Nguyễn Thị Mắt Nâu: Ải Nam Quan

20 Tháng Năm 20238:57 SA(Xem: 1259)

VĂN HÓA ONLINE –XÃ HỘI NHÂN VĂN – THỨ BẨY 20 MAY 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Ải Nam Quan

image001

Nguyễn thị Mắt Nâu


Nam Quan cửa ải biên phòng

Địa đầu nước Việt chữ S cong cong

Đã đổi tên nhiều lần trong quá khứ

Địa đầu cửa ải trấn biên phòng.


Ải Nam Quan được xây dựng từ triều nhà Hán. Tên gọi ban đầu tạm phiên âm theo Hán Việt là Ung Kê Quan


Và trong thời gian văn hiến chưa rõ ràng, chữ Ung, chưa có nghĩa chính xác, nên chữ Ung được đọc trại ra thành ba âm: Ung, Úng và Ủng.


Về sau Ung Kê Quan, hay Ủng Kê Quan đổi tên thành Đại Nam Quan, rồi đổi thành Giới Thủ Quan


Đến năm Hồng Vũ nguyên niên triều nhà Minh (tây lịch năm 1368) thì đổi tên là Kê Lăng Quan.


Đến tháng 6 năm Vĩnh Lạc thứ 5 triều Minh (tây lịch 1407), đổi là Trấn Di Quan.


Trong khoảng thời gian từ năm Tuyên Đức thứ ba (tây lịch 1428), đến năm Gia Tĩnh thứ 18 triều Minh (tây lịch 1539). Trấn Di Quan một lần nữa đổi thành Trấn Nam Quan.


Tháng 10 năm 1953, chính vụ viên cộng hòa nhân dân Trung Hoa phê chuẩn đổi tên thành Mục Nam Quan.


Tháng 1 năm 1965, quốc vụ viên cộng hòa nhân dân Trung Hoa phê chuẩn, đổi tên thành Hữu Nghị quan.


Tháng 3 năm 1965 đổi trở lại thành Mục Nam Quan


Thay đi đổi lại lòng vòng

Năm lần bảy lượt mãi chửa xong

Tên nọ tên kia cũng vẫn vậy

Một cửa ải thôi cứ vòng vòng

Mấy anh Tàu chệt này lắm chuyện

Cắc cớ bon chen chẳng thỏa lòng.


Sau rất nhiều năm thay tên đổi chữ, nào là:


1/. Ung Kê quan,


2./ Đại Nam quan.


3./ Giới Thủ quan,


4./ Kê Lăng quan,


5./ Trấn Di quan,


6./ Trấn Nam quan,


7./ Mục Nam quan,


8./ Hữu Nghị quan,


9./ Mục Nam quan.


image005Quan sát bức hình trên trang bìa báo Văn Hóa Magazine xuất bản năm 2002, ta thấy: Có một căn nhà nhỏ, tường xây ... Đó chính là "CỬA BẮC QUAN" hay là "CỔNG BẮC QUAN" hay là 'TRẤN BẮC QUAN", hay là " ẢI BẮC QUAN". Có nghĩa là khách trước khi đi sang bên kia đất Trung Hoa phải trình giấy tờ ở cửa (cổng) này. Cổng này gọi là "Công quán", bây giờ gọi là "Cửa khẩu", "Cửa ải", hay là "Đồn biên phòng", hay là:"Trạm hải quan". Cổng này chính là ẢI BẮC QUAN do triều đình An nam xây lên. Khoảng đất giửa "CỔNG BẮC QUAN" và "CỔNG NAM QUAN" có một bức tường thành hơi cao xây chạy lên đỉnh núi. Đó là bức tường thành ngăn chia biên giới hai nước.(Văn Hóa Magazine tháng Tư 2002) – Xem thêm phần Phụ Lục.


Năm 1957, Hữu Nghị Quan được xây lại, với chiều cao 22m gồm:


Một tầng đế (bệ), tầng đế này có diện tích 365,7 mét vuông, dài 23m, rộng 15m9, có độ cao bình quân 10m.


Và ba tầng gác có hành lang bao quanh, mỗi tầng gác có diện tích bình quân 80m vuông.


Phía trên cổng vòm của quan lâu, có bức đại tự làm bằng Hán bạch ngọc, khắc ba chữ Hữu Nghị Quan.


Ba chữ này do phó thủ tướng quốc vụ viện, kiêm bộ trưởng bộ ngoại giao Trần Nghi viết.


Bên trái quan lâu là núi Tả Bật Sơn. Bên phải quan lâu là núi Hữu Phụ sơn. Trên núi Tả Bật Sơn có pháo đài Trấn Quan.


Trên núi Hữu Phụ Sơn có pháo đài Kim Kê Sơn


Cửa ải sừng sững uy nghi

Đứng đầu ranh giới cực kỳ oai phong

Bên kia ngắm nghía trong lòng

Bên nọ kiêu hùng trấn giữ biên cương.


Theo Đại Nam Nhất Thống Chí 1882, trong đó có đoạn nói về Ải Nam Quan như sau:


"Ải Nam Quan cách tỉnh thành Lạng Sơn 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên. Phía bắc giáp châu Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây nước Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi là Trấn Nam Quan.


Cửa này được dựng lên từ năm Gia Tĩnh nhà Minh. Đến năm Ung Chính thứ ba 1725 triều Thanh, án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại, có thêm tên nữa là Đại Nam Quan.


Phía đông một dải núi đất. Phía tây một dải núi đá... đều dựa theo chân núi gạch làm tường, gồm 119 trượng.


Cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề "Trấn Nam Quan", dựng từ năm Ung Chính thứ sáu 1728 triều Thanh, cửa có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở.


Bên trên cửa có trùng đài, biển đề bốn chữ "Trung Ngọai Nhất Gia", được dựng từ năm Tân Sửu 1781 đời Càn Long nhà Thanh.


Phía bắc cửa có "Chiêu đức đài", đằng sau đài có "Đình Tham đường (nhà giữ ngựa) của nước Thanh.


Phía nam có "Ngưỡng đức đài" của nước ta. Bên tả bên hữu có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan, thì dùng chỗ này làm nơi tạm nghỉ.


Cửa ải quan trấn từ lâu

Giáp ranh hai nước thật cơ cầu

Thâm sâu ham muốn đời dâu bể

Cửa ải trầm luân luận bàn sau.


Theo Địa Dư các Tỉnh Bắc Kỳ của Ngô Vi Liễn, Phạm Văn Thư và Đỗ Đình Nghiêm do nhà in Lê Văn Tân xuất bản tại Hà Nội năm 1926 thì bảo:


"Cửa Nam Quan ở ngay biên giới Trung Quốc và Việt Nam. Kể từ Hà Nội đến tỉnh Lạng Sơn là 150km, đến cây số 152 là chợ Kỳ Lừa, đến cây số 158 là Tam Lung, đến cây số 162 là Đồng Đăng, đến cây số 167 là cửa Nam Quan, đi sang Long Châu bên Tàu.


Như vậy từ cửa Đồng Đăng lên cửa Nam Quan là 5km.


Từ Kỳ Lừa lên Nam Quan 15km. Từ Lạng Sơn đi lên Nam Quan 17km.


Địa dư địa thế lằng nhằng

Thắng cảnh Nam Quan chạy lăng xăng

Lạng Sơn, Tam Lũng, Kỳ Lừa chợ

Qua cửa Đồng Đăng thật lằng nhằng.


Trong quyển "Phương Đình Dư Địa Chí" của Nguyễn Văn Siêu, bản dịch của Ngô Mạnh Nghinh, nhà in Tự Do xuất bản tại Saigon năm 1960 thì ghi: "Cửa hay cửa Ải Nam Quan, từ đời hậu Lê trở về trước gọi là cửa Pha Lũy (hay Pha Dữ), nằm về phía bắc của châu tên là Văn Uyên, thuộc trấn Lạng Sơn. Từ châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây bên trung Quốc muốn vào nước An Nam phải qua cửa ải này"


Từ Trung Quốc đến Việt Nam

Đố ai tránh khỏi Nam Quan ải này

Rằng nghe thì thật là hay

Cửa đầu quan ải, trời say nắng vàng.


Còn trong cuốn "Đi Thăm Đất nước" của Hoàng Đạo Thúy, nhà xuất bản Văn Hóa Hà Nội xuất bản năm 1976 thì viết: Đồng Đăng cách biên giới Trung Quốc 4km. Nơi đây có Hữu Nghị Quan của Trung Quốc".


Cứ nhắc đến Đồng Đăng và chợ Kỳ Lừa, chúng ta lại nhớ câu thơ các bà mẹ miền bắc thường ạ ời ru con


"Đồng Đăng có phố (a) Kỳ Lừa/ Có nàng Tô Thị (a) có chùa Tam Thanh/ Ai lên xứ Lạng cùng anh/ Bõ công bác mẹ (a) sinh thành ra em/


Tay cầm bầu rượu nắm nem/ Mải vui quên hết (a) lời em dặn dò/


Gánh vàng đi đổ sông Ngô/ Đêm nằm mơ tưởng (a) đi mò sông Tương/


Vào chùa thắp một nén hương/Miệng khấn tay vái (a) bốn phuơng chùa này/ Chùa này có một (a) ông thầy/ Có hòn đá tảng có cây ngô đồng/


Cây ngô đồng không trồng mà mọc/ Lá ngô đồng xẻ dọc (a) xẻ ngang...


Câu ca dao hát ru em vời vợi, cứ liên tu bất tận và quanh quẩn không có lối ra... Nghe để thấy các địa danh xưa kia, đã đi vào tâm tư người dân địa phương miền bắc, một cách thấm đượm lưu tình.


Ru em với điệu ca dao

Địa danh nào cũng ngọt ngào thấm sâu

Cho dù đến vạn năm sau

Nghe ru vẫn thấy đậm màu địa phương.


Cầu Kỳ Lừa sông Kỳ Cùng Lạng Sơn


image007Cầu Kỳ Lừa qua sông Kỳ Cùng tỉnh Lạng Sơn. Ảnh tài liệu của VHO


image008Sông Kỳ Cùng và phố bên sông. Ảnh tài liệu của VHO


image009Một góc nhỏ thành phố Lạng Sơn với hồ Phai Loạn. Ảnh tài liệu của VHO.


Đó là cửa Ải Nam Quan trong các tư liệu.


** Còn Ải Nam Quan trong văn nghệ và văn học, thì có bản trường ca "Con Đừơng Cái Quan" của nhạc sĩ Phạm Duy.


Trong trường ca này, ông kể về một chuyến đi xuyên lãnh thổ Việt Nam. "Tôi đi từ Ải Nam Quan/ Sau vài nghìn năm lẻ/


Chia đôi một họ trăm con/ đã lên đừờng"...


Rõ ràng ông nhạc sỹ tài hoa đã mô tả chuyến đi xuyên Việt từ địa đầu tổ quốc là cửa ải Nam Quan, đến tận cùng đất nước là mũi Cà Mau...


Và ông nhắc đến truyền thuyết họ Hồng Bàng trăm con trăm trứng, được chia làm hai cánh: Năm mươi con theo mẹ lên núi lập thành chế độ mẫu hệ của người thượng. Năm mươi con theo cha xuống biển, lập thành chế độ phụ hệ của người kinh... và lập thành nước Văn Lang.


Trăm con trăm trứng tự ngàn xưa

Cùng chung một bọc cho vừa nhớ thương

Theo cha theo mẹ, đôi đường

Lên non xuống biển một phương nghĩa tình

Dù là người thượng hay kinh.


Đó là trong trường ca "Con Đường cái Quan" của Phạm Duy.


Rồi bài "Những nẻo đường Việt Nam" thì rộn rã mà rằng


"Suốt từ Cà Mau thẳng tới NamQuan/ Ôi những nẻo đường Việt Nam...


Ôi những nẻo đường về đâu...


Nhà thơ Hoàng Cầm có vở kịch "Hận Nam Quan", mô tả cảnh chia tay giữa Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi tại Ải Nam Quan, với đối thoại và dặn dò thống thiết rằng:


"Con yêu quí chớ nuôi lòng mềm yếu/

Gác tình riêng vỗ cánh trở về Nam/

Con về đi tận trung là tận hiếu/

Đem gươm mài bóng nguyệt dưới khăn tang/

Nếu trời muốn cho nước ta tiêu diệt/

Thì lưới thù sẽ úp xuống đầu xanh/

Không Bao giờ. Không bao giờ con chết/

Về ngay đi rồi chí toại công thành/

Nghĩ đến cha một phương trời ảm đạm/

Thì nghiến răng vung kiếm quét quân thù/

Trãi con ơi, tương lai đầy ánh sáng/

Cha đứng đây trông suốt đươc nghìn thu//.


Hay là:


"Nghe cha nói tương lai đầy ánh sáng/

Khiến lòng con bừng tỉnh cơn mê/

Quỳ lạy cha, cha lên đường ảm đạm/

Rời Nam Quan theo gió con bay về/

Ôi sung sướng trời cao chưa nỡ tắt/

Về ngay đi ghi nhớ hận Nam Quan/

Bến Kim Lăng cho đến ngày nhắm mắt/

Cha nguyện cầu con lấy lại giang san.


Vở kịch thơ "Hận Nam Quan", với lời lẽ đầy chí khí, hiên ngang, bi ai thống thiết, của Phi Khanh nói với con trai là Nguyễn Trãi, nghe mà rơi lệ, nghe thấm tận đáy lòng, tấm lòng của người cha yêu nước, quyến luyến dặn dò người con hãy một lòng vì non sông đất nước ngay nơi cửa ải


Tình yêu sông núi của người xưa

Vang bên tai như một khúc âm thừa

Bi ai hùng tráng mà rơi lệ

Vượt bao ngàn dặm sơn khê rã rời

Sơn hà gấm vóc tả tơi

Phi Khanh Nguyễn Trãi dặm ngòai biệt ly.


Vở kịch thơ "Hận Nam quan" của nhà thơ Hoàng Cầm, một thời đã làm rơi lệ biết bao con dân nước Việt trước cảnh chia tay thắm thiết bi hùng của hai cha con Phi Khanh, Nguyễn Trãi nơi địa đầu cửa ải biên cương.


Giang sơn quyến luyến một đời

Cha cận kề con dòng lệ đầy vơi

Thời nay há được là như thế

Hay chỉ đua nhau "nổ" tung trời.


** Nhà thơ Hoàng Cầm, tên Bùi Tằng Việt. Sinh ngày 22 tháng 2 năm 1922 tại xã Phúc Tằng, huyện Yên Việt, tỉnh Bắc Giang. Mất ngày 6 tháng 5 năm 2010 - Sinh 1922, mất 2010, ông thọ 88 tuổi


Là một nhà thơ, là một nhà biên kịch dưới nhiều bút hiệu khác nhau.


Ngoài bút danh Hoàng Cầm, còn các bút hiệu khác như: Tằng Việt, Lê Thái, Lê Kỳ Anh và Bằng phi.


Lấy nhiều bút hiệu khác nhau

Bao nhiêu sương khói nhuộm màu khói sương

Thơ văn mang khúc đoạn trường

Ông Bùi Tằng Việt gió sương mây ngàn.


Ông xuất thân trong gia đình nhà nho lâu đời. Thân sinh ông đi thi không đỗ, về dạy chữ nho và làm thuốc bắc ở Bắc Giang. Tên ông được ghép từ địa danh quê hương Phúc Tằng và Việt Yên.


Ông học tiểu và trung học ở Bắc Giang và Bắc Ninh. Cất tiếng khóc chào đời tại xóm Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Ninh.


Cha của cậu Bùi Tằng Việt là một anh khóa, sống bằng nghề gõ đầu trẻ (dạy trẻ con), kiêm thầy lang (bốc thuốc bắc thuốc nam).


Cậu Tằng Việt lớn lên nhờ gánh hàng xén (tạp hóa nhỏ) bán rong, khắp các làng xã Kinh Bắc của mẹ


Lúc bé, Hoàng Cầm là đứa trẻ yếu đuối, nhút nhát, thường bị trẻ con cùng lứa bắt nạt.


Cậu sống lủi thủi cô đơn buồn bã vì lúc nào cũng sợ lũ bạn ngỗ ngược -


Cảm giác ấy in đậm trong thơ Hoàng Cầm.


Cái thói trẻ con bắt nạt nhau

Hoang mang tê tái sượng màu thế gian

Cũng là cái nghiệp phải mang

Đa đoan kia để dạ mang nỗi sầu.


Khi lên 5 tuổi, cậu Bùi Tằng Việt xa nhà, trọ học ở nhà người bác ruột. Một năm sau thì chuyển lên học ở Bắc Giang. 16 tuổi thi đậu diplome, được ra Hà Nội để học thi tú tài.


Cậu học rất giỏi nhưng kém toán, nên không được tuyển vào trường Bưởi (trường công), đành học trường tư là trường Thăng Long của thày Hoàng Minh Giám.


Tại đây cậu được học với các thầy nổi tiếng như: Đặng Thái Mai, Nguyễn Văn Huyên.


Và điều đáng nói là thiên hướng làm thi sĩ của cậu học trò này biểu hiện rất sớm (1937) mới 15 tuổi.


Đến năm 1938 ra Hà Nội học trường Thăng Long.


Năm 1940 đỗ tú tài toàn phần và bước vào nghề văn, dịch sách cho Tân Dân Xã của Vũ Đình Long.


Từ đó ông lấy tên một vị thuốc đắng trong thuốc bắc đặt cho mình: Hoàng Cầm.


Chọn tên thuốc đắng đặt cho mình

Hoàng Cầm thổn thức cõi nhân sinh

Mênh mang bao nỗi buồn thống khổ

Với những lời thơ nặng chữ tình.


Ngoài chọn tên là một vị thuốc bắc có vị đắng ra. Hoàng Cầm còn giải thích thêm rằng: Hoàng có nghĩa là hoàng tử, hoàng đế, hoàng kim (là vàng).


Còn Cầm là đàn (phong cầm hay vĩ cầm) hay là chim (chim sâm cầm, một loài chim quí, là sơn hào hải vị tiến vua ngày xưa).


Ghép 2 chữ Hoàng và Cầm lại, có nghĩa là "Cây đàn hoàng tử", và "Con chim vàng".


Tóm lại âm hưởng của hai chữ ấy đọc lên, cho thấy ngay sự đào hoa và đa tình.


Ông nhà thơ thăng hoa chữ nghĩa

Muốn thế này lại muốn thế kia

Cung thương nước mắt đầm đìa

Từ còn trẻ đã làm thơ yêu nước.


Lúc sáng tác vở kịch "Hận Nam Quan" là lúc cậu Bùi Tằng Việt đang học trường Thành Chung ở Bắc Ninh, cậu học trò, đã dựa theo tích Nguyễn Trãi tiễn cha là Phi Khanh đến ải Nam Quan.


Và vở kịch thơ được thầy Hoàng Ngọc Phách (tác giả cuốn tiểu thuyết Tố Tâm nổi tiếng một thời), cho học sinh dàn dựng và biểu diễn.


Học trò viết kịch trao thầy

Thầy Hoàng Ngọc Phách thấy ngay chân tài

Thầy cho dàn dựng khán đài

Học sinh phô diễn trần hoài còn ghi.


Ngoài vở kịch thơ Hận Nam Quan, Hòang Cầm còn nổi tiếng với các vở kịch như: Bên Kia Sông Đuống. Đêm Liên Hoan.


Và những bài thơ: Qua Vườn Ổi. Cây Tam Cúc. Và bài Lá Diêu Bông dường như khiến nhiều người thích thú, với những lời lẽ ợm ờ :


"Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng/

Chị thẩn thơ đi tìm đồng chiều cuống rạ/

Chị bảo: Đứa nào tìm được là diêu bông/

Từ nay ta gọi là chồng/

Hai ngày sau em tìm thấy lá/

Chị chau mày, đâu phải lá diêu bông/

Mùa đông sau em tìm thấy lá/

Chị lắc đầu trông nắng vẫn ven sông


Bài này đã phổ nhạc, nhiều người biết và thích. -Và xuất xứ về chiếc lá Diêu bông của Hoàng Cầm, nhà thơ nổi tiếng với vở kịch thơ Hận Nam Quan, mang mầu sắc lịch sử bi hùng của dân tộc trong văn họcViệt Nam


Hoàng Cầm không chỉ làm thơ sử

Ông cũng làm thơ cả trữ tình

Tình nào thì cũng mông mênh

Ai xui ai khiến cho mình ngẩn ngơ


Và chiếc lá Diêu bông trở thành một bí mật lạ lùng không có trong thiên nhiên - Nó chỉ có trong thi ca, nhất là chỉ có trong thơ Hoàng Cầm, mà ai muốn tưởng tượng ra cái kiểu gì cũng được.


Tưởng tượng kiểu nào cũng được thôi

Thiên nhiên bí mật với cuộc đời

Trăm năm chỉ vậy và vẫn vậy

Tưởng tượng trăng mây gió tuyệt vời.


Thế nhưng có một câu chuyện kể về xuất xứ của chiếc lá độc đáo ấy bắt đầu từ trên 80 năm trước như sau:


Đó là năm Nhâm Tuất 1922, đêm trước của ngày hội Lim, thường được mở ra vào 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm.


Đó là ngày hội của dân ca và tình yêu.


Từ khi là một cậu thiếu niên, cậu Bùi Tằng Việt (tức nhà thơ Hoàng Cầm về sau này), cậu đã "phải lòng" một chị hàng xóm xinh đẹp và lớn hơn cậu 6 tuổi - Một thứ tình cảm khó giải thích


Yêu chi mà lại dại khờ

Hơn mình sáu tuổi lơ mơ cuộc đời

Tơ trời ai dệt đầy vơi

Làm sao biết được mây trời về đâu


Thế rồi một buổi chiều kia, chị hàng xóm ra cánh đồng, cậu lẻn đi theo, thấy chị vạch từng bụi cây đám cỏ.


Cậu mới buột miệng hỏi "Chị tìm gì vậy".


Chị hàng xóm nheo mắt tinh nghịch trả lời "Chị tìm lá đài bi, đứa nào tìm được ta lấy làm chồng".


Biết yêu từ thưở thiếu thời

Các cụ năm xưa thật lả lơi

Tâm tư bay bổng chừng bất kể

Buông thả hồn trôi mặc kệ đời

Thế hệ đời nay xin vái dài các cụ

Lẳng lơ kinh thật chứ chẳng chơi

Cái cô hàng xóm thì ranh mãnh

Đùa với bé con chẳng giữ lời.


Hai mươi lăm năm (25) sau, một đêm đông khó ngủ - K‎ý ức tuổi thơ trở về - Đêm đã khuya, bỗng dường như ai đó ngân nga bài thơ trong đầu:


"Váy Đình bảng buông chùng cửa võng/ Chị thơ thẩn đi tìm/ Đồng chiều cuống rạ/ Chị bảo đứa nào tìm được lá Diêu bông/ Từ nay ta gọi là chồng"...


Sẵn có giấy, có cây bút chì ở đầu giường, Hoàng Cầm vội ghi lại.


Hôm sau chép cái câu hôm qua đã ghi lại ấy, đưa cho bạn bè xem, ai cũng thích và truyền nhau chép ...


Nhưng mãi gần 30 năm sau, bài Lá Diêu Bông mới được một tạp chí ở địa phương in ấn.


Và một năm sau nữa thì nhạc sĩ Trần Tiến lấy cảm hứng từ Lá Diêu Bông để sáng tác ca khúc "Sao em nỡ vội lấy chồng".


Người xưa đằng đẵng với thời gian

Tình cũ trôi đi rất nhẹ nhàng

Vất vơ vất vưởng đời trôi chậm

Vẫn cứ trôi theo chẳng muộn màng.


Theo Hoàng Cầm:


Diêu: có nghĩa là nhẹ nhàng, là phiêu diêu.


Bông : có nghĩa là êm ấm.


Diêu Bông chính là thứ lá tượng trưng cho mơ ước về tình yêu vả hạnh phúc. Ai cũng muốn có, nhưng không phải ai cũng tìm thấy trong đời.


Mộng ước trải dài theo ái ân

Diêu bông mơ ước được mấy lần

Cảm hứng diêu bông người nhạc sĩ

Phổ vào dòng nhạc mây hồng phiêu phiêu.


Hoàng Cầm rất yêu Kinh Bắc tức Bắc Ninh.


Ông yêu từ những cơn gió, những vạt nắng chiều, và cả những cơn mưa.


Trong thơ ông, những điều ấy không hẳn chỉ là sự kiện hay vật thể, mà còn biểu hiện tâm tình của cái tâm trạng bồi hồi nghĩ đến quê hương.


Thơ của ông bài nào cũng lãng mạn.


Và trong hội làng Lim năm Nhâm Ngọ, khi đó Hoàng Cầm tròn 80 tuổi, để mừng đại thọ, có người đã tặng ông mấy câu thơ lục bát trong bài "Gửi người bên kia sông Đuống" rằng:


"Bây giờ tóc bạc da mồi/

Tình xuân thì vẫn như hồi đang xuân/

Bên kia sông Đuống rất gần/

Nhớ ai, ai nhớ đôi lần ghé đây/

Tài như là ngọn gió bay/

Tình như là ánh trăng đầy dòng sông/

Còn người như lá Diêu bông/

Là còn có một cõi không "Hoàng Cầm".


Hoàng Cầm lãng mạn phiêu bồng

Vừa già vừa trẻ cõi lòng bay cao

Hồn ông vương vấn rạt rào

Tình ông vẫn trẻ xôn xao một đời.


Cũng như trong bài thơ "Nếu anh Còn Trẻ" của ông,


bài này được phổ nhạc thành bài "Tình Cầm"


"Nếu anh còn trẻ như năm cũ/

Quyết đón em về sống với anh/

Những buổi chiều buồn phơ phất lại/

Anh đàn em hát níu xuân xanh/

Nhưng thuyền em buộc bờ sông hận/

Anh chẳng quay về bến trúc thương/

Ngày tháng em ca trong ánh nguyệt/

Bao giờ em hết nợ Tầm Dương/...

Nếu có ngày mai anh trở gót/

Quay về thăm lại bến thu xa/

Thì đôi mái tóc không xanh nữa/

Mây bạc, trăng vàng sẽ thướt tha".


Thướt tha mây bạc trăng vàng

Hồn người thi sĩ vẫn ngổn ngang

Nếu anh còn trẻ như năm cũ

Chắn chắn xênh xang khúc nhạc vàng.


Hòang Cầm là cây bút nòng cốt của Nhân Văn Giai Phẩm. Và chịu hơn 40 năm đầy đọa trong chế độ ngục tù cộng sản.


Về sau, ông được trao giải thưởng cao nhất, cùng với Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán.


Chuyện lãng mạn của các ông nhà thơ thì lan man không dứt được...


Tạm dừng chuyện nhà thơ Hoàng cầm. Để nhắc qua một số sự kiện lịch sử đã gắn liền với ải Nam Quan. Sau đó, sẽ là sự việc ải Nam Quan và thác Bản Giốc được phân chia thế nào?


Bao nhiêu sự kiện gắn liền

Chung quanh cửa ải thật liên miên

Qua bao triều đại đầy biến chuyển

Từ Đại Cồ Việt truân chuyên đến giờ.


Trước hết là 13 sự kiện lịch sử gắn liền với ải Nam Quan:


-Sự kiện 1: Năm 981, sau khi vua Đinh Tiên Hoàng của Đại Cồ Việt bị ám sát, vua nhà Tống là Tống Thái Tông, sai Hầu Nhân Bảo tấn công Đại Cồ Việt qua đường Lạng Sơn, qua ải Nam Quan.


-Sự kiện 2: Năm 1977, Tống Thần Tông sai Quách Quì, tấn công Đại Việ, đoàn quân đã đi theo đườngNam Quan xống ải Quyết L‎ý, rồi Chi Lăng.


-Sự kiện 3: Năm 1284-1287, vua nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt, sai Thoát Hoan tấn công Đại Việt bằng đường bộ qua Lạng Sơn, tức phải qua ải Nam Quan.


Hốt Tất Liệt với Thoát Hoan

Tấn công Đại Việt tràn sang cửa thành

Gây niềm thù hận giao tranh

Vua nhà Nguyên chẳng công thành dài lâu.


-Sự kiện 4: Năm 1427 tướng nhà Minh là Liễu Thăng bị giết tại Trấn Di Quan, tức ải Nam Quan.


-Sự kiện 5: Năm 1539 sứ thần nhà Mạc là Nguyễn văn Thái đến Trấn Nam Quan dâng biểu xin hàng nhà Minh.


-Sự kiện 6: Năm 1774 Đốc trấn Lạng Sơn Nguyễn Trọng Đang cho tu bổ Ngưỡng Đức Đài nằm phía nam ải Nam Quan.


-Sự kiện 7: Năm 1788 theo lời cầu viện của Lê Duy Kỳ, vua Càn Long nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị sang Đại Việt bằng 3 ngã: Tên này cùng Hứa Thế Hanh vào cửa Nam Quan. Sầm Nghi Đống qua ngã Cao Bằng.


Và tên Ô Đại Kinh vào ngã Tuyên Quang.


Đoàn quân viễn chinh bị Quang Trung đánh tan chạy về nước năm Kỷ dậu 1789.


Hứa Thế Hanh, Sầm Nghi Đống

Những tên này hống hách nổi danh

Đã bị Quang Trung đánh chạy tan tành

Nhưng chúng vẫn hung hăng láo khoét.


-Sự kiện 8: Năm 1885 xảy ra trận Trấn Nam Quan và Lạng Sơn.


-Sự kiện 9: Năm 1887 ngày 26 tháng 6, công ước hoạch định biên giới giữa VN và TQ, k‎ý giữa Pháp và nhà Thanh.


-Sự kiện 10: Ngày 21/4/1801 tiến hành cắm cột mốc tại biên giới gần ải Nam Quan.


-Sự kiện 11: Năm 1957, chính phủ tỉnh Quảng Tây chi tiền trùng tu thành lầu Hữu Nghị quan tức ải Nam quan, thành kiến trúc 3 tầng như hiện nay.


Hòa ước giữa Pháp với Thanh

Việt Nam ngơ ngẩn ngó trời xanh

Tiến hành cắm mốc gần biên giới

Cửa ải Nam Quan cuộc bất bình.


-Sự kiện 12: Trong chiến tranh Việt Trung 1979.


Cộng hòa nhân dân Trung hoa đem 660.000 quân tấn công Việt Nam ở 6 tỉnh biên giới: Lai Châu, Lào Cay, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh và chiếm được 3 tỉnh.


Đoàn bộ binh này tiến vào Lào Cai, bằng thung lũng sông Hồng.


Tiến vào Cao Bằng theo thung lũng sông Bằng.


Và vào Lạng Sơn theo thung lũng sông Kỳ Cùng, qua cửa ải Nam Quan.


Cao Bằng, Cao lãnh, Quảng Ninh

Bộ binh tiến chiếm Kỳ Cùng, Nam Quan

Sáu tỉnh biên giới Hà Giang

Chiến tranh Trung-Việt gian nan khôn cùng.


-Sự kiện 13: Ngày 30/12/1999 Hai ngoại trưởng của 2 nước Việt Nam và Trung Hoa k‎ý hiệp ước biên giới trên đất liền, phân định lãnh thổ xung quanh ải Nam Quan.


Bản hiệp ước được quốc hội Trung Quốc thông qua ngày 29/4/2000, và quốc hội VN thông qua ngày 9/6 cùng năm.


Và việc cắm mốc biên giới bắt đầu, khởi đi từ năm 2001 đến cuối năm 2008 thì xong.


Mười ba biến cố có liên quan

Xua quân qua chốn cửa thành Nam Quan

Muốn hành nhau thật bẽ bàng

Tràn sang cửa ải Nam Quan biên phòng

Địa đầu chia mãi chửa xong

Láng giềng, láng tỏi, láng hành ... mệt ghê//.


Đó là 13 sự kiện xảy ra trong lịch sử có liên quan đến ải Nam Quan, để thấy đây là cửa ải quan trọng, là con mắt biên cương, mà cái nước láng giềng láng tỏi TQ đầy dã tâm, không nguôi dòm ngó và luôn luôn có manh tâm vượt cửa ải để lấn áp nước Việt mình...


Mà chẳng phải chúng chỉ dòm ngó ải Nam Quan, mà hầu như chỗ nào, khe hóc nào, chúng cũng dòm ngó cả


Cái lũ Tàu kia thật xấu xa

Đất rộng dân đông tính gian tà

Manh tâm dòm ngó tràn cửa ải

Để hòng thôn tính Việt Nam ta.


Và cuộc đàm phán phân chia ải Nam Quan và thác Bản Giốc, cùng sự phân chia biên giới Việt Trung tại khu vực Ải Nam Quan:


Nam Quan biên giới Việt Trung

Thêm thác Bản Giốc hòa chung cuộc đời

Đàm phán xác lập lôi thôi

Tài nguyên, du lịch, một trời can qua.


Việt Nam và Trung Quốc, với hơn 30 năm đẩy mạnh cuộc đàm phán hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên du lịch khu vực thác Bản Giốc, một trong các địa điểm mang tính nhạy cảm suốt quá trình phân ranh giới giữa 2 nước cùng với ải Nam Quan và sông Bắc Luân.


Ải Nam Quan là 1 trong 164 khu vực được hình thành sau khi VN và TQ đối chiếu bản đồ đường biên giới.


Bản đồ vẽ đỏ vẽ xanh

Công ước thời Pháp với nhà Thanh

Cứ tô vẽ mãi không hoàn chỉnh

Cửa ải Nam Quan gió xây thành.


Trấn Nam quan là khu vực được gọi là Hữu Nghị, khu vực liên quan đến đoạn biên giới đi qua tuyến đường bộ nối liền 2 nước qua tuyến đường sắt liên vận.


Căn cứ trên pháp l‎ý, đường biên giới việt Trung qua tuyến đường bộ được mô tả trong biên bản hoạch định năm 1886 giữa Pháp và nhà Thanh,


là đường biên giới nằm giữa trên con đường từ ải nam quan đến làng Đồng Đăng.


Khi phân định ranh giới Pháp và nhà Thanh năm 1894, Trung quốc cắm mốc số 18 để cố định đường biên này.


Tuy nhiên cột mốc này đã bị mất. Và trên địa đồ cắm mốc Pháp-Thanh này, Nam quan được xác định là phía bắc của đường biên giới


Phân định ranh giới nước mình

Lại do người Pháp với nhà Thanh

Việt Nam bé nhỏ nhiều cam chịu

Oan trái bể dâu nghĩ cũng đành.


Vậy căn cứ trên các tư liệu có giá trị pháp l‎ý đã thỏa thuận về những nguyên tắc căn bản về biên giới và lãnh thổ mà VN và TQ đã k‎ý năm 1993, thì đường biêm giới tại khu vực này nằm về phía ải Nam quan, chứ không phải đi qua ải nam quan trong tiềm thức của người Việt.


Vì khi thể hiện đường biên giới này, VN đã vẽ đường biên giới có chủ trưong chủ định rõ ràng bằng những vạch màu đỏ trên bản đồ. Còn TQ thì vẽ đường màu xanh.


Thế nhưng khi đàm phán để hoạch định, thì 2 bên đều không đủ căn cứ pháp l‎ý để bảo vệ chủ trương của mỗi bên, vì thế sự hoạch định biên giới có nhận thức khác nhau.


Hai đàng cùng bảo vệ chủ trương

Nhưng không đủ pháp l‎‎ý trên đường phân ranh

Cho nên định mức phân tranh

Kéo dài kéo mãi tàn canh chưa thành.


Thác Bản Giốc thuộc khu vực ải nam quan, là khu vực Việt nam và Trung Quốc có nhận thức khác nhau về pháp l‎‎ý, khiến việc đàm phán không dễ dàng giải quyết trong một sớm một chiều, và đã xảy ra đụng độ đẫm máu.


Cả 2 đại diện đàm phán của 2 bên, cho dù với tinh thần khách quan, cũng không xác định được chuẩn xác.


Cả 2 đều không thể đi qua vị trí mà nước mình lựa chọn. Vì thế hai bên cần đàm phán để tìm ra 1 đường biên giới mà cả 2 nước có thể chấp nhận.


image010Thác Bản Giốc nhìn từ bờ đất Tàu mùa nước nổi. Ảnh Phí Văn Trung. (Tài liệu của Văn Hóa Magazine)


Đụng độ lung tung suốt bao triều

Thời gian mòn mỏi biết bao nhiêu

Giang sơn đâu dễ giằng co mãi

Một tấc đường đi vẫn là nhiều

Danh dự quốc gia thành đổ máu

Ngàn đời thù hận hóa liêu xiêu.


Trong khi TQ từ lâu, khẳng định đường biên giới đi qua cái điểm gọi là "nối ray". Còn VN thì cho rằng đường biên giới phải đi qua "nhà mái bằng", đó là ngôi nhà bảo vệ thiết bị thông tin kết nối đường sắt. Hai diểm này cách nhau 300m.


Và cả 2 bên đành chấp nhận cho đóng băng khu vực 300m này. Đó là vùng đệm, vùng trái độn, mặc dù được lãnh đạo hai bên phê chuẩn... nhưng nội bộ VN không tin rằng phía TQ chịu chấp nhận phương án này.


Ba trăm thước đất ở biên phòng

Cả hai đất nước chẳng thỏa lòng

Bên kia ngang ngược rình rập mãi

Để bên này đàm phán mãi chẳng xong.


Trong biên bản phân giới cắm mốc của Pháp và nhà Thanh ngày 31/5/1892 ghi rõ: "Từ điểm này, đường biên giới chạy theo chính giữa (trung tuyến) dòng sông cho đến thác Ta Tung".


Vì cùng căn cứ vào lời văn mô tả này, nên khi vẽ đườg biên giới, VN và TQ vẽ trùng nhau, từ giữa dòng sông Quây Sơn, đến chính giữa ngọn thác chính. Chỉ khác nhau phần trên đỉnh thác, nơi 2 dòng chảy ôm lấy cồn Pò Đon (Pò-Thoòng) mà cả 2 nước Việt Nam và Trung Quốc đều nhận là lãnh thổ của mình


Một chút cũng không nhường nhau

Đánh nhau sứt mũi bể đầu chẳng tha

Giang san một cõi sơn hà

Việt Nam Trung quốc hai nhà đánh nhau

Nguyên nhân là bởi vì đâu

Là do thế sự dãi dầu nắng mưa.


Nguyên nhân do tranh chấp cồn Pò-Thoòng cũng do công ước Pháp Thanh 1887-1895, với những bản đồ mô tả khu vực không cụ thể


Đến phút cuối cùng năm 2008, hai bên đồng ‎ý tính từ cột mốc số 53 cũ, qua cồn Pò-thoòng, rồi đi tiếp qua mặt thác chính của thác bản Giốc, sau đó theo dòng chảy chính của sông Quây Sơn.


Như vậy một nửa thác Bản Giốc + 1/4 cồn Pò-Thoòng thuộc VN.


Chứ theo nguyên tắc cồn này thuộc Trung Quốc, vì dòng chảy chính nằm về phía Việt Nam.


Dòng chảy chính ở Việt Nam

Quây Sơn Bản Giốc miên man thành dòng

Thác quanh co, thác lòng vòng

Làm cho cơ sự long đong mệt nhoài.


Tóm lại không có chuyện Việt Nam để mất thác Bản Giốc vào tay Trung Quốc như nhiều người đánh giá.


Do viện dẫn các tư liệu lịch sử, văn học, sách giáo khoa, thậm chí cả Sách của Bộ Ngoại Giao công bố vào những năm 70 khẳng định toàn bộ thác Bản Giốc là của Việt Nam.


Đáng tiếc, những tư liệu nêu ra không phải là bộ phận của công ứơc Pháp Thanh 1887-1895.


Tranh đấu năm này sang năm khác

Đất nước vì lợi ích của dân

Bản Giốc, Tục Lãm, Bắc Luân

Hoành Mô, Dậu Gót, bãi ghềnh đông nam

Lạng Sơn Ma Lỳ Sán của Việt Nam

Năm hộ, ba lăm khẩu, thuộc tỉnh Hà Giang nước mình.


image012Thác Bản Giốc nhìn từ bờ đất nước Việt mùa nước cạn. Ảnh Bùi Mạnh Cường. (Tài liệu của Văn Hóa Magazine)


Trong tuyển tập thơ Hán Việt của nhiều tác giả, có bài thơ tên là "Nam Quan Đạo Trung" (Trên đừơng qua ải Nam Quan) bản nguyên tác như vầy: "Ngọc thư phùng há ngũ vân đoan/


Van lý đan xa độ Hán quan/

Nhất lộ giai lai duy bạch phát/

Nhị tuần sở kiến đản thanh san/

Quan ân tự hải hào vô báo/

Xuân vũ như cao cốt tự hàn/

Vương đạo đảng bình hưu vấn tấn/

Minh giang bắc thướng thị trường an"//.


Bài thơ được dịch nghĩa để tạm hiểu là:


(Chiếu chỉ của vua từ tầng mây năm sắc ban xuống/

Trên đường muôn dặm, chiếc xe lẻ loi vượt Hán quan/

Suốt dọc đường cùng ta chỉ có mái tóc bạc/

Cả hai mươi ngày chỉ thấy một màu núi xanh/

Ơn vua như biển chưa mảy may báo đáp/

Mưa xuân như mỡ lạnh buốt xương/

Đường cái quan rộng rãi bằng phẳng thôi hỏi thăm chi nữa/


Theo dòng Minh Giang lên hướng bắc, ấy là Trường An).


Đó là dịch nghĩa chữ để hiểu.


Và bài thơ Hán NAM QUAN ĐẠO TRUNG, được 4 nhà thơ dịch như sau:


- Thứ nhất: Bài dịch của Đặng Thế Kiệt


Tầng mây năm sắc chiếu vua ban/

Muôn dặm xe đơn vượt hán Quan/

Một mạch đường dài trơ tóc bạc/

Hai mươi ngày mỏi rặt non xanh/

Mưa xuân như mỡ, xương thêm buốt/

Ơn nước bằng trời, nợ nặng mang/

Rộng phẳng đường vua thôi thắc mắc/

Minh Giang lên bắc ấy Trường Giang


-Thứ 2: Bài dịch của Lâm Trung Phú


Mây năm sắc, chiếu chỉ vua ban/

Muôn dặm rong xe qua Hán quan/

Một chuỗi đường dài đầu tóc bạc/

Hai tuần, mắt thấy núi xanh ngàn/

Biển đời ân chúa chưa đền đáp/

Lầy lội mưa xuân đã buốt tàn/

Đường cái thênh thang thôi dọ hỏi/

Minh giang lên bắc thẳng Trường an.


-Thứ 3: Bài dịch của Đông Xuyên:


Cao nâng thư ngọc đội mây lành/

Muôn dặm đơn xa, vượt cửa thành/

Một chuyến theo người duy tóc trắng/

Hai tuần qua mắt những non xanh/

Biển sâu ơn chúa, đền chưa mấy/

Một thoáng mũ vua lạnh thấu mình/

Bằng phẳng đường Trời chi hỏi nữa/

Ngược dòng Minh thủy, ấy Yên Kinh.


-Thứ tư: Bài dịch của Trương Việt Linh


"Sắc hoa rực rỡ chiếu vua ban/

Muôn dặm một xe vượt Hán quan/

Bầu bạn đường xa chòm tóc trắng/

Mắt nhìn nửa tháng dãy non xanh/

Mưa xuân lạnh lẽo xương thêm rét/

Ơn chúa sâu dày dạ chửa đành/

Bằng phẳng đường quan đâu dọ lối/

Minh Giang lên bắc đến kinh thành.


-- Một bài thơ chữ Hán, 4 người dịch sang Nôm, cho thấy "Trên đường qua ải Nam Quan" là cả một kỳ công, kỳ thú và gian nan lạnh lẽo.


Và sau cùng thơ Nguyễn thị Mắt Nâu, xin một chút đóng góp để kết thúc câu chuyện về Ải Nam Quan :


Chập chùng qua ải Nam Quan

Mênh mông gió núi mây ngàn vi vu

Vượt bao nhiêu chặng mịt mù

Sắc hoa rực rỡ lu bu xây thành

Núi non hiểm trở bao quanh

Chiếu vua ban xuống tiến hành cho xong

Ơn vua vang khúc quân hành

Qua sông phía bắc đến kinh thành đế đô


Và:


Giải đất Việt Nam chữ S cong cong

Thân gày mỏng mảnh thong dong nghèo nàn

Từ Cà Mau tới Nam quan

Giọng Nam Trung Bắc nhịp nhàng đáng yêu

Non sông nước Việt mỹ miều

Xa quê càng nhớ càng yêu nước mình.


(Trích trong bộ biên khảo XÃ HỘI VN XƯA và NAY của tác giả Nguyễn thị Mắt Nâu)

image014

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Phụ lục:


Bộ ảnh tài liệu - Văn Hóa Magazine 2002


Theo Đại Nam Nhất Thống Chí (1882) đoạn nói về Ải Nam Quan:


"Ải Nam Quan cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi là Trấn Nam Quan.


Cửa nầy dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 (1725) nhà Thanh, án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là "Đại Nam Quan", phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề "Trấn Nam Quan", dựng từ năm Ung Chính thứ 6 (1728) triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở.


Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ "Trung ngoại nhất gia", dựng từ năm Tân Sửu [1781] đời Càn Long nhà Thanh. Phía bắc cửa có"Chiêu đức đài", đằng sau đài có "Đình tham đường" (nhà giữ ngựa) của nước Thanh; phía nam có"Ngưỡng đức đài" của nước ta, bên tả bên hữu, có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ nầy làm nơi tạm nghỉ."


Theo "Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ" của Ngô Vi Liễn, Phạm Văn Thư và Đỗ Đình Nghiêm (Nhà in Lê Văn Tân xuất bản, Hà Nội, 1926):


"Cửa Nam Quan ở ngay biên giới Trung Quốc và Việt Nam. Kể từ Hà Nội lên đến tỉnh lỵ Lạng Sơn là 150 km; đến cây số 152 là chợ Kỳ Lừa; đến cây số 158 là Tam Lung; đến cây số 162 là Đồng-Đăng; đến cây số 167 là cửa Nam Quan đi sang Long Châu bên Tàu. Như vậy từ Đồng Đăng lên cửa Nam Quan có 5 km; từ Kỳ Lừa lên Nam Quan mất 15 km [về phía tây nam chợ Kỳ Lừa có động Tam Thanh, trước động Tam Thanh có núi Vọng Phu hay tượng nàng Tô Thị là những danh thắng của tỉnh Lạng Sơn] và từ tỉnh lỵ Lạng Sơn lên Nam Quan là 17 km."


Các bức ảnh trong entry này sắp xếp không theo trình tự thời gian, mà theo trình tự không gian của chuyến đi từ Đồng Đăng sang Long Châu - Trung Quốc.


Trong số đó có các bức ảnh do vợ chồng Imbert chụp vào khoảng thời gian cuối năm 1906, trong chuyến đi tới vùng biên ải Trung Hoa.


image016Hình 1: Thị xã Đồng Đăng nhìn từ đỉnh cao của trạm quan trắc, nơi đóng quân của một đội trưởng bộ binh bản xứ và một trung úy Pháp. Ảnh: Imbert Edgard (cuối 1906 - trang Ecpad)


image017Hình 2: Ga Đồng Đăng, ga cuối trên biên giới của tuyến đường sắt đường sắt Hà Nội - Vân Nam. Ảnh: Imbert Edgard (cuối 1906).


image018Hình 3: Một trong những bức ảnh của tạp chí LIFE về Việt Nam thời thuộc Pháp. Hình ảnh chuột Mickey cầm súng đứng gác giúp ta ước đoán bức ảnh được chụp vào những năm 30, khi hình tượng chuột Mickey trở nên nổi tiếng khắp thế. Bảng chỉ dẫn mang dáng hình cửa ải ghi rõ khoảng cách từ Đồng Đăng đến Ải Nam Quan do nhà Thanh dựng lên là 4 km. Hoạt động canh giữ cửa khẩu biên giới thể hiện qua số lượng binh sĩ và các xe quân sự. Ghi chú bức ảnh này thiếu sót rất quan trọng là không ghi cổng Ải Bắc Quan, hoặc là cổng này đã bị Tàu nó phá rồi. Cũng như các cột mốc biên giới ở phía Bắc, Tàu phù nó âm thầm thủ tiêu và dựng các cột mốc giả mới lấn sang bên đất Việt.


image019Hình 4: Chỉ dẫn ghi trên tường: Đường sang Trung Hoa đi tới cổng Nam Quan. Hình này chụp từ bên đất Đồng Đăng.


(Hình 5: Ảỉ Nam Quan nhìn từ phía Đồng Đăng – thiếu mất hình 5)


image020Hình 6: Đường lên biên giới Việt - Trung đi qua những ngọn núi. Đường mòn quanh co, gập ghềnh qua những sườn dốc nguy hiểm.


image021Hình 7: Cùng một góc chụp với bức trước


image022Hình 8: Đồng Đăng - Đồn canh của Pháp trên đường biên giới. Nhìn về phía Nam của Ải Nam Quan. Đã hiện ra vệt mờ của bức tưòng thành trên sườn dốc của ngọn núi bên phải dẫn tới điểm cao nơi đặt đồn canh của Pháp


image023Hình 9: Đồn Pháp nhìn tẢi Nam Quan


image024Hình 10: Một bức trong loạt bưu ảnh "Đồn và lô cốt địa đầu Bắc Bộ" - Nam Quan: Cửa khẩu sang Trung Quốc. Đồn biên giới Trung quốc và lô cốt Pháp


image025Hình 11: Hình chụp từ cao điểm thấy rất rõ hai cửa quan.


image026Hình 12: Toàn cảnh Ải Nam Quan nhìn từ phía Đồng Đăng. Đã thấy rõ hai cửa quan: cửa của Việt Nam nhỏ bé, khiêm nhường, một tầng mái, cửa của Trung Hoa lớn hơn, hai tầng mái. Một dải tường thành chạy lên núi từ hai bên cửa quan Trung Hoa. Trên con đường chạy về cận cảnh bức ảnh có một số nhân vật đang di chuyển. Rõ ràng, mặc dù về mặt tự nhiên đây là vùng rừng núi, nhưng cả người Pháp và nhà Thanh đều chủ ý để khu vực cửa khẩu trơ trọc nhằm theo dõi mọi biến động.


image027Hình 13: Ải Nam Quan (trước) năm 1905. Dù hướng chụp chính diện làm cho cửa quan của Việt Nam lẫn vào công trình đồ sộ của nước lớn Trung Hoa, nhưng vẫn thấy rõ ba tầng mái của hai cửa quan. Hai phía Ải Nam Quan của Việt Nam cũng có hai bờ tường chạy về hai ngọn núi, nhưng ngắn hơn và có hình bậc thang.


image028Hình 14: Khoảng cách chụp gần lại, phân biệt rất rõ hình dáng của hai cửa ải


image029Hình 15: Hướng chụp từ trên điểm cao cho thấy giữa hai cửa quan là một vùng đệm. Bưu ảnh gửi đi ngày 6.03.1907


image030Phụ ảnh với chú thích của người sử dụng


image031Hình 16: Vị trí chụp từ đường đi.


image032Hình 17: Việc ghi thời điểm chụp bức ảnh này là ngày 2 tháng 8 năm 1940 như phụ ảnh dưới hoàn toàn không có cơ sở. Đến cuối năm 1906 cửa quan của Trung Hoa chỉ còn một mái lầu (xem hình 2...6), nhưng trong bức ảnh này ta vẫn thấy rõ hai mái lầu giống như các bức ảnh chụp trước đó.


image033Hình phụ: có thể suy luận ngày 02 tháng 8 năm 1940 là ngày đăng bức ảnh này trêm một tài liệu (báo) nào đó, chứ không phải ngày chụp.


image034Hình 18: Khoảng cách từ phía người chụp rút ngắn lại


image035Phụ ảnh: Bức tô mầu hình 16


image036Hình 19: Một bức bưu thiếp rất đẹp và có giá trị bởi dòng lưu bút của người sử dụng cho biết vị trí Ải Nam Quan và vị trí Ải Bắc Quan, Ải Bắc Quan nhỏ như cái trạm kiểm soát do triều đình An Nam xây cách tỉnh lỵ Lạng Sơn 17 km. Phíasau là Mục Nam Quan của Tàu xây.


image038Hình 20: Một tốp lính và sĩ quan Pháp trước cổng Ải Bắc Quan.


image039Hình 21: Cận cảnh Ải Bắc Quan. Chính người Pháp chụp ảnh còn sai lầm giửa Ải Nam Quan và Ải Bắc Quan. Bức ảnh tr6en thấy rõ ràng về hai cổng ải. Trạm nhỏ phía trước chính là Ải Bắc Quang. Phia sau to lớn hai tầng chính là Mục Nam Quan. Người Pháp gọi là cổng Nam Quan. Ta gọi là Ải Nam Quan. Thật ra ta phải gọi là Mục Nam Quan mới nói lên thâm ý của Tàu (nhìn về phương Nam).


image040Hình 22: Hoạt động bang giao diễn ra nơi cửa khẩu có vẻ rất hòa hảo. Còn nhớ sau Công ước Thiên Tân 1885, người Pháp đã xúc tiến một dụ án rất tham vọng: xây dựng mạng lưới đường sắt từ phần lãnh thổ Đông Dương sang Vân Nam. Tuyến đường này khánh thành ngày 31 tháng Ba năm 1910. Ảnh tr6en cho thấy dân chúng tụ tập trước cổng Bắc Quan của An Nam.


image042Hình 23: Một bức ảnh vô cùng quý hiếm với cận cảnh hình trang trí trên cửa ải Bắc Quan.


image043Hình 24: Đây là một cận cảnh Ải Bắc Quan.


image044Hình 25: Vùng đệm nằm giữa hai cửa quan. Hướng chụp vẫn từ phía Việt Nam. Người chụp đứng trên sườn núi, ngay sau phia bức tường đá. Quả là người Trung Hoa rào rậu rất kĩ. Trấn Nam Quan (cửa quan của Trung Hoa) xây liền sau bờ tường thành chạy từ trên ngọn núi đá vôi xuống. Chỗ cao nhất của bờ thành gần tới mái của cửa quan. Bên trái bức ảnh, ở lưng chừng núi có một công trình giống ngôi miếu (ở hình số 15 ta đã có thể nhìn thấy nó).


image045Hình 26: Đây chính là Mục Nam Quan, Pháp và ta hay gọi là Ải Nam Quan có hai tầng lầu.


image046image047Hình 27: Viên quan nhà Thanh phụ trách Trấn Nam Quan


image048Hình 28: Một viên quan nhà Thanh chỉ huy quân đội trấn giữ cửa ải


image049Hình 29: V.iên quan nhà Thanh cùng tùy tùng mang cờ phướn khi sang giao tế vùng đất thuộc Pháp


image051Hình 30: Sang địa phận Trung Hoa. Đối diện với cổng có một bức bình phong chắn ngang.

Bức bình phong này che chắn khôgn cho người ở cổng Bắc Quan dòm ngó sang đất Tàu.

Quan chức Pháp trong bộ Âu phục trắng, cưỡi ngựa trắng và quan chức nhà Thanh đội nón, cưỡi ngựa ô trong số các nhân vật trong ảnh. Hãy chú ý đến cụm nhà ngói có tường bao ở góc trái bức ảnh có thể là nhà ở của quan quân Trung Hoa.


image053Hình 31: Bức ảnh có dòng lưu bút đề ngày 9.08.1907. Các quan chức Pháp - Hoa chụp ảnh kỉ niệm bên bức bình phong


image054Hình 32: Những đứa trẻ Trung Hoa trong đất Mục Nam Quan. Mục này được tu sửa thêm do các viên quan trông nom, nhưng vẫn còn giữ bức bình phong che chắn. Ảnh: Imbert Edgard (cuối 1906)


image055Hình 33: Thời gian trôi qua thể hiện qua chiều cao cây cối. Ta dễ dàng nhận thấy Trấn Nam Quan chỉ còn một mái lầu và xuất hiện hàng lan can.


image056Hình phụ: Dấu bưu điện 1911. Hãy để ý đến hai người đàn ông mặc Âu phục mầu trắng đứng gần bức tường bao của cụm nhà trước cổng quan. Vóc dáng, tư thế, và đồng phục cho biết họ có thể là những viên chức Pháp làm việc tại văn phòng quản lý biên giới. Cụm nhà nhỏ nơi họ đứng trước kia Quan Đế Miếu (miếu thờ Quan Công) và Đền Chiêu Trung.

Năm 1896 trong chương trình khảo sát biên giới giữa Trung-Pháp đã xây trên nền này một văn phòng quản lý cùng với 9 điểm khác trên biên giới Trung-Việt. Năm 1914 văn phòng được xây lại lần hai thành kiến trúc nhà lầu kiểu Pháp, nên còn gọi là “Pháp Lầu” hoặc “Pháp Quốc Lầu”. Công trình vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, nhưng thông tin không rõ ràng, có phần mâu thuẫn về niên đại lịch sử khiến Pháp Quốc Lầu có một lai lịch mờ ám (Đọc thêm tại đây)


image057Hình 34: Trấn Nam Quan nhìn từ điểm cao phía Trung Hoa. Vẫn thấy rõ bức bình phong và cụm nhà ngói trước cổng quan. Trên đỉnh núi bên trái có một danh trại khá lớn.

Hình 35: Toàn cảnh Trấn Nam Quan bên phía Trung Hoa. Ngôi làng trong thung lũng nằm hai bên con đường nhỏ, phía trước là khu doanh trại. Cuối con đường chính dẫn về phía Trấn Nam Quan vẫn thấy cụm nhà nơi đặt văn phòng quản lý biên giới Pháp - Trung. Thời điểm này văn phòng chưa được xây lại thành toà nhà 2 tầng mà người ta quen gọi là Lầu Pháp Quốc.


image058Phụ ảnh: Dòng lưu bút ghi ngày 17.04.1911. Bưu cục Lạng Sơn đóng dấu ngày 19.04.1911


image059Hình 36: Ngôi làng Trung Hoa hay Việt Nam???(trong khung mầu vàng của phụ ảnh 34). Hai dãy nhà lá nằm bên con đường lát đá. Đây có lẽ là khu dân cư, cuối đường có một khu nhà ngói khang trang hơn có lẽ là doanh trại hoặc khu gia binh


image060Hình 37: Ngôi làng nhìn từ điểm cao


image061Hình 38: Xử trảm một người Hoa tại khu vực Ải Nam Quan


image062Hình 39: Một lễ hội người Hoa ở Lang Cang Tchap gần Mục Nam Quan

Xen vào loạt ảnh của Union Commerciale Indochinois, chụp cùng một thời gian, đánh số từ 228 đến 233, miêu tả con đường từ Ải Nam Quan sang Long Châu, là những bức ảnh của vợ chồng Imbert Edgard chụp cuối 1906


image063Vợ chồng Imbert được những người Trung Hoa đưa tới ngôi làng Loc Kan Thiap.


image064233. Đường đi Long Châu chạy qua khu vực những đồi cỏ


image065232. Phong cảnh đường đi Long Châu


image066229. Một dinh thự trên đường đi Long Châu. Không rõ Loc Hang Thiap là địa danh gì?


image067Vợ chồng Imbert chụp ảnh trước dinh thự của chỉ huy tên Sen ở Loc Hang Thiap


image068Cùng người đồng hương và chủ nhà Trung Hoa đến thăm một nhà hát ở Loc Hang Thiap


image069228. Những ngôi miếu....

Ải Nam Quan do Tàu xây ngày xưa có phải là Hữu Nghị Quan ngày nay? Người ta sẽ chẳng tranh cãi khi xung quanh nó không có những bức màn bí ẩn. Dù thế nào, trong tâm thức mỗi chúng ta dải đất hình chữ S bắt đầu từ Mục Bắc Quan đến Mũi Cà Mau. Bấm vào đây để bắt đầu hành trình thời hiện tại.

image070

Bộ ảnh tài liệu của Văn Hóa Magazine- tháng Tư/2002


https://www.nhatbaovanhoa.com/a2972/trieu-dinh-an-nam-da-tung-xay-ai-bac-quan


https://www.nhatbaovanhoa.com/a9655/chua-thay-cong-bo-noi-dung-hiep-uoc-cua-bien-song-bac-luan-va-thac-ban-gioc


W.DC 23/9/2008: Nhà báo Lý Kiến Trúc phỏng vấn Đại sứ Lê Công Phụng về Biên giới trên bộ Việt Trung, Hải giới Vịnh Bắc Bộ và Hoàng Sa Trường Sa Biển Đông