Ông Duterte: cứ để dành Phán quyết đấy, sẽ hành động nếu Trung Quốc...

02 Tháng Giêng 20175:49 CH(Xem: 10053)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  02   JAN 2017


Ông Duterte: cứ để dành Phán quyết đấy, sẽ hành động nếu Trung Quốc...


Hồng Thủy 30/12/16


 (GDVN) - Duterte là một người thực tế, không hề viển vông khi xác quyết rằng: chỉ có Mỹ mới đủ sức mạnh ngăn Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.


Đài CNN phiên bản Philippines ngày 30/12 đưa tin, hôm thứ Năm 29/12 Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã trả lời phỏng vấn đài này và cho biết, Manila sẽ có biện pháp phản ứng nếu Trung Quốc khai thác tài nguyên bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.


Ông sẽ giữ Phán quyết Trọng tài trong suốt nhiệm kỳ của mình, chứ quyết không thể "để lâu hóa bùn".


Khi được hỏi chính phủ Philippines có thể làm điều đó trong hoàn cảnh nào, ông Duterte cho biết: "Khi các tài nguyên khoáng sản của chúng tôi bị thất thoát ra ngoài".


Tổng thống Rodrigo Duterte nói, ông sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc, nhưng ông sẽ không ngồi yên nếu Bắc Kinh đơn phương khai thác bãi cạn Scarborough.


image061

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, ảnh: PPD/Ace Morandante

Tuy nhiên, đề xuất hợp tác khai thác chung với Trung Quốc ở Scarborough vấp phải sự phản đối gay gắt từ một số chuyên gia.


Luật sư Antonio Carpio, một trong những chuyên gia hàng đầu về hàng hải của Philippines cho rằng, bất cứ hoạt động "hợp tác khai thác chung" nào với nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines đều là hành động vi hiến.


Trong khi đó Tổng thống Rodrigo Duterte nói rõ, Philippines có rất ít lựa chọn:


"Tôi chỉ có hai sự lựa chọn, tôi giành được Phán quyết Trọng tài, là một thắng lợi. Sau đó tôi sẽ buộc phải thực hiện nó, tôi sẽ giành lại quyền kiểm soát Scarborough.


Tôi sẽ phải đòi quyền tối thượng của mình ở đó, hoặc bằng luật pháp, hoặc bằng chiến tranh.


Nói chuyện về nó bây giờ - các nguồn lực đến từ vùng biển này, liệu có phải tốt hơn không?"


Ông Rodrigo Duterte chuyển hướng cuộc phỏng vấn sang Hoa Kỳ. Ông cho rằng Mỹ đã hành động quá muộn khi nhận được báo cáo Trung Quốc đang xây dựng các tiền đồn quân sự ở vùng biển tranh chấp.


Tổng thống Philippines hy vọng, Washington cần làm nhiều hơn để ngăn chặn xu thế bành trướng của Trung Quốc xuống Biển Đông:


"Tại sao khi đó Mỹ không tiếp cận Trung Quốc và nói: này, đây là vùng biển quốc tế không ai có quyền sở hữu riêng, các anh đang chống lại luật pháp quốc tế bằng cách xây dựng đảo nhân tạo ở đó?


Bây giờ tình hình đã leo thang, họ lại muốn chúng tôi bắt đầu một âm mưu". [1]


Cùng tường thuật về câu chuyện này, tờ Philstar ngày 30/12 cho biết, ông Rodrigo Duterte nói với CNN Philippines: 


"Trung Quốc có sẵn sàng nói chuyện với tôi bây giờ hay không? Nếu họ không, thì tôi chưa sẵn sàng".


Duterte nói rằng, ông không có ý định tích cực theo đuổi việc ép Trung Quốc thực hiện bằng được Phán quyết Trọng tài, bởi nước duy nhất có sức mạnh làm được điều này là Hoa Kỳ.


Khi được hỏi ông có lo ngại về việc Trung Quốc đã quân sự hóa Biển Đông hay không, Tổng thống Duterte cho biết:


"Không. Bởi vì nếu nó thực sự là một mối lo ngại nghiêm trọng, thì Hoa Kỳ cần phải dẫn đầu trong việc ngăn chặn nó.


Tôi đã nói ngay từ đầu, khi tàu Trung Quốc bắt đầu bơm cát bồi đắp đảo nhân tạo, tại sao giới hoạch định chính sách Mỹ không phản ứng?" [2]


Người viết nhận thấy, những phát biểu này của Tổng thống Rodrigo Duterte hoàn toàn nhất quán và không có mâu thuẫn gì với Phán quyết Trọng tài hay việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Philippines ở Biển Đông.


Hơn thế, những phản ứng và bình luận này còn cho thấy sự linh hoạt, mềm dẻo, khôn khéo và hiệu quả của ông Duterte trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia mình, dân tộc mình.


Duterte là một người thực tế, không hề viển vông khi xác quyết rằng: chỉ có Mỹ mới đủ sức mạnh ngăn Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, cũng chỉ có Mỹ mới ép được Trung Quốc tuân thủ Phán quyết Trọng tài.


Sẽ là mang trứng chọi đá nếu tìm cách giành lại Scarborough từ tay Trung Quốc bằng vũ lực. Ngăn không để Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Scarborough là điều khả dĩ nhất có thể.


Ngăn bằng cách nào nếu không phải là tìm cách hạ nhiệt căng thẳng, kéo Trung Quốc vào bàn đàm phán? Cho dù chưa biết ngày nào bắt đầu, đàm phán nội dung gì, tính khả thi đến đâu, nhưng cứ ngồi xuống nói chuyện được với nhau cái đã. 


Chắc chắn kéo Trung Quốc lại sẽ hiệu quả hơn nhiều, tạo cớ cho Trung Quốc leo thang xây đảo nhân tạo ở Scarborough sẽ là sai lầm không thể sửa chữa.


Tài liệu tham khảo:


[1]http://cnnphilippines.com/news/2016/12/30/Duterte-South-China-Sea.html


[2]http://www.philstar.com/headlines/2016/12/30/1658055/us-should-have-stopped-chinese-expansion-scs


Hồng Thủy

25 Tháng Chín 2016(Xem: 9832)
- Cho dù Donald Trump hay Hillary Clinton trở thành Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ vào năm tới, làm thế nào để tái khẳng định sức mạnh Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn là điều quan trọng. - Người mà vị Tổng thống thứ 45 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ có thể "chọn mặt gửi vàng" chính là ông Joko Widodo, Tổng thống Indonesia.
21 Tháng Chín 2016(Xem: 10387)
Theo quan sát, có tất cả năm cấu trúc mới xuất hiện ở bờ biển phía tây đảo Ba Bình. Trong đó bốn cấu trúc hình chữ Y đã được xây xong và bao quanh một cấu trúc hình tròn ở giữa vẫn đang trong quá trình xây dựng. Các công trình kiên cố này có chiều cao khoảng 3 hoặc 4 tầng, SCMP ước tính.
18 Tháng Chín 2016(Xem: 9636)
"Bắc Kinh đang rình rập thời cơ để chiếm lĩnh bãi cạn Scarborough của Philippines, một tử huyệt của Biển Đông. Thời điểm lý tưởng nhất là khi cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đi vào giai đoạn cuối, khi toàn thể công luận và chính giới Mỹ bị thu hút vào trận đấu quyết liệt giữa Hillary Clinton và Donald Trump ngày 08/11/2016".
11 Tháng Chín 2016(Xem: 10049)
Ngày 07/09/2016, ngày đầu tiên của Thượng đỉnh ASEAN tại Vientiane, phái đoàn Philippines đã bất ngờ khai hỏa. Quả pháo đầu tiên của Philippines là trình bày các tấm không ảnh chụp bên trên vùng bãi cạn Scarborough bị Hải Quân Trung Quốc lấn chiếm vào năm 2012.
09 Tháng Chín 2016(Xem: 10021)
"Hôm 07/09/2016 tại Vientian, phái đoàn Philippines tham dự Thượng đỉnh ASEAN công bố bằng chứng tố cáo Trung Quốc bí mật xây thêm đảo nhân tạo ở Biển Đông. Theo Manila, nhiều không ảnh cho thấy nhiều tàu Trung Quốc chuẩn bị xây đảo nhân tạo trên bãi đá ngầm Scarborough, chỉ cách đảo chính Luzon 230 km".
06 Tháng Chín 2016(Xem: 11023)
Hậu chấn PCA-Kết quả G-20 “Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc không công nhận phán quyết của tòa [PCA].”
04 Tháng Chín 2016(Xem: 9539)
« Đẩy mạnh tăng trưởng, trao đổi mậu dịch và đầu tư trong một nền kinh tế mở rộng ». Đó là nội dung chính diễn văn khai mạc thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu (Hangzhou) chiều ngày 04/09/2016 của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình".
28 Tháng Tám 2016(Xem: 9980)
Diễn biến bất thường ở biển Darwin Úc: “Tập trận Kowari 2016” sẽ được cả ba cường quốc quân sự này tiến hành tại Darwin, Úc, từ ngày 01-11/09/2016.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 11324)
Hợp đồng thăm dò dầu khí của tập đoàn quốc gia Ấn Độ OVL (ONGC Videsh Ltd - OVL) tại Biển Đông hết hạn vào tháng 6/2016. Nhưng vì quyền lợi địa chính trị của hai bên, Việt Nam lập tức gia hạn hợp đồng để Ấn Độ tiếp tục hiện diện trong khu vực bị Trung Quốc tranh giành chủ quyền.
21 Tháng Tám 2016(Xem: 10134)
- "Theo hãng tin AP, đêm hôm qua, 17/08/2016, tổng thống Duterte đã nói với các phóng viên rằng ông chỉ muốn nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông trong các cuộc thảo luận riêng với các lãnh đạo Trung Quốc, vì theo ông, làm ầm ĩ chuyện này chỉ khiến Trung Quốc thêm thù nghịch". - Trong lúc đó: Bản tin của Reuters ghi nhận là Việt Nam đã cho chuyển các giàn phóng tên lửa EXTRA (còn được gọi là pháo phản lực) ra năm căn cứ tại Trường Sa « trong những tháng gần đây..., được giấu kín để khỏi bị phát hiện từ trên không và cho tới nay chưa được nạp tên lửa hay đạn pháo, nhưng có thể sẵn sàng tác chiến trong vòng 2-3 ngày ». Ảnh bên: Song Tử Tây by LYKIENTRUC.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 12575)
"Nếu Việt Nam triển khai các loại tên lửa mới nhất để nhắm vào Trung Quốc thì đó là một sai lầm khủng khiếp. Chúng tôi hy vọng Việt Nam hãy nhớ về quá khứ và rút ra một số bài học từ lịch sử," tờ Global Times cho biết.
11 Tháng Tám 2016(Xem: 12251)
"Băng cháy hay còn gọi là methane hydrate, được hình thành từ khí methane nén chặt trong băng bên dưới đáy biển. Nó là nguồn năng lượng khổng lồ. Cứ một m3 băng cháy chứa khoảng 164 m3 khí đốt tự nhiên vì nó ở thể nén".
09 Tháng Tám 2016(Xem: 10436)
"Tờ Tin tức Tham khảo, một phụ san của Tân Hoa Xã ngày 6/8 đưa tin, trong hội nghị thượng đỉnh Trung - Nga bên lề G-20 tại Hàng Châu đầu tháng Chín tới sẽ có "tin mừng", Bắc Kinh và Moscow có thể thành lập một tòa án quốc tế cho khu vực Âu - Á".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 10259)
"Nhật Bản nói Trung Quốc đã đưa đội tàu gồm hơn 230 chiếc, hầu hết là tàu đánh cá, vào sát vùng nước do Nhật kiểm soát ở Biển Hoa Đông".
01 Tháng Tám 2016(Xem: 9695)
"Trong bối cảnh Bắc Kinh lớn tiếng bác bỏ phán quyết quốc tế và tái khẳng định chủ quyền Trung Quốc trên vùng biển đang tranh chấp, việc Nga đồng ý tham gia tập trận đã đặt ra câu hỏi về ý định thực thụ của Mátxcơva".
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 9873)
“Phán quyết của Toà Trọng tài PCA đã làm rõ rất nhiều thứ trên giấy tờ, nhưng không có gì thay đổi trên thực địa cả. Đừng trông đợi bất cứ thay đổi kịch tính nào trong vấn đề Biển Đông phức tạp".
25 Tháng Bảy 2016(Xem: 9942)
Việc rút HQ-9 được tiến hành chỉ hai ngày trước khi Tòa trọng tài thường trực quốc tế ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 10134)
- Tân Hoa Xã ngày hôm 19/07/ đưa tin, trong cuộc gặp tư lệnh hải quân Mỹ, đô đốc John Richardson, tại Bắc Kinh vào hôm qua, tư lệnh hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đã tuyên bố : « Chúng tôi sẽ không bao giờ ngưng việc xây dựng tại Nam Sa nửa chừng. Quần đảo Nam Sa là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc, nhu cầu xây dựng của chúng tôi là hợp lý và hợp pháp ». - Ảnh bên: Máy bay hãng hàng không Hainan Airlines, ngày 13/07/2016 hạ cánh xuống sân bay mà Trung Quốc vừa xây dựng trên bãi đá Subi trong quần đảo Trường Sa.REUTERS/Stringer.