Đâu cứ phải chọn phe: TQ hay Mỹ? Chính sách của Philippines đi nước đôi

14 Tháng Chín 20208:45 SA(Xem: 9110)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ HAI 14 SEP 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Đâu cứ phải chọn phe: TQ hay Mỹ? Chính sách của Philippines đi nước đôi


04/09/2020


Ralph Jennings


image001Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.


Philippines, đồng minh cũ của Mỹ và bạn mới của Trung Quốc, đang đu dây lúng túng giữa hai siêu cường trên đường tiến tới một chính sách ngoại giao trung lập để có thể hưởng lợi từ hai phía, theo nhận xét của các chuyên gia.


Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin nói với Kênh Tin tức ANC có trụ sở tại Philippine trong tuần qua rằng “chúng tôi cần sự có mặt của Mỹ" tại Châu Á. Nhận xét này được đưa ra sau nhiều năm bài Mỹ của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người cũng tìm cách thân thiện với Trung Quốc kể từ khi nhậm chức vào năm 2016.


Giống các nước láng giềng châu Á như Indonesia và Việt Nam, quốc gia có vị trí chiến lược Philippines có ý định giữ quan hệ cân bằng với cả hai cường quốc thế giới, các nhà phân tích tin như vậy. Các nước châu Á với lập trường trung lập thường nhận được viện trợ phát triển và đầu tư từ Trung Quốc cùng với hỗ trợ quân sự để chống Trung Quốc từ Mỹ.


Vì lý do đó mà các giới chức ở Manila đưa ra những tuyên bố khiến bên ngoài cảm thấy mâu thuẫn, các học giả nhận định.


“Tựa như, khi nói điều gì xấu về Trung Quốc, phải tìm cách bù đắp,” ông Eduardo Araral, phó giáo sư trường chính sách công thuộc Đại học Quốc gia Singapore, nói.


“Màn này đang tiếp diễn, có thể nói như vậy, do đó tôi sẽ xem loan báo của ông Locsin trong bối cảnh của trò chơi cân bằng này,” ông nói.


Một nước Philippines nghèo khó xem Bắc Kinh như một nguồn viện trợ đầu tư và phát triển dù có tranh chấp kéo dài nhiều thập niên về chủ quyền tại Biển Đông.


Tổng thống Duterte bất bình về sự hiện diện của Mỹ tại Philippines.


Tuy nhiên, quân đội của ông Duterte và nhiều người dân Philippines muốn nước này vẫn giữ quan hệ thân cận với Mỹ, đặc biệt là khi Trung Quốc trở nên mạnh hơn ngoài khơi bờ biển mà Manila tuyên bố có chủ quyền.


“Ông Duterte có thể vẫn được người Philippines hâm mộ nhiều, nhưng chắn chắn không phải Bắc Kinh,” ông Joshua Kurlantzick, một nhà nghiên cứu về Đông Nam Á tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, viết trong một bài nghiên cứu vào tháng 2. Giới quốc phòng Philippines vẫn “cực kỳ lo ngại,” vẫn theo học giả này.


Đối với Washington, Philippines là một phần trong các đồng minh chính trị tại chuỗi đảo Tây Thái Bình Dương cần phải làm việc với nhau để chặn đứng Trung Quốc bành trướng trên biển.


Hoa Kỳ và Philippines đã ký hiệp ước phòng vệ hỗ tương vào năm 1951.


Trung Quốc hy vọng quan hệ mạnh mẽ với Philippines sẽ giảm bớt cú đấm mạnh của Mỹ trong tranh chấp Biển Đông, nơi Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc mạnh hơn các nước láng giềng.


Các giới chức Mỹ thường cảnh báo Bắc Kinh nên để Biển Đông rộng mở cho việc sử dụng quốc tế.


Washington không tuyên bố chủ quyền vùng biển này nhưng thỉnh thoảng phái tàu chiến đi ngang qua để chứng tỏ hải lộ này vẫn mở cửa.


Vào năm 2016, Trung Quốc hứa viện trợ và đầu tư 24 tỉ đô la cho Philippines.


Một chính sách ngoại giao trung lập tại Philippines sẽ xuất phát từ thái độ nóng và lạnh nhắm vào cả hai siêu cường, các học giả nói.


Chẳng hạn như vào đầu tháng 8, ông Duterte nói sẽ tránh tham gia các cuộc tập trận với Mỹ tại vùng biển chính phủ ông đang tranh chấp với Trung Quốc. Tuy nhiên vào tháng 7 và tháng 8, hải quân Philippines tham dự cuộc tập trận đa quốc Vòng đai Thái Bình Dương do chính phủ Mỹ tổ chức 2 năm một lần.


Ông Duterte hồi tháng 2 thông báo cho Washington ý định chấm dứt thỏa thuận thăm viếng giữa các lực lượng có từ 21 năm nay, một hiệp ước cho phép binh sĩ Mỹ dễ dàng ra vào Philippines. Manila ngưng kế họach này vào tháng 6.


Philippines nên thành lập một chính sách ngoại giao “rõ ràng hơn” để Mỹ và Trung Quốc biết họ có thể trông đợi gì, ông Enrico Cau, một chuyên gia về Đông Nam Á thuộc Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Đài Loan nói.


Manila không cần phải lo ngại mất hỗ trợ của hai bên, ông nói. Trung Quốc muốn có quan hệ mạnh mẽ hơn tại Đông Nam Á, vẫn theo lời ông Cau, trong khi Mỹ hy vọng giữ một chân đứng quân sự. Cả Mỹ và Trung Quốc đều không cắt quan hệ với nước nhỏ vì nước đó có những quan hệ mạnh mẽ với phía bên kia.


“Bạn giữ một lập trường với khoảng cách bằng nhau, thường xuyên, và việc này thực sự cải thiện quan hê với mọi nước-cũng cho phép Trung Quốc và Mỹ biết họ có thể kỳ vọng điều gì,” ông Cau nói.


Việc xây đắp chính sách ngoại giao sẽ phải đợi cho đến sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11, theo ông Ramon Casiple, giám đốc điều hành của Viện Cải cách Chính trị và Bầu cử có trụ sở tại Manila. Philippines không “nghiêng về hướng nào “ trong lúc này, ông nói.


Chính quyền của đương kim Tổng thống Donald Trump đã tăng cường hỗ trợ quân sự cho 5 chính phủ châu Á phản đối sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông trong thập niên qua. Hiện chưa rõ liệu ông Joe Biden có tiếp tục chiều hướng này hay không, nếu ông đắc cử trong năm nay.


trông đợi gì, ông Enrico Cau, một chuyên gia về Đông Nam Á thuộc Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Đài Loan nói.


Manila không cần phải lo ngại mất hỗ trợ của hai bên, ông nói. Trung Quốc muốn có quan hệ mạnh mẽ hơn tại Đông Nam Á, vẫn theo lời ông Cau, trong khi Mỹ hy vọng giữ một chân đứng quân sự. Cả Mỹ và Trung Quốc đều không cắt quan hệ với nước nhỏ vì nước đó có những quan hệ mạnh mẽ với phía bên kia.


“Bạn giữ một lập trường với khoảng cách bằng nhau, thường xuyên, và việc này thực sự cải thiện quan hê với mọi nước-cũng cho phép Trung Quốc và Mỹ biết họ có thể kỳ vọng điều gì,” ông Cau nói.


Việc xây đắp chính sách ngoại giao sẽ phải đợi cho đến sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11, theo ông Ramon Casiple, giám đốc điều hành của Viện Cải cách Chính trị và Bầu cử có trụ sở tại Manila. Philippines không “nghiêng về hướng nào “ trong lúc này, ông nói.


Chính quyền của đương kim Tổng thống Donald Trump đã tăng cường hỗ trợ quân sự cho 5 chính phủ châu Á phản đối sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông trong thập niên qua. Hiện chưa rõ liệu ông Joe Biden có tiếp tục chiều hướng này hay không, nếu ông đắc cử trong năm nay.

10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18043)
- "Trong bài phát biểu trước những người ủng hộ bên ngoài trụ sở chính của Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc ở Yangon sáng hôm nay, bà Aung San Suu Kyi nói “Cho tới lúc này kết quả bầu cử chưa được loan báo. Nhưng tôi nghĩ rằng mọi người đã biết hoặc đã đoán được kết quả như thế nào.” - "Người phụ nữ đoạt giải Nobel hoà bình này cũng kêu gọi những người ủng hộ bà chớ nên khiêu khích những ứng cử viên bị thất bại".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18266)
"Loan báo của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoygu về việc xây dựng một căn cứ trên quần đảo Kuril cùng với 4 căn cứ ở Bắc Băng Dương là một phần của kế hoạch của Tổng thống Vladimir Putin để tăng cường sự hiện diện quân sự của nước ông trong khu vực này"..." Hạm đội Thái Bình Dương của Nga hiện nay có 73 chiếc tàu, gồm 23 tàu ngầm và 50 chiến hạm". "Liên Xô đã chiếm quần đảo này vào năm 1945, không lâu trước khi Nhật Bản đầu hàng trong Thế chiến Thứ hai, và trục xuất 17.000 người Nhật sinh sống trên những hòn đảo đó".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18361)
"Giới chức Hoa Kỳ trước đó nói "dưới 50 quân" của họ sẽ "huấn luyện, cố vấn và hỗ trợ" cho lực lượng đối lập đã qua tuyển chọn để chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS)".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18273)
"Một số người mô tả đó là sao băng trong khi những người khác nói rằng đó là một tên lửa. Những người quan sát khác nói thêm rằng họ nhìn thấy nó phát nổ trước khi vệt ánh sáng bắt đầu".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16902)
"Chúng ta lên đỉnh núi cao, nhìn tầm mắt ra xa, cùng nhau bắt tay nỗ lực, phấn đấu mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ toàn diện Trung Quốc Việt Nam, nhằm duy trì lâu dài hòa bình ổn định, tạo dựng một Châu Á và thế giới thịnh vượng, phồn vinh, góp phần tạo nên một thế giới rộng lớn hơn!"
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17501)
"Nếu như năm 1972 Hoa Kỳ có nhu cầu "thiết lập lại" quan hệ với Trung Quốc thì ngày nay đang tồn tại một nhu cầu chiến lược thôi thúc Washington "thiết lập lại" quan hệ với Việt Nam với mục đích phát triển quan hệ thành đối tác chiến lược toàn diện".
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18350)
" Nga, một đồng minh chính của Syria trong cuộc nội chiến bốn năm, cho biết họ chỉ điều các chuyên gia quân sự tới Syria và không làm việc gì khác. Các phóng viên nói rằng nếu không có sự ủng hộ của Moscow, Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể đã bị hạ bệ". " Những binh sĩ Mỹ được triển khai tới Syria sẽ cung cấp "một số hoạt động đào tạo, một số lời khuyên và một số hỗ trợ" cho những người chiến đấu chống lại những kẻ cực đoan IS, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói với các phóng viên".
30 Tháng Mười 2015(Xem: 18845)
"Các cuộc không kích ở Syria đã giết chết ít nhất 35 bệnh nhân và nhân viên y tế tại 12 bệnh viện kể từ khi những vụ ném bom được tăng cường bắt đầu từ cuối tháng 9, tổ chức nhân đạo quốc tế Y sĩ Không Biên giới cho biết hôm thứ Năm".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 17749)
- Hãng tin Fox News, The Wall Street Journal và Business Insider của Mỹ đưa tin cho rằng Nga đã bí mật kéo lực lượng đặc biệt ra khỏi Ukraine và triển khai đến Syria trong những tuần gần đây. - Nga bắt đầu phát động chiến dịch không kích chống lại khủng bố IS tại Syria vào ngày 30/9. Tổng thống Vladimir Putin khẳng định rằng quân đội Nga sẽ không tham gia chiến đấu trên mặt đất trong chiến dịch này".
26 Tháng Mười 2015(Xem: 17653)
" Nếu Nga và Syria đánh bại IS, ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông có thể kết thúc trong vài năm tới hoặc phải mất rất nhiều thời gian mới có thể vực lại được..."; "Washington đang thúc đẩy kế hoạch thiết lập vùng an toàn, vùng cấm bay ở Syria với mục tiêu không giấu giếm là bảo vệ phe đối lập chống chính phủ Damascus trước các cuộc không kích của Nga.".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 18117)
"Chuyên gia Trung tâm Carnegie khẳng định với AFP : việc can thiệp của Nga đã giúp cho quân đội Syria « lấy lại tinh thần ». Tuy nhiên, việc chiếm lại các vùng đất cũ là một vấn đề khác".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 20272)
"Trong năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản khi đó là ông Itsunori Onodera nhấn mạnh sự liên hệ khi nói rằng Tokyo "rất lo ngại rằng diễn biến ở Biển Đông có thể ảnh hưởng đến tình hình tại Biển Hoa Đông."
23 Tháng Mười 2015(Xem: 17721)
"Theo kế hoạch mới, khoảng hơn một nửa của số lực lượng hiện nay, tức 5.500 binh sĩ Mỹ sẽ được duy trì trong năm 2017, tại ba căn cứ quân sự Bagram, Jalalabar và Kandahar".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 17784)
- "Đối với Bắc Kinh, kế hoạch mà Washington gọi là tuần tra để hành xử quyền tự do hàng hải được luật quốc tế cho phép chỉ là một cái cớ để thách thức đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, vì lẽ « Trung Quốc chưa bao giờ làm bất kỳ điều gì để vi phạm quyền tự do lưu thông trong khu vực ». - Ảnh: Chiến hạm USS Forth World tuần tra Trường Sa trong lúc hải cảnh TQ bám sát sau đuôi. Góc trái: Hoa Xuân Oánh.
20 Tháng Mười 2015(Xem: 19961)
- "Anh Quốc cho bắn đại bác tại London để đón chào 'kỷ nguyên vàng' trong quan hệ với Trung Quốc". - "Trong chuyến thăm ở London và có một ngày tới cả Manchester, ông Tập sẽ chứng kiến lễ ký kết các hợp đồng tổng số lên tới trên 30 tỷ bảng Anh".
15 Tháng Mười 2015(Xem: 19753)
"Trả lời trên đài truyền hình của hãng thông tấn Bloomberg tại Hồng Kông, Bộ trưởng Thương mại Úc, Andrew Robb nhấn mạnh « không đứng về phe nào » và « không tham dự vào các hoạt động giám sát hay bất kỳ một động thái nào của Mỹ » trong vùng Biển Đông".
15 Tháng Mười 2015(Xem: 20398)
"Tổng thống Nga Vladimir Putin đả kích lập trường của Hoa Kỳ đối với vụ xung đột ở Syria là “không xây dựng,” sau khi Washington từ chối không tham gia các cuộc thương nghị song phương cấp cao về việc phối hợp hoạt động quân sự ở Syria".