VĂN HÓA ONLINE - NHÂN VĂN - THỨ NĂM 04 JAN 2018
Kỷ niệm lên Mười - Trung tâm Minh Triết (2007-2017)
TMT: Minh Triết rất quan trọng bởi đó là đạo đức, là con đường dẫn chúng ta đi đến hạnh phúc. Trong cuốn Dưới Chân Thầy (At the feet of The Master, tác giả Alcyone (Krishnamurti), Tủ Sách Thông Thiên Học viết: “Có Minh triết bạn mới có thể giúp đời, còn Ý chí để dắt dẫn sự Minh triết, và Từ ái lại gây ra Ý chí. Ấy là những điều kiện mà bạn cần phải có. Ý chí, Minh triết, Từ ái là ba trạng thái của Đức Thượng Đế. Nếu bạn muốn hiến mình phụng sự Ngài, thì bạn phải biểu lộ ba trạng thái ấy trong thế gian này”. Và nói theo một ẩn dụ được sử dụng trong các kinh sách Phật giáo, thì chỉ có hơi ấm của Lòng Trắc Ẩn hoà quyện với sự Minh Triết mới có thể làm tan chảy khối quặng ở trong đầu óc của chúng ta để giải phóng ra vàng, tức bản chất sâu xa của chúng ta.
Nhân dịp Kỷ niệm Trung tâm Minh triết lên Mười (2007-2017), Thôn Minh Triết xin được trân trọng giới thiệu một số tấm gương điển hình trong đời sống hôm nay. Họ là những người trí thức, những học giả, những chuyên gia trong lĩnh vực mà mình tâm huyết, theo đuổi với một tấm lòng nhân ái, sự Minh Triết và Ý chí mãnh liệt.
1. Bùi Hữu Giao người trao Hành Trang Vào Đời cho thanh niên
Ông Bùi Hữu Giao, sinh năm 1934 quê ở Ninh Bình. Năm 1953, sau khi học xong Trung học (9/9) ông gia nhập Quân đội. Năm 1954 tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm 1960 tốt nghiệp ĐHSP Khoa Lý-Toán, trở về quân đội, dạy học văn hóa. Năm 1965 làm chính trị viên đại đôi cao xạ pháo chiến đấu ở Khu 4. 1958, Biên tập viên báo Quân Đội Nhân Dân; 1976 Phó Hiệu trưởng Trung học Sư phạm tỉnh Sông Bé; 1987, nghỉ hưu, bắt đầu viết loạt sách “Hành Trang Vào Đời”. Bùi Hữu Giao là người từng trải, là lính chiến, là nhà giáo, nhà báo, đã giành gần trọn cuộc đời mình đi tìm cho thanh niên một hành trang vào đời.
Tác phẩm “Hành Trang Đời Người” là kiến thức, nhiều thông tin mà lại chứa đựng nhiều giá trị minh triết. Nhưng trên hết là tâm huyết của một người cả đời đau đáu về một ý nghĩ, khi ta chết đi sẽ để lại cho đơi cái gì. Ông đã dành hơn nửa thế kỷ để đi tìm điều đó. Tìm trong sách vở , cổ kim, Đông Tây, trong lý giải của biết bao học giả hiền triết. Lục tìm chính cả trong chiêm nghiệm và từng trải của mình, để viết nên cuốn sách bổ ích và cần thiết, trao một hành trang quý giá cho bất cứ ai sẽ và đã vào đời cần trả lời những câu hỏi thiết thân. Làm sao để trở thành người khôn ngoan ? Làm sao để trở thành người khỏe mạnh cả về thân xác và tinh thần, đạo đức? Làm sao để trở thành người có tài năng, thành công trong sự nghiệp? Làm sao để trở thành một người hạnh phúc... Vì thế nó cần cho tuổi trẻ, cần cả cho những người đã “lớn”. Nó cần cho từng gia đình như một quyển gia huấn mà tác giả mong ước.
Tác phẩm đã được biên tập, sữa chửa, bổ sung qua 11 lần tái bản, đã được in và phát hành bốn vạn chín nghìn bản(49.000) Bản sau cùng được tác giả coi như đã hoàn chỉnh, đang được một giáo sư tiến sĩ sống ở Mỹ dich ra tiếng Anh để phát hành. Tác giả đang cộng tác với các Hội Khuyến học thực hiện Chương trình 1.000.000 cho tuổi trẻ cả nước.
Tác giả tâm niệm “Cuốn sách này không dạy đời, không dạy bạn cái gì hết. Nó chỉ gợi ý cho bạn trẻ suy nghĩ đến những vấn đề cần chuẩn bị trước lúc vào đời, giúp cho mọi người đi trên đường đời hạnh phúc hơn, thanh thản hơn mà cũng gợi ý cho bạn già sống thế nào cho đẹp trong những năm cuối đời.”/.
2. PGS-TS Nguyễn Hữu Dũng,
Tác giả công trình nuôi biển công nghiệp
Một công trình khoa học vừa lý thuyết, vùa thực hành đã trở thành Đề án kinh tế lớn do PGS-TS Nguyễn Hữu Dũng chủ trì đã được triển khai mấy năm qua. Ngày 9/11/2016, Đại hội Thành lập Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam (VSA) đã bầu PGS-TS Nguyễn Hữu Dũng làm Chủ tịch Hiệp hội. Sau hơn một năm, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của PGS-TS Nguyễn Hữu Dũng, VSA đã dành rất nhiều nỗ lực và tâm huyết cho các đợt vận động chính sách, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành nuôi biển công nghiệp. Kết quả đầu tiên là chiều 21/11/2017, Quốc hội đã chính thức biểu quyết thông qua Luật Thủy sản. Ngày 25/5/2017, VSA đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ Chương trình Khởi nghiệp Nuôi biển công nghiệp Việt Nam đến năm 2030 với những mục tiêu và giải pháp rõ ràng, có tính khả thi cao. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã có kết luận về: “Nuôi biển công nghiệp là một ngành kinh tế mới, ứng dụng công nghệ cao. Bộ Nông nghệp sẽ quyết đồng hành cùng Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam phát triển bền vững ngành kinh tế này”.
VSA đã đề nghị với Thủ tướng Chính phủ bổ sung các chính sách hỗ trợ ngư dân phát triển nuôi biển công nghiệp vào Nghị định 67 sửa đổi. VSA cũng đã tổ chức biên soạn và sắp xuất bản Từ điển Thuật ngữ Nuôi biển Anh - Việt do TS. Vũ Dũng Tiến biên soạn, VSA hiện đang vận hành trang thông tin điện tử của Hiệp hội, đang hoàn tất thủ tục cho việc xuất bản Tạp chí Vươn khơi và Seaculture. VSA đang lên những kế hoạch mới đầy kỳ vọng cho năm 2018 và các năm tiếp theo.Thực tế chứng minh qua cơn bảo số 12 vùa qua, những công ty nuôi biển ứng dụng công nghệ theo mô hình này đã có thể tránh tối đa thiệt hại.Tính ưu việt thấy rõ.
Để để thu hút nguồn lực công nghệ và đầu tư nước ngoài, Hiệp hội đã tham gia làm việc với Đoàn các doanh nghiệp công nghệ cao của Na Uy, hợp tác với Đan Mạch trong việc ứng dụng công nghệ RAS để ương giống hải sản trên bờ; hợp tác với Nhật Bản để du nhập và phát triển nuôi cá tráp Nhật và các đối tượng nuôi biển mới; hợp tác với Hoa Kỳ phát triển các hệ thống lồng bè nuôi ngầm thế hệ mới…
Công trình Khoa học Ứng dụng Công nghiệp Nuôi Biển mở ra triển vọng cho kinh tế biển phát triển, nâng cao trình độ và đời sống ngư dân, kết hợp bảo vệ chủ quyền Biển Đảo xứng đáng được tôn vinh. Đó là đưa Minh Triết Làm chủ Biển Đông của Tổ tiên vào thực tiễn:
“Biển đông vạn dặm giang tay giữ,
Đất Việt muôn năm vững trị bình”
3. Hà Văn Thùy với những công trình nghiên cứu Văn hóa Việt cổ
Hà Văn Thùy sinh năm 1944 rại xã Đồng Tiến, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.Tốt nghiệp khoa Sinh, trường đại học Tổng Hợp Hà Nội năm 1967; nhưng ông lại chuyển sang tay nghề viết văn, làm báo. Đã từng hiện diện tại các cơ quan văn nghệ và báo chí như: Hội văn nghệ Thái Bình, hội văn nghệ Kiên Giang, báo Văn nghệ của hội nhà văn Việt Nam, mà ông vẫn chưa có dịp trở thành hội viên.
Chỉ trong vòng bốn năm, từ 2007 tới 2011, Hà Văn Thùy cho in ba cuốn sách: Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt (NXB Văn học, 2006), Hành trình tìm lại cội nguồn (Văn học, 2008) và Tìm cội nguồn qua di truyền học (Văn học, 2011). Ba cuốn sách cùng một đề tài, nhưng với mỗi cuốn lại thêm một sự phát hiện, là sự chín dần của tri thức và tư tưởng. Ở lời tựa cuốn thứ ba, tác giả viết: “Trong khi hào hứng phục dựng lâu đài văn hóa nguy nga, kỳ vĩ của tộc Việt, người viết chưa kịp đắp những bậc cấp, khiến người chiêm ngưỡng chưa có đường lên, ngỡ rằng đó là “lâu đài cất bằng hơi nước!” Vì vậy, người viết thấy cần làm cuốn sách khác, một tuyển tập những công trình nghiên cứu tiên phong và đáng tin cậy về lĩnh vực đang quan tâm, những khảo cứu của người viết và những bài mà các tác giả có nhã ý trao đổi, để rộng đường ngôn luận.”
Năm 2014 Hà Văn Thùy cho in hai cuốn Viết lại lịch sử Trung Hoa và Tiến trình lịch sử văn hóa Việt. Hai cuốn sách này như là một bản tổng kết những kết quả nghiên cứu sưu tập và những khám phá mới trong hơn 10 năm miệt mài vượt khó của anh với truyền thống lịch sử văn hóa phương Đông. Bằng những kiến thức rộng, Hà Văn Thùy đã mạnh dạn đưa ra những đề xuất mới như: từ 40.000 năm trước, người Lạc Việt di cư đi khai phá các miền đất Hoa lục, sáng tạo ra nền văn minh nông nghiệp rực rỡ.
Từ thực tiễn lao động đương nhiên phương tiện giao tiếp của cộng đồng tộc người Việt cổ đã tạo điều kiện cho sự khởi phát, biến đổi về chất trong ngôn ngữ của chính họ, và khi có điều kiện tiếp xúc, tiếng Việt làm nền cho sự phát triển của ngôn ngữ Trung Hoa. Chữ viết của người Việt là chủ thể linh hồn, là đường nét cụ thể tạo nên chữ viết Trung Hoa mà mãi sau – đến đời Hán – người ta mới gọi là Hán tự. Cùng với sự phát triển văn hóa cộng đồng tộc người, thuyết Âm Dương ngũ hành, tức sự chuyển dịch giao thoa giữa các yếu tố cơ bản của kim, mộc, thủy, hỏa, thổ là sự tự cân đối trong tự nhiên, khi đủ điều kiện tác hợp thì chúng tạo ra sự biến đổi về chất và lượng làm nên sự sống. Đó cũng là những nguyên lý sơ khởi, tiền thân của Dịch lý… đều là sáng tạo của người Việt cổ. Những điều đó tưởng như không mới so với những gì triết gia Kim Định đề cập đến trong Việt lý tố nguyên từ nửa thế kỷ trước. Song, những ý tưởng khoa học của Kim Định mới chỉ suy luận, rút ra một vài nhận xét từ truyền thuyết, huyền sử thì Hà Văn Thùy đã mở rộng minh chứng bằng những cứ liệu vững chắc theo phương pháp đa ngành; từ những dòng cổ thư, văn khắc, hiện vật khảo cổ, cổ nhân học… và quan yếu hơn cả những thành tựu mới nhất của di truyền học đầu thế kỷ XXI. Lợi thế cử nhân sinh học của anh có dịp được bước đầu áp dụng trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.
Gần đây, Hà Văn Thùy đã viết xong quyển thứ ba về đề tài này: Nhà nước Xích Quỷ từ huyền thoại tới hiện thực. Quả thật mỗi khi ta có dịp nhìn lại cội nguồn lịch sử văn hóa Việt đã là sẵn có một cảm tình riêng, thiêng lắm. Từ những thành tựu 80 năm khai quật và khảo cứu văn hóa Lương Chử, các học giả Trung Quốc thừa nhận: “Từ khám phá văn hóa Lương Chử, lịch sử Trung Quốc phải viết lại. Những triều đại như Hạ, Thương từng được coi là nhà nước đầu tiên của Trung Quốc phải nhường chỗ cho vai trò của Lương Chử. Quan niệm cho rằng, đồng bằng miền Trung là cội nguồn của văn minh Trung Hoa cũng phải thay đổi: văn hóa Lương Chử là cội nguồn của văn minh Trung Hoa!”
Nền văn minh cổ Việt đã thăng trầm biến đổi theo qui luật chung của sự phát triển; có giao thoa, có loại suy, có tiếp biến tinh hoa của các nền văn minh lân cận của các cộng đồng dân cư khác; nhưng cốt lõi tinh hoa ấy đã khiến cho nền văn hóa Đông Nam và Đông Bắc Á nhuốm màu văn minh nông nghiệp ngay từ thời cổ đại. Người ta quyết đoán rằng, cội nguồn nền văn minh nông nghiệp phát tích ở đồng bằng miền Trung Hoàng Hà, mà suốt 2.500 năm ở Giang Nam tộc người ấy chân chưa hề chạm nước Trường Giang thì làm thế nào mà có được. Với sự hào hứng hiếm có, Hà Văn Thùy đã sử dụng kiến thức đa ngành rộng mở để lý giải vấn đề đặt ra có xu thế “bác học hóa dân gian” và đưa tư liệu mới của nhân học, khảo cổ… vào những kết luận táo bạo của mình. Tuy nhiên, vì phương pháp tiếp cận khoa học xã hội nhân văn của anh đi đường tắt nên một số khẳng định của tác giả còn tỏ ra võ đoán.
Nếu tác giả dừng lại để xem xét, luận bàn cũng như sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành sâu hơn, thuần thục hơn thì những kết luận khoa học mới có giá trị thuyết phục. Song hành với những thao tác có tính quán xuyến đó,nhiều câu hỏi nghi vấn đã được Hà Văn Thùy nhà nghiên cứu trả lời theo cách giả định. Có câu trả lời gần như thuyết phục: “- Nhà nước Lương Chử chính là Xích Quỷ trong truyền thuyết Việt. Và lần đầu tiên chúng ta chứng kiến hành trình của Nhà nước Xích Quỷ từ huyền thoại tới hiện thực.”Song, cần thiết phải viết rõ ràng hơn rằng đây là hình thức nhà nước sơ khai của các “tiểu vương quốc” theo cách gọi của các sử gia phong kiến đặt tên khi soạn sách sau này.
Trung tâm nghiên cứu văn hóa Minh Triết tôn vinh Hà Văn Thùy là bước đầu ghi nhận những kiên trì nỗ lực của một nhà nghiên cứu có tâm huyết với nền văn minh Việt cổ, hy vọng những kết luận táo bạo của ông được xã hội ghi nhận xứng đáng./.