Đào Như: Thử nhìn lại ngày 30/4/1975

14 Tháng Tư 20238:22 SA(Xem: 1207)

VĂN HÓA ONLINE –XÃ HỘI NHÂN VĂN – THỨ SÁU APRIL 14, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Đào Như: Thử nhìn lại ngày 30/4/1975

image015

Đào Như


Đến nay đối với đồng bào ở trong nước và cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, sau 45 năm những ngày ấy, những nắm tháng ấy, không còn bom đạn trên đầu, nhưng sao trong lòng của mỗi chúng ta cứ lo âu, xao xuyến, sục sôi những chuyển đổi. Không sục sôi chuyển đổi sao được, những tiến bộ công nghệ 4.0, nhất là sự tiến bộ của điện toán, của hệ thống truyền thông, thông tin vượt tất cả kiểm soát, vượt mọi tường lửa, thế giới phô bày trước mắt loài người, trước mắt trước 90 triệu đồng bào VN, những cái hay, những cái dỡ của nó một cách phũ phàng. Mỗi biến động mỗi trăn trở lo toan của bất cứ ai lớn nhỏ, bất cứ ở nơi nào trên thế giới đều trực tiếp chuyển đến mỗi mái nhà, mỗi căn hộ, mỗi con người VN trong nước cũng như hải ngoại. Thế giới chung quanh ta đã sãi những bước thật dài hội nhâp Toàn-cầu-hóa. Trong khi đó chúng ta mãi mê đấu tranh biết bao gian khổ, qua bao nhiêu năm tháng, rồi vẫn chưa thay đổi tầm nhìn về ngày 30-4-1975, đúng đắng hơn, công bình hơn nhất là phù hợp hơn với chân lý lịch sử.


Người cộng sản gốc Bắc (phía trên vĩ tuyến 17) khi họ nhìn về ngay 30-4-75 là ngày Giải Phóng Miền Nam. Trong khi đó người công sản gốc Nam gọi ngày 30-4-75 là ngày Thống Nhất Đất Nước. Những cách gọi khác nhau như vậy ẩn tàng những mâu thuẫn giữa những người cộng sản Việt Nam. Trong suốt 7 đời Tổng Bí Thư (từ TBT Lê Duẫn đến Nguyễn Phú Trọng) khi nói về ngày 30-4-75 luôn nhấn mạnh ý nghĩa ngày đó là ngày Giải Phóng Miền Nam.  Không một lời, không một lần, không một ông TBT nào  nhắc đến cụm từ Ngày Thống Nhất Đất Nước. Sở dĩ người cộng sản miền Bắc bám chặt  cụm từ Giải Phóng Miền Nam vì nó ẩn tàng ý nghĩa: Chính người cộng sản miền Bắc đã giải phóng miền Nam, và trên lý thuyết người cộng sản miền Bắc tự cho mình có quyền cai trị miền Nam: kẻ nào giải phóng, kẻ đó có quyền cai trị, chỉ đạo những người được họ giải phóng.


Trên thực tế, sau ngày 30-4-75, người cộng sản miền Bắc đã vào khống chế, cưỡng đoạt, cai trị người miền Nam một cách khốc liệt tàn bạo hơn bất cứ lực lượng xâm lăng nào của ngoại bang Tàu,Tây, Nhật, Mỹ...trong suốt 2000 năm biên niên sử của tổ quốc. Người cộng sản miền Bắc tha hồ tước đoạt tài sản của người miền Nam, tù đầy cải tạo hàng triệu người miền Nam, những thanh niên trí thức yêu nước, những người già, những người trẻ, nam cũng như nữ. Người Cộng sản miền Bắc tha hồ hành hạ sát hại người miền Nam trong các trại tù lao cải. Người cộng sản miền Bắc thẳng tay trấn át, vùi dập, thanh trừng ngay cả những người cộng sản miền Nam khi những người này chống đối lại sự cai trị tàn bạo, vô luân của người công sản miền Bắc. Hàng triệu người miền Nam đã phải bỏ nước ra đi bằng đường biển. Có kẻ may mắn đến được bến bờ của xứ tự do, có kẻ không may vùi thây ở Biển Đông.


Đó là sự thật lịch sử về ý nghĩa của ngày 30-4-1975


Rồi vào ngày 6 tháng 4 năm 2010, đột nhiên trên tuần báo Viet Nam net, nhà báo Huỳnh Bửu Sơn viết một loạt bài phóng sự với những tưa đề :


- Đường hòa nhâp của Nhân sĩ Chế độ cũ


- Trí thức của chế độ cũ góp sức cải tổ Ngân hàng


với những tiểu đề:


- Trí thức của chế độ cũ lần đầu tiên gâp ông Sáu Dân(Võ Văn Kiệt)


- Trí thức của chế độ cũ, gắng cuộc đời với thời vận dân tộc


- Từ ‘ngủ dài đỡ đói’ đến khu chế xuất đầu tiên


Mãi đến bây giờ năm 2010 người cộng sản miền Bắc mới có đủ can đảm đưa công trình cống hiến của trí thức quốc gia yêu nước ra trước ánh sáng lịch sử. Đó là lần đầu tiên cụm từ “Ngụy Quân”,-“Ngụy Quyền”, “Trí thức Ngụy”, “Nhân viên Ngụy”...được chính thức thay thế bằng những từ đúng đắng và hơp lý hơn:”trí thức chế độ cũ”, “Nhân viên chế độ cũ”. Và đó cũng là lần đầu tiên một nhà báo cộng sản, ông Huỳnh Bửu Sơn, công khai ghi nhớ công ơn đóng góp của các nhà trí thức quốc gia miền Nam trong công cuộc phục hồi kinh tế đất nước sau ngày 30-4-75. Một sự chuyển hướng nhẹ nhàng như vậy mà phải chờ cho đến 35 năm sau, đảng CSVN mới có đủ sức để làm việc ấy. Càng tệ hại hơn nữa, sự đóng góp vô cùng to lớn của những người trí thức quốc gia yêu nước trong việc xây dựng lại diện mạo quê hương, cải tổ kinh tế, cải tổ hệ thống ngân hàng, tài chánh, định liệu giá cả sinh hoạt, lương phạn cho đến bảo vệ tiền Đồng vượt khỏi lạm phát phi mã vào những năm 80.  Công trạng to lớn ấy sốt trong 35 năm qua đã bị quên lãng, bị vùi sâu trong bóng tối, bị trù dập, bị phản bội phũ phàng. Mãi đến ngày 6 tháng 4 năm 2010, nhà báo Huỳnh Bửu Sơn mới hé mở cho cả nước nhìn vào hồ sơ đen tối phản bội ấy của đảng CSVN đối với trí thức miền Nam sau ngày thống nhất đất nước. Thế mới biết người CSVN bị vây hãm trong ý thức hệ chuyên chính vô sản một cách tệ hại, sự chuyển hóa của người CSVN chậm chạp so với nhân dân cả nước, họ luôn lửng thửng đi sau 90 triệu đồng bào cách xa hàng ngàn cây số dài như khoảng cách giữa Hà Nội và Saigòn. Đảng CSVN là lực trì kéo tiến đồ dân chủ hóa, tiến đồ toàn cầu hóa. Do dó ĐCSVN đã làm chậm lại tiến đồ phát triển kinh tế đất nước một cách tệ hại....


Đó là sự thật lịch sử về ý nghĩa của ngày 30 tháng 4 năm 1975. Mãi đến hôm nay vào thế kỷ XXI-2023-người cộng sản Viêt Nam vẫn ngoan cố bám chặt Chuyên Chính Vô Sản để củng cố quyền lãnh đạo độc tài của ĐCSVN./.


Đào Như


(BS Đào Trọng Thể)


Chicago


9-4-2023