Thượng đỉnh Mỹ, NATO, EU, G7 ở Brussels: “sẽ biết ai là bạn ai là đối tác ai đã bán đứng và phản bội chúng tôi”

24 Tháng Ba 20228:18 SA(Xem: 5132)

VĂN HÓA ONLINE – THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ NĂM 24 MAR 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Thượng đỉnh Mỹ, NATO, EU, G7 ở Brussels: “sẽ biết ai là bạn ai là đối tác ai đã bán đứng và phản bội chúng tôi”


24/03/2022

(tổng hợp) 


image003Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg bước vào hội nghị thượng đỉnh của NATO ở Brussels, Bỉ, 24/3/2022.


Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy kêu gọi các quốc gia phương Tây đang họp thượng đỉnh tại Brussels hôm thứ Năm 24/3 hãy thực hiện "các bước nghiêm túc" để giúp Kyiv chống cuộc xâm lược của Nga. Ba khối NATO, G7 và EU đang tiến hành hội nghị thượng đỉnh chưa từng có, kéo dài một ngày.


Hội nghị thượng đỉnh sôi động này, nhằm duy trì sự thống nhất của phương Tây, khai mạc tại trụ sở NATO ở Brussels, nơi các nhà lãnh đạo của liên minh quốc phòng xuyên Đại Tây Dương sẽ đồng ý tăng cường lực lượng quân sự ở sườn phía đông của châu Âu.


Trong khi các nhà lãnh đạo hứa sẽ tăng cường trợ giúp cho Ukraine, các nhà ngoại giao EU tỏ ý rằng không nên quá trông đợi về chuyện sẽ có thêm các lệnh trừng phạt lớn đối với Nga, và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhắc lại rằng liên minh sẽ không điều quân hoặc máy bay đến Ukraine.


Trong khi đó, trong một bài phát biểu qua video được công bố vào sáng 24/3, Tổng thống Ukraine Zelenskiy nói: "Tại ba hội nghị thượng đỉnh này, chúng tôi sẽ biết ai là bạn của chúng tôi, ai là đối tác của chúng tôi và ai đã bán đứng chúng tôi và phản bội chúng tôi".


Ông Zelenskiy nói ông mong đợi "các bước đi nghiêm túc" từ các đồng minh phương Tây, đồng thời nhắc lại lời kêu gọi lập vùng cấm bay ở Ukraine và phàn nàn rằng phương Tây đã không cung cấp cho Ukraine máy bay, hệ thống chống tên lửa hiện đại, xe tăng hoặc vũ khí chống hạm.


Tuy sẽ không điều quân hoặc máy bay đến Ukraine, nhưng lo lắng trước viễn cảnh Nga có thể leo thang chiến tranh với nước láng giềng sau khi chiến sự kéo dài một tháng, 30 quốc gia của NATO sẽ đồng ý chuyển các khí tài cho Kyiv để chống lại các cuộc tấn công sinh học, hóa học và hạt nhân.


Hết vị lãnh đạo này đến vị lãnh đạo khác nói khi họ đến tham gia cuộc họp của NATO rằng mục đích của hội nghị là giúp Ukraine tự vệ.


Thủ tướng Anh Boris Johnson nói: “Ông Vladimir Putin đã vượt qua lằn ranh đỏ, bước vào sự man rợ” và nói thêm:“ Các biện pháp trừng phạt của chúng ta càng khắc nghiệt hơn, chúng ta càng có thể làm nhiều hơn để giúp Ukraine, thì sự thể này càng nhanh chóng chấm dứt".


Trước đó, ông Johnson nói với đài phát thanh LBC rằng có một phương án là xem xét tăng thêm các hạn chế để ngăn Tổng thống Nga tiếp cận nguồn dự trữ vàng của ông ta, điều này có thể ngăn mọi người mua vàng của Nga và đổi lại là Nga có ngoại tệ mạnh.


Tiếp nối vào hội nghị của NATO là cuộc họp khẩn cấp của các nền kinh tế tiên tiến G7, theo đó, Nhật Bản sẽ họp với 6 thành viên NATO. Cuộc họp của G7 sẽ nhấn mạnh quyết tâm trừng phạt Moscow bằng các biện pháp trừng phạt lớn.


Sau đó, với hội nghị thượng đỉnh của Liên hiệp châu Âu gồm 27 quốc gia, các quốc gia đại diện cho hơn một nửa tổng sản phẩm quốc nội của thế giới sẽ gặp nhau trong một ngày.


NATO đã tăng cường sự hiện diện của họ ở các đường biên giới phía đông của khối, với khoảng 40.000 quân trải dài từ vùng Baltic đến Biển Đen.


Các nhà lãnh đạo dự kiến sẽ đồng ý triển khai thêm bốn đơn vị chiến đấu ở Bulgaria, Romania, Hungary và Slovakia để trấn an hơn nữa các quốc gia ở sườn phía đông của khối.


Brussels cũng đang nhắm đến việc đạt được một thỏa thuận với Tổng thống Mỹ Biden để đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng bổ sung của Hoa Kỳ cho hai mùa đông tới. (theo VOA 24/3/2022)


image005Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu trong cuộc họp báo tại Bruxelles, Bỉ ngày 23/03/2022. REUTERS - GONZALO FUENTES


Nga - Uktraine: 30 nguyên thủ phương Tây đoàn kết sau một tháng nổ ra cuộc chiến


image007Nguồn hình ảnh, Reuters. Tổng thống Biden dự kiến sẽ thảo luận về nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên


Tổng thống Mỹ, Joe Biden, sẽ cùng các lãnh đạo phương Tây tới Brussels vào thứ Năm tham dự ba hội nghị thượng đỉnh về cuộc chiến của Nga ở Ukraine, một tháng sau khi Nga xâm lược Ukraine.


Ông Biden sẽ tham gia cả ba cuộc, đây là chuyến thăm đầu tiên của tổng thống Mỹ tới hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels.


Nhưng chuyến thăm của ông tới Brussels không chỉ mang tính biểu tượng.


Nga xâm lược Ukraine đã mang lại cho liên minh phòng thủ phương Tây Nato một nhận thức mới về mục đích của nó. Và khi EU cố gắng chấm dứt phụ thuộc năng lượng với Nga, EU cần xây dựng và củng cố các mối quan hệ khác, đặc biệt là với Mỹ.


Vương quốc Anh cho biết dùng cả hai cuộc họp G7 và NATO để "tăng cường đáng kể viện trợ phòng thủ cho Ukraine".


Vài tuần trước, 30.000 binh sĩ NATO từ 25 quốc gia đã tập trận ở Na Uy trong khuôn khổ Exercise Cold Response, một cuộc tập trận được lên kế hoạch từ lâu nay mang nhiều ý nghĩa hơn.


image009Các nhà lãnh đạo EU đã phản ứng nhanh trước cuộc xâm lược của Nga bằng một loạt các biện pháp trừng phạt cứng rắn


Các lãnh đạo Nato tập trung vào việc tăng cường khả năng phòng thủ của khối này. Họ đã triển khai thêm hàng nghìn binh sĩ tới sườn phía đông của liên minh, cùng nhiều khẩu đội phòng không, tàu chiến và máy bay.


Trong tương lai gần các nhóm tác chiến của NATO sẽ trải dài từ Baltic đến Biển Đen.


Nhưng chủ đề khó nhất đối với 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu nguồn cung cấp năng lượng tương lai, khi họ cố gắng không phụ thuộc Nga.


Khả năng Tổng thống Biden cung cấp cho châu Âu thêm Khí hóa lỏng tự nhiên (LNG) của Mỹ là một yếu tố quan trọng tại hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Năm. Mỹ là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới. (theo BBC 24/3/2022)


image011Từ Moscow, Putin nhìn về NATO, EU. Bản đồ minh họa của VHO.

05 Tháng Mười 2014(Xem: 20844)
Trưởng quan Hành chánh Hồng Kông Lương Chấn Anh ra lệnh cho những người biểu tình ủng hộ dân chủ phải rút khỏi các đường phố, bắt đầu vào thứ Hai. Ông nói đường phố và các cổng vào bị người biểu tình án ngữ phải được được mở lại. Tuyên bố hôm thứ Bảy được đưa ra sau ngày thứ hai xảy ra các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và các cư dân chán ngán cảnh công việc và sinh hoạt của họ bị gián đoạn.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 20037)
“Gần 20 năm trước, chúng tôi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, và năm 2013, chúng tôi thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ. Mối quan hệ trở lại bình thường, nhưng [duy trì] lệnh cấm vũ khí sát thương của Mỹ [với Việt Nam] là điều bất thường. Nếu dỡ bỏ lệnh cấm thì mối bang giao mới bình thường, dù hai bên đã bình thường hóa quan hệ 20 năm trước.”
30 Tháng Chín 2014(Xem: 20187)
ông Đặng Xương Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao và Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, cho biết thêm thông tin về con số thương vong: “Qua tài liệu của Bộ Ngoại giao, chắc cũng của và thông qua Bộ Quốc phòng (Việt Nam), đây là những tài liệu mật mà tôi cũng chỉ tham khảo, đọc qua một vài lần gì đó … thì con số đó là 100.000, mười vạn, quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh tại Campuchia đã hy sinh trong 13 năm có mặt “
29 Tháng Chín 2014(Xem: 22064)
Tròn 25 năm Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, hiện vẫn chưa có con số thống kê thống nhất về số lượng binh lính Việt Nam thiệt mạng và thương vong ở đất nước Chùa Tháp. Trao đổi với BBC trong cuộc tọa đàm hôm 25/9/2014, Đại tá Phạm Hữu Thắng, chuyên gia về Campuchia thuộc Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam đưa ra con số binh sỹ Việt Nam thiệt mạng là gần bốn chục ngàn người.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 21091)
Tổng thống Obama luôn nhận thức rõ vào những thời điểm nào sức mạnh quân sự là cần thiết. Thậm chí khi nhận giải Nobel Hòa bình ở Thụy Điển năm 2009, ông cũng nói rằng có những trường hợp chiến tranh là "hợp lý về mặt đạo đức".
23 Tháng Chín 2014(Xem: 23460)
Từ trung tuần tháng Chín, 2014 trở đi, trang web Văn Hóa Magazine có tên miền là www.nhatbaovanhoa.com đang trong giai đoạn đổi mới giao diện, hình thức trình bày (design) và nội dung (editor staff) mới tăng lên thành Nhật báo Văn Hóa.
21 Tháng Chín 2014(Xem: 21252)
Vài giờ sau khi rút khỏi khu vực tranh chấp ở khu vực Chumar, vùng Ladakh, miền Đông Bắc Ấn Độ, lính Trung Quốc vào hôm qua, 19/09/2014 đã quay trở lại nơi này. Hành động tái xâm nhập của Trung Quốc đã buộc quân đội Ấn phải đình chỉ kế hoạch rút ra khỏi khu vực đã dự kiến sau cuộc gặp cấp cao tại New Delhi giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 21179)
- Giới phân tích cho rằng thông tin giàn khoan nước sâu Hải Dương-981phát hiện được một mỏ khí lớn trên Biển Đông là minh chứng nữa cho tham vọng khoan nước sâu của Trung Quốc và nó cũng phục vụ 2 lợi ích chiến lược của Bắc Kinh: độc chiếm Biển Đông và thỏa mãn cơn khát năng lượng.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 21140)
Tổng thống Poroshenko và bản thỏa thuận đã được ký kết với châu Âu Quốc hội Ukraine đã giao quyền tự trị ở một phần miền Đông hiện do phe nổi dậy thân Nga kiểm soát, đồng thời ân xá cho nhiều chiến binh. Biện pháp được đưa ra phù hợp với thỏa thuận ngừng bắn từ hôm 05/09 do Tổng thống Petro Poroshenko k‎ý.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 26018)
Ông Thach Setha nói ông muốn chính phủ Việt Nam phải "tôn trọng chủ quyền" của Campuchia Gần đây, công đồng người Khmer Krom, tức xuất xứ từ Nam Bộ, Việt Nam, đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối chính sách đất đai của Việt Nam, nhất là sau phát biểu của quan chức sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh rằng miền đất này thuộc về Việt Nam từ lâu đời.
07 Tháng Chín 2014(Xem: 26316)
Trước đây do công việc tôi có dịp đi Nhật nhiều lần cũng như đi nhiều nước khác trên thế giới. Nước Nhật không phải là nước mà tôi thích đến nhất (có thể vì đắt đỏ quá) nhưng đó là đất nước mà tôi nể phục nhất – không chỉ phục ở những thành tựu của sự văn minh, những công trình kiến trúc tuyệt mỹ mà còn ở yếu tố con người.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 22337)
Ông Lê Hồng Anh đi “Sứ” Bắc Kinh từ ngày 26 đến 27/8/2014 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tức là thay mặt đảng CSVN đến thảo luận với đảng CSTQ về các vấn đề Việt Nam và đặc biệt Biển Đông.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 22186)
Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam, vừa nhận một nhiệm vụ nặng nề của Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng giao cho. Ông Trọng đã một lần bị Bắc Kinh từ chối tiếp! Vai trò của ông Anh không thuần túy là “đặc phái viên” của TBT Trọng, mà là đại diện cho đảng CSVN ở cấp cao đi “sứ” Trung Quốc.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 26506)
Cú bắt tay “tóe lửa” của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì.
26 Tháng Tám 2014(Xem: 32037)
(VNTB) - Vào khoảng trung tuần tháng 8/2014, boxun China - một trang tin điện tử đã mau mắn đưa tin tuyệt mật về sự kiện sẽ có một “đặc phái viên tổng bí thư đảng CSVN đến Bắc Kinh”. Theo boxun China, chuyến đi này được giữ bí mật tuyệt đối.
24 Tháng Tám 2014(Xem: 20660)
Các quan sát viên Tây phương cho biết đoàn xe cứu trợ Nga vượt biên giới vào Ukraine hôm thứ Sáu đã trở về Nga, làm giảm bớt căng thẳng quốc tế, giữa lúc Thủ tướng Đức Angela Merkel đến thủ đô Ukraine lên tiếng bày tỏ hy vọng mới về hòa bình tại nước này.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 23297)
Bộ Nội vụ Campuchia vừa có phản hồi với BBC về vụ người biểu tình Khmer Krom đốt cờ đỏ sao vàng trước đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh hồi tuần trước, nói việc này "không hợp đạo lý" (unethical) nhưng không phải chuyện lạ.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 23128)
Lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) đã bị buộc tội thảm sát hàm trăm người ở những khu vực do họ kiểm soát miền bắc Iraq và miền đông Syria.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 27239)
Báo chí Campuchia cho hay hàng trăm người Khmer Krom (người xuất xứ từ khu vực Nam Bộ, Việt Nam) đã tổ chức tuần hành tới sứ quán Việt Nam hôm thứ Hai 11/8 với nội dung giống các cuộc biểu tình trong tháng Bảy trước đó là phản đối và đòi quan chức sứ quán, tham tán Trần Văn Thông, phải xin lỗi vì phát biểu rằng vùng đất mà họ gọi là Kampuchea Krom, từ lâu đã thuộc về Việt Nam.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 21430)
Không đầy 24 tiếng đồng hồ sau khi loạt hội nghị ngoại trưởng của khối ASEAN tại Miến Điện kết thúc, Bắc Kinh vào hôm nay 11/08/2014, đã cực lực bác bỏ đề nghị của Washington yêu cầu các bên tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đình chỉ mọi hoạt động khiêu khích. Trung Quốc còn đồng thời tố cáo Mỹ cố tình kích động căng thẳng trong khu vực.