Đá Ba Đầu; Nghệ thuật hành quân tác chiến FONOPs của Mỹ và liên quân

29 Tháng Ba 20217:52 SA(Xem: 7043)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 29 MAR 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


BIENDONG WAR (P.5)


Đá Ba Đầu; Nghệ thuật hành quân tác chiến FONOPs của Mỹ và liên quân

image003

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Online

California

29/3/2021


image001Ảnh trên: Lực lượng hải cảnh Philippines công bố về sự hiện diện của 200 tàu cá Trung Quốc ở giữa biển khu vực đá Ba Đầu vào ngày 21/3/2021.


Vị trí đá Ba Đầu, căn cứ Tư Nghĩa, căn cứ hỏa lực Vành Khăn và 200 Platoon


Vị trí đá Ba Đầu: tiếng Việt gọi đá Ba Đầu; tiếng Anh: Whitsun Reef (có nơi ghi thành Whitson); tiếng Trung: 牛轭礁; bính âm: Niú è jiāo, Hán-Việt: Ngưu Ách tiêu, là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa. Đây là điểm mút đông bắc của cụm Sinh Tồn và là rạn san hô lớn nhất trong cụm. Một số nguồn cho rằng Trung Quốc từng đổ bộ lên đá Ba Đầu vào tháng 7 năm 1992. Đặc điểm: có dạng hình chữ V với diện tích khoảng 10 km². Đá chìm dưới nước trong phần lớn thời gian và chỉ nổi lên khi thủy triều xuống. Tàu thuyền có thể nhận ra khu vực đá này qua các lớp sóng vỡ khi tốc độ gió ở mức vừa phải. (theo wikipedia).

image006

1

Đá Gạc Ma

2

Đá Trà Khúc

3

Đá Len Đao

4

Đá Phúc Sĩ

5

Đá Văn Nguyên

6

Đá Ninh Hòa

7

Đá Vị Khê

8

Sinh Tồn Đông

9

Đá An Bình

10

Đá Ba Đầu

11

Đá Đức Hòa

12

Đá Bãi Khung

13

Đá Bình Sơn

14

Đá Tư Nghĩa

15

Đá Bia

16

Đá Ken Nan

17

Đá Bình Khê

18

Đá Nhạn Gia

19

Đảo Sinh Tồn

20

Đá Sơn Hà

21

Đá Nghĩa Hành

22

Đá Tam Trung

23

Đá Cô Lin

Vị trí các rạn san hô, cồn cát, đảo thuộc cụm Sinh Tồn ở mút đầu là rạn san hô đá Ba Đầu. Nguồn ảnh và chú thích: Wikipedia.


Hôm 22/3/2021, Trung tướng Cirilito Sobejana của quân đội Philippines cho biết một máy bay trinh sát của nước này đã phát hiện 183 tàu Trung Quốc đang bám trụ ở bãi đá ngầm này. Giới chức Philippines cũng công bố hình ảnh trên không về các tàu Trung Quốc đang hiện diện. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã yêu cầu khoảng 200 tàu Trung Quốc mà ông nói là tàu dân quân rời khỏi Đá Ba Đầu, cách thị trấn Bataraza ở tỉnh Palawan, miền Tây Philippines, khoảng 175 hải lý (324 km) về phía tây.


Đại sứ quán Hoa Kỳ cho biết “Tàu thuyền Trung Quốc đã neo đậu ở khu vực này trong nhiều tháng với số lượng ngày càng tăng, bất kể thời tiết như thế nào”. (theo VOA 23/3/2021)


Nếu chi tiết đúng như Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Manila cho biết thì 200 tàu cá này đã neo đậu, (tác giả gọi là bám trụ và cắm cờ) ở khu vực biển-đá Ba Đầu từ nhiều tháng qua.


Thế nhưng, vì sao Trung cộng lại công khai tập trung một lực lượng tàu cá lớn như vậy ở Ba Đầu? Lực lượng này sẽ thực hiện một ý đồ gỉ? Nó mang ý nghĩa chính trị về chủ quyền hay đang chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự nào đó?


Các nhà phân tích gọi hàng “sư đoàn tàu cá” của Trung cộng là lực lượng dân quân biển; nhưng trước hết, theo tác giả, 200 tàu đội lốt tàu cá ở đá Ba Đầu được trang bị tương đương như 200 Trung đội tác chiến (200 platoon), nó đang phòng thủ và sẵn sàng tác chiến cho chiến dịch nào đó của Bắc Kinh.


Tọa độ đá Ba Đầu rất gần căn cứ hỏa lực Vành Khăn, cách thị trấn Bataraza trên đảo Palawan miền Tây Manila-Philippines khoảng 175 hải lý (324 km). Căn cứ hỏa lực Vành Khăn cách Palawan khoảng 130 hải lý. Palawan hầu như nằm trong tầm tên lửa của Vành Khăn với sự yểm trợ đắc lực của “200 platoon”.  


image008Vị trí đá Ba Đầu là điểm mút đầu so với vị trí các căn cứ hỏa lực Gaven, Gạc Ma, Tư Nghĩa (3 trong 7 đảo nhân tạo). Tư Nghĩa: Ngày 28 tháng 2 năm 1988, Trung cộng đưa quân chiếm giữ đá Tư Nghĩa (Hughes Reef). Trung cộng đã xây dựng một tòa nhà hai tầng cùng với công sự phòng thủ tại đây. Năm 2018, sau khi Trung Quốc hoàn thành quá trình bồi đắp đảo hoàn toàn nhân tạo trên đá Tư Nghĩa thì diện tích đảo nhân tạo này lên tới khoảng 0,081 km2 (theo wikipedia). Ngày 14 tháng 3 năm 1988 diễn ra trận Gạc Ma (Johnson South Reef) giữa hải quân Việt Nam và Trung cộng. Việt Nam hy sinh 64 binh sĩ và sĩ quan. Phía trước đá Ba Đầu là căn cứ hỏa lực Vành Khăn nhìn về Palawan. Hải đồ minh họa của VANHOA ONLINE MAP.


image010Cổng vào đảo Sinh Tồn thuộc cụm Sinh tồn hiện do Việt Nam đang chiếm giữ. Ảnh LKT 2014


image012Binh sĩ và đồng bào Việt đang sinh hoạt giao lưu trên đảo Sinh Tồn. Ảnh LKT 2014


image014Các văn nghệ sĩ Hà Nội và nhà báo Lý Kiến Trúc (thứ 2 từ trái) trong một lần gặp gỡ trên đảo Sinh Tồn. Ảnh LKT 2014


Lý Kiến Trúc


(Xem tiếp số báo tới)
22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 810)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1269)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1192)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông