Sư Minh Tuệ ‘sẽ được đưa đi Ấn Độ tu học hạnh đầu đà’ ở bốn Thánh địa của Đức Thế Tôn?

11 Tháng Sáu 20248:04 SA(Xem: 703)

VĂN HÓA ONLINE - XÃ HỘI NHÂN VĂN - THỨ BA 11 JUNE 2024


Sư Minh Tuệ ‘sẽ được đưa đi Ấn Độ tu học hạnh đầu đà’ ở bốn Thánh địa của Đức Thế Tôn?


image003Sư Thích Minh Tuệ khoác trên thân một bộ y làm từ các mảnh vải vụn chắp vá, chân đất, tay cắp lõi một chiếc nồi cơm điện khất thực, nguyện tu hành theo pháp môn “Hạnh Đầu Đà”, đi du hành niệm Phật từ Nam chí Bắc và ngược lại trở về Nam. Nguồn ảnh gốc từ VTV.vn. VHO bổ túc.


  • Tựa của VHO
  • Hàng ngàn dân chúng xuống đường đi theo bước chân trần của Sư Minh Tuệ.
  • Gần 100 triệu views trên mạng xã hội đã theo dõi và cập nhật về cuộc du hành “Hạnh Đầu Đà” từ Nam chí Bắc và trở về Nam của Sư Minh Tuệ.
  • Việc đoàn bộ hành của Sư muốn vào nghĩa trang liệt sỹ ngủ qua đêm bị một số người lên án là ‘làm mất vệ sinh và bất kính với vong linh các liệt sỹ’.
  • Rất tiếc ‘Đoàn bộ hành và Sư Minh Tuệ chưa kịp về tới Tp Hồ Chính Minh để vào Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa ngủ qua đêm’.
  • Sư Minh Tuệ nói: “Ngày xưa con cũng nói là có một lúc nào đó sẽ bộ hành về Ấn Độ, đảnh lễ bốn thánh địa của Đức Thế Tôn và cảm ơn ân đức của Đức Thế Tôn là đã thấy hạnh phúc, vui vẻ”
  • Sư Thích Minh Tuệ: một "pháp bảo của nhà Phật”

TÓM TẮT:


BBC 11/6/2024:


Sư Thích Minh Tuệ: Nhu cầu bức thiết thanh lọc Giáo hội Phật giáo Việt Nam


 Video: Từ hiện tượng sư Thích Minh Tuệ: Thế nào mới là tu? “Sư Thích Đồng Long nói về 13 hạnh đầu đà là gì?


“Dưới sự quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tổ chức duy nhất đại diện cho Phật giáo Việt Nam được chính quyền công nhận, chùa chiền ở Việt Nam ngày càng nở rộ, tượng Phật ngày càng đồ sộ.


“Có khoảng 19.000 ngôi chùa khắp cả nước, tính tới năm 2020, theo thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.


“Nhiều sư thầy thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam, hoạt động tuyên truyền chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và được tuyên dương là có thành tích ngăn chặn các "âm mưu xuyên tạc, kích động phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc".


“Hòa thượng, tiến sĩ Thích Thanh Điện, Phó Tổng Thư ký - Chánh Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong bài tham luận tại Đại hội Phật giáo khóa 9, cho hay tổ chức này "thấm nhuần truyền thống văn hóa dân tộc, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước". Ông còn cho biết: "Một số chư Tôn đức đã tham gia Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp từ Trung ương đến địa phương..."


“Công tác này không chỉ được thực hiện trong nước, mà còn vươn ra hải ngoại.


“Hiện nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam có các hội phật tử, trung tâm văn hóa Phật giáo của cộng đồng người Việt Nam ở 33 quốc gia và vùng lãnh thổ.


“Thượng tọa Thích Đồng Long, Chánh Thư ký Ban Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Miền Quảng Đức - một tổ chức thành lập năm 1964 và được chính quyền Việt Nam Cộng hoà công nhận, nhưng không được chính quyền hiện nay công nhận - cũng đồng tình với ý kiến rằng nhà sư không nên tham gia chính trị.


Sư Thích Đồng Long nói với BBC:


"Việc nhà sư tham gia chính trị là hoàn toàn không phù hợp. Có thể trong một xã hội nhiều biến động, mình cần làm những gì lợi ích cho đạo, cho dân trong một giai đoạn thì có thể phù hợp. Xong rồi thì trở về tu học.


"Còn nếu trọn đời người đó đã tu mà tham gia vào một cái tổ chức đảng phái chính trị và vì quyền lợi của tổ chức này mà sẵn sàng làm những điều có thể trái với đạo đức, trái với lời Phật dạy thì vấn đề đó hoàn toàn không phù hợp."


Trong một bài viết trên Thư viện Hoa Sen ngày 19/6/2028, tác giả Thích Tánh Tuệ viết rằng Đức Phật khuyên tu sĩ nên giảng, tư vấn về chính trị, nhưng không tham gia chính trị, với hai lý do:


"... vì Ngài biết rất rõ:


"1. Người làm chính trị luôn luôn xảo trá, dã tâm, hận thù, chống đối với phe đối lập dù bên phe đối lập có giải pháp hay, cách thức đúng, mang lại hạnh phúc cho người dân…


"2. Các thể chế chính trị chỉ là nhất thời, tồn tại trong thời quân chủ vài thập niên, nhiều nhất là vài trăm năm như thời Lý, Trần... Nói chung, các thể chế chính trị không trường tồn. Muốn Đạo Phật trường tồn thì Tu sĩ Phật giáo 'không theo phe nào' để mỗi khi thay đổi thể chế chính trị sẽ không bị họa lây..."


BBC 10/6/2024:


Ảnh Sư Thích Minh Đạo (đứng) trong buổi kiểm điểm hôm 17/5/2024; Sư nói:


"Nếu bình thản trước sóng gió cuộc đời, chấp nhận, lắng nghe, tịnh tâm, hóa giải, thì sóng gió đó không đủ để triệt tiêu năng lượng của mình thì chứng tỏ đời tu của mình cũng có ý nghĩa.


"Thời gian cay đắng nhất cuộc đời chính là thời gian để mình hành pháp, tức là chuyển hóa."


Cho nên quý Phật tử xa gần cũng đừng lo cho sư và sư Minh Tuệ. Sư Minh Tuệ bây giờ đang ở một nơi nào đó cũng để chuyển hóa chính mình."


“Hôm 10/6, Công an Gia Lai cũng tung video trên trang Facebook có tích xanh của mình cho thấy sư Thích Minh Tuệ đi nhận căn cước công dân.


“Hôm 27/5, mạng xã hội lan truyền một văn bản được cho là thư kiểm điểm và xin nghỉ tham gia công việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam của sư Thích Minh Đạo.


Bức thư có đoạn:


“Con cảm thấy đời tu sĩ gian truân quá, lỡ vận một lời, bao người nhìn mình với đôi mắt xa lạ, những lời nói nghe như thâm tình mà quặn thấu tâm can.”


Bức thư cho biết sư Minh Đạo muốn “sám hối lần cuối” và “xin được tu tập trong tu viện, không tham gia việc Giáo hội nữa" và "sẽ khép mình trong yên lặng”.


Chụp lại video, 13 hạnh đầu đà là gì?


“Sư Minh Đạo cũng một lần nữa có những chia sẻ về sư Minh Tuệ mà ông nhấn mạnh là quan điểm của “cá nhân” ông.


“Ông nói rằng ước mơ của ông là chính phủ Việt Nam ra một công văn yêu cầu người dân không được theo sư Minh Tuệ "để sư được an yên bộ hành hành đạo khắp Việt Nam, để đến đâu mang niềm hạnh phúc, thanh bình cho nhân loại".


“Ông nói rằng nếu chính phủ không hỗ trợ cho sư Minh Tuệ thì "tội nghiệp sư Minh Tuệ lắm và tội nghiệp cho tam đoàn là những người có duyên tu hạnh đầu đà”.


“sư Thích Minh Tuệ là "rất quý giá", cần giữ gìn như một "pháp bảo của nhà Phật".


“Hôm 10/6, Công an Gia Lai cũng tung video trên trang Facebook có tích xanh của mình cho thấy sư Thích Minh Tuệ đi nhận căn cước công dân.


Trước đó, Ban Tôn giáo Chính phủ ra thông báo cho hay sư Thích Minh Tuệ “tự nguyện" dừng đi bộ khất thực sau khi chính quyền có cuộc trao đổi và gặp gỡ ông ở Huế.


Việc sư Minh Tuệ có thực sự tự nguyện dừng cuộc bộ hành hay không và ông “ẩn tu” ở đâu, bao giờ ông được nối lại hành trình bộ hành khất thực mà ông cho biết đã “phát nguyện thực hiện cho tới khi chết”, tới nay vẫn là những câu hỏi chưa có lời đáp.


Dưới đây là bản tin của VOA ngày 10/6/2024


Ông Thích Minh Tuệ xuất hiện trên VTV, nói ‘sẽ an trú một chỗ’


10/06/2024


VOA Tiếng Việt


image005Ông Thích Minh Tuệ được cho là thực hành lối tu khổ hạnh theo 13 hạnh đầu đà


Ông Thích Minh Tuệ, người gây bão dư luận ở Việt Nam trong thời gian qua với hành trình đi bộ khổ hạnh theo lối tu ‘hạnh đầu đà’, vừa xuất hiện trên Đài truyền hình quốc gia Việt Nam (VTV), nói rằng vào lúc này ông ‘dừng bộ hành’ và ‘an trú một chỗ’.

Trước đó, một số tài khoản mạng xã hội và một số đài, báo hải ngoại đưa tin rằng ông Thích Minh Tuệ ‘đã bị chính quyền đe dọa, ép buộc phải dừng bộ hành’, thậm chí ‘còn bị công an bắt đi đưa đến một nơi không rõ’ và đòi chính quyền Việt Nam công khai chỗ ở hiện tại của ông.

Bản tin của VTV được đưa ra nhằm bác bỏ những thông tin này cũng như dập tắt những tin đồn xung quanh việc ông Tuệ ‘tự nguyện dừng bộ hành’ như truyền thông trong nước đưa tin trước đó, theo quan sát của VOA.

Trong chương trình Thời sự 19h hôm 9/6 trên VTV1, chương trình quan trọng nhất trong ngày của đài truyền hình Nhà nước, Ông Tuệ được nhìn thấy ngồi giữa đồng trống không rõ ở đâu và trả lời câu hỏi phỏng vấn của phóng viên VTV.

Ông nói rằng vào lúc này ông sẽ tìm một ‘trú xứ nào đấy, núi nào đấy, hang đá nào đấy’ để tu hành và khi cần ‘sẽ xuống làng nào gần đó để khất thực’.

“Khi nào cần thiết mới bộ hành, nhưng bộ hành cần được yên tĩnh như 6 năm trước, không có ai đi theo,” ông nói.

Lời thuật của phóng viên VTV nói: “Chỉ khi nào không còn tình trạng người dân tụ tập đông người, đảm bảo được an ninh, trật tự và an toàn giao thông thì ông Thích Minh Tuệ mới tiếp tục bộ hành. Nếu không ông sẽ chỉ an trú ở một khu vực nào đấy và khất thực gần.” VOA hiện không rõ ông Thích Minh Tuệ có còn nói gì khác nữa không.

Theo tìm hiểu của VOA, hành trình đi bộ của ông Thích Minh Tuệ từ Nam ra Bắc trong thời gian qua đã thu hút hàng trăm có khi đến cả ngàn người đi theo. Bên cạnh đó còn có một đội ngũ đông đảo các YouTuber, TikToker và Facebooker đi theo quay hình đăng lên mạng xã hội.

Sự tu tập đông đảo này được cho là ảnh hưởng đến tình hình trật tự, vệ sinh và nhất là an toàn giao thông, cũng theo tìm hiểu của VOA. Hôm 30/5, một thành viên trong đoàn tháp tùng ông Thích Minh Tuệ, đã tử vong vì bị sốc nhiệt khi đi qua thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.


Việc đoàn bộ hành của ông muốn vào nghĩa trang liệt sỹ ngủ qua đêm bị một số người lên án là ‘làm mất vệ sinh và bất kính với vong linh các liệt sỹ’.

Trong một diễn biến khác, ông Thích Minh Tuệ đã được công an làm thẻ công cước công dân ở tỉnh Gia Lai, quê nhà của ông, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin.

Theo một đoạn clip được đăng tải trên trang Vietnamplus, ông Thích Minh Tuệ được nhìn thấy đang lắng nghe một cán bộ công an giải thích những tiện ích của thẻ căn cước công dân.

Trả lời câu hỏi của phóng viên ngay sau đó, ông nói rằng căn cước công dân ‘đảm bảo quyền lợi’ cho việc tu học và rằng với thẻ căn cước này, ông ước mong sẽ có cơ duyên được hành hương đến Ấn Độ để đảnh lễ Tứ Động Tâm của Phật giáo, bao gồm nơi Đức Phật đản sanh, thành đạo, chuyển pháp luân và nhập Niết Bàn.

“Ngày xưa con cũng nói là có một lúc nào đó sẽ bộ hành về Ấn Độ, đảnh lễ bốn thánh địa của Đức Thế Tôn và cảm ơn ân đức của Đức Thế Tôn là đã thấy hạnh phúc, vui vẻ,” ông nói.

Ông cho biết sau thời gian bộ hành, tình hình sức khỏe ông ‘vẫn ổn định, vẫn bộ hành, khất thực, tu hành được’.

Cho đến nay, kể từ ngày dừng bộ hành, ông đã ẩn tu được 7 ngày. Tờ Thanh Niên cho biết ông ‘ẩn tu tại một địa điểm bí mật ở Gia Lai’ vì không muốn nhiều người biết đến mà tìm tới.

Gia đình ông Thích Minh Tuệ cũng vừa có đơn gửi các cơ quan chức năng đề nghị xử lý các trang mạng xã hội ‘lợi dụng hình ảnh ông gây ảnh hưởng đến ông và gia đình’, Thanh Niên đưa tin.

Ông Thích Minh Tuệ tên thật là Lê Anh Tú, là cán bộ đo đạc địa chính ở tỉnh Gia Lai trước khi xuất gia. Tuy nhiên, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói rằng ông ‘không phải là tu sỹ Phật giáo’. Hành trình đi bộ của ông cũng gây ra những phản ứng trái chiều trong dư luận.