Trung Quốc lấy điện ở đâu để vận hành trận địa ra đa bất hợp pháp ở Trường Sa?

01 Tháng Mười Hai 20157:57 CH(Xem: 13829)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 02 DEC 2015
image033Các Thủy thủ trẻ tuổi Việt Nam ngày đêm canh gác ở đảo Đá Nam. Đảo Đá Nam năm ở phía Bắc quần đảo Trường Sa, tọa độ 11o23'N và 114o17'54''E cách đảo Song Tử Tây khoảng 3,5 hải lý (khoảng 6,5km) về phía Tây Nam. Đá Nam là một trong những đảo có vị trí quan trọng thuộc quần đảo Trường Sa dài khoảng 2,3km, rộng khoảng 1,5km. Đá Nam được coi như tiền đồn bảo vệ cho đảo mẹ Song Tử Tây. Các thủy thủ đều chưa quá tuổi 25-30.
image035

Pin Mặt trời cung cấp cho ra đa và điện sử dụng của Thủy thủ. Ảnh LKT
image037

Súng bảo vệ canh phòng chủ quyền lãnh thổ lãnh hải trên đảo Đá Nam. Ảnh LKT
image039

Những chậu rau xanh tự quản - nguồn lương thực nuôi sống tươi mát sức trẻ ngày đêm canh gác biển đảo quê hương. Ảnh LKT
image041

Tài nguyên dưới đáy biển quanh đảo Đá Nam trơ vơ giữa biển cả mênh mông. Ảnh LKT

+++++++++++++++++++++++++++++++++

 

 

Trung Quốc lấy điện ở đâu để vận hành trận địa ra đa bất hợp pháp ở Trường Sa?

 (GDVN) - Ra đa quân sự là những con thú luôn thèm khát điện năng, nó phải được cung cấp liên tục, toàn thời gian. Vận chuyển nhiên liệu hóa thạch ra đảo nhân tạo...

South China Morning Post ngày 30/11 đưa tin, Trung Quốc đã vận hành một thử nghiệm khai thác năng lượng sóng biển để tạo ra hệ thống máy phát điện với công suất tối đa vượt 200 KW nhằm phục vụ vận hành trận địa ra đa quân sự (bất hợp pháp) trên đảo nhân tạo ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).

image042

Một góc đá Gạc Ma, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng, bồi lấp xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp, ảnh: SCMP.


Trung Quốc đã lên kế hoạch xây dựng các trạm sản xuất điện từ sóng biển gần các đảo nhân tạo bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) ở Biển Đông, nơi Trung Quốc (nhảy vào) tranh chấp chủ quyền, hàng hải với một số nước láng giềng, để giảm thiểu mối đe dọa mất điện tại các trận địa ra đa quân sự thiết lập (bất hợp pháp) trên đảo nhân tạo.

Những trạm điện nổi khổng lồ dự kiến sẽ tăng cường đáng kể khả năng kiểm soát của Trung Quốc về mặt quân sự trên Biển Đông. Một trạm phát điện từ năng lượng sóng có kích thước bằng một sân bóng đá đã được vận hành thử nghiệm ở vùng biển ngoài khơi đảo Đại Vạn Sơn, gần thành phố Chu Hải tỉnh Quảng Đông hồi đầu tháng này.

Các nhà khoa học thuộc Viện Chuyển đổi năng lượng, Viện Khoa học Quảng Châu cho biết, trạm phát điện từ năng lượng sóng thử nghiệm này sử dụng các động cơ tiên tiến, máy phát điện hiệu quả và liên tục chuyển đổi năng lượng sóng biển thành điện năng và nó vẫn có thể duy trì hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu, thậm chí là ngay cả khi có siêu bão.

Tốc độ bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) nhanh một cách chóng mặt mà Trung Quốc tiến hành, bao gồm cả các cơ sở quân sự lẫn dân sự ở Trường Sa đòi hỏi Bắc Kinh phải chuẩn bị chuỗi cung ứng điện năng trong những năm gần đây. Vấn đề đau đầu nhất đối với Bắc Kinh là làm thế nào để duy trì nguồn cung điện năng liên tục và ổn định cho trận địa ra đa quân sự trên đảo nhân tạo.

"Ra đa quân sự là những con thú luôn thèm khát điện năng, nó phải được cung cấp liên tục, toàn thời gian. Vận chuyển nhiên liệu hóa thạch ra đảo nhân tạo ở xa rất tốn kém và mất thời gian. Việc vận chuyển cũng có thể bị ảnh hưởng dễ dàng bởi thời tiết xấu hoặc 'láng giềng không thân thiện' (?)", một nhà nghiên cứu xin giấu tên do vấn đề "nhạy cảm", nói với South China Morning Post.

image043

Trạm sản xuất điện từ năng lượng sóng Trung Quốc thử nghiệm ngoài khơi đảo Đại Vạn Sơn, Chu Hải, Quảng Đông ngốn 20 triệu nhân dân tệ, khoảng 3,13 triệu USD. Ảnh: SCMP.


Các ra đa quân sự công suất lới đòi hỏi nguồn điện năng cung cấp hàng ngàn kilowatt, tương đương với nhu cầu tiêu thụ điện của khoảng 1000 hộ gia đình trung bình ở Hoa Kỳ, nguồn năng lượng tái tạo thông thường không đáp ứng được nhu cầu của ra đa quân sự. Việc lắp các tấm pin năng lượng mặt trời ở đảo nhân tạo không thích hợp vì diện tích quá bé, dùng năng lượng gió thì không ổn định và công suất phụ thuộc thời tiết.

Giới nghiên cứu Trung Quốc đã tạo ra một trong những máy phát điện lớn nhất thế giới sử dụng năng lượng sóng với công suất vượt quá 200 KW. Những nhà máy điện dùng năng lượng sóng biển ở Mỹ và Úc cho công suất đầu ra khoảng 150 KW. Việc chuyển đổi năng lượng sóng lớn nhất cho đến nay là một thử nghiệm được triển khai tại Bồ Đào Nha, ghi nhận công suất đầu ra khoảng 750 KW.

Các nhà máy phát điện bằng năng lượng sóng do Trung Quốc xây dựng được cho là có thể hoạt động ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. Trong trường hợp có bão, nó sẽ tự động nhấn chìm một phần, chỉ để lại một phần nhỏ trên mặt biển để tránh thiệt hại do gió mạnh. Các trạm điện này cũng không bị neo cố định vào lòng biển để có thể tự do di chuyển đến nơi nào sóng mạnh.

Trạm phát điện này được cho là vẫn hoạt động và tạo ra điện ngay cả khi bị nhấn chìm phần lớn. Điện năng sản xuất ra sẽ được Trung Quốc dẫn về các đảo nhân tạo bằng hệ thống cáp ngầm dưới nước. 

Lý Minh, một giáo sư công nghệ ra đa từ đại học Công nghệ Tây An tỉnh Thiểm Tây cho rằng, hệ thống ra đa quân sự có nhu cầu sử dụng điện năng rất lớn và không thể hoạt động toàn thời gian với nguồn cung điện năng thiếu ổn định. Sử dụng các nhà máy phát điện từ sóng là giải pháp hợp lý, tuy nhiên ông nghi ngờ một nhà máy điện từ sóng biển có thể đáp ứng đủ nhu cầu, bởi một ra đa cảnh báo quân sự tiêu thụ nhiều hơn 200 KW.

Một vấn đề khác là chi phí vận hanh và duy trì các nhà máy sản xuất điện từ sóng biển như vậy rất lớn với nhiều cụm phát điện để tạo thành mạng lưới điện để cho sản lượng tối đa. Chỉ riêng một trạm sản xuất điện thử nghiệm nêu trên đã ngốn của Trung Quốc gần 20 triệu nhân dân tệ, tương đương khoảng 3,12 triệu USD cho thiết kế và chế tạo nó.

Hồng Thủy  30/11/15 09:31

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Vì sao các nước lớn tiếng về biển đảo?

Chris Baraniuk

BBC 12/01/15

 image045

Image copyright AP Image caption Những nơi như Bãi Vành Khăn ở Trường Sa được đưa ra tranh luận chỉ vì quan hệ giữa các siêu cường quốc. (Ảnh: AP)

Đây đó trên khắp thế giới có những đảo không thuộc hẳn về ai. Nhưng vì sao việc tranh chấp ai là chủ những mỏm đá nhỏ bé ở giữa biển không bao giờ giải quyết được?

Ở mãi tận vùng cực Bắc của hành tinh chúng ta, tại eo Bắc Cực giữa Canada và Greenland, có một một đảo trơ trụi với diện tích chỉ hơn 1 cây số vuông. Trên đó thực tế không có gì trừ trạm khí tượng. Không một ai sống ở đây, không có gì để nói về tài nguyên thiên nhiên và nó cách rất xa nền văn minh mà chúng ta biết.

Nhưng hai nước vẫn đang tranh cãi về nó trong nhiều thập niên. Canada và Đan Mạch (nước nắm chủ quyền Greenland) không thể quyết định được ai là chủ nơi này.

Đây không phải là nơi duy nhất như vậy, thực tế có một con số đáng ngạc nhiên về những đảo nhỏ xíu và những mỏm đá lẻ loi nhô lên khỏi mặt nước biển trên thế giới. Vì sao chủ quyền của chúng thuộc ai hiện vẫn chưa có câu trả lời?

image046

Image copyright Other Image caption Đảo Hans nằm ở eo Kennendy, giữa Canada và Greenland (Ảnh: Wikipedia/Toubletap/ CC BY 2.0)

Tại đảo Hans, mới đây lại xuất hiện trên báo chí, các đoàn hành trình Đan Mạch và Canada cứ thỉnh thoảng lại có những màn thể hiện khôi hài về tuyên bố chủ quyền đối với nơi này.

Năm 1984, quân đội Canada cắm một cờ trên đảo và để lại một chai whiskey.

Một tuần sau bộ trưởng Đan Mạch, phụ trách vùng Greenland, tới rỡ bỏ cờ đi và để lại một chai rượu schnapps và một lời nhắn ghi “Chào mừng bạn tới Đan Mạch”.

Điều này có vẻ khôi hài nhưng có những căng thẳng nghiêm trọng về chính trị và lãnh thổ sau trò đó.

Do biển Bắc Cực bị băng tan nên biển ít bị chia cắt và những hoạt động đi lại của tàu biển ngày càng tăng.

Việc biết ai là chủ mảng đất nhỏ nào và biển nào (mọi thứ trong vòng 22 Km hoặc 13,6 dặm, ngoài bờ biển được coi là lãnh thổ của người có chủ quyền) là quan trọng vô cùng để tránh không bị tố cáo là xâm phạm lãnh hải.

Do vậy đảo này có thể giúp một trong hai nước củng cố chủ quyền của mình ở vùng này.

Có rất nhiều các thí dụ khác nữa.

Lấy thí dụ về đảo North Rock. Nó là những mỏm đá chồi lên ở Thái Bình Dương gần Canada và bang Maine của Mỹ.

Cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền nhưng không một bên nào đưa ra được một giải pháp xử lý tranh chấp.

image047

Image copyright Other Image caption Một đốm nhỏ ở giữa một hình ảnh, đảo Hans thường bị băng bao quanh. Nhưng việc tranh luận về chủ quyền đang bắt đầu (Ảnh: Wikipedia/Finlay McWalter/CC BY 2.0)

Và cả bãi đá Liancourt, còn gọi là các đảo Dokdo, là một loạt các bãi ngầm do Hàn Quốc kiểm soát từ 1952. Nhật Bản tranh chấp mạnh mẽ về chủ quyền tại đây, nhưng chỉ trên lời lẽ mà thôi.

Còn đảo Migingo (0,4 ha) ở hồ Victoria của Châu Phi thì sao?

Có một thời đảo này bị ngập hoàn toàn nhưng rồi mực nước hồ rút xuống.

Chính phủ Kenya nói là năm 2004 cảnh sát biển Uganda dựng lều và treo cờ trên đảo. Kể từ đó các sĩ quan của hai nước lần lượt chiếm đảo và chủ quyền được tranh chấp dữ dội vì tầm quan trọng của quyền đánh cá trong hồ.

Còn có những bãi đá rộng hơn như Bãi Vành Khăn ở Biển Đông mà các nước đã cải tạo và cơi nới cũng như triển khai quân sự.

Trung Quốc đang xây đường băng Bãi Vành Khăn nhiều năm nay nhưng đây việc gây tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc, Đài Loan, Philippines và Việt Nam. Thỉnh thoảng hải quân Mỹ cho tàu đi gần đó để chứng tỏ với Trung Quốc về sự hiện diện của họ.

Trong khi tranh chấp lãnh thổ của các đảo trên và rất nhiều đảo khác đang rầm rộ mà không có dấu hiệu gì là giải quyết được, thì cũng đáng để đặt câu hỏi vì sao vào năm 2015 rồi mà những tranh luận này vẫn còn là việc gai góc và khó giải quyết.

image048

Image copyright Other Image caption Bãi đá Liancourt, còn gọi là quần đảo Dokdo, là một loạt các đảo nhỏ xíu do Hàn Quốc kiểm soát từ 1952 (Ảnh: Wikipedia/Ulleungdont/CC BY 2.0)

“Trong rất nhiều trường hợp thì không hẳn là việc sở hữu lãnh thổ mà có phần nhiều hơn về khả năng tuyên bố vùng độc quyền đánh cá, độc quyền khai thác dầu hoặc khí đốt hay những thứ tương tự,” Jonathan Eyal, giám đốc về nghiên cứu an ninh quốc tế tại Viện Royal United Services Institute (RUSI) của Anh giải thích.

Nhưng ông Eyal nói thêm rằng những tranh chấp này không chỉ liên quan đến chiếm nguồn tài nguyên và không phải để giữ quyền cho các nước trẻ có đường biên giới mới.

Những tranh chấp thường hay liên quan tới các nước giàu có mà biên giới của họ ít nhiều đã được xác định rõ ràng trong nhiều thập niên.

Một phần của lý do cho việc này là có một giá trị nào đó để duy trì sự không chắc chắn về pháp lý đối với việc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ này là hợp lệ hơn việc tuyên bố khác.

Luật biển quốc tế là dựa vào tiền lệ, do vậy nhượng bộ một lãnh thổ có thể có những hệ quả không lường trước trong tương lai.

image049

Image copyright Other Image caption Nhật Bản tranh chấp chủ quyền của Hàn Quốc đối với quần đảo Dokdo một cách mạnh mẽ nhưng mới chỉ bằng lời lẽ (Ảnh: Wikipedia/Ulleungdont/CC BY 2.0)

“Nếu Hoa Kỳ mà nhượng bộ đối với vùng đá hoang vắng lạnh buốt ở Bắc Cực cho Canada, thì nguyên tắc này sẽ được các nước khác sử dụng để giải thích rằng Hoa Kỳ chấp nhận một cách diễn giải nào đó về luật biển mà trước đó họ không chấp nhận,” Eyal nói.

Điều này nghĩa là cứ để vấn đề lấp lửng thì thường là tốt hơn.

Eyal nói thêm rằng ở đây cũng có cả những sự nhạy cảm chính trị nữa.

Các chính trị gia tham gia giải quyết một tranh chấp có thể sau này sẽ bị phê phán về cách thức đã làm. Để cho lý lẽ lấp lửng xét về thực tế là giữ được cam kết của chính phủ với chủ quyền của đất nước.

“Nếu bạn giải quyết một tranh chấp và đi đến một thỏa hiệp, bạn có thể bị cáo buộc là phản bội đất nước hoặc để nhượng bộ lãnh thổ của quốc gia,” Eyal nhận xét.

Bởi vì những đảo mới hoặc đất mới được hình thành khi núi lửa phun trào, nước rút xuống, hoặc băng Bắc Cực tan, chủ đề này, về một khía cạnh nào đó, là cái luôn luôn phát sinh cái mới.

Lợi ích ở một số vùng nhất định cũng thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào nhiều thứ trong đó có tính chất mậu dịch và việc thăm dò tài nguyên, do vậy các tranh chấp đôi khi bị thổi bùng lên mặc dù chúng đã ngủ yên từ nhiều năm.

image050

Image copyright Other Image caption Những mỏn đá hoang sơ lạnh giá hay lãnh thổ có giá trị? (Credit: Wikipedia/Ulleungdont/CC BY 2.0)

Chẳng hạn với những căng thẳng gia tăng về ngoại giao và quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, chủ quyền của các đảo ở Biển Đông ngày càng trở nên quan trọng.

Những nơi như Bãi Vành Khăn được đưa ra tranh luận chỉ vì quan hệ giữa hai siêu cường quốc này đã và đang có những diễn biến phức tạp.

Nhưng việc thực hiện những hành động vội vã như can thiệp quân sự đối với vùng đất nhỏ bé có lẽ không phải là con bài của bất kỳ nước nào trong số họ. Và vì vậy những mỏm đá lác đác trên thế giới vẫn tiếp tục là chủ đề để hùg biện và để khẩu chiến.

Ít nhất thì cách khẳng định vị thế của mỗi bên cũng có thể làm cho cả hai bên đều có lợi.

Như Eyal nói, “Thường là để những vấn đề này ở dạng xung đột đông lạnh là cách tốt nhất.”

Bài gốc tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
image052

Trung Quốc đang ra sức cải tạo, bồi đắp bãi đá Vành Khăn thành đảo nhân tạo Vành Khăn cách Philippine 130 hải lý. Nguồn CSIS 2015

11 Tháng Bảy 2017(Xem: 10573)
Kho nổi chứa xuất dầu FS05 là loại tầu một boong, không tự hành dạng khí động học, đáy đôi, thân mạn kép. Tầu dài 258,14m , rộng 46,4m, cao 24m, mớn nước 20m. Tải trọng toàn phần 150. 000 tấn, có hệ thống thu gom và trưng dụng khí tách ra trong quá trình xử lý, .... Tầu đảm bảo chức năng chứa và xuất dầu thô khai thác được từ mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng.
06 Tháng Bảy 2017(Xem: 19690)
22 Tháng Sáu 2017(Xem: 9179)
- Bao giờ Hà Nội mới nói tất cả các đảo ở Biển Đông là của VN từ thời cổ đại?
20 Tháng Sáu 2017(Xem: 9216)
Theo tờ New York Times, anh Tan, sinh năm 1992, tại Đà Nẵng, nhập cư vào Hoa Kỳ cùng mẹ năm 1994. Nhưng gia đình anh luôn gặp khó khăn về kinh tế và phải di chuyển nhiều nơi. Là con trai cả, anh luôn cảm thấy phải gánh một phần trách nhiệm. Năm 2014, cô Lan nói anh Tan xin gia nhập vào Hải quân Hoa Kỳ và mau chóng được bổ nhiệm vào khu trục hạm tuần dương các bến cảng ở Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc Anh Tan chỉ vừa tròn 25 tuổi hôm thứ sáu, không lâu trước khi vụ đụng tàu xảy ra.
05 Tháng Sáu 2017(Xem: 10033)
Ngư dân Bình Định trình báo cơ quan chức năng về việc người của đơn vị đóng tàu rượt đuổi đánh, dọa giết khi họ phát hiện hành vi làm ăn gian dối.
29 Tháng Năm 2017(Xem: 8852)
Ngư dân Nguyễn Công Quý (ở cảng cá Đề Gi, Phù Cát, Bình Định) đóng tàu vỏ thép hơn 14 tỉ đồng chỉ ra khơi được một lần rồi nằm bờ gần hai năm nay - Ảnh: TR.ĐĂNG
21 Tháng Năm 2017(Xem: 9579)
Những ngư dân bình thường chẳng ai hỏi tới nay bỗng trở thành “thượng đế” thật sự. Hàng loạt các đơn vị đóng tàu, đơn vị cung cấp thiết bị tàu biển đưa ô tô đến đưa đón ngư dân. Họ đưa ngư dân làm thủ tục vay vốn ngân hàng, đưa ra Hà Nội làm hồ sơ thiết kế, đưa về tham quan cơ sở đóng tàu, tiếp đón tưng bừng.
18 Tháng Năm 2017(Xem: 8935)
Dự kiến tàu Reagan sẽ thực hiện “các cuộc tuần tiễu thường kỳ” ở Biển Đông, một động thái có phần chắc sẽ làm Bắc Kinh bực dọc. Lâu nay Mỹ vẫn nhấn mạnh quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, nhưng "tảng lờ" những hành động bành trướng của Bắc Kinh tại đó.
10 Tháng Năm 2017(Xem: 9759)
Những ngày qua, người dân miền biển Bình Định đứng ngồi không yên khi hàng loạt trường hợp tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67 còn trong thời gian bảo hành nhưng đã gỉ sét toàn bộ. Trong quá trình trực tiếp giám sát việc đóng tàu, ngư dân Nguyễn Văn Khỏe (36 tuổi), con trai ông Mạnh phát hiện thép đóng tàu không phải của Hàn Quốc như hợp đồng, mà là của Trung Quốc.
07 Tháng Năm 2017(Xem: 9162)
Theo tờ Apple Daily, bộ Quốc Phòng Đài Loan dự định trang bị một hệ thống có thể phóng nhiều hỏa tiễn từ xa, có khả năng chống đổ bộ, sẽ là xương sống cho hệ thống phòng vệ bờ biển.
26 Tháng Tư 2017(Xem: 9636)
TQ hạ thủy Hàng không mẫu hạm mới Đây là chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc, và là chiếc đầu tiên tự đóng trong nước. Hiện vẫn chưa được đặt tên, con tàu mới vừa được hạ thủy tại cảng Đại Liên ở đông bắc Trung Quốc, truyền thông nước này nói. Tin tức nói tàu sẽ đi vào hoạt động từ 2020. Việc hạ thủy diễn ra vào lúc đang có trận võ mồm gay gắt giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn, và tình hình căng thẳng trên Biển Đông.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 9596)
Trong chuyến thăm tại Sydney (Úc), Phó TT Pence tuyên bố “Đoàn chiến hạm sẽ có mặt ở biển Nhật Bản trong vài ngày nữa, trước cuối tháng này”. Đường đi bí ẩn của Mẫu hạm Carl Vinson đến vùng biển Nhật Bản theo như tuyên bố của Phó TT Pence tại Úc, thay vì như tin tức cách đây vài ngày cho rằng Cral Vinson sẽ tiến vào vùng biển Đại Hàn (Vùng biển Bắc Hàn khác vùng biển Nam Hàn). Vị trí chiến lược của hai vùng biển đông Đại Hàn và tây Nhật Bản khác nhau. Minh họa của VĂN HÓA MAP