Hình như Mùa hè vừa đi qua

27 Tháng Chín 201811:37 CH(Xem: 7887)

VĂN HÓA ONLINE - VĂN HỌC NGHỆ THUẬT  - THỨ SÁU 28 SEP 2018


Hình như Mùa hè vừa đi qua


image037


 Đào Như


Chiều hôm ấy một buổi chiều cuối mùa Hè năm 1956, trước cổng trường Võ Tánh Nhatrang, Trọng nhìn theo mái tóc dài bỏ sau lưng và tá áo trắng, Trọng gọi lớn tên nàng, nhưng Thu Nguyệt vẫn lặng lẽ tiếp tục đạp xe đạp, nàng không đáp lại lời kêu gọi của Trọng, ngay cả ngoái đầu nhìn lại nhau lần chót.


Cách đó chưa đầy ba hôm, khi Trọng đang thu mình ngồi ở cuối phòng thi vấn đáp để ôn lại bộ môn Việt văn, Trọng vừa thoáng nghe tiếng guốc ai quen thuộc mặc dầu tiếng chân người đi rất nhẹ ở ngoài véranda. Trọng ngước mắt nhìn qua bệ cửa sổ, thoáng thấy ánh mắt của Thu Nguyệt hình như nàng đang cố tìm anh. Trọng rất mừng khi biết Thu Nguyệt cũng được vào thi vấn đáp như mình. Đây là kỳ thi Deuxième Session của bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp năm 1956 tại Nhatrang. Hình như cả trường Trung Học Tư Thục Kim Yến lúc ấy chỉ có Thu Nguyệt và Trọng qua được thi écrit và vào thi oral hôm ấy. Thu Nguyệt cố đi thật nhẹ vào phòng và nàng tự động kéo ghế ngồi sát vào cạnh anh. Trọng nghe rõ hơi thở nồng ấm của Thu Nguyệt khi nàng rỏ vào tai anh:


- Anh, anh có được bản tóm tắt bộ môn Việt Văn hay quá, vậy hai đứa mình ôn chung với nhau đi anh...


Nghe vậy Trọng liền đưa cho Thu Nguyệt quyển tóm tắt thứ nhất, và nói:


- Khi nào Thu Nguyệt ôn xong quyển 1 thì mình sẽ đổi cho nhau...


Thu Nguyệt nhất định không chịu nàng bảo:


- Hai đứa ôn chung một quyển cho nhanh, và nàng chủ động lấy tập tóm tắt 1, và hai đứa dụm đầu vào nhau đọc thật nhanh những trang tóm tắt. Thu Nguyệt liền xoắn tay áo cao lên làm hiện rõ cườm tay nõn nà với những sợi lông đen mượt và ngón tay trò của nàng chì theo hàng chữ cho hai đứa đọc. Bàn tay đẹp như búp hoa sen màu hồng của nàng lướt đi thoăn thoắt trên trang giấy.


Bây giờ Trọng mới để ý phòng thi trở nên im lặng khác thường. Anh ngước mắt nhìn chung quanh các thí sinh, các các cô thầy giáo đang thi vấn đáp tất cả đổ dồn mắt về phía Thu Nguyệt và anh. Trọng nhận thấy một vài anh chị thí sinh nhìn Trọng và Thu Nguyệt kề sát mái đầu cùng nhau ôn bài, họ nhún vai và cười chúm chím. Trọng không phải nói ra, anh tin Thu Nguyệt cũng có những cảm nhận như mình.


Thu Nguyệt, Phương Dung, Mộng Vân, là ba cô nữ sinh nhan sắc, quí phái và mộng cao của một thời của trường Trung Học Tư Thục Kim Yến Nhatrang. Thu Nguyệt còn có tên Nguyệt Mắt Quạ, vì nàng có đôi mặt đẹp đen lánh hút hồn những ai được cô nhìn đến. Vì đôi mắt quạ và màu da trắng xạm nắng mặn mà của gió biển Nhatrang, Thu Nguyệt trong quá khứ đã vô tình làm điêu đứng bao nhiêu chàng trai của thành phố biển này.


Năm ấy Thu Nguyệt vùa tròn 18 tuổi còn Trọng vì ảnh hưởng chiến tranh chuyện học hành của anh có phần chậm trễ, năm ấy Trọng cũng vừa đúng 20 tuổi. Trọng và Thu Nguyệt vẫn ngồi thu mình bên cạnh nhau ở cuối phòng tiếp tục cùng nhau ôn bài, mặc cho thiên hạ cứ lao nhao nhìn phía Trọng. Chợt nghe thầy giáo gọi tên, Trọng liền đứng dậy. Thu Nguyệt nắm lấy cẳng tay anh và nói vói theo ‘bonne chance’...Thầy giáo phỏng vấn Trọng có guơng mặt phượng, đôi lông mày rậm, da mặt trắng, đúng là một thư sinh. Thầy giáo rất lịch sự. Thầy hỏi anh về những ‘bài hát nói’ của Nguyễn Công Trứ, về nhà thơ Trần Tế Xương. Cuối cùng thầy giáo hỏi anh, nghĩ gì về câu thơ sau đây của Nguyễn Gia Thiều:‘‘Cầu thệ thủy ngồi trơ cổ độ-Quán Thu phong đứng rũ tà huy’’. Hỏi xong câu ấy thầy có vẻ ân hận, có lẽ thầy nghĩ câu ấy hơi quá sức cho một học sinh ỡ Trung Học Đệ nhất Cấp như anh. Thầy giáo phỏng vấn không ngờ Trọng trả lời câu hỏi chẳng những thông suốt mà còn rất lý thú. Thầy giáo hỏi Trọng, anh học Việt văn với thầy nào trong những năm vừa qua. Trọng trả lời:‘em học với thầy Cung Giũ Nguyên’. Ông giáo chỉ đáp lại bằng cái nhún vai và nói ‘anh là người có diễm phúc’. Thưa Thầy ‘em may mắn thật’ Trọng đáp lại. Sau đó thầy bắt tay anh và chúc anh may mắn. Vô tình thầy giáo cho Trọng thấy anh được 7 điểm trên 10. Có điều lạ là khi thầy giáo phỏng vấn Trọng thầy không quên thỉnh thoảng nhìn hướng về Thu Nguyệt. Việc ấy đã làm Trọng cảm thấy khó chịu...Về đến chỗ ngồi, Trọng nhận được nụ cười khả ái của Thu Nguyệt, và nàng nói với anh: tôi nghĩ là anh qua được môn Việt văn rồi với điểm khá tốt! Mặc dầu Trọng ngạc nhiên câu nói ấy, nhưng anh không hỏi tại sao Thu Nguyệt lại cảm nhận được điều đó.


Câu chuyên của họ chưa kịp chấm dứt thì Thu Nguyệt đã được gọi lên thi vấn đáp. Nàng bước đến thầy giáo với vẽ e lệ rụt rè như một tiểu thư khuê các. Thầy giáo đưa tay kéo ghế mời Thu Nguyệt ngồi đối diện với ông ta. Liền sao đó ông thầy giáo có vẽ luýnh quýnh, ông chỉ biết mân mê cây viết máy Parker ông đang cầm với 10 đầu ngón tay của ông. Ông ta không dám nhìn thẳng vào đội mắt của Thu Nguyệt. Trọng biết ngay từ lúc đó ông giáo đã bị đôi mắt quạ của Thu Nguyệt hớp hồn. Không phải riêng anh, mà cả lớp đều quay đầu về phía Thu Nguyệt, ngay cả các cô giáo, các thầy giáo đang phỏng vấn các bộ môn khác họ cũng ngừng lại chú ý theo dõi thầy giáo đang phóng vấn Thu Nguyệt. Tuy rằng ngồi tận cuối lớp, Trọng nghe loáng thoáng dường như thầy giáo hỏi Thu Nguyệt về ý nghĩa của câu thơ của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, dịch giả Chinh Phụ Ngâm Khúc: ‘Nỗi lòng biết ngò cùng ai...Thiếp trong cánh cửa, Chàng ngoài chân mây...’. Hình như trước khi nói cảm tưởng của mình về câu văn trên:’Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai..’ Thu Nguyệt nói ‘‘Xin thầy cho em được phép nhắc lại nguyên văn Hán tự hai câu văn trên của Đặng Trần Côn: ‘Lao dữ nhân hề thủy dữ ngôn, Quân tại thiên nhai thiếp ý môn...’. Ông giáo tỏ ra sửng sốt, lần này ông cố hết can đảm nhìn vào đội mắt quạ của Thu Nguyệt, ông ngợi khen vốn Hán tự mà Thu Nguyệt có. Thu Nguyệt thật thà bảo: Thưa thầy đó chỉ là em học thuộc lòng bản phiên âm. thật sư em chưa hề được dạy bảo về Hán tự’...Sau khi trao đổi chừng 30 phút, ông giáo cám ơn Thu Nguyệt và ông cũng không quên chúc Thu Nguyệt may mắn. Thu Nguyệt trở về chỗ ngồi. Nàng có vẽ xúc động gần như nàng muốn khóc òa lên. Trọng đã phải vội vã vỗ về an ủi: Dù sao Thu Nguyệt chắc chắn cũng qua đụơc môn Việt Văn rồi. Nàng cười và nói cám ơn Trọng, nàng qua được phỏng vấn môn Viêt Văn là nhờ bài tóm tắt của Trọng thật đầy đủ với những câu cổ văn Hán tự...Rồi nàng ngã đầu vào vai Trọng, nhắc nhỡ Trọng, buổi thi vấn đáp của tụi mình hôm nay đến đây là hết, ngày mai chỉ còn hai môn nữa, anh nhớ đến thật sớm để tụi mình cùng ôn bài. Nhớ đến sớm nghe anh...


Trọng lặng thinh chỉ biết lủi thủi theo Thu Nguyệt ra về. Ra đến ngoài, đứng dưới véranda, Trọng vụt miệng nói với Thu Nguyệt:


- Tôi nghĩ Thu Nguyệt đâu cần phải thuộc bài mới đậu được.


Sau câu nói ấy Trọng thấy mặt Thu Nguyêt biến sắc, nàng có vẽ vô cùng giân dữ, chân mày nhíu lại, miệng của Thu Nguyệt há hốc nhìn anh với đôi môi run run. Nhưng liền sau đó đôi mắt quạ của Thu Nguyệt trở nên hiền dịu lạ kỳ, nụ cười rạng rỡ lại điểm trên gương mặt trái xoan, với giọng nói đầm thấm thân yêu, Thu Nguyệt nói:


- Anh Trọng, anh đánh giá mình như thế nào mà anh nhẫn tâm nói như vậy? Xin anh đừng nói với mình những câu nói như vậy nữa. Nếu anh cứ tiếp tục nói như vậy, sau này anh sẽ ân hận khi nhớ về mình...


Trọng vô cùng bối rối anh chỉ biết nói:


- Xin Thu Nguyệt thứ lỗi cho, rất tiếc tôi đã quá vụng về...


Thu Nguyệt vừa cười vừa nói:


- Vậy thì hai đứa mình coi như ‘huề’!.. Mai nhớ đến sớm để tụi mình cùng ôn bài, nghe anh...


Sau khi từ giả Thu Nguyệt, trên đường về nhà Trọng mới nhận ra được môt sự thật phũ phàng, đối với Thu Nguyệt trước sau gì anh cũng chỉ là một cậu học trò khờ khạo chưa đủ trưởng thành. Nhớ lại câu Thu Nguyệt nói ‘‘Vậy thì hai đứa mình coi như huề’’, như một lời an ủi từ một kẻ bề trên ban xuống cuộc đời tinh cảm còn non dại của anh đang thèm khát tình yêu... 


Vào buổi xế chiều của ngày thi vấn đáp cuối cùng, Trọng và Thu Nguyệt đã thi xong và tin tưởng rằng cả hai đều đậu, mảnh bằng Thành Chung như cầm chắc trong tay họ. Nhưng cả hai dùng dằng chưa muốn ra về. Họ vẫn yên lặng ngồi bên cạnh nhau. Bất chợt, Thu Nguyệt nói:


- Ngoài kia nắng cuối Hạ vàng vọt làm sao ấy! Gió biển vẫn rạt rào thổi nghe mát rượi cả người! Phải không anh?


 Câu hỏi của Thu Nguyệt kéo anh về thực tế. Trọng rất ngạc nhiên, chưa bao giờ nghe Thu Nguyệt nói những câu chan chứa tình cảm vừa buồn vừa vui, lạ đến như vậy! Trọng vẫn thụ động ngồi yên lặng, không dám nhìn thẳng vào đôi mắt của Thu Nguyệt. Một lần nữa Thu Nguyệt nắm lấy cánh tay anh, nhìn thẳng vào mắt anh như để thăm dò, nàng hỏi anh:


- Đậu xong bằng Thành Chung kỳ này, chắc anh tiếp tục học đến hết tú tài hai và vào đại học phải không anh?


Nghe Thu Nguyệt hỏi, Trọng xem chừng con đường tương lai của mình còn xa ngái, trong lúc Thu Nguyệt tuy là một thiếu nữ rất thực tế nhưng mộng của nàng rất cao. Trọng nhớ cách đây ba tháng, Thu Nguyệt từ chối lời cầu hôn của một thầy giáo dạy Anh văn, đã từng du học bên Anh, với lý do thật đơn giản, thầy giáo không phải là mẫu người mà Thu Nguyệt hướng đến. Trọng cúi nhìn mũi giầy, Trọng tự nhủ:


- Đậu bằng Thành Chung kỳ 2, coi như quá muộn, lỡ thầy lỡ thợ, thôi thì tiếp tục học lên đệ tam. Sau rồi mới tính...


Thu Nguyệt liền đỡ lời: 


- Sao vậy anh? Anh có vẽ bi quan vậy? Mình thấy anh có đủ khả năng tiến xa và rất xa hơn nữa. Còn mình thì tuần sau sẽ vào Saigòn, mình cố thi vào một trường chuyên môn nào đó, Sage Femme d’État, Infirmier d’État...chỉ cần có bằng Thành Chung là đủ...


Trọng liền cướp lời Thu Nguyệt:


- Dù cho học trường nào đi nữa, tôi nghĩ Thu Nguyệt vào Saigòn sống là hợp lý. Chỉ có Saigòn là nơi xứng đáng với Thu Nguyệt, ở đó Thu Nguyệt có muôn vàn lựa chọn cho tương lai của mình.


Thu Nguyệt cố tình không nghe hết câu nói ấy, nàng nói:


- Cám ơn anh nhờ sư giúp đỡ của anh trong mấy ngày qua, nếu không gặp được anh, chưa chắc tụi mình có được ngày vui như hôm nay. Đoạn, Thu Nguyệt tựa đầu sát vào vai Trọng, nàng khẻ nói:


- Thôi, chiều rồi, mình về nghe anh...Chắc không còn cơ hội gặp lại nhau lần nữa...


 Nghe Thu Nguyệt nói những lời giả biệt quá bất ngờ, Trọng buồn chi lạ! Trọng rất muốn gặp lại Thu Nguyệt nhưng chàng không đủ can đảm gọi tên Thu Nguyệt cho thật lớn để cho Thu Nguyệt ngoái đầu nhìn lại nhau lần cuối.


Chỉ có hai ngày ngồi cạnh Thu Nguyệt vào thi vấn đáp, chỉ có hai ngày ấy thôi, Thu Nguyệt đã dạy cho Trọng những bài học vỡ lòng về tình yêu, Trọng cảm thấy mình lớn lên qua nhiều năm tuổi...Anh cám ơn Thu Nguyệt đã đi vào cuộc đời tình cảm của anh như một định mệnh, để lại cho anh những kỷ niệm khôn nguôi, đẹp và buồn. Nắng vàng ngoài sân trường Võ Tánh chiều hôm ấy bỗng dưng rưng rưng. Trọng đang khóc.../. 


Đào Như  


thetrongdao2000@yahoo.com


Chicago-Một chiều cuối Hạ
23 Tháng Ba 2014(Xem: 9929)
Nhân dịp năm Việt-Pháp 2014, tại Paris đang diễn ra cuộc triển lãm ảnh đặc biệt mang tên « Objectif Việt Nam. Ảnh của Trường Viễn Đông Bác cổ ».
06 Tháng Ba 2014(Xem: 10436)
Văn đoàn Độc lập VN được dự kiến là một tổ chức xã hội dân sự độc lập, ái hữu. Một tổ chức xã hội dân sự mới thuộc lĩnh vực văn học với tên gọi ‘Bấm Văn đoàn độc lập Việt Nam’ vừa được tuyên bố vận động thành lập.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 11309)
Các cuốn Nhật ký Anne Frank bị xé ở thư viện Shinjuku City Hơn 100 bản in cuốn Nhật ký Anne Frank đã bị xé và phá trong một thư viện công ở Tokyo, Nhật Bản, theo quan chức nước này.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 11700)
Đào: một bài hát mang đậm chất Ả Đào (hay Ca Trù) của Âm nhạc truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 9910)
Triển lãm "Angkor, sự khai sinh của một huyền thoại" tại bảo tàng nghệ thuật châu Á Guimet (DR)
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 9507)
Giả như Albert Camus vẫn còn sống, thì hôm 07 tháng Mười Một vừa qua, ông có lẽ đã tròn 100 tuổi. Từng đoạt giải Nobel Văn học năm 1957, thế mà sinh nhật năm nay của đại văn hào diễn ra trong bầu không khí tĩnh lặng, “không trống, không kèn” như nhiều nhà văn lớn khác của Pháp. Kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của Albert Camus chỉ gói trọn trong một cuộc triển lãm nhỏ với chủ đề “Albert Camus, công dân thế giới” tại Aix-en-Provence, một thành phố thuộc tỉnh Bouches-du-Rhône, miền nam nước Pháp. Triển lãm kéo dài từ ngày 05/10/2013 cho đến hết ngày 04/01/2014.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10074)
Ngày 28/12/1973, « Quần đảo ngục tù – L’Archipel du Goulag » của nhà văn Nga Alexandre Soljenitsyne, đã được xuất bản tại Paris và được đánh giá là cuốn sách lớn của thế kỷ 20. Tuyển tập về nỗi kinh hoàng dưới chế độ Staline đã làm thay đổi nhãn quan của phương Tây về Liên bang Xô Viết.
12 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10484)
Mùng 7 tháng 11 năm 2013 là dịp kỷ niệm ngày sinh lần thứ 100 của nhà văn Albert Camus. Cho dù ông là một trong các nhà văn Pháp được đọc nhiều nhất và được dịch nhiều nhất, tại Pháp không hề có một nghi lễ chính thức nào được cử hành vào dịp này. Với người Pháp, tác giả của « Kẻ xa lạ » tiếp tục gợi nên những quan điểm đối kháng.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 9680)
Suốt mấy tuần qua, tin tức về bão lụt miền Trung bị tin về cái chết của tướng Võ Nguyên Giáp đè nén. Các bản tin về bão lụt miền Trung đi tin các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên- Huế đang đối diện với những cơn lũ quét mạnh mẽ sắp tràn xuống những khu vực hạ nguồn sau khi cơn bão rút đi. Mưa tích nước trên thượng nguồn các con sông lớn sẽ tràn bất ngờ gây lũ quét và đây là nguyên nhân gây thương vong và thiệt hại tài sản lớn cho người dân hơn chính cơn bão trực tiếp gây ra.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 12420)
Westminster (Bình Sa)- - Trưa Thứ Bảy, 12 tháng 10 năm 2013, tại nhàng Paracel Seafood Restaurant khoảng 350 quan khách, thân hữu, một số qúy vị đại diện các hội đoàn, đoàn thể, qúy văn thi hữu, các cơ quan truyền thông và đồng hương tham dự buổi ra mắt hai tác phẩm "Phận Người Vân Nước” và “Chuyện Dọc Đừờng" của người lính viết văn Phan Nhật Nam do Nhà xuất bản Sống và Tuần Báo Sống phát hành.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 10409)
Đông đảo khán giả đã tới xem các vở kịch của Lưu Quang Vũ được trình diễn từ 09-15/09 nhân kỷ niệm 25 năm ngày mất của ông.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 10132)
Nghệ sĩ Vân Ánh chơi trống và hát (Ảnh: Christine Jade)
04 Tháng Bảy 2013(Xem: 12304)
Trong một bài viết: Rồi Mai Đây / Một bài thơ của Tạ Tỵ đăng trên website Newvietart.com / France-ngày 15.12.2009) - không đủ , lại tưởng là đủ?
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 11188)
Chân dung Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng. PHOTO: LKT 2003
06 Tháng Sáu 2013(Xem: 10515)
Paris năm nay mùa hè mát như mùa thu, 70 độ, thỉnh thoảng mưa bụi chỉ làm đôi cánh bồ câu hơi ướt như làn sương còn sót lại đêm qua.Thành phố nghìn năm văn vật này, như Trường An của Tàu, Thăng Long của Việt, vẫn đang đào bới tìm tòi, ngay cổng đại học Sorbonne nhà khảo cổ còn khai quật lên dưới lòng đất cột đá dấu tích từ thời La Mã và dòng sông Seine, được vinh danh là dòng sinh mệnh, ligne de vie, của đất Pháp, sóng nước vẫn lào xào quanh chân cầu phơi bóng mặt trời vàng đục buổi chiều sũng mây.
29 Tháng Năm 2013(Xem: 17294)
Còn 24 tiếng đồng hồ nữa liên hoan Cannes công bố bảng vàng. Hôm nay, 25/05/2013, là ngày chiếu hai bộ phim cuối cùng tranh giải Cành cọ vàng. Còn tối nay, ban tổ chức vinh danh thần tượng điện ảnh Pháp Alain Delon, nhân xuất công chiếu phiên bản mới của bộ phim Plein Soleil.
08 Tháng Năm 2013(Xem: 10741)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng. Nó chỉ đúng tính theo ngày tôi bỏ nước ra đi, chứ không đúng tính từ ngày tôi trở lại Nhà. Hồi còn ở trong nước chẳng mấy khi tôi lên ngôi Nhà Chung này.
23 Tháng Tư 2013(Xem: 11532)
21 Tháng Tư 2013(Xem: 14401)