Tướng Phillippines tiết lộ quy mô xây dựng ‘choáng váng’ của Trung Quốc

28 Tháng Năm 201511:32 CH(Xem: 12797)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 29 MAY 2015
Tướng Phillippines tiết lộ quy mô xây dựng ‘choáng váng’ của Trung Quốc

29/05/2015

(Quốc tế) - Trong khi phía Trung Quốc cho rằng “TQ là quốc gia xây dựng trên Biển Đông muộn nhất trong khu vực” thì Bộ Quốc phòng Philippines đưa ra bằng chứng mới nhất về tốc độ và quy mô xây dựng “chóng mặt” của TQ trên Biển Đông.

Mỗi ngày ngủ dậy TQ đã xây dựng thêm 96.5m2

Trong buổi làm việc với đoàn nhà báo đến từ 14 nước Thái Bình Dương về vấn đề Biển Đông, đại diện Bộ Quốc phòng Philippines, tướng Guillermo A Molina, Phó tư lệnh Bộ tư lệnh phía Tây, Philippines cho biết “Trung Quốc đẩy tốc độ xây dựng trên Biển Đông lên đến tốc độ chóng mặt. Trung bình cứ mỗi ngày ngủ dậy TQ đã xây dựng thêm 96.5m2 diện tích Biển Đông”.
blank
Tướng Guillermo A Molina, Phó tư lệnh Bộ tư lệnh phía Tây, Philippines. Ảnh: Hoàng Hường

Tướng Guillermo A Molina cho biết, cập nhật mới nhất trong trong tháng 5/2015 của Bộ Quốc phòng Philippines cho thấy TQ đang gấp rút xây dựng nhiều công trình tại các hòn đảo tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Qua những tấm ảnh mới chụp trong tháng 5 của Bộ Quốc phòng Philippines, có thể thấy các hòn đảo đã bị  TQ “làm nở” gần 20 lần so với diện tích ban đầu, chỉ trong khoảng 3 năm.

Cụ thể đảo Subi thuộc quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) có diện tích ban đầu là khoảng 1000m2, nay TQ đang khoanh vùng xây dựng với diện tích 76ha (760.000m2), gấp 760 lần diện tích ban đầu, bao gồm hạ tầng cảng biển. Đảo Mabini (Johnson, Gạc Ma)* cũng có diện tích xây dựng năm 2012 khoảng 4.128m2, nay TQ đã xây dựng lên 10.9ha (109.000m2), bao gồm 4.128m2 mặt sàn và 6 công trình khác nhau với một khu vực cảng có thể cho tàu có chiều dài 130m đỗ.

Đá Calderon (Cuarteron, Châu Viên) phần TQ mới xây dựng là 24.6ha (246.000m2) trên diện tích 4,128m2,  bao gồm một cảng và một sân bay trực thăng. Đá Gaven (Ga Ven) có diện tích 4128m2 vào thời điểm 2012, nay TQ đã xây trên diện tích 13.5ha (135.000m2), gồm một cảng biển kiên cố. Đá Kagitingan (Flery Cross, Chữ Thập) có diện tích ban đầu là 1.000m2, nay TQ xây thêm 10ha (100.000m2) gồm tổ hợp sân bay, cảng biển dài 3000m. Đá Kennan (Chigua) có diện tích xây dựng năm 2012 là 4,128m2, nay là 7,2ha (72.000m2). Đá Panganiban (Mischief, Vành Khăn) từ diện tích xấp xỉ 1.000m2, giờ TQ đã cải tạo lên 27ha (270.000m2).
blank
Đảo Mabini (Johnson, Gạc Ma) có diện tích xây dựng năm 2012 khoảng 4.128m2, nay TQ đã xây dựng lên 10.9ha. Ảnh chụp ngày 9/5/2015. Bộ Quốc phòng Phillippines cung cấp.
blank
Đá Calderon (Cuarteron, Châu Viên) phần TQ mới xây dựng là 24.6ha (246.000m2) trên diện tích 4,128m2 ban đầu. Ảnh chụp ngày 7/5/2015. Bộ Quốc phòng Phillippines cung cấp.
blank
Đá Gaven (Ga Ven) có diện tích 4.128m2 vào thời điểm 2012, nay TQ đã xây trên diện tích 13.5ha. Ảnh chụp ngày 9/5/2015. Bộ Quốc phòng Philippines cung cấp.

“Các hoạt động cải tạo, xây dựng của Trung Quốc đang được tiến hành ở tất cả 7 quần thể mà nước này chiếm lĩnh. Những thực thể này hoàn toàn chìm trong nước và không có sự sinh sống của con người”, tướng Guillermo A Molina nói. Tướng Guillermo A Molina giải thích đây là một phần trong chiến lược và phương pháp tiếp cận quang phổ (Full-Spectrum), được hiểu là một chiến lược toàn diện, sâu rộng của Trung Quốc nhằm mục đích kiểm soát Biển Đông.

“Trong lĩnh vực thông tin, Trung Quốc luôn thể hiện Biển Đông là lợi ích cốt lõi của mình và theo đuổi các mục tiêu chiến lược, như việc tuyên bố với thế giới vào năm 2012 về “thành phố Tam Sa”, với mục đích thực hiện quản lý trên toàn bộ Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh quyền sở hữu chính trị. Kể từ năm 1991, sau khi các căn cứ của Mỹ ở Philippines đóng cửa, Trung Quốc ngày càng được đà theo đuổi chiến lược tiếp cận toàn diện DIME (Diplomatic, Informational, Military, Economic/Ngoại giao, Thông tin, Quân sự, Kinh tế) để đạt được nền tảng vững chắc của họ trong khu vực Biển Đông”, tướng Guillermo A Molina nói.

“Trung Quốc tích cực tuyên truyền để hỗ trợ, biện minh cho yêu sách ‘đường chín đoạn’ và các dự án xây dựng trên Biển Đông; đồng thời nước này cũng tận dụng nhiều phương tiện truyền thông như báo chí hay mạng xã hội đề tuyên truyền về chủ trương của họ trên Biển Đông. Đáng chú ý nhất là thông điệp của họ luôn là: “Trung Quốc là nước lớn, các nước khác đều nhỏ”, tướng Guillermo A Molina giải thích lý do ‘bành trướng’ Biển Đông của Trung Quốc.
blank
Đá Kagitingan (Flery Cross, Chữ Thập) có diện tích ban đầu là 1.000m2, nay TQ xây thêm 10ha. Ảnh chụp ngày 7/5/2015. Bộ Quốc phòng Philippines cung cấp.
blank
Đá Kennan (Chigua) có diện tích xây dựng năm 2012 là 4,128m2, nay là 7,2ha. Ảnh chụp ngày 5/5/2015. Bộ Quốc phòng Philippines cung cấp.
blank
Đảo Zamora (Subi) có diện tích ban đầu là khoảng 1000m2, nay TQ đang khoanh vùng xây dựng với diện tích 76ha. Ảnh chụp ngày 6/5/2015. Bộ Quốc phòng Philippines cung cấp.
blank
Đá Panganiban (Mischief, Vành Khăn) từ diện tích xấp xỉ 1.000m2, giờ TQ đã cải tạo lên 27ha. Ảnh chụp ngày 5/5/2015. Bộ Quốc phòng Philippines cung cấp.

Chúng tôi thật sự lo ngại

“Vào thời điểm này, thậm chí tôi có thể dùng điện thoại Iphone cũng chụp được tất cả các tàu của Trung Quốc qua lại phục vụ công việc xây dựng, rõ ràng từng tên, hướng đi hay hàng hoá của các con tàu, tầu hết tàu đó của Trung Quốc, chở vật liệu xây dựng và cát”, ông Charles Jose, Vụ phó Vụ Hàng hải và Đại dương thuộc Bộ ngoại giao Phillippines chia sẻ.

“Những vấn đề đang diễn ra trên Biển Đông tác động đến tất cả các bên, không chỉ Phillippines. Những gì Trung Quốc đang làm vượt xa những gì người ta có thể hình dung, đương nhiên chúng tôi lo lắng. Lúc nãy có phóng viên hỏi rằng nhiều nước cùng có yêu sách và hoạt động trên Biển Đông, thậm chí có nước có nhiều đảo ở Biển Đông hơn Trung Quốc, sao Phillippines lại lo ngại Trung Quốc nhất. Tôi có thể nói rằng chúng tôi không quan tâm đến con số đảo, mà chúng tôi lo ngại vì Trung Quốc đang tìm cách thay đổi trạng thái và mục đích sử dụng đối với các đảo, khiến chúng tôi thật sự lo ngại”, ông Hon Roilo Golez, nghị sĩ Hạ viện Phillippines tiếp lời.

Trong Báo cáo hàng năm của Bộ quốc phòng Mỹ mới được công bố cuối tháng 4/2015 có mục ‘Chuyên đề đặc biệt’ dành cho vấn đề xây dựng và cải tạo đảo của Trung Quốc trên Biển Đông. Báo cáo có đoạn: “Trong năm 2014, Trung Quốc nỗ lực cải tạo trong diện tích rộng tại quần đảo Trường Sa(Spratly Islands). Tính đến cuối tháng 12/2014, Trung Quốc đã mở rộng khoảng 500 mẫu (202.343ha) trong chiến dịch cải tạo này. Tại bốn điểm cải tạo, Trung Quốc chuyển từ hoạt động cải tạo để phát triển cơ sở hạ tầng và các công trình xây dựng nặng. Mặc dù chưa có kết luận rõ ràng, có thể thấy các công trình xây dựng bao gồm bến cảng, hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống giám sát, hỗ trợ hậu cần, và ít nhất một phi trường.

Tại các điểm cải tạo, Trung Quốc đào kênh sâu và xây dựng các khu vực đỗ mới cho phép các tàu lớn cập bến. Mục đích cuối cùng của dự án mở rộng vẫn chưa rõ ràng và Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố các dự án này chủ yếu là để cải thiện đời sống và điều kiện làm việc của những người đóng quân trên đảo. Tuy nhiên, hầu hết các nhà phân tích bên ngoài Trung Quốc tin rằng Trung Quốc đang cố gắng thay đổi tình hình thực địa bằng cách cải thiện cơ sở hạ tầng quốc phòng của mình ở Biển Đông”.

(Còn nữa)
(Theo Vietnamnet)
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 10569)
Kho nổi chứa xuất dầu FS05 là loại tầu một boong, không tự hành dạng khí động học, đáy đôi, thân mạn kép. Tầu dài 258,14m , rộng 46,4m, cao 24m, mớn nước 20m. Tải trọng toàn phần 150. 000 tấn, có hệ thống thu gom và trưng dụng khí tách ra trong quá trình xử lý, .... Tầu đảm bảo chức năng chứa và xuất dầu thô khai thác được từ mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng.
06 Tháng Bảy 2017(Xem: 19688)
22 Tháng Sáu 2017(Xem: 9174)
- Bao giờ Hà Nội mới nói tất cả các đảo ở Biển Đông là của VN từ thời cổ đại?
20 Tháng Sáu 2017(Xem: 9208)
Theo tờ New York Times, anh Tan, sinh năm 1992, tại Đà Nẵng, nhập cư vào Hoa Kỳ cùng mẹ năm 1994. Nhưng gia đình anh luôn gặp khó khăn về kinh tế và phải di chuyển nhiều nơi. Là con trai cả, anh luôn cảm thấy phải gánh một phần trách nhiệm. Năm 2014, cô Lan nói anh Tan xin gia nhập vào Hải quân Hoa Kỳ và mau chóng được bổ nhiệm vào khu trục hạm tuần dương các bến cảng ở Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc Anh Tan chỉ vừa tròn 25 tuổi hôm thứ sáu, không lâu trước khi vụ đụng tàu xảy ra.
05 Tháng Sáu 2017(Xem: 10026)
Ngư dân Bình Định trình báo cơ quan chức năng về việc người của đơn vị đóng tàu rượt đuổi đánh, dọa giết khi họ phát hiện hành vi làm ăn gian dối.
29 Tháng Năm 2017(Xem: 8851)
Ngư dân Nguyễn Công Quý (ở cảng cá Đề Gi, Phù Cát, Bình Định) đóng tàu vỏ thép hơn 14 tỉ đồng chỉ ra khơi được một lần rồi nằm bờ gần hai năm nay - Ảnh: TR.ĐĂNG
21 Tháng Năm 2017(Xem: 9578)
Những ngư dân bình thường chẳng ai hỏi tới nay bỗng trở thành “thượng đế” thật sự. Hàng loạt các đơn vị đóng tàu, đơn vị cung cấp thiết bị tàu biển đưa ô tô đến đưa đón ngư dân. Họ đưa ngư dân làm thủ tục vay vốn ngân hàng, đưa ra Hà Nội làm hồ sơ thiết kế, đưa về tham quan cơ sở đóng tàu, tiếp đón tưng bừng.
18 Tháng Năm 2017(Xem: 8925)
Dự kiến tàu Reagan sẽ thực hiện “các cuộc tuần tiễu thường kỳ” ở Biển Đông, một động thái có phần chắc sẽ làm Bắc Kinh bực dọc. Lâu nay Mỹ vẫn nhấn mạnh quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, nhưng "tảng lờ" những hành động bành trướng của Bắc Kinh tại đó.
10 Tháng Năm 2017(Xem: 9752)
Những ngày qua, người dân miền biển Bình Định đứng ngồi không yên khi hàng loạt trường hợp tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67 còn trong thời gian bảo hành nhưng đã gỉ sét toàn bộ. Trong quá trình trực tiếp giám sát việc đóng tàu, ngư dân Nguyễn Văn Khỏe (36 tuổi), con trai ông Mạnh phát hiện thép đóng tàu không phải của Hàn Quốc như hợp đồng, mà là của Trung Quốc.
07 Tháng Năm 2017(Xem: 9156)
Theo tờ Apple Daily, bộ Quốc Phòng Đài Loan dự định trang bị một hệ thống có thể phóng nhiều hỏa tiễn từ xa, có khả năng chống đổ bộ, sẽ là xương sống cho hệ thống phòng vệ bờ biển.
26 Tháng Tư 2017(Xem: 9632)
TQ hạ thủy Hàng không mẫu hạm mới Đây là chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc, và là chiếc đầu tiên tự đóng trong nước. Hiện vẫn chưa được đặt tên, con tàu mới vừa được hạ thủy tại cảng Đại Liên ở đông bắc Trung Quốc, truyền thông nước này nói. Tin tức nói tàu sẽ đi vào hoạt động từ 2020. Việc hạ thủy diễn ra vào lúc đang có trận võ mồm gay gắt giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn, và tình hình căng thẳng trên Biển Đông.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 9589)
Trong chuyến thăm tại Sydney (Úc), Phó TT Pence tuyên bố “Đoàn chiến hạm sẽ có mặt ở biển Nhật Bản trong vài ngày nữa, trước cuối tháng này”. Đường đi bí ẩn của Mẫu hạm Carl Vinson đến vùng biển Nhật Bản theo như tuyên bố của Phó TT Pence tại Úc, thay vì như tin tức cách đây vài ngày cho rằng Cral Vinson sẽ tiến vào vùng biển Đại Hàn (Vùng biển Bắc Hàn khác vùng biển Nam Hàn). Vị trí chiến lược của hai vùng biển đông Đại Hàn và tây Nhật Bản khác nhau. Minh họa của VĂN HÓA MAP