Xem lại lập trường của VN về phân định Vịnh Bắc Bộ

28 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 21898)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 29 DEC2014

image037
image038
image040
Lập trường của Việt Nam về phân định biển?

28/12/2014

(Biển Đảo) - Hỏi: “Phân định biển có ý nghĩa như thế nào? Lập trường của Việt Nam về vấn đề này ra sao?”- Phùng Tuấn Anh (Hà Nội)

Trả lời:

Phân định biển có ý nghĩa rất lớn đến an ninh, an toàn hàng hải và ổn định khu vực, đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế biển. Việt Nam đã rất tích cực trong vấn đề này. Sách “100 câu hỏi đáp về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam” của Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ nêu chi tiết dưới đây.

Phân định biển là một hoạt động mang tính quốc tế nhằm hoạch định đường biên giới biển (nội thủy, lãnh hải), ranh giới biển (vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) giữa hai hay nhiều quốc gia có bờ biển đối diện hay tiếp giáp nhau thông qua đàm phán, trung gian hoặc các cơ chế tài phán quốc tế khác.

Đối với việc hoạch định ranh giới lãnh hải, Điều 15 của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 quy định: Khi hai quốc gia có bờ biển liền kề hoặc đối diện nhau, không quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến, trừ khi có sự thỏa thuận ngược lại.

Đối với việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, Điều 74 và 83 của Công ước 1982 quy định: Việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thoả thuận theo đúng pháp luật quốc tế như đã được nêu ở điều 38 của Quy chế Toà án quốc tế, để đi tới một giải pháp công bằng.

image042
Đường phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc (Ảnh chụp trên sách Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông)

Như vậy, nguyên tắc cơ bản trong phân định biển là nguyên tắc thỏa thuận và nguyên tắc công bằng.

Khoản 3, Điều 4 Luật Biển Việt Nam 2012 khẳng định: Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế. Trong thực tiễn phân định biển với các nước có liên quan, lập trường nhất quán của Việt Nam là căn cứ luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tính tới các hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên trong khu vực phân định để đạt được một giải pháp công bằng mà các bên đều chấp nhận được.

(Theo Infonet)

07 Tháng Sáu 2018(Xem: 9815)
Sau khi lớn tiếng đả kích Mỹ « xâm phạm chủ quyền và chuyển vũ khí tấn công » vào Biển Đông, Trung Quốc dường như đã đem hệ thống tên lửa bố trí trên đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa, đi nơi khác hoặc cất giấu, theo bản tin CNN ngày 06/06/2018.
22 Tháng Năm 2018(Xem: 9508)
Ba chiến hạm của Hải quân Ấn Độ vừa cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vào trưa ngày 21/5/2018, khởi đầu chuyến thăm hữu nghị 4 ngày do Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi, Tư lệnh Hạm đội miền Đông của Ấn Độ chỉ huy.
06 Tháng Năm 2018(Xem: 9009)
Tác giả đặt câu hỏi, làm thế nào để chống lại được các đảo bị Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông, sau khi họ nâng cấp hệ thống tên lửa (YJ-12 và HQ-9B)? Câu trả lời là, Mỹ phải "sửa chữa" lực lượng hải quân, tăng cường hợp tác với đồng minh và phát triển các căn cứ gần Biển Đông và eo biển Đài Loan. Stephen Bryen viết:
01 Tháng Năm 2018(Xem: 9847)
Nguồn tin này cho rằng, căn cứ của Trung Quốc sẽ được đặt ở Vanuatu – quốc đảo có mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc. Trong khi các nước phương Tây, đặc biệt là Australia ngày càng tỏ ra lo ngại trước việc Trung Quốc không ngừng tăng cường quân sự hóa tại Biển Đông.
25 Tháng Tư 2018(Xem: 10296)
Truyền thông Trung Quốc đưa tin tượng đài này được khánh thành hôm thứ Hai 23/4 trên Đá Chữ Thập thuộc Quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đã xây dựng một sân bay và các căn cứ quân sự khác. Tượng đài này gửi đi thông điệp về quyết tâm bảo vệ lãnh thổ và quyền hàng hải của Trung Quốc, bản tin của tờ Nhật báo Quân giải phóng Trung Quốc viết.
08 Tháng Tư 2018(Xem: 9381)
Chính quyền Đài Bắc vào hôm 08/04/2018 đã lên tiếng hoan nghênh một quyết định sẽ cho phép Đài Loan xây dựng được một hạm đội có sức chống lại mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Phủ tổng thống Đài Loan đã chuyển ngay thông điệp hết sức biết ơn tới Washington về việc phê duyệt giấy phép.
22 Tháng Ba 2018(Xem: 9337)
"Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN - Australia lần đầu tiên vừa kết thúc tại Sydney hôm Chủ nhật. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự hội nghị thượng đỉnh trong chuyến thăm chính thức Australia từ ngày 14 đến 18/3/2018.
08 Tháng Ba 2018(Xem: 11250)
22 Tháng Hai 2018(Xem: 9385)
Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài khi đi trong lãnh hải Việt Nam phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch theo quy định.