Đài Loan mua 66 F-16; Mẫu hạm Ronald Reagan quay lại Hoa Nam; Nhật chế tạo sáu tàu tuần tra cho VN

17 Tháng Tám 20209:28 SA(Xem: 8590)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ HAI 17 AUG 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Đài Loan mua 66 chiến đấu cơ F-16 của Mỹ trị giá 62 tỷ đô


Bloomberg hôm qua dẫn một nguồn thạo tin xác nhận Đài Loan đã chính thức ký thỏa thuận mua 66 chiến đấu cơ F-16 thuộc mẫu tiên tiến nhất do tập đoàn quốc phòng Mỹ Lockheed Martin sản xuất.


Thông tin này được đưa sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 14.8 thông báo trao cho Lockheed Martin một hợp đồng sản xuất phiên bản mới của F-16 để xuất khẩu trong 10 năm, với tổng trị giá 62 tỉ USD. Theo đó, 90 chiếc F-16 đầu tiên sẽ được sản xuất tại nhà máy của Lockheed Martin ở bang Nam Carolina và Texas và dự kiến hoàn tất vào cuối năm 2026. Lầu Năm Góc không nói rõ 90 chiếc F-16 nói trên sản xuất cho đối tác nào, nhưng một nguồn tin sau đó xác nhận đó là Đài Loan và Ma Rốc. Trong đó, Ma Rốc mua 24 chiếc.


Thông tin trên đánh dấu lần đầu tiên Đài Loan mua được chiến đấu cơ tiên tiến của Mỹ kể từ khi Tổng thống George H.W.Bush thông báo phê chuẩn gói bán 150 chiếc F-16 cho vùng lãnh thổ này vào năm 1992.


Cùng ngày 14.8, Hãng tin CNA đưa tin Viện Nghiên cứu khoa học và công nghệ Trung Sơn (Đài Loan) tiến hành cuộc thử nghiệm tên lửa trong các ngày 13, 14, 17 và 18.8. Hiện chưa có thông tin chi tiết về những loại tên lửa được thử. Minh Trung


Mẫu hạm Ronald Reagan quay lại Hoa Nam


image015

ẢNH: PACOM


Hải quân Mỹ hôm qua thông báo nhóm tác chiến Mẫu hạm USS Ronald Reagan quay trở lại biển nam Trung Hoa ngày 14.8 và tiến hành hoạt động diễn tập trên biển nhằm “hỗ trợ duy trì khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” (ảnh).


Nhóm tác chiến tàu sân bay này gồm có Mẫu hạm USS Ronald Reagan, không đoàn số 5, tuần dương hạm USS Antietam cùng 2 khu trục hạm USS Mustin và USS Rafael Peralta. Trong tháng trước, nhóm tác chiến Mẫu hạm Ronald Reagan đã tập trận chung với nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz hai lần ở biển nam Trung Hoa.  Văn Khoa


Nhật ký thỏa thuận cung cấp cho VN sáu tàu tuần tra


BBC 11/8/2020

image016

Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM/Getty Images


Nhật Bản đã ký một thỏa thuận cho vay trị giá 36,6 tỷ Yên (345 triệu đôla) với Việt Nam để cung cấp cho Việt Nam 6 tàu tuần tra nhằm tăng cường khả năng thực thi luật biển, theo SCMP.


Thỏa thuận này được công bố khi Bắc Kinh tăng cường các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.


Thỏa thuận này cũng đến vào thời điểm Hoa Kỳ ngày càng bày tỏ lập trường cứng rắn trước Trung Quốc, phản đối cái mà Washington gọi là yêu sách hàng hải "hoàn toàn trái pháp luật" cùng chiến lược "bắt nạt" Việt Nam và các quốc gia tranh khác trên Biển Đông.


Theo báo Việt Nam, thời gian vay là 40 năm, thời gian ân hạn 10 năm. Thời gian dự kiến hoàn thành dự án từ tháng 7/2020 - 10/2025 khi tàu tuần tra thứ 6 được bàn giao cho Cảnh sát biển Việt Nam.


Hiệp định vốn vay này được ký kết dựa trên cơ sở Công hàm Trao đổi của dự án được thực hiện trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Nhật Bản vào ngày 6/6/2017, và là hiệp định vốn vay đầu tiên được ký kết tại Việt Nam trong vòng 3 năm trở lại đây kể từ tháng 8/2017, theo Thanh Niên.


Nhật Bản chỉ trích việc Trung Quốc quân sự hóa các khu vực tranh chấp, cũng như việc mở rộng các hoạt động trên biển và trên không ở Biển Đông, cho rằng những hành động như vậy thể hiện những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng khu vực bằng cách chèn ép.


Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản đã ký thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam tại Hà Nội vào ngày 28/7, theo JICA.


Thông cáo báo chí của JICA ngày 30/7 cho hay các tàu tuần tra (OPV) này dài 79 m, cấu trúc bằng thép và hợp kim nhôm.


Việc gọi thầu và tiến hành đóng tàu bắt đầu từ năm 2021.


Nhật Bản từng cung cấp tàu cá cho Việt Nam, nhưng đây sẽ là lần đầu tiên Tokyo cung cấp cho Hà Nội tàu tuần tra, theo một quan chức Bộ Ngoại giao.


Sáu tàu tuần tra này sẽ là tàu mới và do Nhật Bản sản xuất.


"Dự án này sẽ cung cấp cho Cảnh sát biển Việt Nam nguồn tài chính để mua sắm tàu thuyền, hỗ trợ cải thiện hoạt động cứu nạn hàng hải và thực thi luật biển", JICA cho biết trong một tuyên bố. "Nó cũng sẽ giúp tăng cường tự do hàng hải."


Trong khi các tàu của chính phủ Trung Quốc được cho là đã bắn cảnh cáo vào các tàu cá của các nước láng giềng, các tàu Trung Quốc cũng làm gián đoạn sự phát triển dầu khí của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này.


Tuyên bố cho biết, dự án sẽ góp phần vào việc "hiện thực hóa một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở", một biện pháp chống lại việc Bắc Kinh tăng cường sức mạnh quân sự ở Biển Đông, nơi họ có các yêu sách chồng lấn với Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Đài Loan.


Các vấn đề xung quanh Biển Đông đã trở thành mối quan tâm không chỉ đối với Nhật Bản - quốc gia có các tuyến đường biển lớn - mà còn cả cộng đồng quốc tế, vốn coi chúng có liên quan trực tiếp đến hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.


"Các quốc gia liên quan, bao gồm cả Trung Quốc, được khuyến cáo kiềm chế các hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng và hành động trên cơ sở nguyên tắc pháp quyền", Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết trong sách trắng hàng năm được công bố vào tháng trước.


Các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông cũng có ý nghĩa trực tiếp đối với Nhật Bản, đặc biệt là khi Trung Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực phá hoại chính quyền Nhật ở quần đảo Senkaku (Điếu Ngư), một nhóm các đảo nhỏ ở Biển Hoa Đông mà Bắc Kinh và Đài Loan tuyên bố chủ quyền.


image017

21 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1230)
16 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1384)
BIDEN – TẬP ‘BÀN’ VỚI NHAU NHỮNG GÌ?