Mỹ tập hợp đồng minh khởi động cuộc chiến quy mô ở South China Sea

15 Tháng Ba 20217:57 SA(Xem: 5188)

VĂN HÓA ONLINE – ĐHOÀNG SA TRƯỜNG SA - THỨ HAI 15 MAR 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Từ Obama FONOPs đến Trump FONOPs đến Biden FONOPs


Mỹ tập hợp đồng minh khởi động cuộc chiến quy mô ở South China Sea (*)


13/3/2021


image008Tàu tấn công đổ bộ USS America tại Biển Đông hồi tháng 9-2020. Ảnh: INDOPACOM

(PLO)- Theo báo cáo của SCSPI, quân đội Mỹ trong năm 2020 đã có những động thái “chưa có tiền lệ” tại khu vực Biển Đông nhằm răn đe Trung Quốc.


Tờ Thời báo Hoàn Cầu ngày 12-3 dẫn báo cáo của tổ chức Sáng kiến thăm dò Biển Đông (SCSPI) - nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Bắc Kinh, Trung Quốc – cho thấy quân đội Mỹ trong năm 2020 đã có những động thái “chưa có tiền lệ” tại khu vực Biển Đông nhằm răn đe Trung Quốc khi đã nhiều lần triển khai dàn khí tài chiến lược đến đây.


Theo báo cáo, nhiều khả năng Mỹ sẽ tiếp tục tập hợp các đồng minh và đối tác trong khu vực để can thiệp và tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đông nhằm nỗ lực ngăn chặn Bắc Kinh trong khu vực.


Mỹ điều dàn khí tài chiến lược


Theo báo cáo của SCSPI, trong năm 2020, Mỹ đã điều các nhóm tác chiến tàu sân bay, nhóm tàu sẵn sàng đổ bộ, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và máy bay ném bom B-52H và B-1B đến Biển Đông.


image009Nhóm tác chiến Mẫu hạm USS Nimitz và USS Ronald Reagon tập trận kép tại Biển Đông hồi tháng 7-2020. Ảnh: HẢI QUÂN MỸ


Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời ông Hồ Ba – giám đốc SCSPI – nói rằng: “Xét về quy mô, số lượng và thời gian hoạt động, cường độ cao của các hoạt động quân sự của Mỹ trong năm 2020 là bất thường so với những năm gần đây”. 


“Do tác động của đại dịch COVID-19, Mỹ đã tăng cường độ và tần suất các hoạt động trên không và dưới nước để bù đắp cho sự thiếu hụt lực lượng mặt nước cũng như duy trì và củng cố sự hiện diện quân sự trong khu vực” – ông Hồ nói thêm.

Theo báo cáo, nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ hồi tháng 7-2020 đã tiến hành cuộc tập trận kép hai lần trong vòng nửa tháng, được giới phân tích đánh giá là một động thái hiếm thấy.

Ông Hồ chỉ ra một số đặc điểm mới liên quan việc Mỹ triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay ở Biển Đông và các vùng biển xung quanh.

"Thứ nhất, việc triển khai mang tính định hướng chiến đấu rất cao. Ví dụ, tàu sân bay USS Ronald Reagan liên tục ra vào Biển Đông với thời gian nhanh chóng và phối hợp tấn công bên sườn với các nhóm tác chiến tàu sân bay khác.


Thứ hai, tàu sân bay Mỹ hoạt động ở một khu vực rộng lớn hơn. Chẳng hạn, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt lần đầu tiên diễn tập sử dụng lực lượng viễn chinh gần bãi ngầm Macclesfield” – ông Hồ nhận định.


Thứ ba, cuộc tập trận tàu sân bay kép cũng là cuộc tập trận đáng chú ý khi được tiến hành vào thời điểm nhạy cảm trùng với cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép) và cuộc tập trận Hán Quang của lực lượng phòng vệ Đài Loan” - ông Hu giải thích thêm.

Theo thống kê chưa đầy đủ do SCSPI thu thập qua các nguồn công khai, Mỹ đã triển khai một số loại máy bay do thám, bao gồm máy bay tuần tra chống ngầm P-8A và máy bay trinh sát điện tử EP-3E, tới Biển Đông gần 1000 lần nhằm trinh sát cận cảnh Trung Quốc.


Theo báo cáo, Mỹ đã tăng cường đáng kể tần suất và cường độ các hoạt động do thám của mình bất cứ khi nào Hải quân nước này tiến hành các chiến dịch lớn như chiến dịch tự do hàng hải, hoặc khi Trung Quốc tiến hành các hoạt động lớn.


Theo ông Hồ, điều này cho thấy Mỹ tập trung nhiều vào sự phối hợp giữa lực lượng hàng hải và hàng không, đồng thời lưu ý rằng đối tượng chính của hoạt động do thám trên không của Mỹ liên quan các khu vực nhạy cảm, đặc biệt là các cơ sở quân sự quan trọng.


Cách tiếp cận mới của Mỹ


Theo báo cáo, trong năm 2020, Mỹ đã sử dụng một số cách tiếp cận mới trong hoạt động do thám, bao gồm sử dụng mã định danh do Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) cấp để ngụy trang máy bay trinh sát thành máy bay chở khách dân dụng của Malaysia, hay việc sử dụng máy bay do thám của các công ty quốc phòng tư nhân.


Ông Hồ tiết lộ rằng trong năm 2020, quân đội Mỹ đã tiến hành một số lượng lớn các hoạt động tự do hàng hải và hàng không quanh các đảo hoặc đá ngầm ở Biển Đông, đánh dấu số lượng cao nhất trong những năm gần đây cả về tần suất và cường độ.


image010Máy bay do thám Boeing RC-135 Rivet Joint. Ảnh: DVIDS


Mỹ cũng sẽ tập hợp hơn nữa các đồng minh và đối tác trong khu vực nhằm đối phó Trung Quốc tại Biển Đông


Theo báo cáo, Mỹ đã tiến hành chín hoạt động tự do hàng hải quanh các đảo hoặc đá ngầm ở Biển Đông, cụ thể là năm hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa và bốn hoạt động gần quần đảo Trường Sa (cả hai quần đảo đều thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Ông Hồ cũng cho biết các chiến hạm Mỹ trong năm 2020 có 13 lần di chuyển qua eo biển Đài Loan.


Các năm trước đó, SCSPI cũng công bố báo cáo cho thấy số lượng Mỹ tiến hành hoạt động tự do hàng hải tại Biển Đông trong năm 2018 là năm lần và trong năm 2019 là tám lần.


Theo ông Hồ, Mỹ đã tiến hành các cuộc tập trận song phương và đa phương với các nước như Nhật và Úc ở Biển Đông nhằm tăng cường sự hiện diện, thúc đẩy hợp tác quân sự với các đồng minh trong khu vực và mở rộng khả năng răn đe quân sự đối với Trung Quốc.


Dưới chính quyền của Tổng thống Joe Biden, ông Hồ dự đoán rằng Mỹ sẽ không thay đổi tiến trình cạnh tranh chiến lược đối phó Trung Quốc, về mặt chính trị hay quân sự. Điều này có nghĩa là xu hướng căng thẳng quân sự giữa hai nước ở các khu vực xung quanh Trung Quốc, bao gồm cả Biển Đông, có thể vẫn sẽ tiếp diễn. Mỹ cũng sẽ tập hợp hơn nữa các đồng minh và đối tác trong khu vực nhằm đối phó Trung Quốc tại Biển Đông.


Đây là năm thứ ba liên tiếp SCSPI công bố các báo cáo về hoạt động quân sự của Mỹ ở Biển Đông.


(*) Tựa của VHO

22 Tháng Năm 2018(Xem: 9505)
Ba chiến hạm của Hải quân Ấn Độ vừa cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vào trưa ngày 21/5/2018, khởi đầu chuyến thăm hữu nghị 4 ngày do Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi, Tư lệnh Hạm đội miền Đông của Ấn Độ chỉ huy.
06 Tháng Năm 2018(Xem: 9002)
Tác giả đặt câu hỏi, làm thế nào để chống lại được các đảo bị Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông, sau khi họ nâng cấp hệ thống tên lửa (YJ-12 và HQ-9B)? Câu trả lời là, Mỹ phải "sửa chữa" lực lượng hải quân, tăng cường hợp tác với đồng minh và phát triển các căn cứ gần Biển Đông và eo biển Đài Loan. Stephen Bryen viết:
01 Tháng Năm 2018(Xem: 9836)
Nguồn tin này cho rằng, căn cứ của Trung Quốc sẽ được đặt ở Vanuatu – quốc đảo có mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc. Trong khi các nước phương Tây, đặc biệt là Australia ngày càng tỏ ra lo ngại trước việc Trung Quốc không ngừng tăng cường quân sự hóa tại Biển Đông.
25 Tháng Tư 2018(Xem: 10288)
Truyền thông Trung Quốc đưa tin tượng đài này được khánh thành hôm thứ Hai 23/4 trên Đá Chữ Thập thuộc Quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đã xây dựng một sân bay và các căn cứ quân sự khác. Tượng đài này gửi đi thông điệp về quyết tâm bảo vệ lãnh thổ và quyền hàng hải của Trung Quốc, bản tin của tờ Nhật báo Quân giải phóng Trung Quốc viết.
08 Tháng Tư 2018(Xem: 9371)
Chính quyền Đài Bắc vào hôm 08/04/2018 đã lên tiếng hoan nghênh một quyết định sẽ cho phép Đài Loan xây dựng được một hạm đội có sức chống lại mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Phủ tổng thống Đài Loan đã chuyển ngay thông điệp hết sức biết ơn tới Washington về việc phê duyệt giấy phép.
22 Tháng Ba 2018(Xem: 9331)
"Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN - Australia lần đầu tiên vừa kết thúc tại Sydney hôm Chủ nhật. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự hội nghị thượng đỉnh trong chuyến thăm chính thức Australia từ ngày 14 đến 18/3/2018.
08 Tháng Ba 2018(Xem: 11247)
22 Tháng Hai 2018(Xem: 9378)
Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài khi đi trong lãnh hải Việt Nam phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch theo quy định.
20 Tháng Hai 2018(Xem: 9827)