Bắc Kinh thu thập Dữ Liệu nguồn tài nguyên quí giá ở Biển Đông

02 Tháng Tư 20218:15 SA(Xem: 5255)

VĂN HÓA ONLINE – HOÀNG SA – TRƯỜNG SA - THỨ SÁU 02 APRIL 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)

image004

Bắc Kinh thu thập Dữ Liệu nguồn tài nguyên quí giá ở Biển Đông


26/3/2021


(PLO)- Theo các chuyên gia, các tiền đồn Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông giúp quân đội nước này thu thập một trong những nguồn tài nguyên giá trị nhất: Dữ liệu.


Các tiền đồn quân sự mà Trung Quốc (TQ) xây dựng phi pháp tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) và các căn cứ hiện đang được Bắc Kinh mở rộng trái phép tại quần đảoHoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam bị TQ chiếm đóng trái phép) đang giúp nước này thu thập một trong những nguồn tài nguyên quý giá nhất, nhưng không thể nhìn thấy được, tại Biển Đông: Dữ liệu.


Đây là nhận định của nhà phân tích người Mỹ Zachary Haver và ông Ryan Martinson - giáo sư tại Viện nghiên cứu hàng hải TQ thuộc Trường Chiến tranh hải quân Mỹ, trang tin BenarNews ngày 24-3 cho biết.


image006TQ xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: SCMP


Ông Haver dẫn nghiên cứu của quân đội TQ và các tài liệu khác cho thấy dữ liệu thu thập được từ các tiền đồn phi pháp trên cung cấp cho Bắc Kinh thông tin phục vụ các hoạt động xây dựng phi pháp tại khu vực, giúp cải thiện sức mạnh vũ khí và hoạt động thông tin liên lạc dưới nước của hải quân TQ, cũng như có thể hỗ trợ các hoạt động tấn công đổ bộ tiềm tàng trong tương lai.


Ông Haver dẫn lời của ông Martinson nhận định các dữ liệu này rất có giá trị khi cho phép hải quân TQ hiểu được các yếu tố cấu thành “môi trường không gian đại dương”.


“TQ thu thập các thông tin nhằm phục vụ việc xây dựng và cải thiện các mô hình liên quan cách các yếu tố của môi trường không gian đại dương thay đổi trong những hoàn cảnh cụ thể” - ông Martison nhận định.


Theo chuyên gia Haver, các nhà khoa học dân sự của chính phủ cũng như quân nhân TQ đồn trú phi pháp trên các tiền đồn sẽ thu thập nhiều loại thông tin khác nhau, bao gồm dữ liệu thủy văn, khí tượng, độ sâu và thủy triều.


Ngoài ra, các tàu nghiên cứu khoa học, do các tổ chức nghiên cứu dưới sự quản lý của chính phủ TQ điều hành, thường xuyên thăm dò độ sâu, thu thập các mẫu sinh vật và trầm tích, cũng như lập bản đồ đáy biển.


Hỗ trợ việc xây dựng phi pháp


Theo ông Haver, các dữ liệu trên có thể hỗ trợ các hoạt động xây dựng phi pháp của TQ trên Biển Đông.


Hồi tháng 1, BenarNews dẫn hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh vẫn tiếp tục các hoạt động cải tạo, xây dựng phi pháp nhằm ngăn sự xói mòn do tác động từ môi trường tại bờ biển phía bắc đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà TQ chiếm đóng trái phép).


image007Ảnh đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam chụp từ vệ tinh vào ngày 14-12-2020. Ảnh: PLANET LABS INC / ZACHARY HAVER


Cái gọi là “thành phố Tam Sa” hồi tháng 5-2019 đã ký hợp đồng “thí nghiệm mô hình vật lý” với “Viện Nghiên cứu kỹ thuật giao thông đường thủy Thiên Tân” thuộc Bộ Giao thông Vận tải TQ. 


Theo hồ sơ đấu thầu của hợp đồng, viện sẽ chịu trách nhiệm lập mô hình xói mòn bờ biển trên đảo Phú Lâm bằng cách sử dụng dữ liệu thu thập được trong nhiều năm, qua đó hỗ trợ công việc cải tạo và phục hồi đảo. Mô hình sẽ mô phỏng tác động của sóng có thể gây xói mòn ven bờ đảo Phú Lâm.


Theo các tài liệu mà BenarNews tiếp cận được, viện này đã tổng hợp các dữ liệu đo độ sâu trong nhiều năm, hình ảnh viễn thám và các dữ liệu khí tượng thủy văn tại đảo Phú Lâm. 


Môi trường không gian đại dương


Theo ông Haver, dữ liệu thu thập được từ các tiền đồn phi pháp cũng hỗ trợ các hoạt động hải quân của TQ ở Biển Đông, cũng như giúp quân đội Bắc Kinh chuẩn bị cho các cuộc xung đột tiềm tàng với các quốc gia có tuyên bố chủ quyền khác hay các đối thủ bên ngoài như Mỹ.


Ông Martinson giải thích rằng thủy triều, dòng chảy, độ cao của sóng, nhiệt độ, gió và độ mặn đều thay đổi.


“Khả năng đoán trước những thay đổi này rất quan trọng đối với quân đội TQ vì những yếu tố này tác động trực tiếp tới các chiến dịch hải quân, mọi thứ từ điều hướng cơ bản đến việc sử dụng khí tài cho tình báo, giám sát và do thám” - ông Martinson nhận định.


Ông Haver dẫn nghiên cứu được công bố công khai - do các kỹ sư, nhà khí tượng học và các chuyên gia có liên kết với quân đội TQ thực hiện - khẳng định sự quan tâm không ngừng của quân đội Bắc Kinh đối với các yếu tố môi trường này.


Ví dụ, vào năm 2020, các nhà nghiên cứu từ Đơn vị 61741 của quân đội TQ đã xuất bản một bài báo đề cập các ranh giới phụ thuộc vào nhiệt độ (thermocline) - ranh giới giữa vùng nước ấm hơn gần bề mặt đại dương và vùng nước mát hơn ở sâu bên dưới - ảnh hưởng đến hoạt động liên lạc dưới nước, cũng như việc ẩn giấu các phương tiện dưới nước ở Biển Đông.


Một nghiên cứu gần đây của các chuyên gia tại Học viện Nghiên cứu Hải quân TQ đã đánh giá cách thức mô hình hóa đại dương có thể giúp phân tích tác động của “các hiện tượng phức tạp trong lòng đại dương” đối với hiệu quả của vũ khí và thiết bị hải quân.


Ngoài ra, các nhà nghiên cứu thuộc quân đội TQ cũng quan tâm các chủ đề khác như tác động từ môi trường tại Biển Đông đến sự ăn mòn thiết bị điện tử trên không và thép không gỉ, hay tính chất cơ học của cát được sử dụng để cải tạo đất ở Biển Đông và cách điều trị chấn thương não cho binh lính trong các cuộc xung đột tiềm tàng tại Biển Đông.


Mở rộng năng lực hải quân


Theo ông Haver, việc TQ phát triển phi pháp các căn cứ tại Biển Đông từ lâu đã gắn liền với hoạt động thu thập dữ liệu môi trường.


Vị chuyên gia lý giải sau khi chiếm đóng trái phép đảo Phú Lâm vào những năm 1950, TQ đã nhanh chóng xây dựng một trạm khí tượng.


Ông Haver cũng dẫn một nghiên cứu được công bố trên tờ The China Quarterly cho rằng TQ đã sử dụng việc thu thập dữ liệu khí tượng quốc tế cho Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) như một cái cớ để thiết lập sự hiện diện lâu dài ở quần đảo Trường Sa vào cuối những năm 1980, với động thái đầu tiên là xây dựng phi pháp một trạm quan sát trên Đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).


image008Ảnh chụp đảo Phú Lâm ngày 27/7/2012, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị chiếm TQ chiếm. Ảnh: AFP


Từ trạm quan sát này, các nhà khí tượng học của quân đội TQ có thể đo đạc các yếu tố như hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ và thủy triều cứ hai giờ một lần mỗi ngày trong 30 năm qua, ông Haver dẫn truyền thông nhà nước TQ cho biết.


Đáng chú ý, khi TQ xây dựng trái phép các tiền đồn ở quần đảo Trường Sa, khả năng thu thập các dữ liệu trên của Bắc Kinh dường như đã được tăng cường.


Ông Martinson cho rằng: “Về lý thuyết, diện tích đất nhiều hơn sẽ cho phép lắp đặt nhiều thiết bị hơn, với kích thước lớn hơn”.


Ông Martinson cũng lưu ý rằng các tiền đồn quân sự của TQ tại các thực thể mà nước này chiếm đóng phi pháp tại Trường Sa có thể hỗ trợ các tàu, vốn được sử dụng để tu sửa và triển khai các phao nổi và phao dưới mặt nước mà Bắc Kinh sử dụng để giám sát các điều kiện trên các vùng nước rộng lớn.


Hỗ trợ hoạt động tấn công đổ bộ tiềm tàng trong tương lai


Ngoài ra, theo ông Martinson, những tiền đồn trái phép còn cho phép quân đội TQ triển khai thêm nhân lực tại các thực thể ở Trường Sa, gồm các nhà khí tượng học và kỹ sư để giúp quân đội TQ thu thập dữ liệu quan trọng.


Ông Martinson dẫn một báo cáo được quân đội TQ công bố hồi năm 2020 trên tờ PLA Daily cho biết ông Wu Jingquan - kỹ sư thuộc quân đội TQ đồn trú phi pháp tại quần đảo Trường Sa - đã thiết kế và được cấp bằng sáng chế đối với các thiết bị đo đạc có khả năng phù hợp với điều kiện môi trường tại Trường Sa.


“Thủy triều là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến môi trường không gian đại dương, nhưng độ mặn và nhiệt độ của nước ở Trường Sa thường ảnh hưởng đến các phép đo thủy triều, dẫn đến sai số” - ông Martison dẫn PLA Daily cho biết.


Theo báo cáo trên PLA Daily, kỹ sư Wu đã thiết lập nhiều điểm quan sát phi pháp trên Đá Chữ Thập để thu thập dữ liệu thủy triều hàng ngày. Sau đó, ông sử dụng các Dữ liệu này để xây dựng mô hình dữ liệu thủy triều, cuối cùng thiết kế một loại máy đo thủy triều tự động mới mà không bị ảnh hưởng từ độ mặn và nhiệt độ.


Theo BenarNews, các tài liệu đăng ký bằng sáng chế đối với hai phát minh của ông Wu gồm máy đo thủy triều nói trên và “thiết bị khảo sát dưới nước và thiết bị đo đạc động lực” nhằm hỗ trợ các tàu thực hiện khảo sát biển.


“Thủy triều là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong các hoạt động đổ bộ. Nếu bạn đang cố gắng hạ cánh trên một hòn đảo hoặc đưa một con tàu đến gần một hòn đảo, bạn cần biết thủy triều ảnh hưởng như thế nào đến độ sâu của vùng nước xung quanh hòn đảo tại mọi thời điểm” - ông Martinson nhấn mạnh. HÒA ĐẶNG

16 Tháng Tư 2017(Xem: 8879)
Thời báo Hoàn Cầu ngày 13/4 đưa tin, hôm qua 12/4 Nhân Dân nhật báo, đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đồng loạt đưa tin về một cuộc tập trận bắn đạn thật với nội dung chính là đổ bộ chiếm đảo trên Biển Đông "diễn ra gần đây".
13 Tháng Tư 2017(Xem: 9947)
Ông Duterte: « Vì tình hữu nghị với Trung Quốc, và vì chúng ta đề cao tình hữu nghị này, tôi sẽ không đến cắm cờ Philippines nữa. Tôi sẽ không đến bất kỳ hòn đảo nào thuộc quần đảo Trường Sa ». Hải đồ: chấm xanh: Philippines; chấm vàng: Việt Nam; chấm đỏ: Trung Quốc. VĂN HÓA MAP
09 Tháng Tư 2017(Xem: 8891)
Tổng thống Philippines phát biểu tại một căn cứ quân sự trên đảo Palawan ngày hôm qua 6/4: "Có vẻ như tất cả các bên đang cố gắng để lấy quần đảo này. Chúng ta hãy đòi lại những gì là của mình bây giờ, và dựng một tiền đồn mạnh ở đó, nơi thuộc về chúng ta. Hiện có rất nhiều hòn đảo, tôi nghĩ là 9 hoặc 10. Chúng ta hãy đặt các cấu trúc và cắm cờ Philippines ở đó". [1] Còn theo Reuters, ông Rodrigo Duterte nói rằng: "Những cấu trúc còn trống là của chúng ta. Chúng ta hãy sống ở đó.
04 Tháng Tư 2017(Xem: 10267)
Theo thuyền trưởng Nguyễn Văn Mười, lúc 20 giờ ngày 11/3, ông Mười cùng 12 lao động đang hoạt động trên biển thì bị một chiếc tàu vỏ gỗ (không rõ quốc tịch) tấn công, nổ súng bắn xối xả về phía tàu của ông Mười.
26 Tháng Ba 2017(Xem: 10462)
Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam đã đánh giá cao sự đóng góp quan trọng của Hạm đội trong thực hiện Thỏa thuận tuần tra liên hợp mà Tư lệnh Hải quân hai nước đã ký năm 2005, góp phần duy trì trật tự, an ninh, hòa bình, ổn định trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Tư lệnh Hải quân Việt Nam nhất trí với đề nghị của Tư lệnh Hạm đội Nam Hải, mong muốn Hạm đội Nam Hải cùng với các lực lượng của Hải quân Việt Nam thực hiện tốt hơn nữa tuần tra liên hợp để xây dựng vùng biển Vịnh Bắc Bộ hòa bình, ổn định, phục vụ lợi ích cho nhân dân hai nước.
09 Tháng Ba 2017(Xem: 10378)
Hãng tin Pháp AFP nhắc lại cả Trung Quốc và Philippines cùng khẳng định chủ quyền tại Benham Rise là Reed Bank (tức Bãi Cỏ Rong). Về câu hỏi tàu Trung Quốc hiện diện trong vùng biển của Philippines để làm gì, bộ trưởng Quốc Phòng Lorenzano trả lời một cách gián tiếp là Manila có được một số thông tin cho rằng các tàu của Trung Quốc đang “tìm kiếm địa điểm để đặt tàu ngầm”.
05 Tháng Ba 2017(Xem: 9471)
Sự việc xảy ra chỉ ít ngày sau khi Trung Quốc hôm 27/2 công bố việc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ 12h ngày 1/5 đến 16/8 trong phạm vi từ 12 độ vĩ Bắc đến vịnh Bắc Bộ và "giao tuyến hải vực Mẫn Áo", là diện tích bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.
19 Tháng Hai 2017(Xem: 10111)
Một đơn vị hải chiến của Mỹ, gồm chiến đấu cơ và hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson bắt đầu tuần tra tại Biển Đông từ ngày 18/02/2017. Hải quân Mỹ thông báo tin này vài ngày sau khi Bắc Kinh cảnh cáo Washington không nên thách đố chủ quyền biển đảo của Trung Quốc. Tại Biển Đông, cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc vừa kết thúc, Mỹ đưa một hải đội tác chiến vào vùng.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 9856)
Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á AMTI, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS tại Washington, hôm qua, 08/02/2017, cho biết là Trung Quốc hiện đang nắm 20 tiền đồn trên quần đảo Hoàng Sa và đã mở rộng các cơ sở quân sự trên 8 đảo.
05 Tháng Hai 2017(Xem: 10725)
Chính quyền mới tại Hoa Kỳ sẽ tiếp cận vấn đề Biển Đông như thế nào đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận, khi ông Rex Tillerson chính thức được Thượng viện Mỹ thông qua đề cử làm Ngoại trưởng Mỹ.
24 Tháng Giêng 2017(Xem: 10960)
Vào năm 1956, Không lực Mỹ từng bí mật lập một trạm thu thập dữ liệu radar tại một hòn đảo ở rạn Nguy Hiểm phía Bắc, thuộc cụm Song Tử trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trang tin của Căn cứ không quân Malmstrom (bang Montana, thuộc Không lực Mỹ) ngày 5.1 vừa qua đăng bài về sự việc xảy ra hơn 60 năm trước, qua lời kể của cựu binh Bob Cunningham.
15 Tháng Giêng 2017(Xem: 10645)
Vào năm 1956, Không lực Mỹ từng bí mật lập một trạm thu thập dữ liệu radar tại một hòn đảo ở rạn Nguy Hiểm phía Bắc, thuộc cụm Song Tử trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
12 Tháng Giêng 2017(Xem: 10598)
Ngày 10/1, ông Trần Thắng (Việt kiều Mỹ) đã đến trao tặng cho UBND huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) tấm bản đồ có tên Partie de la Cochinchine của Phillipe Vandermaelen (người sáng lập Viện Địa lý hoàng gia Bỉ xuất bản bộ Atlas Thế giới nổi tiếng) vẽ.
08 Tháng Giêng 2017(Xem: 11233)
Với một hạm đội chỉ có 20 chiến hạm, như thế, rõ ràng Bắc Kinh đã bỏ xa Hà Nội trong cuộc thủy chiến...
03 Tháng Giêng 2017(Xem: 9897)
Được thành lập từ những năm 1970, lực lượng này không ngừng được nhân rộng. Một báo cáo năm 1978 ước tính rằng Dân Quân Biển Trung Quốc bao gồm 750.000 người và 140.000 tàu.