Chiến hạm Nhật đến Đà Nẵng; Hải Nam tập trận

01 Tháng Ba 20227:39 SA(Xem: 3652)

VĂN HÓA ONLINE – HOÀNG SA TRƯỜNG SA - THỨ BA 01 MAR 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Chiến hạm Nhật đến Đà Nẵng; Hải Nam tập trận

image015

25/02/2022


image017Hai chiến hạm thuộc Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản vừa cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng hôm 24/2/2022, bắt đầu chuyến làm việc trong ba ngày.


Biên đội chiến hạm huấn luyện đường dài gồm tàu khu trục Inazuma và tàu huấn luyện Hatakaze, thuộc Lực lượng tự vệ Hàng hải Nhật Bản (JMSDF) cùng gần 480 thủy thủ và sĩ quan đến làm việc ở Đà Nẵng hôm 24/2, theo báo Quân đội Nhân dân Việt Nam loan tin.


Truyền thông Việt Nam dẫn lời Đại tá II Masaaki, Tư lệnh đơn vị tàu huấn luyện số 1 cho biết, chuyến làm việc của biên đội tàu huấn luyện đường dài lần này thúc đẩy giao lưu hiểu biết lẫn nhau giữa Hải quân nhân dân Việt Nam và Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản, cũng như quan hệ hợp tác quốc phòng song phương Việt Nam-Nhật Bản.


Trong chuyến đi kéo dài 3 ngày, các thủy thủ Nhật dự kiến đến thăm các viên chức thành phố Đà Nẵng và Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân Việt Nam thông qua hình thức trực tuyến.


Các viên chức ngoại giao và tùy viên quốc phòng Nhật tại Việt Nam có mặt tại lễ đón tàu sáng ngày 24/2.


Nhật Bản thường xuyên cử chiến hạm đến Việt Nam trong bối cảnh khu vực đang phải đối mặt với sự trỗi dậy ngày càng lớn mạnh của các lực lượng Trung Quốc giữa lúc có tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông.


Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 khiến các chuyến thăm tàu chiến nước ngoài đến Việt Nam bị ảnh hưởng. Trang Thanh Niên cho biết đây là chuyến thăm hữu nghị đầu tiên của tàu quốc tế đến TP. Đà Nẵng sau 2 năm Việt Nam phòng chống dịch.


Trước đó, vào tháng 11/2021, ngoài khơi cảng Cam Ranh, Khánh Hòa, tàu hộ vệ Kaga và Murasame cùng 581 thủy thủ và sĩ quan thuộc Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản đã phối hợp với Hải quân Việt Nam tổ chức luyện tập chung hàng hải song phương.


Hôm 25/2, Lực lượng tự vệ Hàng hải Nhật Bản cho biết vừa tiến hành một cuộc tập trận song phương với nhóm các chiến hạm hải quân Hoa Kỳ bao gồm USS Abraham Lincoln, USS Mobile Bay, USS Spruance ở khu vực lân cận vùng biển Okinawa nhằm tăng cường năng lực Liên minh Nhật-Mỹ. (VOA)

Trung Quốc tập trận 3 ngày ở Biển Đông

26/02/20220


Thông báo mới đây trên website của Cục Hải sự Trung cộng (MSA) hải quân nước này tập trận ở khu vực biển Hải Nam từ ngày 27.2-1.3, không lâu sau khi tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật trong khu vực.


Theo thông báo trên, đăng hôm 25.2, cuộc tập trận diễn ra từ 11 giờ đến 13 giờ mỗi ngày tại trong khu vực có bán kính 6 hải lý từ tâm có độ 19o 37,12 vĩ bắc và 110o 57,32 kinh đông. Kết quả đối chiếu tọa độ này lên Google Map cho thấy khu vực tập trận dường như nằm ở phía đông bắc đảo Hải Nam của Trung Quốc.


Trước đó vào ngày 16.2, MSA đã đăng thông báo cho thấy một cuộc tập trận bắn đạn thật diễn ra ở phía bắc Biển Đông vào ngày 17.2.


image019Tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc tập trận. CHỤP MÀN HÌNH CHINAMIL.COM.CN


Tờ South China Morning Post (SCMP) ngày 11.2 đưa tin Chiến khu Nam bộ thuộc quân đội Trung Quốc (PLA) ngày 9.2 triển khai một tàu tiếp tế và một tàu quân y tập trận ở Biển Đông để kiểm tra khả năng phối hợp cùng nhau trong các điều kiện tác chiến, tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật, tìm kiếm và cứu hộ.


Tính từ đầu năm đến nay, Trung cộng có thể đã tiến hành ít nhất 5 cuộc tập trận ở Biển Đông, trong đó có ít nhất 1 cuộc tập trận ở vịnh Bắc Việt, theo các thông báo từ MSA và thông tin từ SCMP.


Trong năm ngoái, Trung Quốc tiến hành ít nhất 51 cuộc tập trận ở Biển Đông, theo các thông báo được đăng trên website của MSA. Trong đó có ít nhất 20 cuộc tập trận ở vịnh Bắc Việt và ít nhất 1 cuộc tập trận trái phép ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, diễn ra từ ngày 6-10.8.2021. (TNO)
25 Tháng Chín 2016(Xem: 9876)
- Cho dù Donald Trump hay Hillary Clinton trở thành Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ vào năm tới, làm thế nào để tái khẳng định sức mạnh Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn là điều quan trọng. - Người mà vị Tổng thống thứ 45 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ có thể "chọn mặt gửi vàng" chính là ông Joko Widodo, Tổng thống Indonesia.
21 Tháng Chín 2016(Xem: 10421)
Theo quan sát, có tất cả năm cấu trúc mới xuất hiện ở bờ biển phía tây đảo Ba Bình. Trong đó bốn cấu trúc hình chữ Y đã được xây xong và bao quanh một cấu trúc hình tròn ở giữa vẫn đang trong quá trình xây dựng. Các công trình kiên cố này có chiều cao khoảng 3 hoặc 4 tầng, SCMP ước tính.
18 Tháng Chín 2016(Xem: 9677)
"Bắc Kinh đang rình rập thời cơ để chiếm lĩnh bãi cạn Scarborough của Philippines, một tử huyệt của Biển Đông. Thời điểm lý tưởng nhất là khi cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đi vào giai đoạn cuối, khi toàn thể công luận và chính giới Mỹ bị thu hút vào trận đấu quyết liệt giữa Hillary Clinton và Donald Trump ngày 08/11/2016".
11 Tháng Chín 2016(Xem: 10081)
Ngày 07/09/2016, ngày đầu tiên của Thượng đỉnh ASEAN tại Vientiane, phái đoàn Philippines đã bất ngờ khai hỏa. Quả pháo đầu tiên của Philippines là trình bày các tấm không ảnh chụp bên trên vùng bãi cạn Scarborough bị Hải Quân Trung Quốc lấn chiếm vào năm 2012.
09 Tháng Chín 2016(Xem: 10067)
"Hôm 07/09/2016 tại Vientian, phái đoàn Philippines tham dự Thượng đỉnh ASEAN công bố bằng chứng tố cáo Trung Quốc bí mật xây thêm đảo nhân tạo ở Biển Đông. Theo Manila, nhiều không ảnh cho thấy nhiều tàu Trung Quốc chuẩn bị xây đảo nhân tạo trên bãi đá ngầm Scarborough, chỉ cách đảo chính Luzon 230 km".
06 Tháng Chín 2016(Xem: 11084)
Hậu chấn PCA-Kết quả G-20 “Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc không công nhận phán quyết của tòa [PCA].”
04 Tháng Chín 2016(Xem: 9567)
« Đẩy mạnh tăng trưởng, trao đổi mậu dịch và đầu tư trong một nền kinh tế mở rộng ». Đó là nội dung chính diễn văn khai mạc thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu (Hangzhou) chiều ngày 04/09/2016 của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình".
28 Tháng Tám 2016(Xem: 10038)
Diễn biến bất thường ở biển Darwin Úc: “Tập trận Kowari 2016” sẽ được cả ba cường quốc quân sự này tiến hành tại Darwin, Úc, từ ngày 01-11/09/2016.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 11378)
Hợp đồng thăm dò dầu khí của tập đoàn quốc gia Ấn Độ OVL (ONGC Videsh Ltd - OVL) tại Biển Đông hết hạn vào tháng 6/2016. Nhưng vì quyền lợi địa chính trị của hai bên, Việt Nam lập tức gia hạn hợp đồng để Ấn Độ tiếp tục hiện diện trong khu vực bị Trung Quốc tranh giành chủ quyền.
21 Tháng Tám 2016(Xem: 10190)
- "Theo hãng tin AP, đêm hôm qua, 17/08/2016, tổng thống Duterte đã nói với các phóng viên rằng ông chỉ muốn nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông trong các cuộc thảo luận riêng với các lãnh đạo Trung Quốc, vì theo ông, làm ầm ĩ chuyện này chỉ khiến Trung Quốc thêm thù nghịch". - Trong lúc đó: Bản tin của Reuters ghi nhận là Việt Nam đã cho chuyển các giàn phóng tên lửa EXTRA (còn được gọi là pháo phản lực) ra năm căn cứ tại Trường Sa « trong những tháng gần đây..., được giấu kín để khỏi bị phát hiện từ trên không và cho tới nay chưa được nạp tên lửa hay đạn pháo, nhưng có thể sẵn sàng tác chiến trong vòng 2-3 ngày ». Ảnh bên: Song Tử Tây by LYKIENTRUC.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 12620)
"Nếu Việt Nam triển khai các loại tên lửa mới nhất để nhắm vào Trung Quốc thì đó là một sai lầm khủng khiếp. Chúng tôi hy vọng Việt Nam hãy nhớ về quá khứ và rút ra một số bài học từ lịch sử," tờ Global Times cho biết.
11 Tháng Tám 2016(Xem: 12303)
"Băng cháy hay còn gọi là methane hydrate, được hình thành từ khí methane nén chặt trong băng bên dưới đáy biển. Nó là nguồn năng lượng khổng lồ. Cứ một m3 băng cháy chứa khoảng 164 m3 khí đốt tự nhiên vì nó ở thể nén".
09 Tháng Tám 2016(Xem: 10451)
"Tờ Tin tức Tham khảo, một phụ san của Tân Hoa Xã ngày 6/8 đưa tin, trong hội nghị thượng đỉnh Trung - Nga bên lề G-20 tại Hàng Châu đầu tháng Chín tới sẽ có "tin mừng", Bắc Kinh và Moscow có thể thành lập một tòa án quốc tế cho khu vực Âu - Á".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 10307)
"Nhật Bản nói Trung Quốc đã đưa đội tàu gồm hơn 230 chiếc, hầu hết là tàu đánh cá, vào sát vùng nước do Nhật kiểm soát ở Biển Hoa Đông".
01 Tháng Tám 2016(Xem: 9727)
"Trong bối cảnh Bắc Kinh lớn tiếng bác bỏ phán quyết quốc tế và tái khẳng định chủ quyền Trung Quốc trên vùng biển đang tranh chấp, việc Nga đồng ý tham gia tập trận đã đặt ra câu hỏi về ý định thực thụ của Mátxcơva".
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 9935)
“Phán quyết của Toà Trọng tài PCA đã làm rõ rất nhiều thứ trên giấy tờ, nhưng không có gì thay đổi trên thực địa cả. Đừng trông đợi bất cứ thay đổi kịch tính nào trong vấn đề Biển Đông phức tạp".
25 Tháng Bảy 2016(Xem: 9994)
Việc rút HQ-9 được tiến hành chỉ hai ngày trước khi Tòa trọng tài thường trực quốc tế ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 10153)
- Tân Hoa Xã ngày hôm 19/07/ đưa tin, trong cuộc gặp tư lệnh hải quân Mỹ, đô đốc John Richardson, tại Bắc Kinh vào hôm qua, tư lệnh hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đã tuyên bố : « Chúng tôi sẽ không bao giờ ngưng việc xây dựng tại Nam Sa nửa chừng. Quần đảo Nam Sa là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc, nhu cầu xây dựng của chúng tôi là hợp lý và hợp pháp ». - Ảnh bên: Máy bay hãng hàng không Hainan Airlines, ngày 13/07/2016 hạ cánh xuống sân bay mà Trung Quốc vừa xây dựng trên bãi đá Subi trong quần đảo Trường Sa.REUTERS/Stringer.