Vài kỷ niệm với nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm

07 Tháng Tám 201712:50 SA(Xem: 7739)

VĂN HÓA ONLINE - VĂN HỌC NGHỆ THUẬT  - THỨ  HAI  07  AUGUST  2017


Vài kỷ niệm với nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm

Nguyễn Quang


image148


Gặp nhau nơi Thung Lũng Tử Thần, cùng chung số phận cận kề cái chết. Bác Nghiêm bị nhốt chung với tù Côn Đảo, những tù nhân từng trải qua nhiều chế độ và án chồng án, kẻ thấp nhất đã từng thụ án mười lăm năm, có người hơn ba mươi năm. Họ bị cách ly xã hội quá lâu năm nên sống chung với họ quả là một bài toán gồm toàn chữ Nhẫn.


 Dáng người nhỏ nhắn, hiền hòa, đôi mắt đăm chiêu như luôn nghĩ về một cõi xa “gọi người yêu dấu”. Người ấy bây giờ ở đây là Thượng đế, gia đình vợ con và có hai trong số nhiều bạn hữu mà Nhạc sĩ nhắc đến nhiều nhất là Cụ Hà Thượng Nhân và thi sĩ Tô Thùy Yên. Hầu như mỗi chiều hay có khi cả tuần chúng tôi mới gặp nhau, Bác đọc nhiều thơ của hai vị “Thần thơ” cho tôi nghe. Bác thuộc rất nhiều. Tôi nhớ những câu thơ thật sâu đậm, đầy ân tình của người tù cải tạo như khi Cụ Hà tiễn đưa bà Cụ, chân lê trên bờ đê bước xa dần khỏi trại giam, những làn cỏ non xuôi gió bao ân tình:


Xin làm cỏ biếc vuơng chân em đi

Mai em, anh về
Xin làm cỏ biếc
Vương chân em đi
Xin làm giọt mưa
Mưa dầm rưng rức
Trên vai người yêu
Anh cầm tay em
bàn tay khô héo
anh nhìn mắt em
gió lùa lạnh leõ
anh nhìn lòng mình
muà đông mông mênh
cỏ non mùa xuân
còn xanh dấu chân
trăng non mùa hạ
uớt đôi vai trần
có xa không nhỉ
ngày xưa thật gần
có xa không em?
Ngày xưa thật gần.


Tôi được biết Bác từ chối sáng tác những ca khúc ca tụng chế độ lao cải, trước đó nhạc sĩ được ở trong đội văn nghệ và Bác cũng gặp nhiều chuyện rất khổ tâm trong vấn đề này, nên giám thị trại giam đã chuyển Bác vào đội hình sự như một hình thức kỷ luật. Vì đối với cộng sản, kết tội là kết từ trong tư tưởng, cái tội bất hợp tác vào tù mà còn chống đối.


 Sự khốn cùng vẫn không đủ cho sự khốn nạn, đó là chuyện bị ăn vạ mỗi khi thăm nuôi “phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”. Những trò ăn hôi thường xảy ra từ cán bộ cai tù đến mỗi người tù Côn Đảo vốn từng là đại ca, đại bàng. Chúng thường chạy đến thăm hỏi hay gây sự một cách vô cớ để xin quà và sau đó nếu không bằng lòng chúng dọa nạt đòi đánh đập trên tấm thân mảnh mai của Bác hay những tù nhân lương tâm nào khác chẳng may bị nhốt chung với chúng. Quả thật là chúng tôi nhức cả cái đầu về những chuyện vặt vãnh mà con người khi đi vào con đường cùng của sự đói khát, hầu như không có gì về tinh thần nữa, tất cả như chỉ còn là vật chất. Đối với các tù nhân Côn đảo này, với họ không còn Chúa, Phật là gì nữa. Sống gởi, thác về! Chết là hết!


Nhưng cũng thật kỳ lạ như có luật trừ, các tướng cướp nổi tiếng trong đội hình sự nầy, đó là Điền Khắc Kim, Lâm Chín Ngó, Sơn Nhỏ từng là tù trưởng khét tiếng một thời “Chúa Sơn lâm” Côn Đảo, họ rất điềm tĩnh và nếu không nói là “rất hiền”, có thể hiểu như cọp khi chưa được thả về rừng.


Bác Nghiêm thường được các tướng cướp khét tiếng này bênh vực, đúng là trong cái họa may còn gặp được chút hơi cọp. Và một ngày kia, một hảo hớn Côn Đảo đã vác Bác trên vai, chạy thật nhanh đến bệnh xá trại giam. Bác đang hấp hối! Thật vậy, khuôn mặt trở nên vàng tái, người sốt cao. Tin tức về Bác Nghiêm bị bệnh nặng đã loan truyền toàn trại Xuân Phước và nhiều lời bàn tán “chắc Bác không qua khỏi”.


Sau khi được các Bác sĩ tù nhân chẩn đoán chính xác nhạc sĩ bị sốt rét rừng đến sốt ác tính. Phân trại chúng tôi đang ở rất xa với trại chính, sự liên lạc với gia đình cũng như thăm gặp là vô cùng trở ngại, khó khăn. Nơi Bác gái và các em Duyên Thơ, Thơ  Trinh…từng băng rừng vượt núi để gặp Nhạc sĩ mới thấu hiểu hết được đoạn trường của mỗi chuyến thăm nuôi.


Sốt ác tính nhưng không có thuốc đặc trị, thật là vô phương cứu chữa, tôi liền bàn với linh mục Lê Thanh Quế, dòng Tên, Ngài cũng đang bị sốt cao và nằm điều trị tại đây, tôi nói chúng ta chia bớt loại thuốc tốt nhất mà Nhà Dòng mới đưa lên để cứu Nhạc sĩ. Cha Quế rất vui vẻ, một cách kín đáo tôi cùng Y sĩ tù Nguyễn Văn Lượng, người gốc Phan Thiết, mang đến cho Bác uống liên tục, mấy ngày sau Nhạc sĩ khỏe lại và mối ân tình nầy với Dòng Tên, chắc Bác không bao giờ quên.


Bác Nghiêm rất thích cầu nguyện và mỗi lần gặp nhau, ngoài những chuyện thời sự, thơ văn, chúng tôi đều có ít phút cầu nguyện trước khi tiếng kẻng trại giam vang lên để tù nhân trở về phòng giam riêng. 


Bác luôn cầu nguyện cho các con của Bác được bình yên và trung thành với Chúa. Tôi chưa có gia đình và cầu nguyện cho Mẹ tôi được bình an. Tôi luôn có hình của Mẹ trong người.


Một hôm tôi giới thiệu đó là Mẹ tôi thời còn trẻ. Bác cảm động vô cùng và chỉ nói khi ra trại giam tôi sẽ đến thăm Bà Cụ. Nhạc sĩ nói cũng có Bà Mẹ và những lời ru ngọt ngào thật sự đã ảnh hưởng lên ông, lòng yêu âm nhạc đã gắn liền với nhạc sĩ tự bao giờ. Theo thời gian đúng như lời hứa Bác đã đến thăm gia đình chúng tôi khi trở về.


Theo diện HO, Bác và gia đình đến định cư tại Hoa Kỳ, sau đó một thời gian, Bác là người đầu tiên tôi gởi tác phẩm ra bên ngoài và nhờ lưu trữ. Đó là tác phẩm Biển Đỏ Việt Nam. Khi nhận được tác phẩm, Bác lấy làm mừng lắm nhưng cũng email về Việt Nam trong sự quan tâm đầy lo lắng cho sự an toàn của tôi. Bác đã đề nghị tôi tìm một tên khác thay cho tên thật và bút hiệu Nguyễn Quang xuất hiện từ đó.


Lời cầu nguyện qua lời nhạc Tôi Uớc Mơ Là Viên Than Hồng viết năm 86, 87 tại trại giam Xuân Phưóc, sau hơn 10 năm mòn mỏi trong tù, của chờ đợi, hy vọng và tuyệt vọng, qua một ca khúc khác “Khi Tôi Quỳ Nơi Chân Chúa”.


Lời cầu nguyện cũng là lời nguyền của chúng tôi một phần nào đã được thực hiện, chúng tôi ước mơ còn sống là còn sáng tác và tâm đắc nhất giữa chúng tôi trong tình bạn vong niên nầy nằm trong Tám Mối Phúc Thật từ Bài Giảng trên núi của Đấng Christ “Phúc cho những ai mang lại hòa bình trong anh em”. Ước mơ bình yên theo đuổi trong chúng tôi vì chính mình, gia đình và bạn hữu. Chúng con luôn hướng về quê hương và không bao giờ quên dân tộc mình.


Đức quốc, 4/8/2017


Nguyễn Quang


nguyenquang3000@gmail.com


http://vnqvn.blogspot.de/

30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10756)
Có tiếng điện thoại reo, từ phòng ngoài cô thư ký cho hay là có hai người cảnh sát muốn găp. Liền sau đó có tiếng gõ cửa. Vừa ngẫng mặt lên, Trọng thấy Thạch Hùng đứng chóang ngay trước cửa. Mặt anh ta hầm hầm, miệng lẩm bẩm hình như anh ta đang chửi thề với ai. Sau lưng Thạch Hùng là hai người cảnh sát Mỹ:
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12181)
Trong giai đoạn sau 1963, một sự kiện nữa cũng không thể bỏ qua: là vai trò của Phật giáo bỗng nổi bật hẳn lên trong đời sống của xã hội Miền Nam.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10724)
Nguyễn Hưng Quốc VOA 17.11.2014 Trong một cuộc tán gẫu về văn học quanh một bàn nhậu ở Việt Nam, dịp tôi về thăm nhà vào cuối năm 2000, một người nghe đâu cũng làm thơ hỏi tôi: "Nghe nói hình như anh có viết một cuốn sách về Võ Phiến?"
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10516)
Sau hơn ba mươi năm nghề thầy thuốc ông ta về hưu ở tuổi 69. Ông ở nhà lo cơm nước cho vợ. Chiều, vợ đi làm về, có sẵn một bữa cơm sốt canh nóng cho hai vợ chồng là tình nghĩa biết chừng nào. Đó là ước mơ và cũng là triết lý sống cuối đời của ông. Với ông, cái khó không phải là kỹ thuật nấu nướng, mà là ‘chất liệu’.
09 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11083)
Lời Phi Lộ: Trong hơn 1 tháng nay kênh truyền thông CNN hằng ngày làm sống lại nước Mỹ trong “Những Năm Sáu Mươi”của thế kỷ trước qua cuốn phim“The Sixties”. Những biến động của xã hội Mỹ vào thời khoản này đều được lồng trong khung cảnh của“Chiến Tranh Việt Nam”-VietNam War
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10835)
Sau bốn mươi năm lưu vong ở hải ngoại, bây giờ cũng chưa phải là muộn để tập thể người Việt tỵ nạn chúng ta ngỏ lời tri ân sâu sắc đến các quốc gia đã và đang bao dung người Việt tỵ nạn trong suốt hơn 4 thập niên qua: Úc, Mỹ, Pháp, Canada, Đức
30 Tháng Mười 2014(Xem: 12853)
02 Tháng Mười 2014(Xem: 13875)
E.E - Emprunt Empreinte - Mượn Dấu Thời Gian Nếu như những ánh sao băng có xẹt ngang bầu trời và để lại chút dấu thời gian....
23 Tháng Chín 2014(Xem: 10698)
Trải qua một thời gian khá dài sống ở vùng rừng núi thâm u này, tuy rằng năm nào đều có bão tuyết ùa tới trắng xóa rừng núi, nhưng chưa bao giờ tệ hại tàn bạo khủng khiếp như năm nay.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 10017)
Nơi O ở là nơi ta chưa đến O bảo rằng có tuyết trắng mùa đông Và mùa hạ nắng vàng hôn hoa lá
08 Tháng Chín 2014(Xem: 10535)
Nữ đạo diễn trẻ Hoàng Điệp của Việt Nam chia sẻ niềm vui và cả những gian nan sau khi bộ phim đầu tay của chị "Đập cánh giữa không trung" đoạt được giải thưởng Phim hay nhất ở Liên hoan Phim quốc tế Venice.
26 Tháng Tám 2014(Xem: 9840)
DUYÊN QUAN HỌ TRONG CÂU HÁT HỘI LIM
21 Tháng Tám 2014(Xem: 10451)
Ở tuổi 89, tác giả của ca khúc nổi tiếng "Dư âm" sống nghèo túng, bệnh tật và cô đơn trong căn nhà nhỏ giữa lòng Sài Gòn.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 9781)
Vì sao văn học Việt Nam vẫn không có những tác phẩm lớn? Đó là câu hỏi đã nhiều lần được đưa ra thảo luận trong những năm gần đây. Chưa nói đến những tác phẩm có tác động mạnh đến thế giới hoặc được thế giới biết đến nhiều, . . .
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 10575)
Năm em lên ba, bố tôi bỏ lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ lên đường tập kết. Tôi hơn em sáu tuổi. Chín tuổi con nhà nghèo khôn lắm, tôi đủ khôn để thấy khuôn mặt mẹ buồn hiu hắt, những tiếng thở dài và những giọt nước mắt âm thầm của mẹ trong đêm. Chín tuổi, tôi đã biết mình là người nam độc nhất trong gia đình, đã biết ẩm bồng đút cơm cho em và vỗ về em mỗi khi em khóc.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 9831)
Kính thưa anh chị em bằng hữu bốn phương. Sáu mươi năm về trước, đêm Genève cắt đôi nước Việt ở sông Bến Hải, ngoại trưởng quốc gia Việt Nam đã từ chối ký kết hiệp định và ngồi khóc cho một Việt Nam phân chia Nam Bắc. Tại miền Bắc tiểu bang California, chúng tôi đã trải qua một đêm chan chưa ân tình.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 10061)
Anh Nguyễn-Xuân Hoàng bệnh từ hơn một năm qua. Tôi quen anh Hoàng không qua văn học mà qua làng báo hải ngoại. Tuy nhiên giáo sư Nguyễn-Xuân Hoàng đã là một cái tên quen thuộc từ những năm tôi học trung học đệ nhị cấp, tức cấp ba ngày nay, ở Sài Gòn vào đầu thập niên 1970.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 11054)
Suốt mấy tuần qua, tin tức về bão lụt miền Trung bị tin về cái chết của tướng Võ Nguyên Giáp đè nén. Các bản tin về bão lụt miền Trung đi tin các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên- Huế đang đối diện với những cơn lũ quét mạnh mẽ sắp tràn xuống những khu vực hạ nguồn sau khi cơn bão rút đi. Mưa tích nước trên thượng nguồn các con sông lớn sẽ tràn bất ngờ gây lũ quét và đây là nguyên nhân gây thương vong và thiệt hại tài sản lớn cho người dân hơn chính cơn bão trực tiếp gây ra.