Phạm Duy và Trịnh Công Sơn

23 Tháng Tám 201611:04 CH(Xem: 14508)

"VĂN HÓA-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ 24  AUGUST 2016


GS Trần Quang Hải: “Nhạc Phạm Duy gắn liền với lịch sử Việt Nam”


image099

Nhạc sĩ Phạm DuyDR


Qua đời ngày 27/01 vừa qua ở tuổi 93, nhạc sĩ Phạm Duy để lại một di sản âm nhạc đồ sộ gồm hơn 1000 bài, trong đó có hàng trăm sáng tác vẫn được lưu truyền cho tới ngày nay, một số đã trở thành bất hủ.


Nhạc của Phạm Duy dễ đi vào lòng người chính là nhờ những sáng tác của ông dựa trên âm hưởng của nhạc dân tộc và những sáng tác đó gắn liền với vận mệnh nổi trôi của đất nước Việt Nam qua mỗi thời kỳ, từ thời kháng chiến, thời nội chiến cho đến thời hòa bình.


Nói chung, nhạc của Phạm Duy xứng đáng là một mẫu mực của thế hệ những người sáng tác nhạc hiện nay. Đó chính là điều mà giáo sư âm nhạc dân tộc học, nhạc sĩ Trần Quang Hải ở Paris nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ hôm nay.


Thanh Phương RFI 28/1/2013


Trịnh Công Sơn và miền Huế thương

Hoài Dịu RFI


20 tháng tám năm 2016


image101

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.DR


Bao nhiêu năm rồi, anh mãi ra đi, về cõi hư vô để tiếp nối những ngày tháng hát thơ nơi ấy. Anh, Trịnh Công Sơn, « người tình của cuộc sống », đã để lại cho đời vô vàn câu ca, đậm sâu tình yêu nhân loại và chiêm nghiệm về lẽ sống con người.


Sinh ra và lớn lên trên vùng đất cố đô xưa Thuận Hóa, con người và âm nhạc của Trịnh Công Sơn không nằm ngoài nhịp thở của dòng Hương Giang yêu kiều. Đó là thứ âm nhạc trầm mặc, lắng đọng mà người ta phải nghe đến rất nhiều lần mới cảm nhận được.


Chính anh đã từng nói : « Có thể là đúng ở chỗ địa lý theo tôi rất quan trọng. Tâm hồn của mình ít nhiều nhờ một vùng đất đặc biệt nào đó nuôi dưỡng, nó phả vào tâm hồn một điều rất lạ và độc đáo. Ấy nên có những giọng nói khác nhau ở mỗi vùng, thực sự trong âm nhạc và nghệ thuật cũng vậy ».


Trịnh Công Sơn không hề nhắc đến « Huế » nhưng tất cả các ca khúc của anh đều là Huế cả. Từng con đường, từng hàng cây, trong Mưa Hồng, anh đã hát « Em đi về cầu mưa ướt áo. Đường phượng bay mù không lối vào, hàng cây lá xanh gần với nhau». Cho dù lúc nắng lên, hay khi mưa về, nỗi buồn không tên rất Huế luôn hiện hữu : « Lùa nắng cho buồn vào mắt em. Bàn tay xanh xao đón ưu phiền... » (Nắng Thủy Tinh) hay « Mưa lạnh lùng rơi ướt giữa đêm về, nghe não nề. Mưa kéo dài lê thê những đêm khuya lạnh ướt mi » (Ướt Mi).


Trong một cuộc phỏng vấn, anh thổ lộ : « Ví như ở Huế có “đường Âm Hồn” mà trên thế giới này không nơi nào có được chứ đừng nói ở Việt Nam và mình đã viết : "Đêm nghe gió thở dài, đêm nghe tiếng khóc của bào thai". Chỉ có đường âm hồn mới có những hồn thai với những ngọn đèn leo lét trong am miếu như "nghe trong tiếng thở dài, nghe lăng miếu trùng vây, nghe xa cách cuộc đời, nghe lăng miếu cạnh đây". Chỉ có Huế mới có lăng miếu, chỉ có Huế mới có tiếng thở dài rất buông trùm xa xôi. Tất cả những điều đó đều là Huế, vậy cần gì phải nhắc đến từ "Huế" nữa! Thậm chí "Một cõi đi về" cũng là Huế, chứ không thể ở chỗ khác mà viết được ».


image102

Nhà tưởng niệm Trịnh Công Sơn Bình Quới, Sàigon. CC/Thai Hoa TRAN


Trịnh Công Sơn được coi là một trong những tác giả lớn của dòng âm nhạc đại chúng cũng như nền Tân nhạc Việt Nam. Những bản nhạc Trịnh là trái ngọt từ cuộc hẹn hò của âm hưởng phương Tây và tâm hồn phương Đông. Cấu trúc và tứ nhạc trong những tác phẩm của anh đều khá giản dị, phần lớn ở thể hai đoạn. Lối chuyển đoạn từ phần đầu sang cao trào của ca khúc nhỏ nhẹ như cô gái Huế vậy, chỉ là vệt màu loang từ từ, không quá nhiều tương phản.


Thế nhưng cái hồn mà anh thả trong ca từ mới là điểm hút vô định. Từ những lần hữu duyên dạo chơi cửa chùa, hay cái tứ tà áo bay trong gió từ điệu Lý Mười Thương hóa thành câu ca « Ôi áo xưa lồng lộng... ». Chỉ từng ấy thôi cũng đủ phôi thai những bản tình ca và thiền ca mang tên Trịnh, quyến rũ, hồn nhiên, lại khiến người nghe phải suy ngẫm.


Huế và Đạo Phật ảnh hưởng sâu đậm trên tình cảm thời thơ ấu của Trịnh Công Sơn. Dịch giả, nhà văn Bửu Ý và cũng là một trong những người bạn thân của Trịnh Công Sơn lý giải :


« Tính Phật giáo ở trong tư tưởng hay trong ca khúc Trịnh Công Sơn thì đúng là thấm đẫm rất nhiều. Cái đó đầu tiên chẳng qua là Huế là một cái đất của chùa chiền, một cái đất của Phật giáo (...) Từ cái chỗ nhà chùa nó sinh ra những thói quen trong đời sống, thí dụ như thói quen ăn chay. Mỗi lần như vậy thì cái tư tưởng của người ăn chay, của người ở gần chùa tự nhiên nó có một cái gì đó nó thoát tục, nó không còn suy nghĩ theo cái cách rất là vật chất, đời thường nữa mà nó có cái gì hướng thượng. Thì đó là cách sống của Trịnh Công Sơn hay của chúng tôi ngay từ lúc nhỏ cho đến cả về sau này ».


Đạo Phật dạy rằng « Hiện tại là hình bóng của quá khứ và tương lai là hình bóng của hiện tại », cuộc đời là một vòng tiếp nối « sinh, lão, bệnh, tử », hạt bụi hóa kiếp thân người, một mai « tóc trắng như vôi » lại trở về với cát bụi. Trong những lời kinh cầu mang tên Cát Bụi, Trịnh Công Sơn cho rằng không ai trong mỗi chúng ta thoát khỏi vòng luân hồi nhiều biến hóa. Những chuyến đi là những lần quay trở lại. Anh nói : « Đi - về là một lộ trình quen thuộc của cuộc sống mà ai cũng phải trải qua. Đó là một trò chơi, vừa vui thú vừa ngậm ngùi mà tạo hóa đã bày ra cho ».


Về mặt âm nhạc, không phải ngẫu nhiên mà bản thiền ca Cát Bụi lại có cấu trúc ba đoạn (A-B-A). Nếu như phần A là hiện thân của hạt bụi nhỏ nhoi được viết ở điệu thứ buồn tênh, thì phần B hạt bụi ấy đã hóa kiếp người, chuyển sang điệu trưởng báo hiệu « tin vui ». Để rồi, sau đó, phần A tái hiện, chúng ta lại quay về thân cát bụi, « kiếp rong chơi » này quả là ngắn ngủi.


Tuy đã về với cát bụi, nhưng có lẽ ở đâu đó, Trịnh Công Sơn vẫn là kẻ rong chơi, phiêu bồng với những lời ca mà anh đã hát cho cội nguồn, thế gian. Giờ đây anh đã có một cõi để đi về...


Xin được mượn lời anh : « Huế là người yêu của tôi, là giấc mộng của tôi. Nhưng bây giờ tôi còn Sài gòn và Hà nội. Tôi thấy đâu cũng là quê nhà.Ở đâu tôi cũng có giấc mộng và tình yêu. Và vì vậy, đôi lúc tôi không còn cảm thấy mình thuộc về một xứ sở nào nữa. Nhưng ngẫm cho cùng, thì Huế vẫn là quê nhà của tôi, và ngày nào Huế chưa phụ bạc tôi, thì tôi vẫn là đứa con không bị từ chối của Huế ».

23 Tháng Ba 2014(Xem: 9927)
Nhân dịp năm Việt-Pháp 2014, tại Paris đang diễn ra cuộc triển lãm ảnh đặc biệt mang tên « Objectif Việt Nam. Ảnh của Trường Viễn Đông Bác cổ ».
06 Tháng Ba 2014(Xem: 10432)
Văn đoàn Độc lập VN được dự kiến là một tổ chức xã hội dân sự độc lập, ái hữu. Một tổ chức xã hội dân sự mới thuộc lĩnh vực văn học với tên gọi ‘Bấm Văn đoàn độc lập Việt Nam’ vừa được tuyên bố vận động thành lập.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 11305)
Các cuốn Nhật ký Anne Frank bị xé ở thư viện Shinjuku City Hơn 100 bản in cuốn Nhật ký Anne Frank đã bị xé và phá trong một thư viện công ở Tokyo, Nhật Bản, theo quan chức nước này.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 11698)
Đào: một bài hát mang đậm chất Ả Đào (hay Ca Trù) của Âm nhạc truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 9908)
Triển lãm "Angkor, sự khai sinh của một huyền thoại" tại bảo tàng nghệ thuật châu Á Guimet (DR)
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 9503)
Giả như Albert Camus vẫn còn sống, thì hôm 07 tháng Mười Một vừa qua, ông có lẽ đã tròn 100 tuổi. Từng đoạt giải Nobel Văn học năm 1957, thế mà sinh nhật năm nay của đại văn hào diễn ra trong bầu không khí tĩnh lặng, “không trống, không kèn” như nhiều nhà văn lớn khác của Pháp. Kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của Albert Camus chỉ gói trọn trong một cuộc triển lãm nhỏ với chủ đề “Albert Camus, công dân thế giới” tại Aix-en-Provence, một thành phố thuộc tỉnh Bouches-du-Rhône, miền nam nước Pháp. Triển lãm kéo dài từ ngày 05/10/2013 cho đến hết ngày 04/01/2014.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10072)
Ngày 28/12/1973, « Quần đảo ngục tù – L’Archipel du Goulag » của nhà văn Nga Alexandre Soljenitsyne, đã được xuất bản tại Paris và được đánh giá là cuốn sách lớn của thế kỷ 20. Tuyển tập về nỗi kinh hoàng dưới chế độ Staline đã làm thay đổi nhãn quan của phương Tây về Liên bang Xô Viết.
12 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10475)
Mùng 7 tháng 11 năm 2013 là dịp kỷ niệm ngày sinh lần thứ 100 của nhà văn Albert Camus. Cho dù ông là một trong các nhà văn Pháp được đọc nhiều nhất và được dịch nhiều nhất, tại Pháp không hề có một nghi lễ chính thức nào được cử hành vào dịp này. Với người Pháp, tác giả của « Kẻ xa lạ » tiếp tục gợi nên những quan điểm đối kháng.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 9677)
Suốt mấy tuần qua, tin tức về bão lụt miền Trung bị tin về cái chết của tướng Võ Nguyên Giáp đè nén. Các bản tin về bão lụt miền Trung đi tin các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên- Huế đang đối diện với những cơn lũ quét mạnh mẽ sắp tràn xuống những khu vực hạ nguồn sau khi cơn bão rút đi. Mưa tích nước trên thượng nguồn các con sông lớn sẽ tràn bất ngờ gây lũ quét và đây là nguyên nhân gây thương vong và thiệt hại tài sản lớn cho người dân hơn chính cơn bão trực tiếp gây ra.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 12419)
Westminster (Bình Sa)- - Trưa Thứ Bảy, 12 tháng 10 năm 2013, tại nhàng Paracel Seafood Restaurant khoảng 350 quan khách, thân hữu, một số qúy vị đại diện các hội đoàn, đoàn thể, qúy văn thi hữu, các cơ quan truyền thông và đồng hương tham dự buổi ra mắt hai tác phẩm "Phận Người Vân Nước” và “Chuyện Dọc Đừờng" của người lính viết văn Phan Nhật Nam do Nhà xuất bản Sống và Tuần Báo Sống phát hành.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 10403)
Đông đảo khán giả đã tới xem các vở kịch của Lưu Quang Vũ được trình diễn từ 09-15/09 nhân kỷ niệm 25 năm ngày mất của ông.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 10127)
Nghệ sĩ Vân Ánh chơi trống và hát (Ảnh: Christine Jade)
04 Tháng Bảy 2013(Xem: 12300)
Trong một bài viết: Rồi Mai Đây / Một bài thơ của Tạ Tỵ đăng trên website Newvietart.com / France-ngày 15.12.2009) - không đủ , lại tưởng là đủ?
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 11184)
Chân dung Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng. PHOTO: LKT 2003
06 Tháng Sáu 2013(Xem: 10511)
Paris năm nay mùa hè mát như mùa thu, 70 độ, thỉnh thoảng mưa bụi chỉ làm đôi cánh bồ câu hơi ướt như làn sương còn sót lại đêm qua.Thành phố nghìn năm văn vật này, như Trường An của Tàu, Thăng Long của Việt, vẫn đang đào bới tìm tòi, ngay cổng đại học Sorbonne nhà khảo cổ còn khai quật lên dưới lòng đất cột đá dấu tích từ thời La Mã và dòng sông Seine, được vinh danh là dòng sinh mệnh, ligne de vie, của đất Pháp, sóng nước vẫn lào xào quanh chân cầu phơi bóng mặt trời vàng đục buổi chiều sũng mây.
29 Tháng Năm 2013(Xem: 17290)
Còn 24 tiếng đồng hồ nữa liên hoan Cannes công bố bảng vàng. Hôm nay, 25/05/2013, là ngày chiếu hai bộ phim cuối cùng tranh giải Cành cọ vàng. Còn tối nay, ban tổ chức vinh danh thần tượng điện ảnh Pháp Alain Delon, nhân xuất công chiếu phiên bản mới của bộ phim Plein Soleil.
08 Tháng Năm 2013(Xem: 10734)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng. Nó chỉ đúng tính theo ngày tôi bỏ nước ra đi, chứ không đúng tính từ ngày tôi trở lại Nhà. Hồi còn ở trong nước chẳng mấy khi tôi lên ngôi Nhà Chung này.
23 Tháng Tư 2013(Xem: 11529)
21 Tháng Tư 2013(Xem: 14401)