Biển Đông Nam Á: "Chia đôi, chia tam, chia tứ ... hay chia như thế nào?"

03 Tháng Bảy 20169:21 CH(Xem: 9363)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 04  JULY 2016

Sputnik Nga cổ súy Mỹ rời khỏi Biển Đông, để các nước "quy thuận" Trung Quốc?

(GDVN) - Bắc Kinh biết ai đó thất thế phải quỵ lụy mình thì không có chuyện đối phương ngồi cùng mâm, cùng chiếu với họ mà chỉ có thể đóng vai trò "đối tác chiếu dưới".

Tờ báo Nga Sputnik News ngày 1/7 đưa tin, trong lúc Trung Quốc tham gia cuộc tập trận chung lớn nhất thế giới RIMPAC do Hoa Kỳ tổ chức bắt đầu từ ngày hôm qua 30/6, nhà phân tích chính trị Alexander Mercouris đã tham gia thảo luận với đài Sputnik về nguy cơ xung đột ở Biển Đông và các kịch bản có thể xảy ra.

Theo Sputnik, Alexander Mercouris là một nhà quan sát quốc tế ở London, Anh quốc. Ông đặc biệt quan tâm đến Nga và pháp luật, thường xuyên bình luận trên truyền hình và tham dự các hội thảo.


image040

Alexander Mercouris trả lời phỏng vấn đài Russia Today, ảnh: The Telegraph.

Alexander Mercouris có 12 năm làm việc tại Tòa án Tư pháp Hoàng gia ở London với vai trò một luật sư chuyên về quyền con người và hiến pháp.

Biện bạch cho Trung Quốc, đổ tội cho Hoa Kỳ.

Cuộc tập trận RIMPAC năm nay theo Alexander Mercouris đã làm nổi bật những mâu thuẫn ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và Washington: "Một mặt, Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng trở nên đối đầu với nhau ở Biển Đông và các nơi khác. Mặt khác, họ không muốn phải xác định rõ ràng là kẻ thù của nhau trong thời điểm hiện tại."

Theo ông, sự tham gia của Trung Quốc vào RIMPAC năm nay rõ ràng là một sự thỏa hiệp. Rất nhiều quan điểm ở Mỹ xem Trung Quốc là kẻ thù, điển hình như Thượng nghị sĩ John McCain "chống Trung Quốc suốt đời".

Alexander Mercouris bình luận, còn về phần mình, Trung Quốc không coi Hoa Kỳ là kẻ thù. Từ những năm 1970 Bắc Kinh đã thông qua chính sách "giấu mình chờ thời" và xác định không thách thức quyền bá chủ của Mỹ. Bắc Kinh đang tập trung vào phát triển kinh tế, địa chính trị nhiều hơn.

"Trung Quốc đang trở thành một quốc gia ngày càng mạnh mẽ. Họ vẫn chưa phải cường quốc toàn cầu như Hoa Kỳ. Vì vậy người Trung Quốc đã nhiều lần chỉ ra rằng, họ đang chuẩn bị để làm việc trong một hệ thống do Mỹ dẫn đầu", Alexander Mercouris nói.

Ông cho rằng, vấn đề đối với Washington là nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc có thể một ngày nào đó sẽ vượt qua Mỹ. Điều này đã dẫn đến cuộc xung đột ở Biển Đông, nơi Mỹ đã đẩy Bắc Kinh vào một bế tắc quân sự.

"Chính là Mỹ tự đưa mình vào các xung đột ở Biển Đông. Chính Mỹ đã cố gắng thành lập một "đường dây" giữa các nước Thái Bình Dương và họ đang rõ ràng chống lại Trung Quốc, mặc dù không ai nói ra. Chiến lược Mỹ xoay sang châu Á là để kiềm chế Trung Quốc. Và dĩ nhiên chính Mỹ đang thổi phồng mối đe dọa với Trung Quốc.

Tuy nhiên sẽ là vấn đề nếu Mỹ coi việc biến Trung Quốc thành kẻ thù sẽ giúp họ duy trì vị trí thống trị của mình. Rất khó có thể xem Trung Quốc đang thực sự gây bất ổn như thế nào ở Thái Bình Dương, người Mỹ nên xem lại cách tiếp cận của họ với châu Á.

Nếu một nước bên ngoài khu vực như Mỹ ra khỏi đây, tất cả các nước trong khu vực từng có một mối quan hệ lịch sử lâu dài với Trung Quốc cuối cùng cũng sẽ đi đến một thỏa hiệp với Trung Quốc. Nếu Mỹ can thiệp vào các cuộc tranh chấp sẽ làm cho mọi chuyện trở nên tồi tệ và kéo dài", Alexander Mercouris bình luận.

Lập luận mâu thuẫn bộc lộ ý đồ 

Cá nhân người viết cho rằng, Alexander Mercouris chính xác khi nhận định, cuộc tập trận RIMPAC năm nay có sự tham gia của Bắc Kinh rõ ràng là một sự thỏa hiệp giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ. Có lẽ đây là nhận định duy nhất của vị luật sư này đúng với những gì đang diễn ra trên thực tế. Còn lại những lập luận của ông hết sức phiến diện, chỉ nhằm bao che cho các hành vi bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Thứ nhất, việc nói Thượng nghị sĩ John McCain "chống Trung Quốc" suốt đời mà không đưa ra bằng chứng e rằng hơi khiên cưỡng, thành kiến và có phần quy chụp cho ông.

Cá nhân người viết theo dõi thấy, Thượng nghị sĩ John McCain là người đấu tranh mạnh mẽ chống các hành vi bành trướng, phiêu lưu quân sự, chà đạp luật pháp quốc tế mà Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông chứ không phải "chống Trung Quốc".

Thứ hai, luận điểm Alexander Mercouris cho là Mỹ xác định Trung Quốc là kẻ thù, còn Bắc Kinh thì ngược lại, là không thuyết phục. Về mặt các tuyên bố chính thức từ quan chức và truyền thông nhà nước hai phía, Hoa Kỳ luôn khẳng định tôn trọng và mong muốn Trung Quốc trỗi dậy hòa bình, trở thành cường quốc có trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, ổn định, trật tự và luật pháp quốc tế hiện đại.

Ngược lại, Trung Quốc luôn tuyên truyền Mỹ "leo thang quân sự hóa Biển Đông" khi nước này thực hiện các hoạt động tuần tra bảo vệ tự do, an ninh hàng hải, hàng không ở Biển Đông, bảo vệ hòa bình ổn định và luật pháp quốc tế trong khu vực.

Trong khi đó Biển Đông là một trong những vùng biển quan trọng có các tuyến hàng hải thương mại trọng yếu huyết mạch đi qua, nơi Mỹ có lợi ích cốt lõi.

Tuy nhiên Bắc Kinh tìm mọi cách để hất Washington khỏi đây để một mình một chiếu, dễ bề thao túng. Cái gọi là "giấu mình chờ thời" của Đặng Tiểu Bình dường như đã bị ông Tập Cận Bình quẳng vào sọt rác từ khi lên nắm quyền. (2013)

Nhận xét của Alexander Mercouris rằng Bắc Kinh vẫn chỉ đang tập trung phát triển kinh tế, địa chính trị, chấp nhận trong "khuôn khổ toàn cầu do Mỹ dẫn đầu" cho thấy, một là ông không hề biết chuyện Tập Cận Bình có ý muốn "chia đôi Thái Bình Dương" với Barack Obama từ tháng 6/2013?

Hai là ông không hề biết cho đến nay Trung Quốc tìm mọi cách tuyên truyền về "quan hệ 2 nước lớn mô hình mới" bằng vai phải lứa với Hoa Kỳ nhưng Washington chưa bao giờ thừa nhận?

Những hành vi leo thang quân sự hóa Biển Đông, bồi đắp các đảo nhân tạo, kéo tên lửa máy bay ra khu vực Trung Quốc nhảy vào tranh chấp (và chiếm đóng bất hợp pháp) ở Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), bẻ cong và "giải thích lại" luật pháp quốc tế theo kiểu Trung Quốc để có lợi cho tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, liệu luật sư Alexander Mercouris có biết không và ông giải thích nó thế nào?

Đặc biệt là việc Trung Quốc thúc đẩy hiện thực hóa đường lưỡi bò bành trướng nhằm "liếm trọn Biển Đông" đã buộc Tòa sẽ có phán quyết vào ngày 12/7 tới, nhưng cho đến nay Bắc Kinh vẫn khăng khăng chối bỏ vai trò, phán quyết của PCA được thành lập đúng theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 mà Trung Quốc là một thành viên.

Là một nhà quan sát quốc tế, đặc biệt lại là một luật sư làm việc ở quốc gia hàng đầu về luật như Anh quốc, nếu nói Alexander Mercouris không biết gì về vụ kiện này và phán quyết sắp tới thì không thể tin được. Nếu ông biết mà vẫn tuyên truyền té nước theo mưa đi sau Bắc Kinh thì phải giải thích thế nào đây?

Thứ ba, với đoạn kết của bài báo trên Sputnik News hômm nay, dường như Alexander Mercouris đang hỗ trợ Bắc Kinh trong việc tung hỏa mù dư luận tuyên truyền ở những nước đang có nhiều mâu thuẫn với Mỹ, đồng thời lại khát tiền Trung Quốc như Nga.

Phải chăng Alexander Mercouris và Sputnik News muốn hất Mỹ khỏi Biển Đông để các nước trong khu vực "quy thuận Trung Quốc"? 

Tuy nhiên người viết cho rằng, điều này chỉ có trong giấc mơ và chỉ lừa gạt được một số ít người thiếu thông tin, hoặc chỉ được cung cấp thông tin không chính xác từ Trung Quốc mà thôi.

Chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng thống Vladimir Putin cho thấy, Moscow dường như đang quá cần Bắc Kinh trên cả phương diện kinh tế lẫn chiến lược, muốn hình thành một "mặt trận chống Mỹ và phương Tây".

Nhưng tiếc rằng khi động đến tiền bạc, Trung Quốc không hào phóng như những gì họ tuyên bố. Dự án cung cấp khí đốt 400 tỉ USD vẫn còn "đắp chiếu", 30 thỏa thuận Nga vừa ký kết với Trung Quốc chủ yếu mới là hiệp định khung, khi nào Trung Quốc giải ngân còn chưa biết. Đó là thực tế.

Cuộc tập trận RIMPAC năm nay có sự tham gia của Trung Quốc thiết nghĩ nên được xem là một lời cảnh báo đối với Nga chứ không chỉ dừng lại ở thỏa thiệp Trung - Mỹ đơn thuần. Trung Quốc và Nga hợp tác an ninh trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, nhưng Trung Quốc cũng hợp tác với Mỹ trong khuôn khổ RIMPAC. Nói cách khác, Bắc Kinh vẫn "hai mang".

Khi bỏ cả trứng vào một giỏ thì rủi ro rất lớn, khi Bắc Kinh biết ai đó thất thế phải quỵ lụy mình thì không có chuyện đối phương ngồi cùng mâm, cùng chiếu với họ mà chỉ có thể đóng vai trò "đối tác chiếu dưới", bởi hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn. Những lời có cánh vẫn chỉ là chót lưỡi, đầu môi.

Hồng Thủy  01/07/16

10 Tháng Năm 2016(Xem: 11419)
Ts Trần Công Trục: Âm mưu của Đài Loan "Ngày 10/5 hãng thông tấn Reuters đưa tin, có khả năng PCA sẽ "trì hoãn" việc ra phán quyết vụ kiện của Philippines chống lại yêu sách đường lưỡi bò bất hợp pháp của Trung Quốc trên Biển Đông..."Ảnh bên: Cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đi thăm đảo Ba Bình.
09 Tháng Năm 2016(Xem: 10328)
"Xung quanh vấn đề nóng được dư luận quan tâm chú ý là việc Tòa Trọng tài Thường trực PCA sắp ra phán quyết vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc (áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - UNCLOS) trên Biển Đông, ông Chuck Hagel đánh giá, đây là vụ kiện rất quan trọng".
02 Tháng Năm 2016(Xem: 11695)
Mặt trận biển Đông Ảnh bên: Mũi tên trắng trên: đường đi của các chiến hạm Nhật Bản. Mũi tên trắng dưới: đường đi của Chiến hạm Pháp và Nga qua eo biển Malacca. Chấm đỏ: Căn cứ tàu ngầm Hải Nam và mạng lưới Phú Lâm, SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn. Mũi tên xanh: Mạng lưới căn cứ hải khôngquân Mỹ từ Philippines qua Singapore.
26 Tháng Tư 2016(Xem: 11522)
Mũi tên trắng: Đường đi của hai chiến hạm Ariake và Setogiri của Nhật Bản và tàu ngầm Nhật Bản có thể phát xuất từ Okinawa 12/4/16. Mũi tên trắng dưới: Đường đi của Hàng không Mẫu hạm Mỹ. Mũi tên đỏ: Căn cứ tàu ngầm Hải Nam và mạng lưới hỏa lực Phú Lâm, SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn. Mũi tên xanh: Mạng lưới hỏa lực các căn cứ hải khôngquân Mỹ từ Philippines qua Singapore. Chấm tròn trắng lớn: Căn cứ B-52 ở Guam. Chấm đen: Cảng quốc tế Cam Ranh có khả năng đón Hàng không Mẫu hạm. Khoảng cách từ Subic đến Cam Ranh khoảng 1200km. HẢI ĐỒ MINH HỌA VĂN HÓA MAP
24 Tháng Tư 2016(Xem: 10210)
Nước cờ ngoại giao của Trung cộng "Theo Bắc Kinh, cả ba nước vừa kể đều đã đồng ý với Trung Quốc rằng Biển Đông không phải là một vấn đề giữa Trung Quốc với ASEAN, cho nên không được để cho hồ sơ này ảnh hưởng đến quan hệ ASEAN-Bắc Kinh". - Quan điểm của VN: Không thể giải quyết song phương vấn đề quần đảo Trường Sa.
22 Tháng Tư 2016(Xem: 9969)
(GDVN) - Toàn bộ quá trình phóng tên lửa của Trung Quốc đã được các vệ tinh cảm biến quân sự của Mỹ trong khu vực theo dõi. South China Morning Post ngày 20/4 dẫn nguồn báo Washington Free Beacon cho hay, một quan chức Lầu Năm Góc giấu tên tiết lộ, Trung Quốc đã bắn thử một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 hôm 12/4.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 10123)
"Ngày 14-4, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ vấn đề tranh chấp ở Biển Đông nếu liên quan đến hai nước thì giải quyết song phương, nhiều nước thì phải giải quyết đa phương".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 10800)
"Hình ảnh chụp từ vệ tinh quốc tế ImageSat ngày 7/4 được các giới chức quốc phòng Mỹ hôm qua công nhận là xác thực cho thấy các máy bay chiến đấu Shenyang J-11 của Trung Quốc hiện diện trên đảo Phú Lâm".
12 Tháng Tư 2016(Xem: 12328)
"Lực lượng không quân Trung Quốc lớn hơn cả Việt Nam, Malaysia và Philippines đang có. Riêng Chiến khu Nam có đại bản doanh đặt tại Quảng Châu phụ trách hướng tác chiến trên Biển Đông đã có 158 máy bay chiến đấu hiện đại và 164 chiếc máy bay chiến đấu cũ hơn, của cả không quân và hải quân".
05 Tháng Tư 2016(Xem: 10267)
"Hãng tin Reuters tường thuật rằng tàu ngầm Oyashio là một trong những tàu ngầm lớn nhất và mới nhất của Nhật Bản. Thuyền trưởng Hiraoki Yoshino thuộc Lực lượng Tự vệ Nhật Bản được Reuters dẫn lời nói rằng “mục đích chủ yếu của chuyến đi là để huấn luyện các binh sĩ hải quân”.
03 Tháng Tư 2016(Xem: 13580)
"Việt Nam thông báo bắt giữ một tàu chở dầu với ba thuyền viên trên khoang vì bị cáo buộc “xâm phạm chủ quyền biển”. "Việc bắt giữ được thực hiện vào chiều 31/3 tại khu vực cách đường phân định Vịnh Bắc Bộ 12 hải lý về phía Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ". - Trung cộng xây lò nguyên tử gần Bạch Long Vĩ.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 11105)
- "Nhìn vào bản đồ, những căn cứ này trải đều trên toàn bộ lãnh thổ của Philippines, phản ánh mức độ cực kỳ thân cận của quan hệ đồng minh quân sự Mỹ-Philippines. Chuyên gia quân sự Trung Quốc Trương Quân Xã cho rằng, Mỹ sở dĩ đặc biệt coi trọng các căn cứ không quân của Philippines là do chúng tạo thuận lợi hơn cho Quân đội Mỹ tiến hành “phản ứng nhanh” đối với các sự vụ ở Biển Đông".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 10263)
"Theo thoả thuận đạt được hôm thứ 6 tại Washington, 5 địa điểm đó là Căn cứ Không quân Antonio Bautista, Căn cứ Không quân Basa, Đồn Magsaysay, Căn cứ Không quân Lumbia, và Căn cứ Không quân Mactan-Benito Ebuen.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 10365)
- Đài Loan sẽ đưa báo chí ra thăm đảo Ba Bình
21 Tháng Ba 2016(Xem: 9820)
"Theo thoả thuận đạt được hôm thứ 6 tại Washington, 5 địa điểm đó là Căn cứ Không quân Antonio Bautista, Căn cứ Không quân Basa, Đồn Magsaysay, Căn cứ Không quân Lumbia, và Căn cứ Không quân Mactan-Benito Ebuen".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 10432)
"Sau khi tập trận xong với hải quân Philippines, hai khu trục hạm hộ tống tàu ngầm Nhật Oyashio lần đầu tiên sẽ ghé thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam, cũng là một quốc gia đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông".
08 Tháng Ba 2016(Xem: 10086)
"Vương Nghị nói rằng, nước ông không loại trừ khả năng đưa các phóng viên báo chí ra các thực thể (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp trên Biển Đông sau khi hoàn tất xây dựng cơ sở hạ tầng".
03 Tháng Ba 2016(Xem: 9986)
"Tàu sân bay USS John C. Stennis đã đến Biển Đông hôm 2/3, Washington Post dẫn lời chỉ huy hải quân Mỹ Clay Doss, phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương, cho hay. Đồng hành với nó là tàu tuần dương USS Mobile Bay, các khu trục hạm USS Stockdale và USS Chung-Hoon".