Ba Đầu và Nghệ thuật hành quân tác chiến của Hoa-Mỹ

08 Tháng Tư 20216:27 SA(Xem: 6756)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ NĂM 08 APRIL 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


BIENDONG WAR (P.7)


Ba Đầu và Nghệ thuật hành quân tác chiến của Hoa-Mỹ

image003

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Online-California

07/4/2021

(Bài 7)


Gần nửa thế kỷ nay, có thể ghi nhận rõ ràng những hoạt động xuyên suốt của Bắc Kinh có tính chiến lược chính trị đi đôi với vũ lực quân sự, bao vây, triệt để lợi dụng thời cơ chiếm đoạt các vùng lãnh thổ lãnh hải ở Biển Đông.


Bắc Kinh tỏ ra rất nhuần nhuyễn trong việc bám biển, bám trụ các vùng biển, đảo, đá có vị trí chiến lược về an ninh và tuyến lưu thông hàng hải trên toàn cõi Biển Đông, thậm chí thách thức cả tây phương qua lại vùng biển mà họ cho là cái ao nhà ngàn năm của họ!


Các sự kiện về quần đảo Hoàng Sa năm 1974, quần đảo Trường Sa năm 1988 đã chứng minh tham vọng lớn của Bắc Kinh, và mới đây, sự kiện đá Ba Đầu nói lên quyết tâm độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.


Nhiều chuyên gia nghiên cứu về các diễn biến liên tục xẩy ra ở biển South China Sea (Biển Đông) cho rằng Bắc Kinh đã lợi dụng triệt để thời cơ Mỹ ký Hiệp định Paris 1973 chấm dứt VietNma War rút toàn bộ quân lực về nước, bỏ ngỏ Đông Dương, đã điều động lực lượng hải quân trên chân Hoa Thịnh Đốn ở vùng biển này mà trước năm 1975 Đệ Thất Hạm Đội một thời làm mưa làm gió. 


Năm 2000, khi ông Bill Clinton là tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm (coi như Mỹ trở lại) Việt Nam kể từ sau năm 1975; hai năm sau, năm 2002, Bắc Kinh đã hội tụ 10 nước trong khối ASEAN họp tại Nam Vang cho ra đời bản khế ước về Biển Đông gọi tắt là DOC. Khế ước này gần như loại Mỹ ra khỏi Biển Đông.


Một năm sau, ngày 19/11/2003, chiến hạm USS Vandegrift là chiến hạm đầu tiên của Hải quân Mỹ đến cảng Sài Gòn kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam. Đây là một tàu hộ vệ thuộc lớp Oliver Hazard Perry.


Chiến hạm này mở đường cho chính sách của các nhiệm kỳ tổng thống Mỹ trở lại Đông Nam Châu Á và đối phó với Bắc Kinh ở Biển Đông.


image005Vào ngày 19/11/2003, chiến hạm USS Vandegrift là chiến hạm đầu tiên của Hải quân Mỹ đến cảng Sài Gòn kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam. Đây là một tàu hộ vệ thuộc lớp Oliver Hazard Perry.


Nhưng Mỹ cũng không để yên cho Bắc Kinh muốn làm gì thì làm, bởi Biển Đông là con đường vận chuyển hàng hóa huyết mạch cho Châu Á và cũng là quyền lợi hàng nghìn tỉ đô la cho Mỹ.


Phản ứng về cuộc “chiến tranh xám” của Bắc Kinh, hầu như Mỹ, đặc biệt là Philippines là nước đầu tiên thường phát hiện và tố cáo sự hiện diện bất hợp pháp của hải quân Bắc Kinh ở Biển Đông.


Diễn biến sự kiện đá Ba Đầu


Theo lời ông Carl Schuster, việc Trung Quốc tập trung nhiều tàu ở khu vực Đá Ba Đầu là "một cuộc trắc nghiệm để xem chính quyền (Biden) phản ứng đến mức độ nào. Cách phản ứng của Mỹ sẽ quyết định cho cuộc trắc nghiệm kế tiếp". Theo lời Shahriman Lockman, một nhà phân tích cao cấp tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Malaysia, lần này Hoa Kỳ "không còn ngây thơ", như trong vụ bãi cạn Scarborough năm 2012. (RFI 07/4/2021).


Tuy nhiên sự kiện 220 tầu (chưa kết luận là loại tàu gì) bám trụ ở vùng biển - đá Ba Đầu vẫn còn là một ẩn số của Bắc Kinh muốn gì ở vùng biển này.

image001

Vài ví dụ về các vụ xâm lược của Bắc Kinh như sau:


Bản đồ cổ "Panatag"-Manila khóa miệng lưỡi bò 9 đoạn.


Manila tiến thoái lưỡng nan với Vành Khăn.


9/4/2017: Thượng đỉnh ASEAN ở Manila thảo luận về Biển Đông


Manila tố cáo Bắc Kinh muốn xây đảo nhân tạo ngoài khơi Philippines.


Ngoại trưởng Mỹ đến Manila cam kết bảo vệ Philippines ở Biển Đông.


Manila lên án Trung Quốc hèn nhát khi đâm tàu Philippines


Vùng biển khai thác sẽ xác lập hải giới EEZ cho các quốc gia ven biển?


Chiến lược kín đáo của Tổng thống Duterte.


Carl Thayer: Có đến 80 tàu TQ vây quanh bãi Tư Chính !


Việt - Hoa: Đụng độ ở bãi Tư Chính cách Saigon khoảng 220 hải lý.


Phỏng vấn Đại sứ Daniel J. Kritenbrink tại California về Biển Đông


image007Vị trí đá Ba Đầu và vị trí các căn cứ quân sự của Việt Nam có khoảng cách gần sát bên nhau. Từ đảo nhân tạo/căn cứ Gạc Ma tới đá Ba Đầu khoảng 60km.


Theo báo The Sydney Morning Herald, biên tập viên chính trị Peter Hartcher lưu ý, Trung Quốc đã chọn Philippines vào năm 2012 làm điểm khởi đầu cho việc tiếp quản thành công một cách ngoạn mục các vùng lãnh hải rộng lớn của các nước láng giềng. (VietnamNet/Quỳnh Anh (Theo The Sydney Morning Herald)


Liên quan đến vấn đề này, nhiều người tại Việt Nam đã đặt câu hỏi đá Ba Đầu dù chỉ thuộc vùng EEZ của Philippines chứ không phải thuộc chủ quyền như Việt Nam nhưng Philippines đã lên tiếng sớm hơn cả Việt Nam và liên tục lên án Trung Quốc.


Còn Việt Nam chỉ nhắc đến vụ việc đúng một lần vào ngày 25/3/2021. Theo đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định tàu cá Trung Quốc neo ở Đá Ba Đầu đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam, vi phạm quy định của Công ước về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải quốc gia ven biển và đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử các bên trên Biển Đông (DOC). (theo BBC 07/4/2021)


Đá Ba Đầu, cách đảo nhân tạo Vành Khăn khoảng 112km, cách thị trấn Bataraza ở tỉnh Palawan, miền Tây Philippines, khoảng 175 hải lý (324 km) về phía tây.


Vì sao Hà Nội lại thường lên tiếng chậm hơn Manila?

image009image011

Cách đây 3 tuần, Philippines phát hiện một đội gồm khoảng 220 tàu cá Trung Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế của nước này và neo đậu ngoài khơi tại đá Ba Đầu (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) ở Biển Đông.


Theo cố vấn An ninh quốc gia Philippines Hermogenes Esperon, các tàu của Trung Quốc rất lớn, vỏ thép, chiều dài từ 30 - 100 mét. Chúng nằm dàn hàng với nhau, chiếu đèn công suất lớn vào ban đêm nhưng không di chuyển.


Richard McGregor, chuyên gia về Trung Quốc của Viện Lowy mô tả đội tàu trên là “một lực lượng dân quân đáng kinh ngạc”.


Đội tàu chọn đá Ba Đầu không phải một cách ngẫu nhiên mà vì rạn san hô này nằm trong phạm vi "đường 9 đoạn", yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc nhằm thâu tóm quyền kiểm soát khoảng 80% Biển Đông, bao gồm các lãnh hải mà 5 nước khác cũng tuyên bố có chủ quyền. Ngoài ra, đá Ba Đầu nằm trên các tuyến đường vận chuyển quốc tế quan trọng, tạo thành huyết mạch thương mại có giá trị nhất thế giới.


Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố: sự hiện diện liên tục của lực lượng dân quân biển Trung Quốc trong khu vực cho thấy ý định muốn chiếm đóng thêm các địa điểm ở Biển Tây Philippines”.


Với hơn 200 tàu cá đặc công biển (200 platoon sea) bám trụ ở đá-biển Ba Đầu, âm mưu của Trung cộng có khả năng biến địa hình ba mũi chữ V tuyệt đẹp đá Ba Đầu (Whitsun Reef) trở nên một đảo nhân tạo/căn cứ quân sự, trực tiếp tiếp giáp với vùng EEZ của Philippines.


Nhiều nhà phân tích địa chính trị phân loại địa hình lãnh hải tiếp giáp thềm lục địa Philippines là vùng biển Tây Philippines để phân biệt với vùng EEZ của Việt Nam là vùng biển Đông Việt Nam.


Thực thể đá Ba đầu có tổng diện tích khoảng 10km2. Đá này nằm ở mút đầu cụm Sinh Tồn. Nếu nối liền ba góc độ đảo nhân tạo GaVen, đảo nhân tạo GạcMa và đá Ba Đầu, tạo thành tam giác hỏa lực, gần như nó bao trùm an ninh cụm Sinh tồn, trong đó có 4 căn cứ của Việt Nam hiện đang đóng quân là đảo Nam Yết, đảo Sinh tồn, đảo Sinh Tồn Đông và căn cứ Len Đao.


Một câu hỏi được đặt ra, sắp tới ai có khả năng ngăn cấm Trung cộng sẽ bồi đắp, nạo vét xây dựng đá Ba Đầu thành đảo nhân tạo thứ 8 sau 7 đảo nhân tạo/căn cứ quân sự Su Bi, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Vành Khăn.


Trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại Biển Đông, nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt đã quay trở lại Biển Đông vào sáng 4/4/2021. Phía Mỹ cho biết, đây lần thứ hai nhóm tác chiến đi vào khu vực này trong năm nay, kể từ khi Tổng thống Joe Biden nắm quyền. (theo BBC 07/4/2021)


Ngày 06/4/2021, trước khi từ giã nhiệm kỳ Đai sứ Mỹ tại Việt Nam, Đại sứ Kritenbrink họp báo tại Hà Nội chia sẻ về vấn đề Biển Đông: Tổng thống Biden, Ngoại trưởng Blinken và các cán bộ cấp cao Mỹ nhất quán quan điểm: Giải quyết tranh chấp bằng một cách hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế, yêu sách về chủ quyền biển cũng phải dựa trên Luật Biển. (theo VietnamNet)


Thế nhưng, sự kiện đá Ba Đầu với 220 tàu Trung cộng đang bám trụ (chúng tôi tạm gọi đội tàu này là 220 Trung đội Đặc công Biển – 220 Navy Commando Platoons), Luật Biển sẽ giải quyết như thế nào?


Có lẽ đây là câu hỏi lớn.


Lý Kiến Trúc


(Xem tiếp số báo tới)
22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 810)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1269)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1192)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông