600 biệt thự cổ Hà Nội về tay ai sau mùa thu 1945?

30 Tháng Tư 20225:00 CH(Xem: 1981)

600 biệt thự cổ Hà Nội về tay ai sau mùa thu 1945?


Hà Nội bán 600 biệt thự cổ: ‘Bảo tồn kiến trúc cổ khó lòng chỉ thuộc về nhà nước’


BBC 25 tháng 4 2022


image010Nguồn hình ảnh, Getty Images. Nhà hát Lớn Hà Nội được bắt đầu xây dựng vào năm 1901, hoàn tất vào năm 1911 theo lối kiến trúc Pháp


Hà Nội ngày 19/4 tuyên bố dừng bán 600 căn biệt thự được xây trước năm 1954 "để rà soát".


Bình luận về vụ việc, một chuyên gia kiến trúc gốc Việt từ Pháp cảnh báo nguy cơ các khu phố Pháp ở Hà Nội sẽ chỉ còn là hoài niệm 'nếu các toà biệt thự bị phá bỏ, xây kiến trúc mới thay thế".


Số biệt thự này đều nằm ở vị trí đẹp như ở các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Tây Hồ, mang kiến trúc Pháp hoặc kết hợp phương Tây và Á Đông.


Theo chính quyền Hà Nội thì số biệt thự này thuộc sở hữu nhà nước và đã bán được khoảng 80%, hiện còn 20% và thành phố tiếp tục bán nốt phần còn lại.


Trước đó, dự án bán 600 biệt thự xây trước năm 1954 của Hà Nội đã vấp phải những phản ứng trái chiều từ dư luận.


'Bán nốt 20% còn lại'


image011Nguồn hình ảnh, P.H. Một căn biệt thự Pháp cổ ở số 78 Nguyễn Du (Hai Bà Trưng, Hà Nội) bị bỏ hoang sau đó đã bị đập bỏ


Kiến trúc sư Bùi Uyên, tiến sĩ chuyên ngành quy hoạch, kiến trúc tại vùng Ile de France nói với BBC rằng việc bán 80% từ năm 2009 không phải bán biệt thự mà là bán cho các hộ đang cư trú tại đó theo Nghị định 61. Những biệt thự đủ điều kiện bán, và không có giá trị kiến trúc, thường là loại 3 sau khi phân loại.


Kiến trúc sư P.H, giảng viên một trường đại học kiến trúc tại Hà Nội, giải thích thêm về lý do thay đổi quyền sở hữu của các biệt thự này:


"Việc quá nhiều sở hữu và sự gia tăng số lượng nhân khẩu trong một biệt thự vốn dành cho một gia đình thời trước đã tạo nên những sức ép về hạ tầng và phát triển nên việc thu về một sở hữu là việc làm cần thiết về luật sở hữu. Việc gìn giữ và bảo tồn thì phải là các công cụ về quản lý đô thị, luật xây dựng."


"Tuyên bố [dừng bán] này theo tôi để dư luận không hiểu nhầm chuyện bán biệt thự. Còn về nguyên tắc thì việc thu về một chủ để tạo điều kiện cho phát triển và có kinh phí bảo tồn các biệt thự là việc nên làm và chắc còn tiếp tục làm."


Bình luận về những phản ứng gần đây của dư luận, Tiến sĩ Bùi Uyên cho rằng sau hơn một thập kỷ, công chúng dần có nhận thức tốt hơn về giá trị của di sản kiến trúc.


"Sau những tuyên bố 'tạm dừng', 'thanh tra lại', dư luận đòi hỏi những động thái rõ ràng, những chuyển biến tích cực để thấy chính quyền coi trọng di sản và quan tâm lắng nghe nguyện vọng của họ".


Nguy cơ sẽ không còn 'khu phố Pháp'


image012Nguồn hình ảnh, Getty Images. Một ngôi biệt thự cổ tại Hà Nội


Tiến sĩ Bùi Uyên nói những căn biệt thự xây dựng trước năm 1954 là một trong 4 loại hình di sản kiến trúc đặc trưng của thủ đô Hà Nội gồm kiến trúc nhà ống khu vực Phố cổ, Pháp thời thuộc địa, nhà ở khu phố cũ và các khu tập thể xây dựng sau Giải phóng.


"Ngoài giá trị di sản, tính thẩm mỹ, những biệt thự mang kiến trúc "Đông Dương" vẫn có giá trị tham khảo, học hỏi đến ngày nay. Đây là thế hệ công trình xây dựng khoảng sau năm 1920, có sự tìm tòi giao thoa với kiến trúc, văn hoá Việt, thích hợp khí hậu, thổ nhưỡng. Một số xây bởi những kiến trúc sư người Việt tốt nghiệp trường Mỹ Thuật Đông Dương."


Tiến sĩ Bùi Uyên nhận định giá trị của những căn biệt thự Pháp không thể tách rời với giá trị quy hoạch đô thị, tạo nên cảnh quan đặc trưng của từng loại hình tuyến phố ở Hà Nội.


"Nôm na sẽ không còn 'khu phố Pháp' khi lòng đường, cây xanh, vỉa hè giữ nguyên, nhưng các toà biệt thự lại bị phá bỏ, xây kiến trúc mới thay thế".


image013Nguồn hình ảnh, Getty Images. Trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam ở Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, công trình được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp


'Làm hồi sinh' các tòa nhà cổ với chức năng mới


Về hiện trạng của những căn biệt thự cổ rơi vào tay sở hữu tư nhân, KTS P.H cho biết: "Số phận các biệt thự vào tay tư nhân thì các thống kê chính thức phải từ các cơ quan quản lý. Tuy nhiên bằng khảo sát bản thân thì khi sở hữu không phải lúc nào họ cũng dùng để ở."


"Họ có thể mở nhà hàng và giữ nguyên trạng biệt thự và tại những vị trí đẹp, công trình xuống cấp họ sẽ xây building [tòa nhà] để thu lợi nhuận. Ví dụ như khu phố Nguyễn Gia Thiều có biệt thự mua về để ở, nhưng cũng có những sự cải tạo nhất định phá vỡ cấu trúc ban đầu, vấn đề này thuộc về luật và quản lý trật tự xây dựng."


Tiến sĩ Bùi Uyên cho rằng việc nhiều căn biệt thự được bảo tồn, cải tạo giữ nguyên hình thức kiến trúc thành các văn phòng, nhà hàng, cửa hiệu là "hướng đi tốt" vì vừa không mất đi các giá trị kiến trúc đô thị, công trình lại được "hồi sinh" với chức năng mới, phù hợp với nhu cầu đầu tư kinh doanh ngày nay.


"Các bất động sản thương mại này lại có giá trị gia tăng đáng kể vì tính thẩm mỹ độc nhất (authentique), tuổi đời gắn với lịch sử đô thị. Chúng ta có thể gặp ở các khu vực các nhà hàng trên đường Nguyễn Du gần hồ Thiền Quang, hay khu vực các trụ sở văn phòng, shop thời trang khu phố trung tâm Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng..."


Tuy nhiên Tiến sĩ Bùi Uyên cho biết nhiều công trình khác lại không được may mắn như vậy.


"Có hiện tượng cố tình bỏ hoang biệt thự để hư hỏng trầm trọng, để được phép thay thế bằng những toà nhà kinh doanh thu lợi nhuận cao hơn. Không những là mất mát một công trình kiến trúc đơn lẻ, mà rộng hơn, làm biến dạng cảm quan của cả tuyến phố, của hình thái đô thị. Hiện tượng này đã gặp phải ở khu Phố cổ."


"Nếu không có biện pháp ngăn chặn, thì khu phố cũ hay khu phố Pháp sẽ sớm chỉ còn là hoài niệm."


Pháp bảo tồn di sản như thế nào?


image014Nguồn hình ảnh, Getty Images. Theo Tiến sĩ Bùi Uyên thì Pháp có khung pháp lý khắc khe và chính sách khuyến khích tu sửa nhà cổ đa dạng


Tiến sĩ Bùi Uyên cho biết ở Pháp, ngoài hệ thống khung pháp lý và quy định rất khắt khe, một yếu tố ít được biết đến hơn là hàng loạt những chính sách để khuyến khích tu sửa, cải tạo nhà cổ rất đa dạng.


"Phải kể đến những chính sách như hỗ trợ về miễn trừ lên thuế thu nhập cá nhân lên đến 30% các chi phí cải tạo nhà xuống cấp, hỗ trợ chi phí cải tạo cách nhiệt nhà cũ...Hiện nay tại Pháp có khoảng 16 loại hình hỗ trợ tài chính và giảm thuế khác nhau liên quan đến cải tạo nhà cũ, nhà cổ. Trong đó có 5 loại hỗ trợ liên quan đến đảm bảo an toàn và chất lượng sống của người sử dụng, còn lại tập trung vào các hỗ trợ về giảm tiêu thụ năng lượng."


Theo Tiến sĩ Bùi Uyên thì một mặt quản lý chặt chẽ việc sửa đổi, phá dỡ, một mặt tạo điều kiện cho người dân bảo trì tốt, là hai công cụ chính của Pháp để giúp gìn giữ các công trình cổ không trong hạng mục bảo tồn của nhà nước.


Các thông tin hướng dẫn, quy định về lĩnh vực này được ban hành tại từng địa phương, cụ thể chi tiết đến từng mẫu vật liệu, màu sắc. Người dân hay các chủ đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận, tra cứu để thực hiện các dự án tôn tạo, bảo trì.


"Tại Pháp, thống kê cho thấy 1/3 kiến trúc được xếp vào dạng "công trình cổ" - xây dựng trước 1948 với vật liệu và phương thức xây dựng cùng thời kỳ. Việc xét duyệt sửa chữa, cải tạo và xây mới các công trình cổ, ngoài hồ sơ xin cấp phép thông thường, trước đó phải được thông qua một ban chuyên môn riêng, có tên là ABF (Architectes des Bâtiments de France)."


"Cơ quan này gồm các kiến trúc sư, nhà sử học, nhà quy hoạch chuyên về công trình cổ, độc lập với các sở xây dựng địa phương. Không những họ chuyên trách với các công trình cổ, mà còn gồm tất cả các công trình lớn nhỏ xây dựng trong bán kính 500m xung quanh một công trình lịch sử, di sản kiến trúc. Mục tiêu để đảm bảo việc xây dựng sửa chữa hay cải tạo phải phù hợp về vật liệu, hình khối, và hài hoà không phá vỡ cảnh quan quanh nó", Tiến sĩ Bùi Uyên cho biết.


'Việt Nam cần ban thẩm định độc lập'


image015Nguồn hình ảnh, Getty Images. Nhà thờ lớn Hà Nội, một công trình theo phong cách kiến trúc Gothic


Tiến sĩ Bùi Uyên cho rằng Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có thể tham khảo lập ra một ban thẩm định độc lập như Pháp, để ngăn sự xoá sổ di sản.


"Những người có chuyên môn, hiểu biết và yêu quý di sản Hà Nội không ít, cả trong nước lẫn nước ngoài. Nhưng để công việc của họ khoa học và có cơ sở chung, thì việc lập ra những quy chế, tiêu chuẩn chi tiết, cụ thể làm nền tảng là điều không thể thiếu."


"Những kinh nghiệm thí điểm bảo tồn như tại căn biệt thự Trần Hưng Đạo-Hàng Bài sắp tới do thành phố Hà Nội phối hợp với sự cố vấn của Pháp, nếu được khai thác tốt, sẽ là một cơ sở học hỏi cho công tác bảo tồn một cách bài bản các biệt thự cổ khác tại Hà Nội", Tiến sĩ Bùi Uyên nhận định.


Dù đã các quy định về phân loại, bảo tồn biệt thự Pháp tại Hà Nội, nhưng hiện vẫn còn thiếu các tài liệu hướng dẫn cụ thể. Việc xét duyệt, theo dõi hay cấp phép sửa chữa, phá dỡ, xây mới các biệt thự hiện nay vẫn thông qua chung ở Sở Quy hoạch và Xây dựng Hà Nội mà không có một quy trình xét duyệt chuyên biệt riêng.


"Số biệt thự còn lại không nhiều, chỉ chiếm 20%, tức khoảng 120 nhà. Trong ngắn hạn, có thể sàng lọc kỹ thêm và phân ra từng đợt. Bắt đầu với những biệt thự ít giá trị kiến trúc hoặc hư hại nhiều nhất, có thể cấp phép phá dỡ xây mới, nhưng đưa ra những tiêu chuẩn thiết kế, quy hoạch chặt chẽ cụ thể riêng. Nên giữ lại những biệt thự có giá trị thẩm mỹ và ở những vị trí cảnh quan trọng hơn, có thể thay vì bán cho người đang cư trú thì tổ chức tái định cư, còn biệt thự thì bán đấu giá kèm theo những điều kiện phải bảo tồn lâu dài".


"Tôi nghĩ trong điều kiện Việt Nam, việc bảo tồn kiến trúc cổ khó lòng chỉ thuộc về nhà nước. Với biệt thự Pháp cổ loại 3 đang dần bị tư hữu hoá, hay các kiến trúc có giá trị di sản nói chung thuộc sở hữu tư nhân, thì vai trò của nhà quản lý là định hướng, kiểm duyệt và khuyến khích hỗ trợ chủ sở hữu bảo tồn, bằng những công cụ quản lý, luật pháp."


Video:


image016

11 Tháng Năm 2023(Xem: 1182)
Vũ bão phương Tây: NATO dịch chuyển về Đông?
23 Tháng Mười Một 2022(Xem: 1571)