Bắc Kinh đặt tên 50 thực thể ngầm ở Senkaku

26 Tháng Sáu 20208:18 SA(Xem: 9428)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ SÁU 26 JUNE 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Biển Hoa Đông: Bắc Kinh đặt tên 50 thực thể ngầm trong vùng tranh chấp với Nhật


 25/06/2020


image001

Một khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh chụp năm 2012. © Reuters


Anh Vũ


Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm nay, 25/06/2020, Trung Quốc thông báo đặt một loạt tên mới cho các thực thể ngầm trong vùng biển Hoa Đông, đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật.


Trang mạng bộ Tài Nguyên Trung Quốc tối 23/06/2020, đăng thông báo về tên gọi mới cho 50 thực thể ngầm, bao gồm các đảo chìm, đảo nổi và bãi ngầm. Theo thông báo, mục đích của việc đặt lại tên gọi này là để “chuẩn hóa tên gọi địa hình bản đồ”.


Các thực thể  được đặt tên mới nằm trong quần đảo mà Trung Quốc gọi là "Điếu Ngư", Nhật gọi là "Senkaku". Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản tranh chấp chủ quyền đối với chuỗi đảo không có người ở, nhưng nằm giữa vùng biển giàu tài nguyên. Đây là điểm nóng trong quan hệ Trung-Nhật.


Theo nhật báo Hồng Kông, quyết định trên được đưa ra sau khi Bắc Kinh cảnh báo sẽ trả đũa việc chính quyền thành phố Ishigaki của Nhật hôm 22/06 thông qua quyết định đặt tên lại cho một nhóm đảo trên biển Hoa Đông, trong đó có cả quần đảo Senkaku. Hội đồng thành phố đã thay đổi tên gọi "vùng hành chính phía nam" của Nhật thành "vùng Tonochiro Senkaku", quản lý cả quần đảo Senkaku. Động thái này của chính quyền Nhật bị cả Trung Quốc và Đài Loan nhìn nhận như là ý đồ xác quyết chủ quyền với các đảo Senkaku, theo tên gọi của Nhật.


Ngay hôm thứ Hai tuần này, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã lên tiếng phản ứng. Theo Bắc Kinh, việc thay đổi tên gọi địa phương nói trên của Nhật là “thách thức nghiêm trọng với chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc”, đồng thời cảnh báo sẽ trả đũa hành động mà Bắc Kinh gọi là “bất hợp pháp”.


Hôm Thứ Ba, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Taro Kono thông báo đã phát hiện một tàu ngầm Trung Quốc gần một đảo ở phía tây nam Nhật hồi tuần trước.


Tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, cách đảo Okinawa khoảng 200 km về phía tây nam, dấy lên từ cuối năm 2012, khi chính quyền Tokyo quyết định chuyển quyền quản lý quần đảo này, từ tư nhân sang Nhà nước.


Trong một động thái khác, theo AFP, hôm nay, 25/06/2020, Tokyo khẳng định hủy bỏ việc triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa Mỹ Aegis Ashore trên lãnh thổ Nhật. Quyết định được bộ trưởng Quốc Phòng Nhật thông báo trong cuộc họp với đảng cầm quyền Tự Do Dân Chủ. Dự án trị giá 4,2 tỷ đô la trên đã được chính phủ Shinzo Abe thông qua năm 2017./


++++++++++++++++++++++++++++++++++


Senkaku: Cửa ngõ đưa Trung Quốc ra Thái Bình Dương cạnh tranh với Mỹ


21/02/2018


image002

Senkaku/Điếu Ngư : Vùng tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc. Reuters


Thu Hằng


Trung Quốc không ngừng xâm nhập vào vùng lãnh hải Nhật Bản từ 6 năm nay. Trước sự bành trướng quân sự của Bắc Kinh trong khu vực, mà Tokyo coi là mối đe dọa, Nhật Bản sẵn sàng triển khai lực lượng bộ binh trên hòn đảo Ishigaki, cách 170km quần đảo Senkaku bị Trung Quốc đòi chủ quyền và gọi là Điếu Ngư. Đây chính là « những hòn đảo gây căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc ».


Quảng cáo


Theo đặc phái viên Dorian Malovic của nhật báo Công giáo La Croix, cuộc sống của 50.000 dân trên hòn đảo du lịch nổi tiếng sẽ phải quen với sự hiện diện quân sự của lực lượng phòng vệ Nhật Bản từ giờ đến 2 năm nữa. Vì « những hành động khiêu khích không ngừng của Trung Quốc trong lãnh hải thuộc chủ quyền của chúng tôi chỉ làm gia tăng căng thẳng », theo phát biểu của ông Yoshitaka Nakayama, thị trưởng Ishigaki. Cụ thể là cách đây vài tháng, tầu sân bay Liêu Ninh (Liaoning) của Trung Quốc đã đi qua vịnh Miyako, và vào tháng 01/2018, một tầu ngầm Trung Quốc đã xuất hiện gần Ishigaki.


Nhật quốc hữu hóa Senkaku, Trung Quốc đòi chủ quyền ở Điếu Ngư


Quần đảo trở thành chủ đề tranh chấp giữa Tokyo và Bắc Kinh từ năm 2012, sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa Senkaku. Giải thích với nhà báo của La Croix, nhà sử học Kuniyoshi Makomo, ở Naha, thủ phủ của Okinawa, khẳng định chủ quyền của Nhật Bản với quần đảo Senkaku : « 5 hòn đảo và 3 bãi đá trong quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) được ngư dân trong vùng biết đến từ thế kỷ XVI. Nhưng chính người Nhật đến sinh sống ngay từ năm 1885 để đánh bắt và thu lượm lông chim hải âu ».


Ngay năm 1879, Nhật Bản đã sáp nhập quần đảo Ryukyu (trong đó có quần đảo Senkaku) và sau trở thành tỉnh Okinawa. Trong cuộc chiến ở Thái Bình Dương, Senkaku bị người Mỹ sáp nhập và trở thành trường huấn luyện và mục tiêu của các chiến dịch hải quân. Quần đảo được trả lại cho Tokyo vào năm 1972. Chính vì vậy, thị trưởng Ishigaki khẳng định « kiên quyết bảo vệ việc quần đảo Senkaku thuộc về lãnh thổ Nhật Bản, theo luật pháp quốc tế ». Đồng thời, ông cũng quan ngại trước « các vụ thâm nhập hàng hải của Trung Quốc, không ngừng tăng kể từ năm 2012 và sẽ còn tăng thêm vì Trung Quốc muốn dùng vũ lực để thay đổi nguyên trạng ».


PublicitNgoài nguồn tài nguyên dồi dào (dầu lửa và khí đốt) song chưa được kiểm chứng, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, lên nắm quyền từ năm 2012, nhận thấy cơ hội theo đuổi chiến lược bành trướng chiến lược ở biển Hoa Đông, nơi trở thành cửa ngõ hàng hải hướng đến vùng Thái Bình Dương, để trở thành một cường quốc cạnh tranh với Hoa Kỳ.


Trung Quốc nắn gân Nhật Bản ở Senkaku/Điếu Ngư


Trước mối đe dọa sát sườn này, « Senkaku trở thành vấn đề an ninh quốc gia đối với Nhật Bản ». Lực lượng bộ binh được triển khai ở Ishigaki sẽ là chiến tuyến quân sự gần quần đảo nhất. Theo kế hoạch, được thị trưởng Ishigaki cho biết, « một hệ thống radar cố định được lắp ở phía đông Ishigaki, ngoài ra còn có một hệ thống tên lửa phòng thủ địa đối hải và địa đối không tầm ngắn, không nhắm đến Trung Hoa lục địa, nằm cách đó 330 km. Sẽ không có lính Mỹ đồn trú ở đây, họ sẽ vẫn ở Okinawa ».


Ngoài ra, Ishigaki cũng trở thành căn cứ quan trọng thứ ba của lực lượng hải cảnh Nhật Bản, sau Hiroshima và Yokohama. Từ 3 tầu tuần tra, hiện họ có 16 tầu có khả năng cứu hộ, được trang bị súng máy, súng canon phun nước dập lửa, bãi đáp trực thăng… Nhưng theo ông Hisaki Masadori, chỉ huy lực lượng hải cảnh trên đảo Ishigaki, mục tiêu chỉ là để cảnh báo « xua đuổi tầu Trung Quốc, bảo vệ ngư dân Nhật Bản », chứ không tìm cách đối đầu hay khiêu chiến và ngư dân trong vùng cũng được lệnh « không đối đầu với người Trung Quốc ».


Tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chủ yếu mang tính chiến lược. Theo ông Yoshiyuki Toita, một người phụ trách nhóm dân phòng trên đảo Ishigaki, « Trung Quốc không ngừng muốn thử chúng tôi. Kế hoạch của Bắc Kinh rất rõ : sáp nhập Senkaku và biến khu vực này thành một căn cứ quân sự tiền tuyến ở Thái Bình Dương. Nếu không làm gì, không phản ứng gì, không cho họ thấy là chúng tôi phản đối sẽ là một sai lầm chiến lược nghiêm trọng. Thực vậy, chúng tôi đã nhìn thấy những gì Trung Quốc làm ở Biển Đông ; họ xâm chiếm quần đảo Trường Sa, xây dựng căn cứ quân sự mà không nước nào phản ứng ».


Đối với chính quyền Ishigaki, tiền tuyến quan trọng của Nhật Bản ở Đông Thái Bình Dương, mục tiêu rất rõ : kìm hãm hàng hải Trung Quốc trong vùng lãnh hải của Nhật Bản, ngăn chặn họ vượt qua quần đảo nhỏ bé này, nhưng được coi là bức tường thành tự nhiên cho các mục tiêu bành trướng quân sự của Trung Quốc.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 20591)
"Michel Nazet, tốt nghiệp về lịch sử - địa lý, luật, khoa học chính trị (Viện nghiên cứu Chính trị IEP Paris), chuyên nghiên cứu về các vấn đề địa chính trị và địa kinh tế Châu Á, có bài viết trên tạp chí địa chính trị Conflits của Pháp, số ra cho quý IV/2015, cho rằng « Giữa Ấn Độ và Trung Quốc là Đông Nam Á ».
15 Tháng Mười 2015(Xem: 19454)
"Các thành viên Đảng Dân Chủ lên sân khấu tại Las Vegas để dự cuộc tranh luận đầu tiên trong chiến dịch vận động bầu cử tổng thống năm 2016"
15 Tháng Mười 2015(Xem: 18138)
"Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thì đánh giá tình huống xảy ra tuần trước « không phải là một hành động mang tính chuyên nghiệp. Hoa Kỳ sẽ không hợp tác với Nga chừng nào Matxcơva có một chiến lược rõ ràng ».
13 Tháng Mười 2015(Xem: 17677)
"Trong cuộc biểu quyết ngày Chủ nhật 11/10/2015, hai phần ba dân biểu quốc hội Nepal đã bầu thủ tướng mới trong khuôn khổ bản Hiến pháp ban hành vào tháng 9 vừa qua. Khadga Prashad Sharma Oli, 63 tuổi,lãnh đạo thuộc xu hướng ôn hòa trong đảng Cộng sản Mác-Lênin, đắc cử".
13 Tháng Mười 2015(Xem: 17487)
"Họa sĩ Mohammed Karim Nhaya, vừa thêm những nét cuối cùng trên bức chân dung Putin mà ông đang thực hiện, vừa giải thích lý do vì sao ông muốn Nga can thiệp vào Irak : « Người Nga đã gặt hái được nhiều thành quả », trong lúc mà « Hoa Kỳ và các đồng minh đã oanh kích từ một năm nay mà không đi đến đâu cả ».
11 Tháng Mười 2015(Xem: 18595)
"Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 9 tháng 10 dẫn tờ "The Sunday Age" Australia ngày 8 tháng 10 đưa tin, tại một hội nghị hải quân tổ chức ở Sydney vào ngày 7 tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne đã lên tiếng lên án, cảnh cáo đối với Trung Quốc".
11 Tháng Mười 2015(Xem: 18371)
"Hôm thứ Năm, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đả kích điều ông gọi là “quan điểm chống di dân” ngày càng tăng trong chính trường Hoa Kỳ. Hành động của ông Obama được coi như lời chỉ trích ngầm nhắm vào nhiều ứng cử viên tổng thống nổi bật của đảng Cộng hòa".
11 Tháng Mười 2015(Xem: 21415)
- "Theo báo Mỹ, Nga không kích Syria là để đẩy giá dầu tăng lên, củng cố khả năng cầm quyền của ông Putin, sẽ gặp Saudi Arabia thời gian tới để bàn giá dầu. - Tờ "Tin tức phố Wall" Mỹ ngày 5 tháng 10 cho rằng, mặc dù từ chối hợp tác với Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) để giảm sản lượng, nhưng Nga hoàn toàn không để mặc cho giá dầu quanh quẩn ở mức thấp".
08 Tháng Mười 2015(Xem: 19035)
"Cờ Palestine được kéo lên lần đầu tiên tại trụ sở Liên hiệp quốc ở New York cùng với cờ của tất cả 193 quốc gia thành viên".
08 Tháng Mười 2015(Xem: 18278)
"Ông Roilo Golez, kêu gọi Liên hiệp quốc và UNEP « điều tra và có hành động thích đáng » đối với những hoạt động bồi đắp đảo, mà đã tàn phá các rạn san hô ở Biển Đông".
08 Tháng Mười 2015(Xem: 18246)
"Tổng thống Mỹ Barack Obama cổ xúy cho Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, một ngày sau khi 12 quốc gia Vành đai Thái Bình Dương đạt thỏa thuận tự do thương mại này ở Atlanta."
08 Tháng Mười 2015(Xem: 18404)
"Los Angeles Times ngày 7/10 bình luận, kết quả "canh bạc quân sự táo bạo" của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Syria đã rõ ràng, nhưng trong ngắn hạn kẻ thất bại lại dường như là Tổng thống Mỹ Barack Obama"
06 Tháng Mười 2015(Xem: 17841)
TTO - Bộ trưởng thương mại 12 quốc gia tham gia cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Atlanta (Mỹ) đã đạt được thỏa thuận vào lúc tối nay 5-10 (giờ VN).
04 Tháng Mười 2015(Xem: 18443)
"Ngoại trưởng Sergei Lavrov khi được hỏi về việc liệu Nga có kế hoạch mở rộng chiến dịch không kích IS vào lãnh thổ Iraq sau Syria hay không. Ông Lavrov cho biết: "Chúng tôi là những người lịch sự, chúng tôi không đến, nếu họ không mời".
04 Tháng Mười 2015(Xem: 17955)
"Tổng thống Pháp François Hollande không dấu e ngại Syria bị chia đôi lãnh thổ và toàn vùng Trung Đông sẽ bị hai hệ phái Shia và Sunni lôi vào vòng chiến. Tổng thống Pháp kêu gọi Vladimir Putin ưu tiên tấn công tổ chức Nhà nước Hồi giáo." Google Images
01 Tháng Mười 2015(Xem: 19497)
"Một điểm rất đáng chú ý trong bản thông cáo là ba Ngoại trưởng Ấn, Nhật và Mỹ đã nêu bật mối quan ngại về tình hình Biển Đông khi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của « quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền làm thương mại mà không bị cản trở, kể cả ở vùng Biển Đông ».
01 Tháng Mười 2015(Xem: 20357)
"Câu chuyện bắt đầu từ một cú điện thoại từ một nhà ngoại giao Nga cho người tương nhiệm ở Baghdad để nói rằng "Chúng tôi có vài điều thú vị để nói với ông".
29 Tháng Chín 2015(Xem: 20108)
"Chiếc tàu dài 8 mét bị đắm sau khi xuất phát. Những người chết đuối hôm Chủ nhật do bị kẹt trong khoang tàu, theo tin của hãng thông tấn Dogan."