Pháp tăng cường hiện diện quân sự tại Châu Á

10 Tháng Sáu 20188:51 CH(Xem: 9174)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA  - THỨ HAI 11 JUNE 2018


Pháp tăng cường hiện diện quân sự tại Châu Á


Thanh Hà Đăng ngày 09-06-2018 Sửa đổi ngày 09-06-2018 16:28


image018Sơ đồ chiến dịch Không Quân PEGASE- Ảnh : Twitter Không Quân Pháp.Nguồn ; https://twitter.com/Armee_de_lair


Hải quân Mỹ và Trung Quốc không còn độc quyền tuần tra trong vùng biển Thái Bình Dương. Vì lợi ích chiến lược, quân sự và kinh tế, Paris liên tục tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực.


Hãng tin Pháp AFP ngày 09/06/2018 nhắc lại, cuối tháng 5/2018, Paris đã điều tàu chỉ huy đổ bộ Dixmude cùng với một chiếc tàu hộ tống tuần tra Biển Đông, nơi Trung Quốc khẳng định chủ quyền trên hơn 80 % diện tích.


Trong một cuộc hội đàm qua truyền hình hôm 07/06/2018, chỉ huy trưởng tàu Dixmude Jean Porcher cho biết đã tiến đến gần các đảo trong khu vực Trường Sa để "thu thập một số thông tin" và phía Pháp đã có một số trao đổi "nhã nhặn" qua radio với đội tàu của Trung Quốc hiện diện trong vùng, cho đến khi tàu của Pháp "ra khỏi khu vực" này.


Đến tháng 8/2018, Không Quân Pháp sẽ tập trận tại Đông Nam Á trong khuôn khổ chiến dịch Pegase. Ba chiến đấu cơ Rafale, máy bay tiếp liệu, máy bay vận tải của Pháp sẽ bay từ Úc đến Ấn Độ và sẽ dừng tại nhiều quốc gia là "những đối tác của Pháp trong khu vực".


Vẫn theo lời chỉ huy trưởng Porcher, chiến dịch Pegase nhằm "góp phần tăng cường sự hiện diện của Pháp trong khu vực vì lợi ích chiến lược".


Một nhà nhà quan sát khác được AFP trích dẫn nhắc lại trong chuyến công du Úc hồi tháng 4/2018, tổng thống Emmanuel Macron đã đề ra mục tiêu "xây dựng trục Ấn Độ -Thái Bình Dương để các quyền tự do giao thông trên biển và trên không phải được tôn trọng".


Tránh nêu đích danh Trung Quốc nhưng nguyên thủ Pháp nói rõ chủ đích nhằm ngăn ngừa mọi tham vọng "bá quyền".


Lời lẽ trên phản ánh mối lo ngại của Paris trước ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh ở Thái Bình Dương.


Chuyên gia Mỹ, Jonas Parello Plesner, thuộc viện nghiên cứu Hudson ghi nhận : Emmanuel Macron tỏ ra thực thế trước thách thức mà Trung Quốc đang đặt ra cho khu vực này. Đây là một sự thay đổi lớn so với các đời tổng thống Pháp trước, vốn bị lá bài kinh tế của Trung Quốc làm mê hoặc.


Thực ra chính sách của Paris trên hồ sơ này đã bắt đầu thay đổi từ năm 2014. Hải Quân Pháp thường xuyên tuần tra ở Biển Đông để thể hiện quyết tâm bảo vệ quyền tự do hàng hải.


Năm 2016, bộ trưởng Quốc Phòng Pháp, Jean-Yves Le Drian từng kêu gọi châu Âu "hiện diện thường xuyên trong các vùng biển châu Á".


Paris một mặt không chấp nhận kịch bản "chuyện đã rồi" trước những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc. Mặt khác, Ấn Độ -Thái Bình Dương cũng là một vùng biển mà Pháp có nhiều quyền lợi cần bảo vệ. Đây là nơi Pháp có 5 vùng lãnh thổ hải ngoại, một triệu rưỡi công dân Pháp sinh sống, và có tới 9 triệu cây số vuông thuộc về vùng đặc quyền kinh tế của Pháp.


Chẳng vậy mà phát biểu tuần qua tại diễn đàn an ninh châu Á Shangri-La ở Singapore, bộ trưởng Quân Lực Florence Parly tuyên bố Ấn Độ-Thái Bình Dương "cũng là ngôi nhà của chúng ta".


Chuyên gia về khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp, bà Valérie Niquet, nhìn nhận : đành rằng trong khu vực, Mỹ đóng vai trò hàng đầu để ngăn chận tham vọng chủ quyền của Trung Quốc, nhưng việc một cường quốc như là Pháp và cũng là thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc gia tăng sự hiện diện quân sự là việc làm "hữu ích". Không phải "tình cờ" mà Paris đã có những "hành động cụ thể" như vừa nêu.


Bên cạnh những tính toán về chiến lược, Pháp còn phải bảo vệ những quyền lợi kinh tế và thương mại sau khi đã thu về nhiều hợp đồng quân sự quan trọng với các đối tác châu Á, kèm theo đó là những hoạt động hợp tác an ninh như với New Delhi và Canberra.


Pháp bán 36 chiến đấu cơ Rafale cho Ấn Độ, còn Úc thì đặt mua 12 tàu ngầm của Pháp. Chuyên gia Niquet, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược, kết luận : Những hợp đồng quân sự đó cũng là yếu tố khiến Paris tỏ lập trường cứng rắn hơn trên hồ sơ nhạy cảm này./


image028

Mẫu hạm trực thăng của Pháp.


+++++++++++++++++++++++++++++++++


TIN LIÊN QUAN:


Shangri-La 2018: khởi điểm chiến lược


- Ấn Độ Dương - Đông Hải - Thái Bình Dương


- Chiến hạm Pháp ghé cảng Sàigon / Chiến hạm Anh vào Biển Đông thực thi 'quyền tự do đi lại'


- Ấn Độ cụ thể hóa chiến lược Đông Nam Á thách thức Trung Quốc
16 Tháng Tư 2017(Xem: 8878)
Thời báo Hoàn Cầu ngày 13/4 đưa tin, hôm qua 12/4 Nhân Dân nhật báo, đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đồng loạt đưa tin về một cuộc tập trận bắn đạn thật với nội dung chính là đổ bộ chiếm đảo trên Biển Đông "diễn ra gần đây".
13 Tháng Tư 2017(Xem: 9937)
Ông Duterte: « Vì tình hữu nghị với Trung Quốc, và vì chúng ta đề cao tình hữu nghị này, tôi sẽ không đến cắm cờ Philippines nữa. Tôi sẽ không đến bất kỳ hòn đảo nào thuộc quần đảo Trường Sa ». Hải đồ: chấm xanh: Philippines; chấm vàng: Việt Nam; chấm đỏ: Trung Quốc. VĂN HÓA MAP
09 Tháng Tư 2017(Xem: 8883)
Tổng thống Philippines phát biểu tại một căn cứ quân sự trên đảo Palawan ngày hôm qua 6/4: "Có vẻ như tất cả các bên đang cố gắng để lấy quần đảo này. Chúng ta hãy đòi lại những gì là của mình bây giờ, và dựng một tiền đồn mạnh ở đó, nơi thuộc về chúng ta. Hiện có rất nhiều hòn đảo, tôi nghĩ là 9 hoặc 10. Chúng ta hãy đặt các cấu trúc và cắm cờ Philippines ở đó". [1] Còn theo Reuters, ông Rodrigo Duterte nói rằng: "Những cấu trúc còn trống là của chúng ta. Chúng ta hãy sống ở đó.
04 Tháng Tư 2017(Xem: 10264)
Theo thuyền trưởng Nguyễn Văn Mười, lúc 20 giờ ngày 11/3, ông Mười cùng 12 lao động đang hoạt động trên biển thì bị một chiếc tàu vỏ gỗ (không rõ quốc tịch) tấn công, nổ súng bắn xối xả về phía tàu của ông Mười.
26 Tháng Ba 2017(Xem: 10458)
Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam đã đánh giá cao sự đóng góp quan trọng của Hạm đội trong thực hiện Thỏa thuận tuần tra liên hợp mà Tư lệnh Hải quân hai nước đã ký năm 2005, góp phần duy trì trật tự, an ninh, hòa bình, ổn định trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Tư lệnh Hải quân Việt Nam nhất trí với đề nghị của Tư lệnh Hạm đội Nam Hải, mong muốn Hạm đội Nam Hải cùng với các lực lượng của Hải quân Việt Nam thực hiện tốt hơn nữa tuần tra liên hợp để xây dựng vùng biển Vịnh Bắc Bộ hòa bình, ổn định, phục vụ lợi ích cho nhân dân hai nước.
09 Tháng Ba 2017(Xem: 10376)
Hãng tin Pháp AFP nhắc lại cả Trung Quốc và Philippines cùng khẳng định chủ quyền tại Benham Rise là Reed Bank (tức Bãi Cỏ Rong). Về câu hỏi tàu Trung Quốc hiện diện trong vùng biển của Philippines để làm gì, bộ trưởng Quốc Phòng Lorenzano trả lời một cách gián tiếp là Manila có được một số thông tin cho rằng các tàu của Trung Quốc đang “tìm kiếm địa điểm để đặt tàu ngầm”.
05 Tháng Ba 2017(Xem: 9468)
Sự việc xảy ra chỉ ít ngày sau khi Trung Quốc hôm 27/2 công bố việc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ 12h ngày 1/5 đến 16/8 trong phạm vi từ 12 độ vĩ Bắc đến vịnh Bắc Bộ và "giao tuyến hải vực Mẫn Áo", là diện tích bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.
19 Tháng Hai 2017(Xem: 10107)
Một đơn vị hải chiến của Mỹ, gồm chiến đấu cơ và hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson bắt đầu tuần tra tại Biển Đông từ ngày 18/02/2017. Hải quân Mỹ thông báo tin này vài ngày sau khi Bắc Kinh cảnh cáo Washington không nên thách đố chủ quyền biển đảo của Trung Quốc. Tại Biển Đông, cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc vừa kết thúc, Mỹ đưa một hải đội tác chiến vào vùng.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 9854)
Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á AMTI, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS tại Washington, hôm qua, 08/02/2017, cho biết là Trung Quốc hiện đang nắm 20 tiền đồn trên quần đảo Hoàng Sa và đã mở rộng các cơ sở quân sự trên 8 đảo.
05 Tháng Hai 2017(Xem: 10713)
Chính quyền mới tại Hoa Kỳ sẽ tiếp cận vấn đề Biển Đông như thế nào đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận, khi ông Rex Tillerson chính thức được Thượng viện Mỹ thông qua đề cử làm Ngoại trưởng Mỹ.
24 Tháng Giêng 2017(Xem: 10957)
Vào năm 1956, Không lực Mỹ từng bí mật lập một trạm thu thập dữ liệu radar tại một hòn đảo ở rạn Nguy Hiểm phía Bắc, thuộc cụm Song Tử trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trang tin của Căn cứ không quân Malmstrom (bang Montana, thuộc Không lực Mỹ) ngày 5.1 vừa qua đăng bài về sự việc xảy ra hơn 60 năm trước, qua lời kể của cựu binh Bob Cunningham.
15 Tháng Giêng 2017(Xem: 10638)
Vào năm 1956, Không lực Mỹ từng bí mật lập một trạm thu thập dữ liệu radar tại một hòn đảo ở rạn Nguy Hiểm phía Bắc, thuộc cụm Song Tử trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
12 Tháng Giêng 2017(Xem: 10595)
Ngày 10/1, ông Trần Thắng (Việt kiều Mỹ) đã đến trao tặng cho UBND huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) tấm bản đồ có tên Partie de la Cochinchine của Phillipe Vandermaelen (người sáng lập Viện Địa lý hoàng gia Bỉ xuất bản bộ Atlas Thế giới nổi tiếng) vẽ.
08 Tháng Giêng 2017(Xem: 11227)
Với một hạm đội chỉ có 20 chiến hạm, như thế, rõ ràng Bắc Kinh đã bỏ xa Hà Nội trong cuộc thủy chiến...
03 Tháng Giêng 2017(Xem: 9892)
Được thành lập từ những năm 1970, lực lượng này không ngừng được nhân rộng. Một báo cáo năm 1978 ước tính rằng Dân Quân Biển Trung Quốc bao gồm 750.000 người và 140.000 tàu.