"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 21 AUG, 2015
Đại lão Hòa Thượng ThíchTâm Châu, Thượng thủ GHPGVN/Thế giới viên tịch tại Tổ đình Từ Quang, Canada
Montreal - VH - Theo tin từ Tổ đình Từ Quang, Montreal, Canada, Đại lão Hòa thượng Thượng thủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên Thế giới Thích Tâm Châu vừa viên tịch vào lúc 10 giờ 15 (giờ Canada) sáng thứ Năm 20 tháng 8, 2015.
Tin từ Tổ đình cũng cho biết vào ngày thứ Bẩy 22/8/2015, ban tang lễ sẽ cử hành nghi lễ phát tang và thứ Tư tuần tới cử hành nghi lễ Trà Tỳ.
Tổ đình sẽ thông báo chi tiết chương trình tang lễ đến quý Chư Tăng Ni và quý Phật tử./
+++++++++++++++++++++++++++++++++++
XEM THÊM:
Vài nét về Hòa Thượng Thích Tâm Châu
Thượng tọa Thích Tâm Châu tại chùa Tuyết Sơn Ấn Độ. Ảnh tư liệu của VH
Thích Tâm Châu (1921- ) là một vị hòa thượng Phật giáo Việt Nam. Ông từng là một vị lãnh đạo trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Thân thế và hoạt động
Ông sinh tại Ninh Bình, Việt Nam, quy y học đạo từ năm 11 tuổi.
Ông là một thành viên sáng lập Tổng hội Phật giáo Việt Nam tại Huế năm 1951, sang năm sau thì được tôn là Phó chủ tịch hội đồng trị sự Giáo hội Tăng già Việt Nam.
Đầu thập niên 1960 thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, ông cùng Thích Trí Quang và Thích Thiện Minh điều hành Ủy ban liên phái bảo vệ Phật giáo để tranh đấu đòi bình quyền tôn giáo. Khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ra đời năm 1964 thì ông được chọn làm Viện trưởng Viện Hóa Đạo của Giáo hội.
So với đường lối đấu tranh kịch liệt chống chính phủ Việt Nam Cộng hòa của Thích Trí Quang (nhóm Ấn Quang) thì hòa thượng Thích Tâm Châu cổ động con đường trung hòa hơn [1] (thường gọi là nhóm Việt Nam Quốc tự hay nhóm Viện Hóa Đạo).
Sau năm 1975, ông tỵ nạn tại Canada và định cư tại Montréal, nơi ông sáng lập Tổ đình Từ Quang.
Hòa thượng hiện là Thượng thủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên thế giới. Ông còn là một học giả Phật học với nhiều tác phẩm dịch thuật và khảo luận.
(Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia [http://vi.wikipedia.org/])
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
XEM THÊM:
Bạch Thư Của Hòa Thượng Thích Tâm Châu: Đại Nạn Của Phật Giáo và đất Nước, 1966
Hòa Thượng Thích Tâm Châu
Sang năm 1966, Đại Hội Giáo Hội lại bắt buộc tôi phải làm Viện Trưởng thêm một nhiệm kỳ nữa. Giáo Hội e ngại các tướng lãnh tranh giành ảnh hưởng nhau, không thể có cơ sở vững vàng để xây dựng đất nước được, Giáo Hội yêu cầu Hội Đồng Lập Hiến. Sự yêu cầu này được phát động khắp các cấp Giáo Hộị Nhưng chỉ trong vài tháng việc yêu cầu bầu cử Quốc Hội Lập Hiến đã được Chính Quyền các Tướng lãnh chấp nhận vào ngày 14-4-1966.
Sau khi phong trào bầu cử Quốc Hội Lập Hiến đã được thỏa mãn, nhân danh Viện Trưởng, tôi đã gửi thư thông cáo tới các nơi biết : ngưng sự tranh đấu, và chỉ đặt các chương trình xây dựng đạo pháp mà thôi.
Ngày 2 tháng 5 năm 1966 tôi đáp máy bay sang Colombo, thủ đô nước Tích Lan, cùng đại biểu Tăng Già các nước soạn thảo Hiến Chương và thành lập Giáo Hội Tăng Già Thế Giới bắt đầu từ ngày 6-5-1966. và tôi đảm trách chức vụ Phó Chủ Ti.ch.
Từ Tích Lan trở về, tôi ghé thăm Malaysia và Singapore để cảm ơn sự hộ trợ tinh thần trong cuộc tranh đấu 1963 vừa qua.
Vào 11 giờ sáng ngày 29-5-1966, tôi về tới Saigon, được tin đang có biểu tình trong thành phố Saigon và một số nơi khác tại miền Trung. Tôi không hiểu, khi tôi đi vắng, ở nhà có Thượng Tọa Trí Quang, Thượng Tọa Thiện Minh, do đâu lại phát động lại phong trào tranh đấu ?
Tôi về tới VN Quốc Tự, bước chân vào cửa văn phòng Viện Trưởng Viện Hóa Đạo của tôi thì có một biểu ngữ nền vàng chữ đỏ ghi :
-"Muốn quần chúng tuân theo kỷ luật thì phải theo quần chúng".
Tôi vào tới bàn giấy của tôi thì có một đĩa máu, một con dao và một huyết thư:
-Yêu cầu các Thượng tọa trong Viện Hóa Đạo, không được theo Thượng tọa Tâm Châu".
Tôi định lên chánh điện VN Quốc Tự lễ Phật, tại đây có mấy các vị Tăng thanh niên không cho tôi vào chánh điện VN Quốc Tự và hăm dọa, ai muốn vào chùa hãy bước qua xác chết của ho..
Tôi vô cùng chán nản, không biết cách nào vãn hồi trật tự được. Tôi trở về chùa Từ Quang. Về chùa Từ Quang cũng có một đĩa máu, một con dao và huyết thư
-"Cấm tôi không được hoạt động nữa".
Và, người trong chùa cho biết là họ hăm dọa sẽ đốt xe, ám sát. Và, chính các vị Tăng thanh niên đang tụ tập tại Niệm Phật Đường Quảng Đức (Bàn Cờ) định sang chùa Từ Quang giết tôi. May có Sư Cô Vân biết được, cấp báo cho tôi biết. Tôi trốn thoát. (4)
Từ đó, tôi phải đi nghỉ, nay tại nhà này, mai tại nhà khác, nay tại Viện Nhu Đạo Quang Trung, mai tại Nha Tuyên Úy Phật Giáo.
Từ đó, VN Quốc Tự bị Tăng Ni và quần chúng theo CS nắm giữ, thao túng, liên tục ngày này qua ngày khác, ra đường Trần Quốc Toản, ngã 6 Saigon - Chợ Lớn biểu tình, đả đảo và đốt hình nộm Tổng Thống Mỹ, Tướng Thiệu, Tướng Kỳ. Tôi không dám tới và làm việc tại Việt Nam Quốc Tự nữa.
Tại Huế, Đà Nẵng và vài nơi khác tại miền Trung cũng vậy, không sao vãn hồi được trật tư.. Lại thêm, sự xích mích giữa Tướng Nguyễn Chánh Thi và các Tướng tại Saigon. Nhóm Lập Trường ở Huế ra đời, đòi hỏi bầu Quốc Hội, đòi hỏi ngưng chiến tranh.
Kết cuộc, các Tướng Saigon mang quân ra vãn hồi trật tự miền Trung. Thượng Tọa Trí Quang cùng nhóm tranh đấu tại Huế, kêu gọi Phật tử đem bàn thờ Phật ra đường, để ngăn cản bước tiến của Quân Đội Chính Phủ, cho các cán bộ CS nằm vùng, trà trộn tẩu thoát.
Phong trào mang bàn thờ Phật ra đường lan tràn khắp nơi và vào cả đến Saigon. Tại Saigon họ đem ảnh Phật ra để trên đống rác.
Nhìn cảnh tượng ấy tôi cảm thấy đau lòng, liền ra một thông bạch yêu cầu Phật tử không nên đem Phật ra đường. Thượng Tọa Thiện Hoa Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo đột nhiên ra một thông báo tán thành việc đem Phật ra đường. (5)
Tại Đà Nẵng cũng như một số nơi khác, ngoài việc đem Phật ra đường, còn ghìm súng, nấp sau tượng Phật bắn ra, khi quân đội tiến vào kiểm soát chùa.
Đem Phật ra đường rồi, Thượng Tọa Trí Quang vào Tòa Hành Chánh tỉnh Thừa Thiên tuyệt thực. Sau, chính phủ đưa Thượng Tọa Trí Quang vào Saigon, ở nhà bác sĩ Nguyễn Duy Tài. Thượng Tọa vẫn duy trì việc tuyệt thực (có uống nước thuốc dưỡng sức), cho đến khi chính phủ quân nhân y lời hứa hồi tháng 4-1966, bầu cử Quốc Hội Lập Hiến vào ngày 3-9-1966.
Sau khi thanh toán sự hỗn loạn tại Huế và một số tỉnh khác tại miền Trung, thì tại Đô thành Saigon, chính phủ cũng thanh toán xong nhóm náo loạn tại VN Quốc Tự. Tòa Đô Chính Saigon chính thức viết thư xin lỗi Giáo Hội :
"Vì nạn bất đắc dĩ phải thanh toán nhóm náo loạn tại Việt Nam Quốc Tự, chứ thực tâm, chính phủ không dám xâm phạm vào tôn giáo".
Tôi trở về làm việc tại Việt Nam Quốc Tự, nhưng một số các vị tranh đấu nhất định không về. Các vị cho rằng, chính phủ xúc phạm đến tôn giáo và cho tôi là thân Chính Quyền. Tại miền Trung, Thượng Tọa Trí Quang cho tuyên truyền rằng : "Mỹ mua đứt Tâm Châu với 3 triệu Mỹ kim và cho tôi là cậu của Tướng Nguyễn Cao Kỳ, đem quân đội ra tàn sát Phật tử miền Trung v.v...".
Đó là chỗ nẩy sinh ra sự mâu thuẫn giữa tôi và các vị tranh đấu. Từ chỗ mâu thuẫn ấy, tại Saigon, Thượng Tọa Trí Quang và nhóm tranh đấu vu khống cho tôi là người Mỹ cho tôi 1 triệu Mỹ kim và trả lương cho tôi mỗi tháng là 20 ngàn Mỹ kim. Thực ra, tôi chưa được một dollar của Mỹ, chứ nói chi đến vạn, đến triệu. (6)
Tôi vẫn nhẫn nại làm việc, tuân theo lời dạy của Hòa Thượng Tăng Thống Thích Tịnh Khiết triệu tập Đại Hội Giáo Hội tại Việt Nam Quốc Tự từ chiều 21-10-1966.
Sự ra đời của Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Ấn Quang.
( Một ngày sau) Buổi chiều ngày 22-10-1966, Đại Hội mới duyệt xét chương trình nghị sự xong.
( Hai ngày sau) Bất ngờ, 3 giờ sáng ngày 23-10-1966, tại chùa Ấn Quang một số các Thượng Tọa đã lén lút thành lập Hội Đồng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất và đề cử Thượng Tọa Thích Thiện Hoa làm Viện Trưởng, coi như lật đổ tôi. Từ đó có ra Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Ấn Quang.
Vậy, đâu là chỗ chia đôi và lũng đoạn Giáo Hội Thống Nhất ?
Sau đó, Viện Hóa Đạo Ấn Quang chuyển hướng theo đường hướng "Hòa Bình Khuynh Tả". Viện Hóa Đạo Ấn Quang cử các vị ra nước ngoài liên lạc với các nhóm phản chiến, yêu cầu Mỹ rút quân, phản đối chính sách chống Cộng của Việt Nam Cộng Hòa, đòi hòa bình. Viện Hóa Đạo Ấn Quang cử Thượng Tọa Nhất Hạnh làm Trưởng Phái Đoàn Hòa Bình bên cạnh Hòa Đàm Paris.
Ấn Quang là một Phật Học Đường danh tiếng, cung ứng cho nhu cầu phát triển Phật Giáo miền Nam rất nhiềụ Nhưng từ nửa năm 1966 trở đi, Ấn Quang đã bị cưỡng ép làm nơi tranh đấu của các vị ưa tranh đấu. Sang năm 1967, tôi triệu tập 8 Giáo Phái, Hội Đoàn tại VN Quốc Tự, tuyên bố rút lui chức Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Đại Hội đề cử Thượng Tọa Thích Thiện Tường (người Nam), lên thay thế tôi làm Viện Trưởng. Và, Đại Hội này nhận thấy Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất đã bị chủ trương "nhất thống", tiêu diệt các Giáo Phái, Hội Đoàn, nên Đại Hội đã tu chính bản Hiến Chương ấy, cho phù hợp với các Giáo Phái, Hội Đoàn. Bản Hiến Chương tu chính này được thông báo cho chính phủ của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu biết. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã ký sắc luật 23/67 ngày 18/7/1967, công nhận Hiến Chương ấy.
Sau khi rút lui khỏi Viện Hóa Đạo, tôi trở ra chùa Từ Quang Vũng Tàu của tôi, vui cùng cảnh vật thiên nhiên, cho vơi bớt những sự ưu tư, vất vả.
Tại Saigon, Giáo Hội Thống Nhất Ấn Quang lại phát động phong trào tranh đấu, đòi hỏi không được tu chính Hiến Chương. (Thực vô lý, Ấn Quang chỉ có 3 Giáo Phái, Hội Đoàn, mặc dù Tăng Ni Phật tử đông. VN Quốc Tự có 8 Giáo Phái, Hội Đoàn - dù rằng người ít - vẫn có quyền tu chính Hiến Chương, chứ không phải hủy bỏ Hiến chương).
Đùng một cái, một hôm vào khoảng 7 giờ tối, một số Tăng tại chùa Ấn Quang, được sự hộ trợ của các dân biểu thân Ấn Quang có súng, như Kiều Mộng Thu v.v... đột nhập vào VN Quốc Tự bắt thượng Tọa Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Thích Thiện Tường, cùng với rất đông chư Tăng, đem về nhốt tại chùa Ấn Quang. Ngày hôm sau, Nha Tuyên Úy Phật Giáo can thiệp, mời các vị Ấn Quang ra khỏi Việt Nam Quốc Tư.. Sau đó, Giáo Hội Thống Nhất tại VN Quốc Tự lại phải đề cử Thượng Tọa Thích Minh Thành (người Nam) lên làm Viện Trưởng.
Vẫn chưa yên. Lại một hôm khác, vào chập tối, phe Ấn Quang lại đem người, đem khí giới, tái chiếm VN Quốc Tự một lần nữa Lần này họ bắt hết Tăng chúng, lấy hết đồ đạc, nhiều máy may của VN Quốc Tự và đốt cháy một dãy nhà phía tay trái Quốc Tự. Nha Tuyên Úy Phật Giáo lại phải can thiệp để vãn hồi trật tư..
Sau biến cố này, Giáo Hội Thống Nhất tại VN Quốc Tự phải đề cử Thượng Tọa Thích Tâm Giác, Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo, kiêm nhiệm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, mới yên.
Hai lần Ấn Quang đánh phá VN Quốc Tự như trên, hỏi ai làm nhơ nhớp cho lịch sử Phật Giáo VN ?
Sự việc rõ ràng như thanh thiên bạch nhật, mà nhóm tranh đấu của Ấn Quang, được sự hộ trợ ngầm của CS nằm vùng, lải nhải vu khống cho VN Quốc Tự chia rẽ Giáo Hội, Thích Tâm Châu phá hoại và lũng đoạn Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất. Thực như câu phương ngôn của Việt Nam thường nói : "Vừa đánh trống vừa ăn cướp, vừa ăn cướp vừa la làng". Cậy đông, lấy thịt đè người, mặc sức vu khống, thao túng không coi nhân quả là chi cả !
Cho đến nỗi những vị Tăng không biết chút gì về việc tranh đấu, việc xây dựng Giáo Hội, cũng như các vị Tăng, Ni Phật - từ ở xa, hay sau này, cũng a dua, hùa theo sự tuyên truyền nhồi sọ của nhóm tranh đấu Ấn Quang và CS nằm vùng trong suốt hơn 30 năm naỵ Thật tội nghiệp !
Nói thẳng thắn, cuộc chiến tranh Quốc Cộng tại Việt Nam, không có một tôn giáo, một đoàn thể nào, không bị CS nằm vùng gây chia rẽ, phá hoại. Thiên Chúa Giáo có những cán bộ gộc nằm vùng như Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng v.v... Phật Giáo cũng vậy, CS nằm vùng từ thượng tầng, tới hạ tầng, càng dễ dàng hơn.
Thực sự, cuộc tranh đấu từ tháng 6-1966, cho đến nay chia đôi Giáo Hội, đều do bàn tay CS đạo diễn, làm hại cho Phật Giáo và quốc gia VN không nhỏ. Vì vậy, Phật Giáo không phải là không có trách nhiệm, liên đới đến sự để mất VNCH cho CS. Vấn đề này, chính Hòa Thượng Thích Huyền Quang cũng thường nhắc đi nhắc lại : CS từng tuyên bố : "Phật Giáo Ấn Quang hai lần có công với Cách Mạng".
* Vấn đề hòa hợp hòa giải và các tạp sự sau đó
Đầu thập kỷ 1970. hòa đàm Paris đang tiến đến hồi mặc cả có lợi nhiều cho CS, thì tại VN phe tranh đấu Ấn Quang, do Thượng Tọa Thích Trí Quang lãnh đạo, đã cho thành lập phong trào Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc, do ông Vũ Văn Mẫu được coi là Thủ Lãnh. Phong trào này không được sự tán thành của hai Thượng Tọa Thiện Minh và Huyền Quang. Vì hai Thượng Tọa này không tán thành phong trào Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc, nên Thượng Tọa Trí Quang và phe nhóm của Thượng Tọa đã tung ra một chiến dịch bôi bẩn Thượng Tọa Thiện Minh và Thượng Tọa Huyền Quang một cách tàn nhẫn. Cũng vi chiến dịch này, trong suốt một năm, Giáo Hội Thống Nhất Ấn Quang không thể triệu tập được Đại Hội để bầu cử chức vụ Viện Trưởng Viện Hóa Đạo vì Thượng Tọa Thích Thiện Hoa đã viên tịch, khiến cho Thượng Tọa Thích Trí Thủ là một vị Tổng Vụ Trưởng phải đứng lên xử lý thường vụ.
Tình hình biến chuyển hoàn toàn bất lợi cho VNCH. Ngày 30-4-1975, là ngày cáo chung của chế độ VNCH. Những bộ mặt thân CS đã lộ rõ nguyên hình, không ai mà không rõ.
- Khi quân CS từ rừng về Saigon, đã có lần 500 Tăng, Ni của phe tranh đấu Ấn Quang ra đón chàọ
- Ngày 19-5-1975, phe tranh đấu Ấn Quang đã tổ chức sinh nhật Hồ Chí Minh tại chùa Ấn Quang.
- Hiệp Thương Chính Trị thống nhất hai miền Nam-Bắc của CS, một Thượng Tọa của phe Ấn Quang đã làm một bài tham luận, nịnh CS, kể công của Ấn Quang và đả kích Nha Tuyên Úy Phật Giáo cùng Giáo Hội Thích Tâm Châu.
- Vào khoảng năm 1980, 1981, chính Thượng Tọa Thích Trí Thủ Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Ấn Quang cùng các vị cao cấp nhất phe tranh đấu Ấn Quang đã tích cực vận động thành lập và tham gia vào Giáo Hội Phật Giáo VN tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), mà người ta thường gọi là "Giáo Hội Quốc Doanh", hay "Giáo Hội Nhà Nước". Chỉ có các Thượng Tọa: Thiện Minh, Huyền Quang, Đức Nhuận, Quảng Độ và một số nhỏ các vị khác không tán thành, nên bị bắt hay bị giết.
- Vào khoảng năm 1986, 1887, Ông Gorbachev, Tổng Bí Thư Đảng CS Liên Xô chủ trương cởi mở, thì tại VN ông Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí Thư Đảng CSVN cũng theo chủ trương ấy. Sau đó, Chủ Nghĩa CS bị tan rã tại Nga, tại Đông Âu, thì tại VN, hình thức chuyển hướng là sự cần thiết để sống còn của ho.. Họ đã cho các chùa được sinh hoạt tín ngưỡng một phần nào, trả một số cơ sở cho các chùa, cho một số thanh niên Tăng, Ni được học hỏi Phật Pháp. Và, có thể bước đầu thí nghiệm của họ, họ cho một số người nào đó, đòi hỏi quyền tự do dân chủ, để tiện dịp nhận diện những người quyết tâm tranh đấu, để có thể triệt hạ sau nàỵ
Hòa Thượng Thích Đôn Hậu đã khơi mở ra phong trào Phật Giáo Thống Nhất tại hải ngoại, và Hòa Thượng Thích Huyền Quang tiếp nối sự nghiệp ấy.
Tại Hoa Kỳ cũng tổ chức thống nhất rầm rộ. Kết cuộc có ra hai, ba Giáo Hội Thống Nhất. Tại Âu Châu, có nhiều Giáo Phái hoạt động riêng biệt. Nhưng có một số chùa, có các vị Tăng trung niên và thanh niên, kết hợp thành Giáo Hội Thống Nhất Âu Châụ Tại Úc, dân số VN tỵ nạn vào khoảng 150 ngàn người, Giáo Hội Thống Nhất Úc và Tân Tây Lan đã thành hình, với số Tăng, Ni ít ỏi, số chùa độ trên mươi ngôi, số Phật tử tới các chùa, tính chung lại vào khoảng 7, 8 ngàn người. Nội bộ Giáo Hội thì không ổn định và có vẻ phức tạp.
Hòa Thượng Thích Huyền Quang tại VN, đang là người trỗi lên, đòi lại danh xưng và sự phục hoạt của Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất. Hòa Thượng là người đầy đảm lược, đầy kinh nghiệm với chủ nghĩa CS. Tôi rất kính mến Hòa Thượng. Tôi đã viết thư khích lệ Hòa Thượng. Tôi luôn luôn cầu nguyện cho việc làm của Hòa Thượng được thành công viên mãn.
Cuộc tranh đấu hiện nay tại VN do Hòa Thượng Huyền Quang lãnh đạo thực vô cùng khó khăn. Khó khăn bởi bao mưu cơ, sảo thuật của Thích trí Quang cũ, nằm trong Giáo Hội Nhà Nước, ngăn trở. Khó khăn bởi Hiến Pháp CS bao vây. Khó khăn ngay trong nội bộ Giáo Hội Thống Nhất Ấn Chương "Tập quyền, kỳ thị" thiếu thiện cảm với các Giáo Phái Phật Giáo khác. Và, có thể có khó khăn với các tôn giáo khác, qua những nhận xét sâu xa. (7)
Tuy nhiên, CS là kẻ thù chung của nhân loạị Nhân loại xóa bỏ những mặc cảm riêng tư, và tích cực phục vụ chung cho chính nghĩạ Chính nghĩa quyết thắng. Chủ nghĩa CS không sao tránh khỏi luật đào thải, và chắc chắn phải nhường chỗ cho thể chế tự do, dân chủ của toàn dân VN.
* Kết luận
Giáo Pháp của đức Phật Thích Ca Mưu Ni thấm nhuần vào lòng dân VN đã gần hai ngàn năm. Phật Giáo đã hòa đồng cùng vận mệnh thịnh suy của dân tộc. Phật Giáo đã sản sinh những nhân vật đức hài hòa trong sự nghiệp cứu nước và dựng nước. Nhưng, đôi khi, Phật Giáo cũng bị những nhân vật cậy tài, ỷ thế, kỳ thị, thiếu sáng suốt, thiếu hỷ xả, gây tan nát cho đạo giáo và Quốc Gia không ít.
Phật Giáo tôn trọng tự do nhân chủ tuyệt đối, không chủ trương "tập quyền" cho một cá nhân hay một nhóm ngườị Vì, hễ có tập quyền là có độc tài, có bè phái, có những thủ đoạn để củng cố quyền lực.
Gần một thế kỷ nay, nhân loại bị đau khổ đến cùng cực bởi nạn "tập quyền" của CS. Ba mươi năm nay Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất chủ trương, "tập quyền" chưa thấy đem lại tia hy vọng hòa hợp và an lạc cho đại chúng. Phật Giáo VN tại Hoa Kỳ triền miên trong sự chia rẽ, đã có hai, ba tổ chức thống nhất. Phật Giáo VN tại Úc, "tập quyền" thống nhất trong tay một nhân vật tham độc, thiếu tài đức, gây bè phái, kỳ thị Trung, Bắc, hãm hại huynh đệ đồng đạo, mặc cho gần trăm ngàn Phật tử VN tỵ nạn tại Úc không nơi nương tựa, mặc cho danh dự Phật Giáo VN bị tổn thương nặng nề !
Ôi, Phật Giáo VN ! Ôi, Phật Giáo VN !
Ai gây chi lắm niềm đau khổ,
Vũ trụ nài van đến nghẹn lời !
(Lửa thiêng đạo mầu)
Kính bạch Quý Ngài,
Kính thưa Quý vị,
Bạch thư này viết ra trong hoàn cảnh bất đắc dĩ. Bạch thư này được viết ra bằng những giòng lệ nóng thương đời, thương đạọ Bạch thư này ra đời, có người ưa có người không ưa, vì sự thật mất lòng. Nhưng, giả dối phải nhường chỗ cho sự thật, để cho Quốc Gia, cho Đạo Pháp được trường tồn, cho nhân dân VN được thức tỉnh, và cho nhân loại được hưởng niềm an lạc của chính pháp.
Cầu nguyện Tam Bảo từ bi gia hộ, chuyển hóa đất nước VN, đạo giáo VN, nhân dân VN sớm thoát khỏi ách CS, thành một nước tự do, dân chủ, ấm no, hạnh phúc và thịnh vươ.ng. Chuyển hóa tâm niệm của các cấp Phật Giáo trong và ngoài nước, biết rõ mình, như lời Phật dạy, tiến tu và đạt tới đích giác ngộ, giải thoát. Cầu mong Quý Ngài và Quý vị luôn luôn được niềm an vui như ý, trong ánh đạo từ bi và trí tuệ.
Hòa Thượng Thích Tâm Châu.
02 Mar 1968, Saigon, South Vietnam --- Saigon, South Vietnam: Nguyen Van Thieu, South Vietnam president is shown with Thich Tam Chau (senior monk) at Requiem Mass for National Prayer Day. --- Image by © Bettmann/CORBIS
Tăng Ni Phật tử phản đối chế độ "độc tài Ngô Đình Diệm"
Đại tướng Nguyễn Khánh đi bên cạnh Thượng tọa Thích Tâm Châu, Viện trưởng Việt Hóa Đạo đều tiên.
Cuộc biểu tình rầm rộ của Phật giáo trên đường phố Sàigon 1964.
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
XEM THÊM:
Tâm Thư Đại Lão HT Thích Tâm Châu gởi Đại Lão HT Thích Quảng Độ
18 Tháng Chín 2013
Tâm Thư của Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu từ Hoa Kỳ gởi Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ ở Thanh Minh Thiền Viện Sàigon
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới
World Vietnamese Buddhist Order
TU VIỆN VIN QUANG
Vien-Quang Monastery
1038-1044 GALWAY LANE, CLOVER, SC 29710 - USA.
Tel: (803) 222-6629. Email : tuvienvienquang@gmail.com
_____________________________________________________
TÂM THƯ NGỎ
Ngày 12 tháng 09 năm 2013
Kính gửi : Hòa-Thượng Thích-Quảng-Độ
Thưa Hòa-Thượng,
Vì nghiệp-vận của Quốc-gia và Phật-giáo, Hòa-Thượng và tôi, anh em chúng ta bị xa cách nhau 39 năm rồi. Năm nay, Hòa-Thượng đã 86 tuổi và tôi đã 93 tuổi. Trong nước Hòa-Thượng bị tù đày, ngoài nước, tôi coi như kẻ lưu đày. Hòa-Thượng và tôi đều là người thương nước, thương đạo, nhưng xa cách nhau. Trong nước, hoàn cảnh, tâm-huyết và hoạt-động của Hòa-Thượng tôi vô cùng kính-phục và thương kính. Ngoài nước, tôi cũng cố gắng đem hết tâm chân-thành của mình để phụng-sự, nhưng cũng chẳng đi đến đâu!
Tôi thương kính Hòa-Thượng Huyền-Quang cũng như Hòa-Thượng. Từ năm 2007 cho tới nay, bao nhiêu biến cố làm băng hoại tổ chức Giáo-Hội xẩy ra, tôi thầm biết có những quỷ-kế của những kẻ nằm vùng phá hoại. Đã nhiều lần tôi xin điện-thoại và gọi điện thoại cho Hòa-Thượng không được, tôi nhờ người thân với Hòa-Thượng, thưa chuyện cùng Hòa-Thượng, không hiểu có đến tai Hòa-Thượng không ?
Nay biến cố không hay lại xẩy ra cho Giáo-Hội, không còn cách nào cả, tôi xin phép Hòa-Thượng, xin gửi bức tâm-thư ngỏ này tới Hòa-Thượng, Hòa-Thượng xem và tùy ý liệu định, để tâm-tư và đạo-tình của tôi đối với Hòa-Thượng không bị áy-náy :
Xét thấy việc từ chức và loại người vừa qua, chưa hẳn là do Hòa-Thượng tạo ra, nhưng nó xẩy ra với ngôi vị của Hòa-Thượng, việc này có sai lầm :
1)- Việc xét xử người phạm tội Ba-la-di, chỉ ở nơi 20 vị đại-tăng hội họp, thẩm xét và tẫn xuất trong nội bộ, không ai có quyền công khai bêu xấu cho toàn thể thế-giới biết.
2)- Việc tẫn xuất một vị tăng phạm tội do nơi Tăng-luật, không đến nỗi một vị Tăng-Thống bất lực, phải từ chức. Và, nếu vị ấy ở trong cương vị hành-chánh, dùng luật hành-chánh mà xử-trị, việc gì phải dùng đến việc từ-chức và nhận chức lại, cho tổn thương đến uy-tín cá-nhân và danh nghĩa Giáo-Hội.
Theo thiển ý của tôi, ngay thời-điểm này, Hòa-Thượng nên :
1)- Ra một tâm-thư nhận xét sự lầm lẫn trong biến cố vừa qua.
2)- Quyết tâm loại trừ những kẻ gián-điệp nằm vùng xúi giục chia rẽ, phá-hoại.
3)- Ra một Thông-bạch hóa giải những việc đã qua, mong Giáo-Hội Thống Nhất trong nước và ngoài nước hỷ-xả và sớm liên-kết trở lại.
4)- Vì sự gian lao đã lâu và sức khỏe già suy, khuyên Hòa-Thượng nên về hưu, chuyển quyền xử-lý cho Hòa-Thượng Thích-Thiện-Hạnh đảm-trách.
Trên đây là những đề-nghị phát xuất từ tâm chân thành của tôi đối với Hòa-Thượng, mong Hòa-Thượng thông cảm và quyết-định. Cầu chúc Hòa-Thượng đầy đủ sức khỏe, nghị-lực và sáng suốt, giải-quyết nan-đề này của đời.
Tâm thư,
Hòa-Thượng Thích-Tâm-Châu
Nhà báo Lý Kiến Trúc đón Hòa Thượng Thích Tâm Châu nhân dịp ngài từ Canada đến thăm Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí tại Quận Cam. Ảnh VĂN HÓA
Nhà báo Lý Kiến Trúc đang mời HT Thích Tâm Châu và bà Margie L. Rice Thị trưởng thành phố Westminster cắt bánh sinh nhật năm thứ 4 Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí Quận Cam. Đứng góc trái là ông Khanh Nguyễn. Ảnh VĂN HÓA.
- Từ khóa :
- Chùa Phật Quang