Tương quan sức mạnh không quân trên biển Đông

12 Tháng Tư 201611:43 CH(Xem: 12319)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ  13  APRIL 2016

Tương quan sức mạnh không quân trên biển Đông

 (GDVN) - Malaysia, Việt Nam và Philippines đều đã nhìn thấy mối đe dọa không chỉ từ trên biển với các hệ thống tên lửa chống hạm mà còn cả các mối đe dọa từ trên không.

The Interpreter ngày 12/4 bình luận, phần lớn các phân tích chiến lược gần đây về Biển Đông đều tập trung vào so sánh tương quan sức mạnh hải quân giữa các bên, với việc Việt Nam và Malaysia mua tàu ngầm mới, hải quân Hoa Kỳ tiến hành các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải trên vùng biển tranh chấp.

Tuy nhiên dường như sức mạnh không quân của các bên liên quan bị lãng quên hoặc chỉ được đề cập thoáng qua. Sự thiếu vắng những phân tích chiều sâu về sức mạnh không quân không có nghĩa là các bên liên quan bỏ qua nó.

Vấn đề đặt ra là các bên liên quan như Việt Nam, Malaysia hay Philippines có thể chống lại những thách thức, xâm lấm bởi Trung Quốc từ trên không hay không?

image060

Chiến đấu cơ của Không quân Việt Nam, hình minh họa. Nguồn: forum.keypublishing.com

Lực lượng không quân Trung Quốc lớn hơn cả Việt Nam, Malaysia và Philippines đang có. Riêng Chiến khu Nam có đại bản doanh đặt tại Quảng Châu phụ trách hướng tác chiến trên Biển Đông đã có 158 máy bay chiến đấu hiện đại và 164 chiếc máy bay chiến đấu cũ hơn, của cả không quân và hải quân. 

Hầu hết số chiến đấu cơ mới của Trung Quốc thuộc dòng Su-27, tổng cộng 110 chiếc. Chỉ tính riêng Chiến khu Nam, binh hỏa lực của Trung Quốc đã đông hơn, lớn hơn các đối thủ trong khu vực Biển Đông cộng lại.

Việt Nam hiện có 40 chiến đấu cơ hiện đại, trong đó có 29 chiếc Su-30MK2, một trong những phiên bản cao cấp nhất trên thị trường hiện nay. Còn lại là Su-27. Việt Nam cũng có 61 chiếc chiến đấu cơ cũ hơn.

Malaysia có 18 chiếc Su-30MKM cùng với 43 chiếc chiến đấu cơ cũ hơn, nhiều chủng loại.

So với Malaysia và Philippines, lực lượng chiến đấu cơ của Philippines ít và kém hơn nhiều. Hiện tại nước này chưa có chiến đấu cơ hạng nặng, chỉ có 12 chiếc FA-50, một loại máy bay tấn công hạng nhẹ mua của Hàn Quốc gần đây.

Lợi thế địa lý

Lực lượng không quân của Việt Nam, Malaysia và Philippines chiếm ưu thế nhất định về mặt địa lý đối với các thực thể đang tranh chấp ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam), so với Trung Quốc. Các chiến đấu cơ cũ của Việt Nam và Malaysia vẫn có thể cơ động dễ dàng ra khu vực Trường Sa.

Philippines cũng có lợi thế tương tự, nhưng lại thiếu máy bay. Tuy nhiên Trung Quốc cũng không phải rơi vào thế bất lợi hoàn toàn. Lực lượng Su-27 mà nước này sở hữu có bán kính tác chiến khá xa và có thể tiến hành các hoạt động từ đảo Hải Nam.

Tuy nhiên nếu bay từ căn cứ trên đảo Hải Nam tới khu vực Trường Sa, lực lượng Su-27 của Trung Quốc có rất ít thời gian tác chiến và không thể thực hiện các hoạt động "tuần tra".

Năm 1990, Trung Quốc xây dựng một đường băng (bất hợp pháp) dài 2700 mét trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam), đủ dài để bất kỳ chiến đấu cơ nào trong biên chế Trung Quốc cũng có thể cất hạ cánh.

Gần đây, Trung Quốc đã nối dài đường băng này, bố trí (bất hợp pháp) chiến đấu cơ JH-7, J-11 và hệ thống tên lửa phòng không HQ-9, tên lửa chống hạm YJ-62 ở Phú Lâm.

image061

Lực lượng tên lửa phòng không HQ-9 Trung Quốc bố trí bất hợp pháp trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh: Báo điện tử Quân giải phóng Trung Quốc.

Từ đảo Phú Lâm, các máy bay chiến đấu hiện đại của Trung Quốc có thể hoạt động trong phạm vi gần như toàn bộ Biển Đông, trong khi đó lại có 3 đường băng dài 3000 mét nước này vừa xây dựng (bất hợp pháp) ở Chữ Thập, Vành Khăn và Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa.

Ngoài sân bay, Trung Quốc còn xây dựng và lắp đặt cả hệ thống phòng không như ra đa, bệ phóng tên lửa ở các đảo nhân tạo này. Từ các căn cứ này, không quân Trung Quốc gần như có thể tùy ý tấn công phá hủy các căn cứ của Malaysia và Philippines nếu xảy ra xung đột quân sự, bởi cả hai nước này đều thiếu năng lực phòng không.

Các sân bay Trung Quốc xây dựng (phi pháp) trên Biển Đông kết hợp với tên lửa sẽ tạo ra một mạng lưới phòng không chồng chéo, khiến Trung Quốc có thể chủ động tấn công đánh chặn các cuộc không kích nhằm vào các căn cứ trên đảo nhân tạo này.

Một số nhà phân tích cho rằng trong chiến tranh, đảo nhân tạo và lực lượng quân sự Trung Quốc đồn trú trên đó sẽ trở thành "bia đỡ đạn", mồi ngon cho tên lửa. Nhưng theo The Interpreter, điều này chỉ xảy ra với giả định Hoa Kỳ sẽ tham gia vào cuộc xung đột tiềm tàng này.

Nhưng thực tế Việt Nam và Malaysia không thể dựa vào sự hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ. Philippines có hiệp ước đồng minh với Mỹ, nhưng bản thân Manila cũng vẫn muốn cải thiện năng lực phòng không, không quân cho mình.

Thách thức từ Trung Quốc

Cán cân lực lượng sức mạnh không quân của các bên liên quan ở Biển Đông nghiêng về phía Trung Quốc, vì vậy trên thực tế các nước trong khu vực khó có thể trụ nổi trước các cuộc tấn công kéo dài từ Trung Quốc nếu xảy ra xung đột.

Hầu hết các bên liên quan có thể làm chậm lại, làm giảm sức công phá của các cuộc tấn công tiềm ẩn này. Để có cơ hội chiến đấu chống lại các hành vi phiêu lưu quân sự, các cuộc tấn công tiềm ẩn, Malaysia, Việt Nam và Philippines cần phải củng cố, tăng cường lực lượng không quân và năng lực phòng không.

Các nước đều nhận thức được điều này và đang có sự chuẩn bị phù hợp theo cách thức khác nhau. Ví dụ trong tháng 11/2015, Malaysia đã tổ chức một cuộc tập trận không quân quy mô đáng kể với sự tham gia của các loại chiến đấu cơ Su-30MKM mua của Nga, F/A 18D của Mỹ và BAE Hawk của Anh.

Họ thực hiện các hạng mục diễn tập chiến đấu trên không, đánh bom chính xác nhắm mục tiêu vào một kẻ thù. Cuộc tập trận diễn ra ở căn cứ không quân Labuan ngay phía Nam quần đảo Trường Sa. Malaysia đang tiếp tục sắm thêm chiến đấu cơ tiên tiến mới để nâng cao năng lực phòng không, không quân.

Việt Nam cũng đã nhận ra những điểm yếu của mình về không quân và phòng không. Việt Nam đã công bố ý định mua thêm hơn một chục chiếc Su-35 sau khi mua hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga, đồng thời hướng tới nâng cấp lên phiên bản S-400.

The Interpreter cho rằng, Việt Nam cũng mô phỏng chiến lược chống tiếp cận / chống xâm nhập A2/AD như Trung Quốc và mua thêm tên lửa chống hạm của Nga.

Malaysia, Việt Nam và Philippines đều đã nhìn thấy mối đe dọa không chỉ từ trên biển với các hệ thống tên lửa chống hạm mà còn cả các mối đe dọa từ trên không.

Nếu có và biết cách triển khai các loại vũ khí hiệu quả, các nước này hoàn toàn có thể chống lại sự đe dọa và các hành vi xâm lấn của Trung Quốc từ trên không, đồng thời hỗ trợ hiện đại hóa lực lượng hải quân của mình./

Hồng Thủy  12/04/16 09:18

11 Tháng Bảy 2017(Xem: 10567)
Kho nổi chứa xuất dầu FS05 là loại tầu một boong, không tự hành dạng khí động học, đáy đôi, thân mạn kép. Tầu dài 258,14m , rộng 46,4m, cao 24m, mớn nước 20m. Tải trọng toàn phần 150. 000 tấn, có hệ thống thu gom và trưng dụng khí tách ra trong quá trình xử lý, .... Tầu đảm bảo chức năng chứa và xuất dầu thô khai thác được từ mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng.
06 Tháng Bảy 2017(Xem: 19683)
22 Tháng Sáu 2017(Xem: 9167)
- Bao giờ Hà Nội mới nói tất cả các đảo ở Biển Đông là của VN từ thời cổ đại?
20 Tháng Sáu 2017(Xem: 9205)
Theo tờ New York Times, anh Tan, sinh năm 1992, tại Đà Nẵng, nhập cư vào Hoa Kỳ cùng mẹ năm 1994. Nhưng gia đình anh luôn gặp khó khăn về kinh tế và phải di chuyển nhiều nơi. Là con trai cả, anh luôn cảm thấy phải gánh một phần trách nhiệm. Năm 2014, cô Lan nói anh Tan xin gia nhập vào Hải quân Hoa Kỳ và mau chóng được bổ nhiệm vào khu trục hạm tuần dương các bến cảng ở Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc Anh Tan chỉ vừa tròn 25 tuổi hôm thứ sáu, không lâu trước khi vụ đụng tàu xảy ra.
05 Tháng Sáu 2017(Xem: 10020)
Ngư dân Bình Định trình báo cơ quan chức năng về việc người của đơn vị đóng tàu rượt đuổi đánh, dọa giết khi họ phát hiện hành vi làm ăn gian dối.
29 Tháng Năm 2017(Xem: 8838)
Ngư dân Nguyễn Công Quý (ở cảng cá Đề Gi, Phù Cát, Bình Định) đóng tàu vỏ thép hơn 14 tỉ đồng chỉ ra khơi được một lần rồi nằm bờ gần hai năm nay - Ảnh: TR.ĐĂNG
21 Tháng Năm 2017(Xem: 9573)
Những ngư dân bình thường chẳng ai hỏi tới nay bỗng trở thành “thượng đế” thật sự. Hàng loạt các đơn vị đóng tàu, đơn vị cung cấp thiết bị tàu biển đưa ô tô đến đưa đón ngư dân. Họ đưa ngư dân làm thủ tục vay vốn ngân hàng, đưa ra Hà Nội làm hồ sơ thiết kế, đưa về tham quan cơ sở đóng tàu, tiếp đón tưng bừng.
18 Tháng Năm 2017(Xem: 8914)
Dự kiến tàu Reagan sẽ thực hiện “các cuộc tuần tiễu thường kỳ” ở Biển Đông, một động thái có phần chắc sẽ làm Bắc Kinh bực dọc. Lâu nay Mỹ vẫn nhấn mạnh quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, nhưng "tảng lờ" những hành động bành trướng của Bắc Kinh tại đó.
10 Tháng Năm 2017(Xem: 9743)
Những ngày qua, người dân miền biển Bình Định đứng ngồi không yên khi hàng loạt trường hợp tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67 còn trong thời gian bảo hành nhưng đã gỉ sét toàn bộ. Trong quá trình trực tiếp giám sát việc đóng tàu, ngư dân Nguyễn Văn Khỏe (36 tuổi), con trai ông Mạnh phát hiện thép đóng tàu không phải của Hàn Quốc như hợp đồng, mà là của Trung Quốc.
07 Tháng Năm 2017(Xem: 9149)
Theo tờ Apple Daily, bộ Quốc Phòng Đài Loan dự định trang bị một hệ thống có thể phóng nhiều hỏa tiễn từ xa, có khả năng chống đổ bộ, sẽ là xương sống cho hệ thống phòng vệ bờ biển.
26 Tháng Tư 2017(Xem: 9630)
TQ hạ thủy Hàng không mẫu hạm mới Đây là chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc, và là chiếc đầu tiên tự đóng trong nước. Hiện vẫn chưa được đặt tên, con tàu mới vừa được hạ thủy tại cảng Đại Liên ở đông bắc Trung Quốc, truyền thông nước này nói. Tin tức nói tàu sẽ đi vào hoạt động từ 2020. Việc hạ thủy diễn ra vào lúc đang có trận võ mồm gay gắt giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn, và tình hình căng thẳng trên Biển Đông.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 9580)
Trong chuyến thăm tại Sydney (Úc), Phó TT Pence tuyên bố “Đoàn chiến hạm sẽ có mặt ở biển Nhật Bản trong vài ngày nữa, trước cuối tháng này”. Đường đi bí ẩn của Mẫu hạm Carl Vinson đến vùng biển Nhật Bản theo như tuyên bố của Phó TT Pence tại Úc, thay vì như tin tức cách đây vài ngày cho rằng Cral Vinson sẽ tiến vào vùng biển Đại Hàn (Vùng biển Bắc Hàn khác vùng biển Nam Hàn). Vị trí chiến lược của hai vùng biển đông Đại Hàn và tây Nhật Bản khác nhau. Minh họa của VĂN HÓA MAP