Nam Thái Bình Dương: Thủ tướng Solomon & Vanuatu đi Bắc Kinh; 18 quốc đảo họp ở Tokyo

05 Tháng Tám 20246:44 SA(Xem: 284)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI CHÂU Á - TBD - THỨ HAI 05 AUG 2024


Nam Thái Bình Dương: Thủ tướng Solomon & Vanuatu đi Bắc Kinh; 18 quốc đảo họp ở Tokyo


Solomon chỉ cách bờ biển Đông Bắc của Australia có 1.600km.


Thủ tướng Quần đảo Solomon, ông Manele đã tuyên bố vào ngày 16 tháng 7, 2024 rằng Trung Quốc sẽ cung cấp hơn 20 triệu đô la “hỗ trợ ngân sách” cho quốc đảo Thái Bình Dương.


image018image020Bản đồ trên và dưới: Vị trí quần đảo Solomon và Vanuatu ở Nam Thái Bình Dương – cách bờ biển Úc khoảng 1600 km.


Các nước dân chủ và Trung Quốc tăng cường cạnh tranh ở Thái Bình Dương


VOA 02/08/2024


Đầu tháng này, ông Jeremiah Manele và ông Charlot Salwai, hai thủ tướng của Quần đảo Solomon và Vanuatu, đã có những chuyến đi cấp cao tới Trung Quốc, trong đó họ cam kết sẽ “làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” với Trung Quốc.


Sau khi kết thúc chuyến đi đầu tiên tới Trung Quốc với tư cách là thủ tướng Quần đảo Solomon, ông Manele đã tuyên bố vào ngày 16 tháng 7, 2024 rằng Trung Quốc sẽ cung cấp hơn 20 triệu đô la “hỗ trợ ngân sách” cho quốc đảo Solomon.


18 Quốc đảo Thái Bình Dương đã nhất trí tăng cường vai trò của Nhật Bản trong sự phát triển của khu vực sau hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày tại Tokyo vào giữa tháng 7, 2024. Tokyo.


Việc an ninh hóa khu vực Thái Bình Dương là một xu hướng “không thể tránh khỏi”.


image022Phái đoàn Quần đảo Solomon do Thủ tường Jeremiah Manele (thứ hai bên phải) dẫn đầu, gặp phái đoàn Trung Quốc do Chủ tịch Tập Cận Bình (thứ tư bên trái) lãnh đạo, tại Đại sãnh Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 12/7/2024.


Trung Quốc và các nước dân chủ, bao gồm Úc và Nhật Bản, gia tăng nỗ lực để tăng cường sự giao tiếp với các quốc đảo Thái Bình Dương trong những tuần gần đây, làm gia tăng những gì một số chính trị gia và nhà phân tích khu vực mô tả là sự cạnh tranh giữa các cường quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh.


Ông Mihai Sora, giám đốc Chương trình Quần đảo Thái Bình Dương tại Viện Lowy ở Úc nói: “Cạnh tranh địa chính trị tiếp tục gia tăng ở khu vực Thái Bình Dương khi các đối tác truyền thống [triển khai] các hoạt động mới trong khi các đối tác mới tiếp tục thể hiện những quan tâm mới”.


Đầu tháng này, ông Jeremiah Manele và ông Charlot Salwai, hai thủ tướng của Quần đảo Solomon và Vanuatu, đã có những chuyến đi cấp cao tới Trung Quốc, trong đó họ cam kết sẽ “làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” với Trung Quốc.


Sau khi kết thúc chuyến đi đầu tiên tới Trung Quốc với tư cách là thủ tướng Quần đảo Solomon, ông Manele đã tuyên bố vào ngày 16 tháng 7, 2024 rằng Trung Quốc sẽ cung cấp hơn 20 triệu đô la “hỗ trợ ngân sách” cho quốc đảo Thái Bình Dương này. Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa xác nhận tin này một cách công khai.


Trung Quốc cũng tái khẳng định cam kết hỗ trợ và đào tạo cho lực lượng cảnh sát Quần đảo Solomon, bắt đầu sau khi nước này ký hai thỏa thuận an ninh gây tranh cãi với Bắc Kinh trong hai năm qua.


Trong khi đó, các nhà lãnh đạo từ 18 Quốc đảo Thái Bình Dương đã nhất trí tăng cường vai trò của Nhật Bản trong sự phát triển của khu vực sau hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày tại Tokyo vào giữa tháng 7, 2024. Tokyo và các Quốc đảo Thái Bình Dương cũng công bố một kế hoạch hành động chung nhằm tăng cường các chuyến ghé cảng của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng như tăng cường hợp tác giữa các cơ quan tuần duyên.


Ông Sora nói việc Nhật Bản mong muốn tăng cường hợp tác với các quốc gia Thái Bình Dương trong lĩnh vực an ninh là một sự thay đổi so với vai trò truyền thống là nhà tài trợ viện trợ.


“Chúng tôi thấy Nhật Bản ngày càng lo lắng về vai trò và tác động của Trung Quốc đối với an ninh quốc tế, và họ đặc biệt quan ngại về việc Trung Quốc xâm nhập vào không gian an ninh ở Thái Bình Dương”, ông nói với VOA trong một cuộc phỏng vấn video.


Trong tuyên bố chung được đưa ra vào cuối cuộc họp của các nhà lãnh đạo Quần đảo Thái Bình Dương, Nhật Bản và các Quốc đảo Thái Bình Dương đã bày tỏ “sự phản đối mạnh mẽ đối với bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi nguyên trạng bằng cách đe dọa hoặc sử dụng vũ lực hoặc cưỡng ép ở bất kỳ nơi nào trên thế giới”. Họ không nêu đích danh Trung Quốc trong tài liệu.


Ông Sora cho biết nỗ lực của Nhật Bản là nhắm mục đích duy trì trật tự dựa trên luật lệ ở khu vực Thái Bình Dương và Tokyo hy vọng sẽ tăng cường sự tham gia của các nước trong khu vực vào vấn đề an ninh hàng hải.


Úc, vốn là quốc gia cung cấp an ninh cho các nước trong khu vực, đang tìm cách giúp Quần đảo Solomon tăng gấp đôi quy mô lực lượng cảnh sát khi Canberra ngày càng cảnh giác với thỏa thuận cảnh sát của nước này với Bắc Kinh.


Úc cũng đang hỗ trợ các nhu cầu phát triển của các quốc đảo Thái Bình Dương, bao gồm một kế hoạch được công bố trong tuần này nhằm mở một trung tâm kết nối và phục hồi cáp ngầm mới. Việc thành lập trung tâm này nhằm mục đích giúp các quốc gia trong khu vực phát triển nền kinh tế kỹ thuật số của họ bằng cách mở rộng kết nối mạng dữ liệu.


Tuy nhiên, một số chính trị gia từ các quốc đảo Thái Bình Dương coi nỗ lực của các nền dân chủ lớn nhằm tăng cường quan hệ với các quốc gia trong khu vực là có khả năng gây ra vấn đề.


Ông Peter Kenilorea Jr., một thành viên độc lập hàng đầu của quốc hội Quần đảo Solomon, nói: “Thay vì cử các quan chức tập trung vào phát triển để tham gia với các quốc đảo Thái Bình Dương, các nền dân chủ lớn đang cử thêm nhiều nhân viên an ninh hơn để tạo điều kiện cho các cuộc đối thoại”.


Ông cho biết trong khi nỗ lực của Trung Quốc nhằm tăng cường quan hệ an ninh với các quốc đảo Thái Bình Dương vẫn là mối quan tâm hàng đầu của ông, thì những nỗ lực của các quốc gia dân chủ nhằm chống lại sự hiện diện an ninh ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương đang làm lu mờ nhu cầu phát triển cấp thiết của các quốc gia trong khu vực.


“Mặc dù các nền dân chủ lớn đang chú ý, nhưng đó không phải là sự chú ý đúng đắn đối với các quốc gia trong khu vực”, ông Kenilorea nói với VOA bên lề Hội nghị thượng đỉnh Liên minh Nghị viện về Trung Quốc IPAC tại Đài Bắc, đồng thời nói thêm rằng các quốc đảo Thái Bình Dương nên cố gắng chuyển hướng tập trung trở lại nhu cầu phát triển của họ trong các cuộc đối thoại với các quốc gia dân chủ lớn.


Một số chuyên gia cho biết các chính trị gia từ các quốc đảo Thái Bình Dương khác đã bày tỏ mối quan ngại tương tự về sự tập trung ngày càng tăng vào an ninh và cạnh tranh với Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương.


“Có một mức độ hoài nghi rất lành mạnh” trong số các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương về động lực thúc đẩy sự tham gia của các nền dân chủ lớn với họ, bà Tess Newton Cain từ Viện Griffith Châu Á ở Úc cho biết.


“Họ rất rõ ràng rằng lý do mọi người muốn trở thành bạn của họ và mọi người muốn nói chuyện với họ là vì coi đây là một cách để kiềm chế Trung Quốc”, bà nói với VOA qua điện thoại.


Mặc dù các quốc đảo Thái Bình Dương mong muốn chuyển hướng sự tham gia với các cường quốc tập trung vào việc phát triển, ông Sora nói mối lo ngại về sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương vẫn là động lực chính thúc đẩy các nỗ lực của các quốc gia dân chủ trong khu vực.


“Những lo ngại về các hoạt động của Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương cho phép các nhà lập pháp huy động nhiều nguồn lực hơn so với việc họ chỉ nhìn vào khu vực này thông qua lăng kính phát triển truyền thống”, ông nói.


Nhưng ông nói thêm rằng việc an ninh hóa khu vực Thái Bình Dương là một xu hướng “không thể tránh khỏi”.


Ông Sora nói “Điểm khác biệt giữa các cách tiếp cận của các bên khác nhau là cam kết minh bạch và phối hợp các hoạt động của họ với các ưu tiên của Quần đảo Thái Bình Dương”.


Khi cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc ở khu vực Thái Bình Dương có khả năng sẽ gia tăng trong tương lai gần, ông Kenilorea Jr. cho biết chìa khóa để các quốc gia Quần đảo Thái Bình Dương bảo vệ lợi ích của họ là “cùng nhau hành động”.


Ông nói với VOA rằng “Tôi nghĩ chủ nghĩa khu vực là nơi chúng ta có thể chống lại một số thách thức về quyền lực lớn mà chúng ta đang phải trải qua”.


+++++++++++++++++++++++++++++++++


Lý do Mỹ và Australia lo ngại hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon


Thứ Bảy, 06:31, 23/04/2022

https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/ly-do-my-va-australia-lo-ngai-hop-tac-an-ninh-giua-trung-quoc-va-quan-dao-solomon-post938963.vov


“Australia và Mỹ vẫn chưa thức giấc trước thực tế về sức mạnh Trung Quốc và cách thức ứng phó với thực tế đó”.


Giai đoạn đầu của một kế hoạch lớn hơn, đó là thiết lập một sự hiện diện quân sự lâu dài của Trung Quốc trên Quần đảo Solomon.


“các nguy cơ nghiêm trọng đối với một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở”.


Trung Quốc sẽ thiết lập hiện diện quân sự theo một hình thức nào đó trên quần đảo.


Australia cũng thấy bất an do đối mặt với khả năng tàu bè Trung Quốc sẽ đậu cách nước họ không xa – Solomon chỉ cách bờ biển Đông Bắc của Australia có 1.600km.


https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/ly-do-my-va-australia-lo-ngai-hop-tac-an-ninh-giua-trung-quoc-va-quan-dao-solomon-post938963.vov


VOV.VN - Phía Trung Quốc và Quần đảo Solomon trấn an dư luận quốc tế về thỏa thuận an ninh song phương nhưng các nước như Australia và Mỹ thì thực sự lo ngại về các nguy cơ từ thỏa thuận này.


Trung Quốc mới đây công bố họ đã ký một thỏa thuận an ninh với đảo quốc Solomon ở Thái Bình Dương. Trung Quốc nói rằng đây là một thỏa thuận có lợi cho đôi bên và hướng tới tạo dựng hòa bình, ổn định trên Quần đảo Solomon – một đất nước bé nhỏ về diện tích và dân số nhưng chứng kiến nhiều cuộc biểu tình bạo lực vào năm 2021.


Tuy nhiên, các nước khác lại có cách nhìn nhận khác.


image024Vị trí của Quần đảo Solomon (bên phải) rất gần Australia. Đồ họa: Google Map.


Bước đi mới của Trung Quốc ở Thái Bình Dương


Australia, New Zealand, và Mỹ cho rằng đây là bước đi mới nhất của Trung Quốc trong cuộc đấu giành ảnh hưởng ở Thái Bình Dương. Một số người thậm chí còn cho rằng động thái này của Bắc Kinh còn có thể đe dọa chính sự ổn định của khu vực.


Một số người quan ngại về khả năng thỏa thuận này có thể hiện thực hóa mối e ngại lớn nhất của Australia: Một căn cứ quân sự của Trung Quốc được xây dựng trên Quần đảo Solomon – căn cứ đầu tiên dành cho Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Australia và Mỹ cũng lo ngại đến mức họ đã gửi các phái đoàn tới quần đảo này với hy vọng ngăn chặn thỏa thuận đó. Nhưng Trung Quốc công bố họ đã ký thỏa thuận này vào hôm 19/4/2022, trước khi phái đoàn Mỹ kịp đến đây.


Một số người đứng ngoài cho rằng thỏa thuận đó khiến Australia trở nên ít an toàn hơn, đồng thời đe dọa gây bất ổn thêm cho Quần đảo Solomon – trong nội bộ quốc gia này đã có nhiều ý kiến phản đối chính quyền có mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc.


Các chuyên gia cho rằng tình hình này là một trở ngại thực tế đối với Australia và các đối tác của họ, đòi hỏi họ cần lựa chọn một cách tiếp cận khác trước ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc.


Hugh White - một giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc gia Australia, cho rằng “Australia và Mỹ vẫn chưa thức giấc trước thực tế về sức mạnh Trung Quốc và cách thức ứng phó với thực tế đó”.


Giáo sư White trước đây từng làm cố vấn cao cấp cho Bộ trưởng Quốc phòng và Thủ tướng của Australia.


Theo một tài liệu bị rò rỉ được cho là về thỏa thuận này, Quần đảo Solomon sẽ được phép yêu cầu cảnh sát hoặc quân nhân Trung Quốc giúp duy trì trật tự xã hội hoặc hỗ trợ giảm nhẹ thảm họa.


Thỏa thuận an ninh Trung Quốc-Solomon dường như liên quan đến các vụ biểu tình làm rung chuyển thủ đô Honiara của Quần đảo Solomon vào tháng 11/2021. Biểu tình khi đó một phần là do dân chúng tức giận về quyết định của chính phủ cắt đứt quan hệ với Đài Loan và chuyển sang gắn bó với Bắc Kinh.


Những người biểu tình nhắm vào một số bộ phận trong khu phố của người Hoa ở thủ đô Honiara, khiến Thủ tướng nước này - ông Sogavare phải yêu cầu Australia trợ giúp trong khuôn khổ một hiệp ước an ninh song phương mà hai nước ký vào năm 2017.


image026Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) bắt tay Thủ tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogavare năm 2019. Getty images.


Từ góc độ của Quần đảo Solomon, thỏa thuận riêng rẽ với Trung Quốc có vẻ là điều hấp dẫn, vì nó cho phép Solomon đa dạng hóa mối quan hệ an ninh và cải thiện vị thế chính trị trong vùng, theo Tarcisius Kabutaulaka – một nhà khoa học chính trị làm tại Trường Đại học Hawaii (Mỹ) nhưng xuất thân từ Quần đảo Solomon.


Nhưng những người khác lo lắng thỏa thuận này có thể trở thành giai đoạn đầu của một kế hoạch lớn hơn, đó là thiết lập một sự hiện diện quân sự lâu dài của Trung Quốc trên Quần đảo Solomon.


Các bên đã nhanh chóng phản ứng trước tuyên bố hôm 19/4 của Trung Quốc về thỏa thuận đã được ký.


Trong một thông báo chung, Mỹ, Nhật Bản, Australia, và New Zealand cho rằng thỏa thuận đó tạo ra “các nguy cơ nghiêm trọng đối với một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở”.


Thủ tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogavare đã phải khẳng định vào hôm 20/4/2022 rằng thỏa thuận an ninh nói trên không có nội dung cho phép Trung Quốc thiết lập một căn cứ quân sự. Ông này hối thúc các bên phê phán hãy tôn trọng các lợi ích chủ quyền của đảo quốc. Ông Sogavare nhấn mạnh: “Chúng tôi bước vào thỏa thuận với Trung Quốc trên cơ sở quan sát kỹ và được dẫn dắt bởi lợi ích quốc gia”.


Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nhấn mạnh rằng thỏa thuận này là “mở, minh bạch và bao trùm”, đồng thời không “nhắm vào bất cứ bên thứ 3 nào”.


Tuy nhiên, có rất ít chi tiết về những gì đã được ký kết được tiết lộ. Những người ngoài cuộc cho rằng chính điều này là đáng lo ngại.

image028

Dư chấn địa chính trị của thỏa thuận an ninh giữa Trung Quốc và quần đảo Solomon


VOV.VN - Từ góc độ địa chính trị, thỏa thuận an ninh giữa Trung Quốc và Solomon dường như là phản ứng trực tiếp của Bắc Kinh đối với việc thành lập hoặc hồi sinh các nhóm an ninh lớn hơn ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đặc biệt là AUKUS.


Australia trước sức ép phải thích ứng với thực tế an ninh mới


Nhà phân tích Hugh White (Đại học Quốc gia Australia) nói: “Vẫn có nhiều thứ chúng ta chưa biết về nội dung thực sự của thỏa thuận và những gì mà thỏa thuận này sẽ dẫn tới”.


Nhà khoa học chính trị Kabutaulaka nhận định rằng ít có khả năng Trung Quốc sẽ xây một căn cứ quân sự thông thường trên Quần đảo Solomon bởi vì điều đó có thể tạo ra hình ảnh tiêu cực về Bắc Kinh cả trong và ngoài Quần đảo Solomon. Nhưng giới chuyên gia đồng thời cho rằng dù vậy cũng không thể loại trừ việc Trung Quốc sẽ thiết lập hiện diện quân sự theo một hình thức nào đó trên quần đảo.


Kabutaulaka cho rằng nếu Trung Quốc thực sự có khả năng mang tàu bè và quân nhân tới Solomon như thỏa thuận dự thảo được tiết lộ (nhưng chưa được kiểm chứng) thì không có nhu cầu thực sự về một căn cứ quân sự cụ thể.


Trong khi đó, Mihai Sora – một chuyên gia về chính sách đối ngoại của Australia ở Thái Bình Dương tại Viện nghiên cứu Lowy, nêu trường hợp đất nước Djibouti đã ký một thỏa thuận an ninh liên quan đến một căn cứ hải quân mà Bắc Kinh gọi là một cơ sở hậu cần.


Triển vọng xuất hiện một căn cứ Trung Quốc ở Thái Bình Dương thực sự gây bất an cho Mỹ - quốc gia cũng có các căn cứ quân sự trong khu vực đang có tầm quan trọng lớn hơn về mặt chiến lược trong bối cảnh Trung Quốc mở rộng hiện diện quân sự trên Biển Đông. Australia cũng thấy bất an do đối mặt với khả năng tàu bè Trung Quốc sẽ đậu cách nước họ không xa – Solomon chỉ cách bờ biển Đông Bắc của Australia có 1.600km.


Theo Kabutaulaka, do thỏa thuận này mà Australia có thể rơi vào thế mất an toàn hơn.


Còn Hugh White cho rằng, đối với Australia, một căn cứ quân sự Trung Quốc tại quốc gia nhỏ bé Solomon chỉ trở thành vấn đề lớn khi nổ ra xung đột với Trung Quốc.


Việc thiếu công khai về chi tiết thỏa thuận an ninh Solomon - Trung Quốc không chỉ gây quan ngại cho các đối tác quốc tế của Quần đảo Solomon mà còn tạo thêm các chỉ trích trong nội bộ nước này.


Matthew Wale – thủ lĩnh phe đối lập tại Solomon, nói: “Tôi thấy rõ ràng rằng phần lớn người dân thường Solomon không muốn có một căn cứ ở đây, thậm chí cả thỏa thuận này. Đa số không muốn Trung Quốc ở đây chút nào”.


Một số người phán đoán bản thân thỏa thuận song phương này có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa những người ủng hộ và phản đối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc.


Kabutaulaka cho rằng cũng cần nhìn vào các thách thức nội bộ đã dẫn tới các cuộc biểu tình ở Quần đảo Solomon vào tháng 11/2021. Các thách thức đó bao gồm bất bình đẳng kinh tế giữa các cư dân trên đảo.


Nhưng thỏa thuận an ninh cũng chỉ ra rằng cách tiếp cận của Australia và đồng minh trong khu vực là chưa ổn lắm.


Australia đã từ lâu nói về “gia đình Thái Bình Dương”. Nhưng theo Giáo sư White, nước này ít chú ý tới Thái Bình Dương trừ phi có các vấn đề về an ninh. Ngoài ra, Australia và các đồng minh vẫn bị mắc kẹt trong quá khứ, với ý nghĩ mình có thể giảm quyền lực của Trung Quốc và duy trì vị thế thống trị trong khu vực.


Ông White cho rằng vài năm qua, Australia chạy theo hướng cố gắng ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc nhưng cách tiếp cận này không hiệu quả, và Australia nên học cách sống chung với thực tế sức mạnh Trung Quốc đang lên, bao gồm cả việc Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở Tây Nam Thái Bình Dương./.


XEM THÊM:


Khách trú Vương Nghị đã mò đến cửa nhà hàng xóm của Nữ Hoàng


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11268/khach-tru-vuong-nghi-da-mo-den-cua-nha-hang-xom-cua-nu-hoang


image029

08 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1299)
VIỆT-MIÊN-LÀO: LIÊN BANG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG Ở ASIA?