".
22 Tháng Ba 2015(Xem: 19358)
"Trong một bức thư đề ngày 19/03/2015, gởi Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, bốn Thượng nghị sĩ đã nêu bật hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo Bắc Kinh đang rốt ráo tiến hành ở vùng quần đảo Trường Sa để giải thích yêu cầu trên".
22 Tháng Ba 2015(Xem: 21162)
"Mỹ và Trung Quốc đều coi việc tạo dựng vai trò chủ đạo và kiểm soát tuyến hàng hải trên Biển Đông là lợi ích cốt lõi. Trong khi, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á khác cũng muốn có vai trò quan trọng hơn tại đây".
19 Tháng Ba 2015(Xem: 20907)
BBC: "Trước đó, phát biểu trước Quốc hội Úc, ông Dũng nói rằng có một nhu cầu thiết yếu phải soạn thảo một bộ quy tắc ứng xử cho Biển Đông". VOA: "Quan hệ kinh tế giữa Australia và Việt Nam cũng đang trên đà gia tăng. Kim ngạch mậu dịch hai chiều đã lên tới mức 6 tỉ đô la năm 2014, và trong số các nước ở Đông Nam Á, Việt Nam là nước có tỉ lệ tăng trưởng mậu dịch cao nhất với Australia".
19 Tháng Ba 2015(Xem: 20619)
Các giới chức Yemen loan báo có ít nhất 6 người thiệt mạng vì đụng độ giữa các lực lượng đối nghịch, phe ủng hộ Tổng thống được quốc tế công nhận và phe ủng hộ cựu lãnh đạo bị lật đổ trong cuộc nổi dậy năm 2011.
19 Tháng Ba 2015(Xem: 22108)
Hai bên tuân thủ các nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc,”
17 Tháng Ba 2015(Xem: 20604)
"...chuyến thăm của ông Nguyễn Tấn Dũng đến Australia không phải hoàn toàn suôn sẻ. Các lãnh đạo của cộng đồng người Việt ở Australia nói với hãng truyền thông SBS rằng "ông Dũng không được hoan nghênh tại Úc," và họ tổ chức biểu tình phản đối ở Sydney và Canberra".
17 Tháng Ba 2015(Xem: 20676)
Tại hội nghị lần thứ 9 cấp bộ trưởng quốc phòng của Hiệp hội ASEAN do Malaysia chủ trì tại Langkawi, 10 nước thành viên công bố một bản thông cáo chung nhấn mạnh đến quyết tâm đương đầu với hai thách thức về an ninh khu vực.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 20963)
Bài báo dẫn lời Quân đội Philippines cho rằng, Trung Quốc lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) ở Biển Đông là để “cung cấp điểm tiếp tế cho tàu sân bay neo đậu”, đồng thời dự đoán Trung Quốc sẽ lập ra cái gọi là "Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông".
15 Tháng Ba 2015(Xem: 20662)
“Chúng ta cần phải ngăn chặn tình trạng diệt chủng này. Nếu không trong tương lai chúng ta sẽ phải than thở tại sao mình đã không làm gì, tại sao chúng ta lại để cho thảm họa khủng khiếp đó xảy ra?”
15 Tháng Ba 2015(Xem: 20334)
Các cuộc tụ tập hôm Chủ nhật phần lớn diễn ra yên tĩnh trong không khí vui vẻ, không có mấy bạo động đã từng làm lu mờ làn sóng biểu tình rầm rộ năm 2013, khi người dân Brazil biểu tình phản đối khoản chi tiêu tổ chức cúp bóng đá thế giới 2014. Vào khoảng gần buổi trưa, hàng ngàn người mặc các bộ áo màu cờ Brazil: xanh lam, xanh lá cây và vàng tụ tập dọc theo bãi biển Copacabana của Rio de Janeiro, hát quốc ca và hô to khẩu hiệu đòi bà bãi nhiệm bà Dilama./
15 Tháng Ba 2015(Xem: 21985)
Nhân dịp đánh dấu năm thứ hai làm lãnh đạo Giáo hội Công giáo hôm thứ Sáu vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô được đài truyền hình Televista của Mexico dẫn lời nói rằng thời gian làm giáo hoàng của ngài sẽ ngắn thôi, có thể không quá 5 năm. Nhà lãnh đạo Thiên chúa giáo La Mã nói không phải ngài không thích làm giáo hoàng, nhưng ngài nhớ sự tự do, trong đó có việc đi đến tiệm bánh pizza mà không bị chú ý.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 20183)
Cảnh sát trang bị bằng dùi cui tại Letpadan đã giải tán khoảng 200 người biểu tình, chủ yếu là sinh viên và các tăng sĩ có thiện cảm với người biểu tình. Một số lãnh tụ sinh viên đã bị bắt giữ, tạm ngưng cuộc giằng co đã kéo dài gần 1 tuần lễ.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 21194)
Crimea bị chính thức sáp nhập vào Nga hồi 18/3 năm ngoái sau khi nhiều tay súng không rõ danh tính giành quyền kiểm soát bán đảo này, bất chấp sự lên án mạnh mẽ của quốc tế. Putin nói trên sóng truyền hình rằng ông đã ra lệnh bắt đầu kế hoạch "đưa Crimea về với Nga" sau cuộc họp kéo dài suốt đêm vào ngày 22/2 năm 2014.