Ông Tô Lâm đi Lào và Cam Bốt ‘Tạo xung lực lãnh đạo liên minh 3 nước Đông Dương?’

11 Tháng Bảy 20245:32 CH(Xem: 396)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI II - CHÂU Á - TBD - THỨ NĂM 11 JULY 2024


Ông Tô Lâm đi Lào và Cam Bốt ‘Tạo xung lực lãnh đạo liên minh 3 nước Đông Dương?’

image004

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

11/7/2024


Ông Tô Lâm, tân Chủ tịch nước CHXHCNVN lần đầu tiên xuất ngoại đi thăm Lào và Cam Bốt từ ngày 11-13/7/2024, theo lời mời của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thoonglun Sisulith và Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.


Phái đoàn hùng hậu tháp tùng Chủ tịch nước Tô Lâm có Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang; Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc; Bí thư Tỉnh ủy Quảng trị Lê Quang Tùng; Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Minh Tâm; Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng; Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng; Trợ lý Chủ tịch nước Trung tướng Tô Ân Xô.


Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết nội dung về chuyến đi của ông Tô Lâm: “Đó cũng là thông điệp khẳng định sự đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa ba nước. Việt Nam, Lào và Campuchia có sự gần gũi về địa lý, sự gắn kết về lịch sử văn hóa, ba đảng lãnh đạo ở ba nước có chung một nguồn gốc là Đảng Cộng sản Đông Dương”;


“Quan hệ Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia đang phát triển hết sức tốt đẹp, toàn diện, ngày càng tin cậy và gắn bó. Hợp tác kênh Đảng giữ vai trò nòng cốt, đã và đang định hướng, dẫn dắt quan hệ phát triển mạnh;


Hợp tác quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam với Lào và Campuchia đang trở thành trụ cột hợp tác vững chắc, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định, an ninh, chính trị, xã hội ở mỗi nước, đặc biệt là tại khu vực biên giới. 


“Việt Nam với Lào và Campuchia đều kiên định nguyên tắc không cho phép thế lực thù địch sử dụng lãnh thổ nước này để tiến hành các hành động chống phá nước kia.”.  (theo báo Chính phủ).


Sự kiện ông Tô Lâm cùng một lúc đi gặp các lãnh tụ hai nước Lào và Cam Bốt có đường biên giới với Việt Nam dọc theo dãy Trường Sơn dài hàng ngàn km - theo sau các sự kiện quốc phòng liên quan đến vai trò mới của tân chủ tịch nước mang nhiều ý nghĩa.


Theo giới quan sát, chuyến đi đặc biệt có tính ‘đối trọng’ với chuyến đi Nam Vang-Cam Bốt của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin hôm 04/6/2024.


Ông Tô Lâm đến Viên Chăn và Nam Vang làm việc với các lãnh tụ đảng cộng sản hai nước Lào-Campuchia ngầm chỉ dấu – ba nước Đông Dương Việt-Lào-Miên là một khối liên hiệp an ninh quốc phòng chặt chẽ ở Đông Nam Á, chịu dưới sự lãnh đạo của Hà Nội và trên hết là ảnh hưởng tối cao của Bắc Kinh.


image005Ngày 6/9/2023, tại trụ sở Trung ương đảng CsVN tại Hà Nội, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng họp với Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) Samdech Techo Hun Sen và Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith. Ảnh tài liệu.


Hoa Kỳ bấy lâu nay thường ‘ca ngợi’ Việt Nam-Hà Nội là trung tâm ảnh hưởng của khu vực Đông Nam Á và là nhân tố quan trọng trong việc ổn định hòa bình ở vùng biển South China Sea.


Ngày 10/9/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Hà Nội tuyên bố nâng cấp quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt lên hàng chiến lược đối tác toàn diện.


Ngày 12-13/12/2023, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội ký bản Tuyên bố chung với Tbt Nguyễn Phú Trọng nâng tầm quan hệ hai nước lên hàng Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện.


Ngày 20/6/2024, Tổng thống Nga Putin đến Việt Nam ký Tuyên bố chung Việt-Nga 2024 tại Hà Nội.


 


Chuyến đi của chủ tịch nước Tô Lâm đến Viên Chăn và Nam Vang không chỉ dừng ở lãnh vực chính trị, kinh tế song phương nếu bỏ qua yếu tố an ninh quốc phòng ba nước Đông Dương.


Đường biên giới Việt Nam-Lào dài gần 2.340km đi qua 10 tỉnh của Việt Nam và 10 tỉnh của Lào. Trong đó, tỉnh Quảng Trị có chung đường biên giới chiều dài 206km với 2 tỉnh Savannakhet và Salavan.


Đường biên trên đất liền Việt-Campuchia dài 1137 km, từ điểm cực bắc là cột mốc ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, đến điểm cực nam là điểm bờ biển Vịnh Thái Lan ở Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.


Phần trên biển, tuy chưa được phân định thành đường biên cụ thể giữa hai quốc gia, nhưng đã được Hai bên Việt và Campuchia định nghĩa bằng một vùng nước lịch sử chung của hai nước theo chế độ nội thủy, nằm trong vịnh Thái Lan. Về tương lai đường biên giới trên biển giữa hai nước phải nằm trong vùng nước lịch sử này. (theo wikipedia)


CÁC SỰ KIỆN LIÊN QUAN:


- Từ ngày 29/2 - 02/3/2024, Tư lệnh biên đội Chiến hạm Nhật Bản đến quân cảng Hải Phòng.


image007Sĩ quan Hải quân VN đón sĩ quan Nhật Bản tại quân cảng Hải Phòng. Ảnh trích từ video.


image009Tư lệnh biên đội Chiến hạm huấn luyện Nhật cập bến quân cảng Hải Phòngtừ ngày 29/2 – 02/3/2024. Ảnh trích từ video.


- Ngày 04/6/2024, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đến Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm Campuchia trong ngày, nhằm nối lại mối quan hệ ngoại giao hai nước vốn bị rạn nứt từ khi Nam Vang thỏa thuận với Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân Ream ở Sihanoukville.


image011Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin gặp Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Hun Sen ngày 04/6/2024 tại Nam Vang. Ảnh: Facebook.


- Ngày 07/6/2024, ông Tô Lâm đi Hải Phòng làm việc với Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân VN đóng tại Hải Phòng;


image013Ông Tô Lâm bắt tay các sĩ quan quân chủng Hải quân tại Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 Hải Phòng. Ảnh trích từ video.


image015Phó Đô đốc Phan Thanh Nghiêm Tư lệnh Hải quân VN báo cáo các sự kiện hải quân trước phái đoàn của ông Tô Lâm đến làm việc. Bên cạnh ông là Đại tướng Phan Thanh Giang. Ảnh trích từ video.


image017Ông Tô Lâm phát biểu tại Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 Hải Phòng ngày 07/6/2024.


image019Phái đoàn của ông Tô Lâm đi làm việc với Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 ở Hải Phòng; người mặc quần áo dân sự là Trung tướng Tô An Xô – Văn phòng Chủ tịch nước. Ảnh trích từ video.


- Ngày 08/7/2024, Tư lệnh Đệ Thất Hạm đội thuộc Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Hoa Kỳ và Soái hạm khu trục USS Blue Ridge thuộc Đệ Thất Hạm Đội đến cảng Cam Ranh.


image021Soái hạm khu trục USS Blue Ridge (LCC 19) thuộc Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ cập cảng quốc tế Cam Ranh, Việt Nam ngày 08/07/2024. (Ảnh: vn.usembassy.gov).

Đây là lần thứ ba Soái hạm USS Blue Ridge đến Việt Nam. Trước đó, soái hạm này từng cập cảng ở Việt Nam vào các năm 2009 và 2012.

Soái hạm USS Blue Ridge của Hoa Kỳ dài 194 mét, rộng 33 mét, cao hơn 8 mét, có lượng giãn nước hơn 19,000 tấn. Với vận tốc hơn 20 hải lý/giờ, Soái hạm USS Blue Ridge có tầm hoạt động khoảng 13,000 hải lý (khoảng 23,400 km).

Đây là chiến hạm lâu năm nhất còn hoạt động của Hải quân Hoa Kỳ, với hệ thống máy điện toán và thông tin liên lạc hiện đại bậc nhất thế giới. (theo Epoch Times)


image023Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper (áo vest đen) gặp Tư lệnh Đệ Thất Hạm đội thuộc Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Hoa Kỳ và các Sĩ quan Hải quân Việt bên cạnh Soái hạm khu trục USS Blue Ridge thuộc Đệ Thất Hạm đội đang neo đậu tại cảng Cam Ranh, ngày 08/07/2024. U.S. Navy photo by Mass Communic - MC2 Belen Saldana


- Ngày 11/7/2024, ông Tô Lâm đến thủ đô Viên Chăn (Vương quốc Lào) gặp các lãnh tụ đảng cộng sản Lào.


image025Sáng ngày 11/7/2024, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Thủ đô Vientiane CHDCND Lào. Ảnh: Nhan Sáng -TTXVN


image027Ảnh trích từ video. – Hội nghị giao lưu biên giới Việt - Lào – Miên.


image029Ảnh trích từ video: Ba Bộ trưởng Quốc phòng Việt-Lào-Miên trong lễ ký kết văn kiện hợp tác quốc phòng 3 nước Đông Dương.


- Ngày 12 - 13/7/2024, ông Tô Lâm đến thủ đô Nam Vang (Vương quốc Cam Bốt) gặp các lãnh tụ đảng cộng sản Campuchia.


image031Giới chức Cam Bốt đón Chủ tịch Tô Lâm-Việt Nam đến Nam Vang ngày 12/7/2024. Ảnh trích từ video.

image033

Lý Kiến Trúc

California 11/7/2024

(xem tiếp số báo tới)
08 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1299)
VIỆT-MIÊN-LÀO: LIÊN BANG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG Ở ASIA?