Tiếng nói khởi đầu của NATO “ảo” phương Đông ở Madrid

01 Tháng Bảy 20228:43 SA(Xem: 4507)

Tiếng nói khởi đầu của NATO “ảo” phương Đông ở Madrid


New Zealand lên án Trung Quốc thách thức trật tự thế giới


01/07/2022


image008Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern (T) gặp tổng thống Pháp Emmanuel Macron bên lề thượng đỉnh NATO tại Madrid, Tây Ban Nha, ngày 28/06/2022. AP - Christophe Ena


Thanh Hà


Tại thượng đỉnh Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO tại Madrid Tây Ban Nha, ngày 29/06/2022, Thủ tướng New Zealand, bà Jacinda Ardern lên án Trung Quốc “càng lúc càng quyết đoán và muốn thách thức các chuẩn mực và luật pháp quốc tế”.


Theo AFP, đây là lần thứ nhì trong cùng một tháng, thủ tướng New Zealand bày tỏ quan ngại về Trung Quốc. Sau cuộc gặp với tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến công du Hoa Kỳ vào đầu tháng này, New Zealand và Mỹ đã ra thông cáo chung bày tỏ quan ngại trước viễn cảnh quân đội Trung Quốc “hiện diện thường trực ở Thái Bình Dương”.


Vào lúc đó, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tại Bắc Kinh đã phản công, lên án Mỹ và New Zealand “bóp méo” sự thật, phá hoại “nỗ lực của Trung Quốc hợp tác một cách bình thường với các quốc đảo trong vùng Thái Bình Dương”.


Hôm nay, 01/07/2022, sứ quán Trung Quốc tại Wellington, đã phản đối tuyên bố “sai lệch” của thủ tướng New Zealand tại thượng đỉnh NATO.


Thông cáo của sứ quán Trung Quốc ở New Zealand cho rằng nữ thủ tướng Ardern đã “đánh giá sai lệch” về Trung Quốc. Bảo rằng Trung Quốc có thái độ hung hăng là điều “đáng tiếc”. Bắc Kinh mong mỏi quan hệ song phương “nhanh chóng được điều chỉnh theo đúng hướng”, từ ngữ trong nguyên văn.


Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng nhất của New Zealand. Cho đến nay, Wellington ít khi chỉ trích Bắc Kinh về vấn đề người Duy Ngô Nhĩ, chính sách hù dọa Đài Loan, bóp ngẹt các quyền tự do của Hồng Kông....


Nhưng có hai yếu tố khiến New Zealand thay đổi lập trường, một là chiến tranh Ukraina đang làm dấy lên lo ngại nguy cơ Trung Quốc sẽ xâm chiếm Đài Loan bằng sức mạnh quân sự và hai là những nỗ lực của Bắc Kinh để đạt được một thỏa thuận về an ninh với quân đảo Solomon. (theo RFI)


Vài nét về Madrid


VĂN HÓA ONLINE

01/7/2022


image010Dân tộc Tây Ban Nha, hiện thân của quốc gia Tây Ban Nha, giơ cao vòng nguyệt quế trước quốc kỳ Tây Ban Nha. Bức tượng nằm trên đỉnh Thư viện Quốc gia Tây Ban Nha ở Madrid. (Nguồn ảnh: Jesus G. Feria / La Razon)


Tây Ban Nha đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh NATO 2022 kỷ niệm 40 năm ngày gia nhập NATO. Tây Ban Nha trở thành quốc gia thứ 16 gia nhập NATO vào ngày 30 tháng 5 năm 1982.


Thành viên mới đã mang lại rất nhiều điều mới khi tham gia vào Liên minh tròn 33 năm. Tây Ban Nha không chỉ là khả năng quân sự và vị trí địa chiến lược quan trọng đối với quốc phòng Tây Âu (nằm giữa Biển Địa Trung Hải và Đại Tây Dương), mà còn là kỹ năng ngoại giao và quan hệ chính trị với Mỹ Latinh, Trung Đông và Bắc Phi.


Cuối cùng, một nhà ngoại giao Tây Ban Nha sẽ đóng vai trò là Tổng thư ký NATO, hướng dẫn Liên minh này thông qua hoạt động gìn giữ hòa bình lớn đầu tiên và quá trình chuyển đổi của nó từ một tổ chức Chiến tranh Lạnh sang một tổ chức an ninh hoàn toàn linh hoạt, tham gia với các đối tác mới và chuẩn bị cho các mối đe dọa và thách thức mới.


Những nhà lãnh đạo NATO phương Tây đã gặp nhau ở một hội nghị thượng đỉnh tại thủ đô Madrid-Tây Ban Nha trong 2 ngày từ 29-30/6/2022.


Những lãnh đạo của NATO đã thảo luận về những mối quan tâm an ninh cấp bách nhất của ngày hôm nay và ngày mai, đồng thời tán thành Khái niệm chiến lược mới của NATO.


NATO tuyên bố đảm bảo tiếp tục thực hiện mục đích chính và trách nhiệm lớn nhất của họ: đảm bảo phòng thủ tập thể cho các nước thành viên và giữ an toàn cho một tỷ người.


Đặc biệt NATO phương Tây 2022 lần này đã có sự hiện diện của lãnh đạo các Nhà nước và Chính phủ Nhật Bản, Nam Hàn, Australia và New Zealand.


Sự hiện diện của Nhật Bản, Nam Hàn, Australia và New Zealand dường như gợi ý về một NATO phương Đông có khả năng hình thành.


Tuy nhiên, liệu Hà Nội có “được” các nước lớn ở Châu Á Thái bình Dương mời vào NATO phương Đông hay không?


Đó là vấn đề hoàn toàn mới trong khái niệm chiến lược trật tự toàn cầu ở thế kỷ 21.


Văn Hóa Online vào hôm 26/5/2022 trong bài viết chủ đề IPEF, QUAD và NATO đã gợi ý khái niệm về NATO phương Đông.


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11253/ipef-quad-va-nato-phuong-dong
21 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1230)
16 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1384)
BIDEN – TẬP ‘BÀN’ VỚI NHAU NHỮNG GÌ?