Mỹ-đồng minh bàn bạc ở Đức; Nga chiếm nhiều khu vực ở Kharkiv; Zelensky kêu gọi thêm vũ khí hạng nặng; “Nổ bí ẩn” ở Transnistria

27 Tháng Tư 202210:29 CH(Xem: 5165)

VĂN HÓA ONLINE – THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ NĂM 28 APRIL 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Mỹ-đồng minh bàn bạc ở Đức; Nga chiếm nhiều khu vực ở Kharkiv; Zelensky kêu gọi thêm vũ khí hạng nặng; “Nổ bí ẩn” ở Transnistria


VĂN HÓA ONLINE

28/4/2022

(tổng hợp)


Mỹ và đồng minh bàn bạc tại Đức cung cấp vũ khí cho Ukraina


26/04/2022


image002Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (G) tại Washington, Hoa Kỳ ngày 22/04/2022. REUTERS - POOL


Thu Hằng


Ngày 26/04/2022, Hoa Kỳ và khoảng 40 đồng minh họp tại căn cứ quân sự Ramstein, phía tây nước Đức, để bàn về việc trang bị vũ khí thêm cho Ukraina chống xâm lược Nga.


Theo bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin, người chủ trì cuộc họp, được AFP trích dẫn, « Ukraina có thể chiến thắng nếu họ có vũ khí tốt, được hậu thuẫn tốt ». Còn tổng thống Zelensky cho rằng chiến thắng của Ukraina chỉ còn là vấn đề về thời gian.


Bộ Quốc Phòng Mỹ nêu mục đích của cuộc họp là « tạo thêm khả năng cho các lực lượng Ukraina ». Ông Lloyd Austin muốn « thấy Nga suy yếu đến mức không thể gây thêm kiểu hành động như xâm lược Ukraina nữa ». Ngoài thông báo Mỹ tài trợ thêm 731 triệu đô la, từ nay Washington cung cấp vũ khí hạng nặng để giúp Kiev chống quân Nga, hiện tập trung trên chiến trường ở miền đông và nam Ukraina.


Trước đó, Pháp cũng thông báo gửi cho Ukraina đại bác Caesar có tầm bắn 40 km, phía Anh cũng đã giao nhiều tên lửa phòng không Starstreak và xe bọc thép Stormer.


Đức sẽ cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraina


image004Binh sỹ Ukraina khai hoả hệ thống phóng tên lửa BM-21 Grad, 26/04/2022. REUTERS - SERHII NUZHNENKO


Ngày 26/04, chính phủ Đức thay đổi lập trường, thông báo sẽ cho phép giao xe tăng phòng không loại « Guepard » cho Ukraina. Thông tin chi tiết về số lượng và thời hạn bàn giao được bộ trưởng Quốc Phòng Đức nêu trong cuộc họp ở căn cứ Ramstein. Đây là bước ngoặt mới của chính phủ Đức, vẫn thận trọng trong việc giao vũ khí hạng nặng cho Ukraina để tránh một cuộc đối đầu trực tiếp giữa NATO và Nga. Tuy nhiên, lập trường của Berlin luôn bị các nước Baltic và Trung Âu chỉ trích.


Ngoài ra, theo thông tín viên RFI Pascal Thibaut tại Berlin, nhà sản xuất vũ khí Đức Rheinmetall cũng đang đề nghị Berlin cho phép xuất sang Ukraina loại xe tăng hạng nhẹ « Marder », cũng như 88 xe tăng hạng năng « Leopard » đã qua sử dụng.


« Xe chiến đấu bộ binh « Marder » được đưa vào biên chế quân đội Đức (Bundeswehr) cách đây hơn 50 năm. Từ đó, loại xe này đã nhiều lần được hiện đại hóa và vẫn được quân đội Đức sử dụng rộng rãi và sắp được thay thế bằng xe bọc thép « Puma ». Nhà sản xuất Rheinmetall hiện có khoảng 100 xe Marder đã qua sử dụng và đã xin phép chính phủ xuất khẩu thiết bị này sang Ukraina. Như vậy, đây có thể là chuyến giao vũ khí hạng nặng đầu tiên của Đức cho Kiev. Ngày 25/04, một người phát ngôn của chính phủ Đức cho biết quyết định sẽ « sớm » được đưa ra.


Nếu Berlin đồng ý, những chiếc xe này sẽ được tân trang và có thể được giao thành ba lần. Khoảng 20 xe sẽ được giao sau 6 tuần, những chiếc khác sau 6 tháng và nửa còn lại trong thời hạn 1 năm. Tổng chi phí sẽ vào khoảng 150 triệu euro, gồm việc cải tiến thiết bị, đạn dược và huấn luyện sử dụng cho quân đội Ukraina.


Tuần trước, Berlin nêu khả năng trao đổi để giảm bớt thời gian. Các nước Đông Âu sẽ giao vũ khí hạng nặng do Liên Xô sản xuất mà quân đội Ukraina quen sử dụng, đổi lại Đức sẽ cam kết cung cấp cho các nước láng giềng thiết bị hiện đại hơn để thay thế ». (RFI)


Nga chiếm thêm nhiều khu vực ở Kharkiv


image005Xe tăng Nga tiến vào các ngôi làng chiếm một số khu vực gần thủ phủ thành phố Kharkiv hôm 26/4/2022. Ảnh trích từ video TNO.


image006Bán kính khu vực Nga chiếm gần thủ phủ thành phố Kharkiv. Bản đồ trận liệt: Study of War.


image007Màu vàng đậm: Lãnh thổ Donbass “bành trướng” ăn sâu thêm vào nội địa miền đông Ukraina. (bản đồ minh họa dựa theo ABC map)

image008

27/04/2022


Thu Hằng


Ngày 27/04/2022, ngày chiến tranh thứ 63, Ukraina thừa nhận quân Nga tiếp tục đà tiến ở miền đông và chiếm nhiều địa phương nhỏ ở vùng Kharkov và Donbass. Phía Nga cũng xác nhận tấn công nhiều kho vũ khí ở thành phố Zaporijjia, nằm ở phía tây bắc Mariupol, trong đêm 26/04.


Theo bản tin sáng 27/04 của bộ Quốc Phòng Ukraina, hầu hết các địa phương nhỏ bị Nga chiếm đóng, nằm ở miền đông, quanh các thành phố như Izyum, Lyman, Severodonetsk.


Trong đêm 26/04, Nga cũng tấn công 59 mục tiêu quân sự Ukraina ở vùng Zaporijjia. Bộ Quốc Phòng Nga khẳng định : « Nhiều nhà kho với khối lượng lớn vũ khí và đạn dược nước ngoài, được Mỹ và các nước châu Âu giao cho lực lượng Ukraina, đã bị phá hủy bằng tên lửa Kalibr có độ chính xác cao bắn từ biển nhắm vào nhà máy Zaporijjia », ở đông nam Ukraina.


Zaporijjia nằm ngay gần nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu, và trong nhiều tuần qua, là nơi tiếp nhận người dân Ukraina chạy khỏi thành phố Mariupol bị quân Nga vây hãm.


Matxcơva cũng tố cáo Ukraina lại tấn công vào lãnh thổ Nga. Một loạt vụ nổ đã xảy ra sáng sớm 27/04 ở thành phố Belgorod, cách biên giới Ukraina khoảng 40 km. Theo thống đốc vùng Belgorod, « một kho vũ khí đã bốc cháy ở gần làng Staraïa Nelidovka », nhưng không gây thiệt hại về nhân mạng.


Phía Nga hiện tập trung hoạt động không quân ở miền đông và miền nam Ukraina - mục tiêu ưu tiên của tổng thống Putin. Bộ Quốc Phòng Anh khẳng định Ukraina vẫn nắm quyền kiểm soát phần lớn không phận do « Nga đã không phá hủy được không quân Ukraina hoặc loại bỏ các hệ thống phòng không của Ukraina ». Do đó, « Ukraina tiếp tục gây nguy hiểm được cho các phương tiện không quân Nga ». (RFI)


Zelensky: “Nguồn vũ khí hạng nặng là yếu tố sống còn cho Ukraine”


24/4/2022


image009(từ trái) Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Tổng thống Ukraine Zelensky tại Kyiv ngày 24/4/2022. Nguồn hình ảnh: EPA


image010Tổng thống Ukraine họp báo tại một ga tàu điện ngầm ở thủ đô Kyiv 23/4/2022. Ảnh trích từ video BBC.


Trong cuộc họp báo ngày 23/4/2022 tại một ga tàu điện ngầm ở Kyiv, Tổng thống Zelensky nói Ukraine hy vọng sẽ được đảm bảo về nguồn viện trợ vũ khí hạng nặng trong các cuộc hội đàm với Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vào 24/4/2022.


Ông Zelensky khẳng định nguồn cung cấp vũ khí hạng nặng từ Mỹ là yếu tố sống còn cho Kyiv để giúp Ukraine giành lấy lại những vùng lãnh thổ đã bị Nga chiếm giữ.


Nhà lãnh đạo Ukraine cũng cảnh báo Kyiv sẽ rời khỏi các cuộc hòa đàm với Moscow nếu Nga giết hại "người của chúng tôi" xung quanh thành phố cảng chiến lược Mariupol hoặc lên kế hoạch cho các cuộc trưng cầu ý dân nhằm tạo thêm các quốc gia cộng hòa tự xưng ly khai ngay trên lãnh thổ vừa chiếm được từ Ukraine.


Cũng trong cuộc họp báo đầy cảm xúc, ông Zelensky nói ông đã nghĩ rằng Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nhưng ông không muốn tin rằng Moscow sẽ làm điều này.


Ông Zelensky khẳng định một điều hoàn toàn mang tính sống còn đó là Ukraine được viện trợ thêm vũ khí.


"Ngay sau khi chúng tôi có thêm vũ khí, ngay sau khi có đủ vũ khí, hãy tin tôi, chúng tôi sẽ ngay lập tức lấy lại vùng lãnh thổ đã bị tạm thời chiếm đóng," ông Zelensky nói với báo giới.


Ông cũng thông báo về chuyến đi đến Kyiv sắp diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin vào ngày 24/4.


"Ngày mai chúng tôi sẽ thảo luận chính xác về danh sách các vũ khí mà chúng tôi cần và tiến trình viện trợ," ông nói. "Chúng tôi muốn điều này. Chúng tôi muốn có các vũ khí hạng nặng và uy lực."


Nga tập trung tấn công ở miền đông Ukraine


Phân tích của James Landale, Phóng viên Ngoại giao, BBC News


Cuộc chiến tranh của Nga tại Ukraine bước sang tháng thứ 3


Chỉ trong 8 tuần, Nga đã quay ngược kim đồng hồ, buộc Ukraine phải sống lại những điều kinh hoàng nhất trong thế kỷ 20.


Hàng ngàn người chết, hàng triệu người bị mất nhà cửa, các thành phố chỉ còn là đống đổ nát.


Đội quân xâm lăng bị cáo buộc đã gây nên tội ác chiến tranh sau khi ném bom vào các bệnh viện phụ sản và dân thường trốn trong nhà hát. Khu thành thị bị vây hãm, hố chôn tập thể, các cuộc hòa đàm chưa đạt được kết quả gì.


Và cho đến nay Nga đã không thể chiếm lấy thủ đô Kyiv và lật đổ chính phủ Ukraine. Lực lượng quân đội Ukraine đã chiến đấu kiên cường và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chứng tỏ khả năng lãnh đạo tuyệt vời; cả hai điều này đã khiến cả đất nước thắt chặt với nhau hơn.


Nhưng khi quân Nga nhóm lại ở miền đông thì liệu Ukraine có thể ngăn cản được họ? Và các quốc gia Châu Âu có tăng cường sự hỗ trợ quân sự và tiếp tục đoàn kết vì những mục tiêu chung?


Hay liệu thời gian, sự mỏi mệt và nguồn khí tài cạn kiệt sẽ tạo nên những hệ quả tiêu cực? Cuộc chiến này đã kéo dài 2 tháng và có thể còn hơn thế nữa.


image011Nguồn hình ảnh, Getty Images. Trong cuộc họp báo ngày 23/4, ông Zelensky nói có một em bé 3 tháng tuổi bị chết khi một tòa nhà chung cư tại Odesa bị trúng tên lửa


Ông Zelensky cũng chia sẻ nỗi đau với mỗi người dân Ukraine đã mất đi con cái trong chiến tranh và cuộc công kích bằng tên lửa ngày 23/4 tại thành phố Odesa đã khiến 8 người thiệt mạng, trong đó có một em bé 3 tháng tuổi.


Ông cũng cho biết ngày 23/4 là một trong những ngày cực kỳ khó khăn cho lực lượng quân đội Ukraine tại Mariupol và Kyiv đã đưa ra cho phía Moscow mọi thỏa thuận trao đổi nhằm đảm bảo những chiến binh cuối cùng cố thủ tại phức hợp nhà máy thép Azovstal được thả.


Trong khi đó trong cuộc điện đàm, Thủ tướng Boris Johson xác nhận với Tổng thống Zelensky rằng Anh Quốc sẽ cung cấp thêm vũ khí gồm xe thiết giáp, drone, vũ khí chống tăng.


Người phát ngôn văn phòng số 10 Downing nói rằng điều này thể hiện "sự ủng hộ và đoàn kết với người dân Ukraine".


Hiện Anh Quốc đang huấn luyện phía Ukraine về cách sử dụng 120 xe thiết giáp mà phía Anh đã chuyển đến.


Ước tính vẫn còn 1.000 dân thường trú ngụ tại nhà máy thép Azovstal cùng với 2.000 chiến binh Ukraine còn sót lại.


Dự kiến Tổng thống Zelensky và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có cuộc gặp với Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres vào tuần tới, và vấn đề có thêm hàng lang nhân đạo để người dân rời khỏi Mariupol dự kiến sẽ nằm trong chương trình nghị sự.


Theo cập nhật mới nhất từ cơ quan nghiên cứu Study of War có trụ sở tại Mỹ thì hiện Nga tiếp tục gia tăng áp lực lên phức hợp nhà máy thép Azovstal nơi các chiến binh cuối cùng của Mariupol vẫn cố thủ.


Study of War nói Nga đã chuyển hướng tập trung tấn công sang miền đông và các binh sĩ đã được rút từ vùng Kyiv sang khu vực này.


Theo dự báo của Study of War thì Nga sẽ tiếp tục tăng cường tấn công trên bộ trong những ngày tới. (theo BBC)
05 Tháng Mười 2014(Xem: 20830)
Trưởng quan Hành chánh Hồng Kông Lương Chấn Anh ra lệnh cho những người biểu tình ủng hộ dân chủ phải rút khỏi các đường phố, bắt đầu vào thứ Hai. Ông nói đường phố và các cổng vào bị người biểu tình án ngữ phải được được mở lại. Tuyên bố hôm thứ Bảy được đưa ra sau ngày thứ hai xảy ra các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và các cư dân chán ngán cảnh công việc và sinh hoạt của họ bị gián đoạn.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 20031)
“Gần 20 năm trước, chúng tôi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, và năm 2013, chúng tôi thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ. Mối quan hệ trở lại bình thường, nhưng [duy trì] lệnh cấm vũ khí sát thương của Mỹ [với Việt Nam] là điều bất thường. Nếu dỡ bỏ lệnh cấm thì mối bang giao mới bình thường, dù hai bên đã bình thường hóa quan hệ 20 năm trước.”
30 Tháng Chín 2014(Xem: 20180)
ông Đặng Xương Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao và Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, cho biết thêm thông tin về con số thương vong: “Qua tài liệu của Bộ Ngoại giao, chắc cũng của và thông qua Bộ Quốc phòng (Việt Nam), đây là những tài liệu mật mà tôi cũng chỉ tham khảo, đọc qua một vài lần gì đó … thì con số đó là 100.000, mười vạn, quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh tại Campuchia đã hy sinh trong 13 năm có mặt “
29 Tháng Chín 2014(Xem: 22059)
Tròn 25 năm Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, hiện vẫn chưa có con số thống kê thống nhất về số lượng binh lính Việt Nam thiệt mạng và thương vong ở đất nước Chùa Tháp. Trao đổi với BBC trong cuộc tọa đàm hôm 25/9/2014, Đại tá Phạm Hữu Thắng, chuyên gia về Campuchia thuộc Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam đưa ra con số binh sỹ Việt Nam thiệt mạng là gần bốn chục ngàn người.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 21084)
Tổng thống Obama luôn nhận thức rõ vào những thời điểm nào sức mạnh quân sự là cần thiết. Thậm chí khi nhận giải Nobel Hòa bình ở Thụy Điển năm 2009, ông cũng nói rằng có những trường hợp chiến tranh là "hợp lý về mặt đạo đức".
23 Tháng Chín 2014(Xem: 23450)
Từ trung tuần tháng Chín, 2014 trở đi, trang web Văn Hóa Magazine có tên miền là www.nhatbaovanhoa.com đang trong giai đoạn đổi mới giao diện, hình thức trình bày (design) và nội dung (editor staff) mới tăng lên thành Nhật báo Văn Hóa.
21 Tháng Chín 2014(Xem: 21245)
Vài giờ sau khi rút khỏi khu vực tranh chấp ở khu vực Chumar, vùng Ladakh, miền Đông Bắc Ấn Độ, lính Trung Quốc vào hôm qua, 19/09/2014 đã quay trở lại nơi này. Hành động tái xâm nhập của Trung Quốc đã buộc quân đội Ấn phải đình chỉ kế hoạch rút ra khỏi khu vực đã dự kiến sau cuộc gặp cấp cao tại New Delhi giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 21153)
- Giới phân tích cho rằng thông tin giàn khoan nước sâu Hải Dương-981phát hiện được một mỏ khí lớn trên Biển Đông là minh chứng nữa cho tham vọng khoan nước sâu của Trung Quốc và nó cũng phục vụ 2 lợi ích chiến lược của Bắc Kinh: độc chiếm Biển Đông và thỏa mãn cơn khát năng lượng.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 21050)
Tổng thống Poroshenko và bản thỏa thuận đã được ký kết với châu Âu Quốc hội Ukraine đã giao quyền tự trị ở một phần miền Đông hiện do phe nổi dậy thân Nga kiểm soát, đồng thời ân xá cho nhiều chiến binh. Biện pháp được đưa ra phù hợp với thỏa thuận ngừng bắn từ hôm 05/09 do Tổng thống Petro Poroshenko k‎ý.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 26006)
Ông Thach Setha nói ông muốn chính phủ Việt Nam phải "tôn trọng chủ quyền" của Campuchia Gần đây, công đồng người Khmer Krom, tức xuất xứ từ Nam Bộ, Việt Nam, đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối chính sách đất đai của Việt Nam, nhất là sau phát biểu của quan chức sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh rằng miền đất này thuộc về Việt Nam từ lâu đời.
07 Tháng Chín 2014(Xem: 26232)
Trước đây do công việc tôi có dịp đi Nhật nhiều lần cũng như đi nhiều nước khác trên thế giới. Nước Nhật không phải là nước mà tôi thích đến nhất (có thể vì đắt đỏ quá) nhưng đó là đất nước mà tôi nể phục nhất – không chỉ phục ở những thành tựu của sự văn minh, những công trình kiến trúc tuyệt mỹ mà còn ở yếu tố con người.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 22254)
Ông Lê Hồng Anh đi “Sứ” Bắc Kinh từ ngày 26 đến 27/8/2014 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tức là thay mặt đảng CSVN đến thảo luận với đảng CSTQ về các vấn đề Việt Nam và đặc biệt Biển Đông.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 22095)
Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam, vừa nhận một nhiệm vụ nặng nề của Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng giao cho. Ông Trọng đã một lần bị Bắc Kinh từ chối tiếp! Vai trò của ông Anh không thuần túy là “đặc phái viên” của TBT Trọng, mà là đại diện cho đảng CSVN ở cấp cao đi “sứ” Trung Quốc.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 26480)
Cú bắt tay “tóe lửa” của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì.
26 Tháng Tám 2014(Xem: 32013)
(VNTB) - Vào khoảng trung tuần tháng 8/2014, boxun China - một trang tin điện tử đã mau mắn đưa tin tuyệt mật về sự kiện sẽ có một “đặc phái viên tổng bí thư đảng CSVN đến Bắc Kinh”. Theo boxun China, chuyến đi này được giữ bí mật tuyệt đối.
24 Tháng Tám 2014(Xem: 20636)
Các quan sát viên Tây phương cho biết đoàn xe cứu trợ Nga vượt biên giới vào Ukraine hôm thứ Sáu đã trở về Nga, làm giảm bớt căng thẳng quốc tế, giữa lúc Thủ tướng Đức Angela Merkel đến thủ đô Ukraine lên tiếng bày tỏ hy vọng mới về hòa bình tại nước này.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 23214)
Bộ Nội vụ Campuchia vừa có phản hồi với BBC về vụ người biểu tình Khmer Krom đốt cờ đỏ sao vàng trước đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh hồi tuần trước, nói việc này "không hợp đạo lý" (unethical) nhưng không phải chuyện lạ.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 23043)
Lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) đã bị buộc tội thảm sát hàm trăm người ở những khu vực do họ kiểm soát miền bắc Iraq và miền đông Syria.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 27223)
Báo chí Campuchia cho hay hàng trăm người Khmer Krom (người xuất xứ từ khu vực Nam Bộ, Việt Nam) đã tổ chức tuần hành tới sứ quán Việt Nam hôm thứ Hai 11/8 với nội dung giống các cuộc biểu tình trong tháng Bảy trước đó là phản đối và đòi quan chức sứ quán, tham tán Trần Văn Thông, phải xin lỗi vì phát biểu rằng vùng đất mà họ gọi là Kampuchea Krom, từ lâu đã thuộc về Việt Nam.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 21415)
Không đầy 24 tiếng đồng hồ sau khi loạt hội nghị ngoại trưởng của khối ASEAN tại Miến Điện kết thúc, Bắc Kinh vào hôm nay 11/08/2014, đã cực lực bác bỏ đề nghị của Washington yêu cầu các bên tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đình chỉ mọi hoạt động khiêu khích. Trung Quốc còn đồng thời tố cáo Mỹ cố tình kích động căng thẳng trong khu vực.