VN-TT Dũng đã nói những gì với TT Obama về Biển Đông và quan hệ song phương trong phiên họp 1+1

16 Tháng Hai 201610:05 CH(Xem: 18075)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 17 FEB  2016

VN-TT Dũng đã nói những gì với TT Obama về Biển Đông và quan hệ song phương trong phiên họp 1+1

 

Như báo Văn Hóa đã loan tin, Hội nghị thượng đỉnh Obama+ ASEAN hay US - ASEAN được bố trí theo chương trình nghị sự  TT Obama + ASEAN, sau đó là các cuộc họp riêng giữa  TT Obama + 1 tức là từng nguyên thủ mỗi nước.

 

image003

Toàn cảnh Hội nghị phiên họp Obama + ASEAN. Tổng thư ký ASEAN hiện nay là ông Lê Minh Lương cùng tham dự buổi họp khai mạc.. TT Nguyễn Tấn Dũng ngồi thứ hai góc trái. Bên cạnh TT Obama là hai lãnh đạo của Lào và Brunei. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

 

Theo nguồn tin từ báo Điện tử Chính phủ, trong cuộc hội kiến kéo dài gần 40 phút giữa TT Obama và TT Nguyễn Tấn Dũng, ông Dũng cho biết, Việt Nam rất quan ngại trước tình hình Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp, đe dọa thực sự hòa bình, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không do những hành động đơn phương bồi đắp quy mô lớn các đảo chiếm đóng trái phép và xây dựng trên quy mô lớn các đảo nhân tạo từ những cấu trúc nửa nổi nửa chìm, làm thay đổi nguyên trạng, kể cả việc tăng cường quân sự hóa dưới các hình thức khác nhau.

 

Ông Nguyễn Tấn Dũng  đưa ra nhiều đề nghị  với TT Obama nên có tiếng nói mạnh mẽ và những hành động thiết thực hơn, hiệu quả hơn để yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông, đặc biệt là việc xây dựng các đảo nhân tạo với quy mô lớn, chấm dứt ngay việc quân sự hóa ở Biển Đông; tôn trọng và:

- thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC);

- sớm thỏa thuận thực chất Bộ Quy tắc về ứng xử COC.

Tổng thống Obama khẳng định, Hoa Kỳ lo ngại về tình hình Biển Đông và ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực ngoại giao và tiến trình pháp lý nhằm giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và DOC.

 

Về quan hệ song phương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký chính thức, do đó các bên cần khẩn trương hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định theo quy định của từng nước.

 

image004

TT Obama đang lắng nghe lời đề nghị của TT Dũng trong phiên họp riêng kéo dài gần 40 phút tại Tòa Bạch Ốc Viễn Tây Sunnylands, Palm Springs chiều thứ Hai 15/6/2016 - giờ địa phương. Ngồi bên phải TT Obama là Ngoại trưởng John Kerry. Ngồi bên trái TT Dũng là Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đang cầm bút ghi chép.   Ảnh: TTXVN

 

 Ông TT Dũng đề nghị với TT Obama:

- Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường;

- đề nghị Hoa Kỳ kéo dài thời gian từ 18 tháng lên 3-4 năm để phía Việt Nam thực hiện việc chuyển đổi các biện pháp quản lý nhằm đáp ứng những quy định liên quan trong Luật Nông trại 2014 (Farm Bill 2014) của Hoa Kỳ;

- đồng thời hỗ trợ kỹ thuật về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cá tra, ba sa của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ, (mặt hàng cá tra, ba sa của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ sẽ gặp khó khăn rất lớn nếu không có biện pháp xử lý phù hợp, kim ngạch xuất khẩu sẽ giảm mạnh và ảnh hưởng đến đời sống và việc làm của hàng chục triệu người lao động nghèo của Việt Nam);

- tẩy độc dioxin và rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh;

- đề nghị Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương, coi đây là biện pháp quan trọng để củng cố lòng tin chính trị giữa hai nước;

- đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề tăng cường năng lực thực thi pháp luật trên biển, hỗ trợ kỹ thuật cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam./

 

(Theo nguồn báo điện tử Chính phủ)

+++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Mỹ-Asean có lập được 'mặt trận chung'?

image005

Image copyright Getty

Cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Asean lần đầu tiên do Mỹ tổ chức tại địa điểm Sunnylands, California, đánh dấu mong muốn củng cố ảnh hưởng của Washington tại khu vực.

Trong ngày đầu tiên của cuộc họp, Tổng thống Barack Obama và các lãnh đạo đã bàn về các vấn đề kinh tế, gồm hiệp định TPP có bao gồm Việt Nam, Singapore, Brunei và Malaysia.

Hôm thứ Ba cũng là ngày kết thúc hội nghị, họ sẽ bàn về an ninh hàng hải trên Biển Đông, nơi Trung Quốc và nhiều nước Đông Nam Á cùng tuyên bố chủ quyền.

Cuộc họp tại Sunnylands mang ý nghĩa biểu tượng vì đây cũng là nơi ông Obama từng tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Hãng tin Reuters nói cuộc gặp nhằm chứng tỏ vai trò đối trọng của Washington trước Bắc Kinh và vai trò đối tác thương mại với Asean.

Tăng ảnh hưởng

Cố vấn an ninh Nhà Trắng Susan Rice nhấn mạnh các công ty Mỹ đã tăng gấp đôi đầu tư trong vùng kể từ 2008.

Bóng dáng Trung Quốc vẫn hiện diện tại cuộc họp.

Reuters nói thử thách của Obama là thuyết phục mọi nước Asean đồng ý ký một tuyên bố mạnh mẽ về Biển Đông.

Giới chức Mỹ nói Bắc Kinh gây sức ép yêu cầu Campuchia và Lào không ký.

Báo Trung Quốc, Thời báo Hoàn cầu, nói Sunnylands không phải là nơi để bàn về Biển Đông.

“Asean không có mong muốn đó, và Mỹ biết họ không thể làm được,” theo tờ báo.

Hãng tin AFP cũng cho rằng mục tiêu trước mắt của cuộc họp là xây dựng “mặt trận thống nhất” chống việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo và gia tăng quân sự trong vùng tranh chấp trên biển.

Theo AFP, những người dự hội nghị sẽ thảo luận phản ứng về phán quyết của tòa án Liên Hiệp Quốc về đơn kiện của Philippines, dự kiến sẽ ra vào tháng Tư hoặc tháng Năm.

Tòa Trọng tài Quốc tế sẽ phán quyết liệu yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc có giá trị pháp lý hay không.

image006

Image copyright Getty Image caption Tổng thống Obama nói với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng ông sẽ thăm Việt Nam tháng Năm

Theo AFP, một tuyên bố ủng hộ chung của Mỹ và Asean về phán quyết của tòa sẽ tạo sức ép lên Trung Quốc, nước từ chối tham gia vụ kiện của Philippines.

Hồ sơ nhân quyền

Tuy vậy, hãng tin AP nói một thách thức cho Mỹ là thúc đẩy “trật tự dựa theo quy tắc” trong một khu vực có hồ sơ trái ngược về dân chủ và pháp quyền.

Tại Đông Nam Á, chỉ có Indonesia và Philippines nhìn chung được gọi là nền dân chủ.

Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch nói đa số các nước trong Asean "có hồ sơ nhân quyền rất tệ".

Bốn trong số 10 lãnh đạo được mời đều sắp rời chính trường, giống ông Obama.

Một người trong đó, Tổng thống Myanmar, chỉ gửi người phó đến Mỹ.

Tuy vậy, Daniel Russel, nhà ngoại giao Mỹ phụ trách vùng Đông Á, tuyên bố cuộc họp là dịp để quảng bá giá trị Mỹ và tôn trọng nhân quyền.

“Hun Sen sẽ không nghe lời cấp dưới, Tướng Prayuth sẽ không nghe đồng sự, nhưng họ sẽ nghe John Kerry, Barack Obama,” ông Russel nói với các phóng viên./

BBC 15/2/16 3 giờ trước