Trường Sa 1988 - Hồ sơ một sự kiện lịch sử: Trên bàn ngoại giao và thực địa

16 Tháng Bảy 20221:35 SA(Xem: 3067)

VĂN HÓA ONLINE – HOÀNG SA – TRƯỜNG SA - THỨ SÁU 15 JULY 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Trường Sa 1988 - Hồ sơ một sự kiện lịch sử: Trên bàn ngoại giao và thực địa


Võ Hà


Nguyễn An Nam


11/03/2022 Thanh Niên


Phía Trung Quốc, những chiến dịch tuyên truyền về chủ quyền Tây Sa và Nam Sa trong nước đã cho thấy một sự dàn xếp cho kế hoạch bành trướng trên thực địa.


Với Việt nam thời điểm những năm sau chiến tranh, kinh tế và tổ chức xã hội còn nhiều khó khăn, việc đảm bảo giữ vững lập trường chủ quyền biển đảo bằng truyền thông, nghiên cứu và ngoại giao nhất quán với thực địa là một nhiệm vụ lớn lao.


image087Bộ đội đặc công hải quân Đoàn 126 tiếp quản đảo An Bang thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 28.4.1975. TL


Sách trắng “gọi đúng bản chất”


Trước những tuyên truyền thiếu căn cứ của Trung Quốc năm 1979, Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt nam ra cuốn Sách trắng Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nêu rõ: “Việt Nam đã làm chủ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đời khi mà các quần đảo đó chưa hề thuộc chủ quyền một quốc gia nào. Từ đó đến nay, Việt Nam liên tục thực hiện chủ quyền của mình đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”.


Tháng 1.1982, Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam tiếp tục công bố cuốn Sách trắng Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa - Lãnh thổ Việt Nam, bổ sung các tài liệu nghiên cứu giá trị khoa học về mặt lịch sử, pháp lý.


Tháng 3.1982, NXB Sự thật xuất bản tập sách Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa - Bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. Tập sách ngoài việc giới thiệu một số nét khái quát về địa lý, cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên của quần đảo Hoàng Sa và các chứng cứ lịch sử (tài liệu trong nước và phương Tây), còn nhấn mạnh thời kỳ 1954 - 1975 khi quần đảo Hoàng Sa đặt dưới sự quản lý trực tiếp của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.


Sau khi trích lại các tuyên bố của chính quyền Việt Nam Cộng hòa phản bác các tuyên bố của chính quyền Trung Quốc khi đưa quân xâm chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa tháng 1.1974, tập sách Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa - Bộ phận lãnh thổ của Việt Nam chỉ ra: “Sau khi miền Nam được giải phóng đồng thời cũng từ đó, âm mưu thôn tính, bành trướng của Bắc Kinh đối với Việt Nam bộc lộ trắng trợn, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã nhiều lần thông qua các hoạt động đối ngoại của mình, khẳng định dứt khoát vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” (tr.22, 23).


Đồng thời, cuốn sách nói trên cũng khẳng định lại cả một tiến trình lợi dụng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc: “Cũng cần phải nói rằng, trong thời kỳ Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền, phía Trung Quốc đã lợi dụng tình hình đó để lấn chiếm và thôn tính từng phần lãnh thổ của Việt Nam. Ngay từ năm 1956, Bắc Kinh đã đưa quân ra chiếm đóng đảo Phú Lâm rồi mở rộng việc chiếm đóng ra các đảo phía đông trong quần đảo Hoàng Sa. Hành động này của Bắc Kinh chẳng những là một hành động xâm lược mà còn tệ hại ở chỗ họ đã phản bội nhân dân Việt Nam, những người mà họ thường lớn tiếng gọi là “bạn bè, anh em” (tr.27, 28).


Năm 1984, đúng dịp 10 năm Trung Quốc chiếm đóng trái phép toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (1974 - 1984), Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam và NXB Khoa học xã hội đã hợp tác tái bản có bổ sung cuốn Sách trắng năm 1982.


Trong lần tái bản này, cuốn Sách trắng đã được bổ sung nhiều sử liệu chứng minh chủ quyền hợp pháp của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt, các học giả Việt Nam cũng cho in lại hai bản đồ thời nhà Thanh (mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố ngày 30.1.1980), chứng minh bản đồ thời nhà Thanh đã được chính phủ Trung Quốc “bóp méo” để thể hiện tham vọng độc chiếm “Tây Sa” và “Nam Sa” như thế nào. Vấn đề chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam không chỉ là trên bàn ngoại giao, trong sách sử hay truyền thông, mà còn được nhất quán trên thực tế.


Nhất quán với quản lý thực địa


Tháng 4.1975, các lực lượng Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiếp quản các đảo có quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ, triển khai lực lượng đóng giữ các đảo, một số vị trí khác trong quần đảo Trường Sa.


Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tiếp tục quản lý và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa và Hoàng Sa bằng nhiều hoạt động, vừa đảm bảo đầy đủ và đúng thủ tục trên phương diện đấu tranh pháp lý, vừa đảm bảo củng cố và duy trì sự hiện diện của quân và dân trên các thực thể địa lý hiện đang đặt dưới sự quản lý của nhà nước Việt Nam.


Trong năm 1982, để tăng cường thực thi và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, ngày 9.12.1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 194-HĐBT về việc thành lập H.Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam – D8a2 nẵng, nêu rõ: “Thành lập H.Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng bao gồm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trước đây thuộc H.Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng”.


Lần đầu tiên trong lịch sử quản lý hành chính quần đảo Hoàng Sa, Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam xác lập một mô hình quản lý mới: Nâng quần đảo Hoàng Sa lên cấp huyện, là “H.Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng”.


Cũng năm 1982, Việt Nam đã thành lập Huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Huyện Trường Sa gồm có 3 đơn vị hành chính cấp xã: TT.Trường Sa (bao gồm đảo Trường Sa lớn và phụ cận), xã Song Tử (đảo Song Tử Tây và phụ cận) và xã Sinh Tồn (đảo Sinh Tồn và phụ cận). (còn tiếp)


(Lược trích: Trường Sa 1988 - Hồ sơ một sự kiện lịch sử, tác giả Võ Hà, Phanbook & NXB Đà Nẵng, 2021)

31 Tháng Bảy 2015(Xem: 11789)
"Hiện nay, tòa án quốc tế ở Le Havre đang xem xét vụ Phi luật tân kiện Trung quốc để xem - theo văn bản của Luật Biển UNCLOS - Trung quốc có quyền đòi chủ quyền 12 hải lý và rộng hơn nữa là 200 hải lý đặc quyền kinh tế chung quanh các hòn đảo mới đắp không?"
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 14460)
"Địa điểm cụ của cuộc diễn tập không được tiết lộ. Tuy nhiên, vào ngày 20/7 Trung Quốc tuyên bố tổ chức tập trận quy mô lớn trên Biển Đông kéo dài 10 ngày. Phạm vi tập trận kéo dài tới cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam."
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 13120)
Trong kế hoạch được công bố ngày 20/7, phụ trách tác chiến của Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan W. Greenert đề xuất tập trung phát triển của tàu sân bay Gerald R Ford, tàu chiến cận duyên, tàu khu trục Flight III lớp Arleigh-Burke, tàu cao tốc và tàu ngầm tấn công lớp Virginia. Đến năm 2020, Hải quân Mỹ cần tăng số lượng tàu chiến ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương từ 95 chiếc lên 115 chiếc.
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 13437)
"Xác chiến hạm Mỹ thời Đệ I thế chiến Philippines lấy làm căn cứ đồn trú cho một tiểu đội TQLC ở bãi Cỏ Mây, nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc đang nhảy vào tranh chấp. Tin cho rằng Philippines sẽ thiết kế trên sàn tầu chiến này thành một bãi đáp cho trực thăng lên xuống tiếp tế thực phẩm cho tiểu đội lính ứng chiến thường trực trên tầu. La Viện, một viên Thiếu tướng về hưu TQ tuyên bố các kế hoặch xâm chiếm bãi Cỏ Mây."
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 14106)
"Google là một hãng công nghệ quốc tế do đó cũng phải lắng nghe, phải xóa những cái tên do Trung Quốc tự đặt, chỉ gọi chung theo tên quốc tế là Paracel islands, tức quần đảo Hoàng Sa. Hàng ngàn người Philippines ký thỉnh nguyện thư trên trang web change.org yêu cầu Google phải xóa bỏ chữ Hoàng Nham mà thay vào đó là chữ Scarborough."
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 13589)
"Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Scott Swift, tham gia chuyến bay tuần tra trên Biển Đông, quân đội Hoa Kỳ loan báo." "Đô đốc Swift đã có mặt trên khoang một trong những máy bay do thám mới nhất của Hoa Kỳ, P-8A Poseidon trong vòng bảy giờ hôm thứ Bảy 18/7, theo Hạm đội Thái Bình Dương."
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 12360)
"Subic Bay nằm cách đảo đá ngầm Scaborough bị Trung Quốc đánh chiếm vào năm 2012 chỉ có 270 cây số. Theo chuyên gia an ninh Mỹ Patrick Cronin, chiến đấu cơ FA-50 chỉ cần vài phút là bay đến mục tiêu."
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 11989)
Tục ngữ Việt có câu: "Tham thì thâm". Đối với cái lòng tham 9 đoạn của Tầu khựa thì thâm đã trở thành thâm tím! Mấy năm qua Tầu khựa thấy Mỹ buông lơi biển Đông bèn ra sức tham: cải tạo, bồi đắp, xây căn cứ quân sự, dương oai diễu võ ... hiện thực hóa "lưỡi bò liếm biển" bằng cách chiếm một hơi 7 bãi đá, rạn, ở khu vực biển Trường Sa, áp đảo Philippines, mở đường ra tây thái bình dương... Thật ra cái thói hung hăng của Tầu khựa đòi lấy "vải thưa che mắt thánh" hòng phá vỡ "thế lực trật tự mới", và cuối cùng đó là lý do cho tân học thuyết Đại Đông Á - Shinzo Abe "Trở lại Á châu".
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 12858)
"Một phi đạo dài 3000 mét do Trung Quốc xây trên đảo Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) trong quần đảo Trường Sa gần như đã xong. Hình ảnh vệ tinh quan sát của Mỹ chụp ngày 28/06/2015 cho thấy Trung Quốc tăng tốc hoàn tất tiền đồn tại Biển Đông bất chấp phản ứng của Mỹ và các nước trong khu vực."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 11925)
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khi trả lời phỏng vấn tờ Los Angeles Times ngày 23/6 đã có những phát biểu bóp méo sự thật về cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tờ báo Mỹ đặt câu hỏi với ông Nghị:
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 15818)
- "Mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 21 tháng 6 dẫn tờ "Thời báo Manila" Philippines ngày 20 tháng 6 đưa tin, ngư dân địa phương tỉnh Bataan, Philippines ngày 19 thông báo với chính quyền địa phương cho biết, họ đã phát hiện ra hải quân và tàu cảnh sát biển TQ ở khu vực lân cận đá Công Đo (thuộc quần đảo Trường Sa của VN)..."Trên bãi đá Công Đo hiện có binh sĩ Philippines chiếm (phi pháp) từ năm 1980."
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 12801)
- "Mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 21 tháng 6 dẫn tờ "Thời báo Manila" Philippines ngày 20 tháng 6 đưa tin, ngư dân địa phương tỉnh Bataan, Philippines ngày 19 thông báo với chính quyền địa phương, cho biết, họ đã phát hiện ra hải quân và tàu cảnh sát biển Trung Quốc ở khu vực lân cận đá Công Đo (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam)..."Trên bãi đá Công Đo có binh sĩ Philippines đồn trú."
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 12815)
- "Tờ Tầm nhìn của Nga ngày 17/6 đưa tin cho biết, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận lớn với Mỹ về hợp tác trong lĩnh vực quân sự. Thỏa thuận có chữ ký của Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ Raymond Odierno và Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long tại Washington." - "Alexei Maslov, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phương Đông của Nga cho biết, việc một thỏa thuận lớn như vậy xuất hiện trong bối cảnh quan hệ Trung-Mỹ gia tăng căng thẳng do những bất đồng ở Biển Đông cho thấy nó đã được chuẩn bị từ trước một cách bí mật."
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 12893)
"Philippines hôm 15/6/15 cho biết nước này sẽ tham gia phiên xét xử vụ kiện phản đối tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông vào tháng tới. Tuyên bố từ Bộ Ngoại giao nước này cho biết, phái đoàn luật sư và các nhà ngoại giao Philippines sẽ có mặt tại Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) tại La Haye, Hà Lan, vào ngày 7/7 tới để tham dự phiên xét xử vụ kiện Manila đã trình lên từ năm 2013."
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 12507)
- "Mới đây, Tokyo và Washington đã tăng cường các thỏa thuận về thực thi bảo vệ an ninh trên phạm vi toàn cầu, nhằm bảo đảm Mỹ có được sự hỗ trợ từ Nhật Bản trong các tình huống khó khăn." - "Bản định hướng hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật sửa đổi công bố ngày 27/4/15 vừa qua có rất nhiều nội dung quan trọng." - "Các giới hạn địa lý được dỡ bỏ, cho phép liên minh Mỹ-Nhật không chỉ tập trung vào việc bảo đảm quốc phòng và an ninh cho Nhật Bản cùng các khu vực phụ cận, mà mở rộng sự phối hợp an ninh, quốc phòng song phương trong cả khu vực và toàn cầu."
08 Tháng Sáu 2015(Xem: 13345)
"Trong thời gian thăm Nhật Bản vừa qua, Tổng thống Philippines đã so sánh hoạt động gặm nhấm Biển Đông của Trung Quốc giống như phát xít Đức trước đây, cảnh báo với cộng đồng quốc tế về khả năng nổ ra Chiến tranh thế giới. Đây là một lời cảnh báo đáng quan ngại và cân nhắc - PV."
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 12606)
"Trung Quốc và Hoa Kỳ đều đang lớn tiếng hùng biện về vấn đề Biển Đông. Tại Đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore hồi tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter đã kêu gọi hãy "dừng ngay lập tức và lâu dài" hoạt động xây lấn đảo tại khu vực mà Trung Quốc đang tiến hành."