Chân dung hoạ sĩ Rừng

21 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 14424)

RỪNG, gã du tử trên đại lộ màu sắc

Đặng Phú Phong

Rừng là một tên tuổi quen thuộc trong giới văn nghệ và anh được nhắc đến như là một hoạ sĩ hơn là một nhà văn hay nhà thơ, mặc dù anh cũng đã góp mặt trong văn học một số tác phẩm thơ và văn ký tên Kinh Dương Vương, Dung Nham và nhiều bút hiệu khác. Ở đây tôi cũng chỉ xin nói đến Nguyễn Tuấn Khanh (tên thật), với một hoạ danh là Rừng.

Ham thích hội hoạ từ lúc hãy còn rất nhỏ, cho nên sau này nhìn lại đời mình anh đã có cảm nghĩ rằng trời đất hay còn gọi là định mệnh đã cho (hay bắt ? ) anh trở thành hoạ sĩ. Anh đã phải trốn gia đình để được đi học trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế. Và, nếu giải thích nhiều sự kiện, vấn đề theo thuyết định mệnh thì cái tên Rừng chính là sự báo trước cho một Hoạ sĩ Rừng có quá nhiều bí ẩn, rắc rối của đám rừng âm u gai góc, mặc dù anh giải thích rằng cái hoạ danh này là chữ thêm vào tên một người con gái, một người yêu mang tên một loài hoa. Rồi sau đó, cũng là một thứ định mệnh, tên người con gái đó phải được quên đi, nhường cho cái tên Rừng mang nhiều sắc thái tương phản, vừa hoang vu như khu rừng già ngàn năm vừa chằng chịt không lối không hàng của đám rừng non khó bước. Và đó cũng là tinh thần của những bức tranh của Hoạ sĩ Rừng.

Đây không phải là một bài nghiên cứu về Hoạ sĩ Rừng, nên người viết không chia từng chặng đường sáng tác, mà chỉ nêu vài điều nổi bật trong chuỗi dài sáng tác của anh. Tôi muốn nhắc đến thời kỳ sáng tác của Rừng trước 1975 với những bức tranh gói ghém tư tưởng phản kháng chiến tranh pha trộn những thứ đam mê , khao khát tình yêu. Có lẽ vì quá cưu mang và tự trang bị cho mình sự dấn thân ở từng mảng đời trong sư phi lý và đầy kịch tính của xã hội nên tranh của Rừng thường dùng màu thật nóng, thật mạnh và thật nhiều hình tượng khiến cho những hình tượng ấy thiếu không gian để thở, khiến cho người xem cũng ngộp thở theo. Cùng với một số hoạ sĩ cùng thời, hay các hoạ sĩ trong hội Hoạ Sĩ Trẻ ,mà anh là một thành viên, đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm khá thành công . Ở mỗi cuộc triển lãm tranh của anh đều có sắc thái riêng biệt, rất Rừng, và nhất là sự thay đổi trong chiều hướng sáng tác. Điều đó chứng tỏ Rừng rất chịu khó tư duy, luôn đi tìm cái mới cho tác phẩm của mình. Anh quan niệm con đường sáng tạo về nghệ thuật của anh như một con đường tu tập có nhiều thời kỳ và trong mỗi thời kỳ đều có nguyên nhân nội tại cùng với sự đưa đẩy của cơ duyên. Nhưng theo tôi thì Rừng quả là một người gan dạ dám đem cuộc đời cũng như sự nghiệp của mình ra làm vật thử nghiệm .

Từ một hoạ sĩ ảnh hưởng thật nhiều những hoạ sĩ Tây Phương như Van Goh, Gauguin, Cézanne, Dali, Picasso… anh đã thay đổi tư duy, cố gắng thoát ra để tìm thấy riêng mình. Người ta dễ dàng thấy sự mần mò tìm kiếm ấy qua những bức tranh anh gọi là “Phiêu Du Mộng Tưởng – "Ánh sáng và Bóng tối” đến “Trên Tầng Thanh Khí” và lần triển lãm lần nầy mang tên là Bát Quái hay còn gọi là Đen Trắng Đỏ. Những chủ đề đó nói lên được nỗi băn khoăn, ray rứt kiếm tìm một sự mới lạ cho tác phẩm của mình , cho dù sự “mới lạ” ấy có được sự chấp nhận của giới thưởng ngoạn, giới phê bình hay không. Trong phương diện này Rừng quả là một tay kiện tướng. Thật vậy rất nhiều hoạ sĩ đã không dám làm, có lẽ vì họ không có gan từ bỏ những cái đã giúp họ thành danh, có lẽ vì muốn bán được tranh, hoặc có lẽ thật đơn giản nhất là họ không còn biết sáng tác gì hơn nữa.

Trong chủ đề Bát Quái, Rừng muốn đưa triết lý Âm Dương trong Dịch vào hội hoạ một cách thật đậm nét qua ba màu đen trắng đỏ vì anh cho rằng: “…Dịch là biến động, đổi thay. Thay đổi liên tục, trở nên cái khác với cái đã có là bản chất của sự sáng tạo. Dịch là sáng tạo. Không biết có phải vì lẽ đó mà tôi nghĩ đến Âm Dương, đến Dịch đến Bát Quái…” Những bức tranh ba màu đen trắng đỏ và vô số đường ngoằn ngoèo nhìn như đường biểu thị của cơn địa chấn hay những bức tranh cách tân các hình Bát Quái khiến cho người xem có cảm giác nôn nao như đang chờ đợi một niềm vui nào đó sắp đến với mình.

rung_portrait_resize

Họa sĩ Rừng

gia_treo_co_-_tranh_rung_tel_424_675_0554_resize

Giá treo tranh cổ

me_dat_-_suu_tap_cua_lkt_resize

Mẹ Đất

 

24 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12261)
Văn học miền Nam, từ 1954 đến 1975, là một đóng góp và một thành tựu của văn học Việt Nam, trong một giai đoạn thuộc nửa sau thế kỷ XX. Nó chỉ tồn tại trong vòng 20 năm, nhưng nó đã là một tồn tại quan trọng và không thể thiếu của giai đoạn này.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10772)
Có tiếng điện thoại reo, từ phòng ngoài cô thư ký cho hay là có hai người cảnh sát muốn găp. Liền sau đó có tiếng gõ cửa. Vừa ngẫng mặt lên, Trọng thấy Thạch Hùng đứng chóang ngay trước cửa. Mặt anh ta hầm hầm, miệng lẩm bẩm hình như anh ta đang chửi thề với ai. Sau lưng Thạch Hùng là hai người cảnh sát Mỹ:
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12199)
Trong giai đoạn sau 1963, một sự kiện nữa cũng không thể bỏ qua: là vai trò của Phật giáo bỗng nổi bật hẳn lên trong đời sống của xã hội Miền Nam.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10754)
Nguyễn Hưng Quốc VOA 17.11.2014 Trong một cuộc tán gẫu về văn học quanh một bàn nhậu ở Việt Nam, dịp tôi về thăm nhà vào cuối năm 2000, một người nghe đâu cũng làm thơ hỏi tôi: "Nghe nói hình như anh có viết một cuốn sách về Võ Phiến?"
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10534)
Sau hơn ba mươi năm nghề thầy thuốc ông ta về hưu ở tuổi 69. Ông ở nhà lo cơm nước cho vợ. Chiều, vợ đi làm về, có sẵn một bữa cơm sốt canh nóng cho hai vợ chồng là tình nghĩa biết chừng nào. Đó là ước mơ và cũng là triết lý sống cuối đời của ông. Với ông, cái khó không phải là kỹ thuật nấu nướng, mà là ‘chất liệu’.
09 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11108)
Lời Phi Lộ: Trong hơn 1 tháng nay kênh truyền thông CNN hằng ngày làm sống lại nước Mỹ trong “Những Năm Sáu Mươi”của thế kỷ trước qua cuốn phim“The Sixties”. Những biến động của xã hội Mỹ vào thời khoản này đều được lồng trong khung cảnh của“Chiến Tranh Việt Nam”-VietNam War
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10855)
Sau bốn mươi năm lưu vong ở hải ngoại, bây giờ cũng chưa phải là muộn để tập thể người Việt tỵ nạn chúng ta ngỏ lời tri ân sâu sắc đến các quốc gia đã và đang bao dung người Việt tỵ nạn trong suốt hơn 4 thập niên qua: Úc, Mỹ, Pháp, Canada, Đức
30 Tháng Mười 2014(Xem: 12886)
02 Tháng Mười 2014(Xem: 13891)
E.E - Emprunt Empreinte - Mượn Dấu Thời Gian Nếu như những ánh sao băng có xẹt ngang bầu trời và để lại chút dấu thời gian....
23 Tháng Chín 2014(Xem: 10729)
Trải qua một thời gian khá dài sống ở vùng rừng núi thâm u này, tuy rằng năm nào đều có bão tuyết ùa tới trắng xóa rừng núi, nhưng chưa bao giờ tệ hại tàn bạo khủng khiếp như năm nay.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 10032)
Nơi O ở là nơi ta chưa đến O bảo rằng có tuyết trắng mùa đông Và mùa hạ nắng vàng hôn hoa lá
08 Tháng Chín 2014(Xem: 10558)
Nữ đạo diễn trẻ Hoàng Điệp của Việt Nam chia sẻ niềm vui và cả những gian nan sau khi bộ phim đầu tay của chị "Đập cánh giữa không trung" đoạt được giải thưởng Phim hay nhất ở Liên hoan Phim quốc tế Venice.
26 Tháng Tám 2014(Xem: 9860)
DUYÊN QUAN HỌ TRONG CÂU HÁT HỘI LIM
21 Tháng Tám 2014(Xem: 10473)
Ở tuổi 89, tác giả của ca khúc nổi tiếng "Dư âm" sống nghèo túng, bệnh tật và cô đơn trong căn nhà nhỏ giữa lòng Sài Gòn.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 9799)
Vì sao văn học Việt Nam vẫn không có những tác phẩm lớn? Đó là câu hỏi đã nhiều lần được đưa ra thảo luận trong những năm gần đây. Chưa nói đến những tác phẩm có tác động mạnh đến thế giới hoặc được thế giới biết đến nhiều, . . .
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 10600)
Năm em lên ba, bố tôi bỏ lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ lên đường tập kết. Tôi hơn em sáu tuổi. Chín tuổi con nhà nghèo khôn lắm, tôi đủ khôn để thấy khuôn mặt mẹ buồn hiu hắt, những tiếng thở dài và những giọt nước mắt âm thầm của mẹ trong đêm. Chín tuổi, tôi đã biết mình là người nam độc nhất trong gia đình, đã biết ẩm bồng đút cơm cho em và vỗ về em mỗi khi em khóc.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 9845)
Kính thưa anh chị em bằng hữu bốn phương. Sáu mươi năm về trước, đêm Genève cắt đôi nước Việt ở sông Bến Hải, ngoại trưởng quốc gia Việt Nam đã từ chối ký kết hiệp định và ngồi khóc cho một Việt Nam phân chia Nam Bắc. Tại miền Bắc tiểu bang California, chúng tôi đã trải qua một đêm chan chưa ân tình.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 10084)
Anh Nguyễn-Xuân Hoàng bệnh từ hơn một năm qua. Tôi quen anh Hoàng không qua văn học mà qua làng báo hải ngoại. Tuy nhiên giáo sư Nguyễn-Xuân Hoàng đã là một cái tên quen thuộc từ những năm tôi học trung học đệ nhị cấp, tức cấp ba ngày nay, ở Sài Gòn vào đầu thập niên 1970.