Nguyễn Anh Tuấn: Sinh mệnh VN trước trào lưu lịch sử thế giới thế kỷ 20 & thế kỷ 21

08 Tháng Ba 20237:04 SA(Xem: 1126)

VĂN HÓA ONLINE – ĐỊA LÝ NHÂN VĂN – THỨ TƯ MAR 08, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Nguyễn Anh Tuấn: Sinh mệnh VN trước trào lưu lịch sử thế giới thế kỷ 20 & thế kỷ 21


TS Nguyễn Anh Tuấn

March 1, 2023

Từ Hawaii gởi Văn Hóa Online-California


«Nếu các con giữ những lời dậy của ta, các con mới thực sự là môn đệ của ta, các con sẽ tìm lấy sự thật và sự thật sẽ giải phóng các con» (John 8:32).


Lời mở đầu


Trong văn hóa và trong văn chương Việt có câu: «Sôi kinh nấu sử», chứa đựng một ý nghĩa sâu thẳm. Nếu con người có khả năng biết đúng-sai, phải-trái, thật-giả, biết mình biết người, và biết bạn-thù, thì con người đó mới được coi là người minh triết và khôn ngoan sáng suốt. Và nếu chúng ta hiểu được những phạm trù giá trị căn bản đó để tìm kiếm sự thật, thì đúng như Chúa Jesus đã dậy: «Sự thật sẽ giải phóng chúng ta».


«Sôi kinh nấu sử» có nghĩa là phải như Chúa Jesus đã dậy: «Hãy giữ những lời dậy của Ta» (John 14:23). Chúa Jesus còn dậy thêm: «Ta là ánh sáng thế gian, ai bước theo ta sẽ không còn bước đi trong tăm tối nữa» (John 8:12). Đó là tất cả ý nghĩa của hai chữ «sôi kinh». Phải học Đạo Lý của Trời.


Từ bao ngàn năm qua, văn minh Đông Phương theo Đạo Trời, tức Đấng Tạo Hóa, và luôn luôn dậy con người «đạo lý» của Trời, nhưng đạo lý là gì thì cả đến Lão Tử và Khổng Phu Tử cũng chưa biết rõ vì «Đạo khả Đạo phi thường Đạo Danh kh Danh phi thường Danh»- «Đạo mà nói ra được thì không còn là Đạo thật nữa», thế thì ai biết Đạo là gì để mà đem ra thực hành. Đúng là văn minh của con người tự làm ra là bất toàn và bất túc như thế đó. Vì thế muốn hiểu đạo lý của Đấng Tạo Hóa thì phải học nơi các chính giáo.


Thực ra, đạo lý là Luật của Trời Cao và luật của Thiên Nhiên, mà các chính giáo và các bậc giáo chủ đã dậy con người từ bao ngàn năm qua, phải thờ lạy Đấng Tạo Hóa, là người đã tạo dựng nên con người và muôn sinh vật trong trời đất, trong đó cuốn Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước là cuốn sách luật của Đấng Tạo Hóa. Phần lớn những luật lệ của nước Anh, nước Mỹ và cả Âu Châu và thế giới đều lấy từ 630 điều luật của Moses, mà Thiên Chúa đã trao cho Moses đưa đến cho tất cả nhân loại trên núi Sinai từ 3500 năm qua – như một Giao Ước giữa Trời Cao và thế giới con người.


Muốn sống thuận Thiên để có thanh bình, an lạc, ấm no và hạnh phúc thì con người phải giữ luật ấy để xây dựng con người, gia đình và quốc gia, và thế giới. Và nước Mỹ đã được Thiên Chúa trao cho sứ mạng xây dựng thế giới này cho nhân loại.


Vì thế, con người phải có khả năng nắm vững những nền móng căn bản luật của Trời Cao và luật thiên nhiên, trước khi nghiên cứu lịch sử. Đó là ý nghĩa của «sôi kinh nấu sử».


Dòng sử mệnh Việt gắn liền với trào lưu lịch sử của thế giới suốt từ năm 1918 đến năm 2000. Muốn tìm hiểu trào lưu lịch sử đó, con người không thể trông vào cái trí thông minh cạn cợt và giới hạn của riêng mình. Nhất định con người cần sự soi sáng và hướng dẫn bởi ánh sáng của đạo lý như Chúa Jesus đã dậy. Tất cả ánh sáng của minh triết đều đến từ Trời Cao.


Chúng ta phải tìm kiếm Mặt Trăng đúng như ngón tay chỉ trăng của Đức Phật đã chỉ cho chúng sinh, nếu chúng ta muốn có minh triết và không ngoan sáng suốt. Khi có được ánh sáng đó, chúng ta sẽ không còn bước đi trong tăm tối nữa.


Từ đó chúng ta sẽ nhìn ngắm trào lưu lịch sử thế giới trong suốt thế kỷ 20 để tìm kiếm sự thật, nếu chúng ta muốn giải phóng quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta thoát khỏi tai họa Cộng sản hiện nay.


Chúng ta phải tìm mọi cách để đừng lập lại những lỗi lầm mà các thế hệ trước đã vấp phải nên đã tạo ra những thảm họa, và khổ đau chồng chất cho bao thế hệ người dân từ gần một thế kỷ qua. Một thế kỷ tăm tối nhất dòng sử mệnh Việt từ bao ngàn năm qua.


Chúng ta quá tự hào là chúng ta có một nền văn hiến với bốn ngàn năm lịch sử và đủ thứ tôn giáo, nhưng chúng ta không đi tìm «ánh sáng của mặt trăng», và không chịu học hỏi luật lệ của Trời Cao nên thường sống trong tăm tối và đi ngược lại với Đạo lý, tức luật lệ của Trời và luật lệ thiên nhiên, để đặt trọn vẹn niềm tin vào con người, mà không tin vào Đấng Tạo hóa, Đấng Tối Cao, Thượng Đế hay Thiên Chúa nên không bao giờ được soi sáng và hướng dẫn để không phải bước đi trong tăm tối nữa.


Chúng ta quá tự tin vào thứ thông minh cạn cợt và giới hạn của riêng mình mà quên rằng con người chỉ là một tạo vật trong bàn tay của Đấng Tạo Hóa. Chúng ta quên luôn là con người chỉ là cát bụi, rồi sẽ trở về với cát bụi.


Quốc gia và dân tộc luôn luôn cần những người lãnh tụ, và trí thức tinh hoa, nhưng những lãnh tụ, và trí thức tinh hoa mà không minh triết và khôn ngoan sáng suốt thì làm sao họ biết được cái gì đúng, cái gì sai; cái gì phải, cái gì trái; cái gì thật, cái gì giả; làm sao biết được mình, biết được người; và làm sao biết được ai là bạn, ai là thù?


Đã đến lúc những ai muốn làm lãnh tụ hay tự nhận mình là trí thức khoa bảng tinh hoa thì phải là con người minh triết, và khôn ngoan sáng suốt. Nhất định những con người lãnh tụ và trí thức tinh hoa phải theo ngón tay của Đức Thế Tôn mà tìm cho được «ánh sáng của mặt trăng». Họ phải có khả năng thoát xác trần tục của họ để cho tâm hồn và trí tuệ của họ được cơ hội thăng hoa siêu việt, thành con người minh triết và khôn ngoan sáng suốt. Họ phải biết quay đầu về với thế giới nội tâm sâu thẳm và huyền bí của họ. Họ phải hướng trọn vẹn tâm hồn và trí tuệ của họ lên Trời Cao mà cầu xin ơn soi sáng và hướng dẫn. Thế giới bên trên là thế giới của ánh sáng. Từ đó họ sẽ trở nên con người minh triết và khôn ngoan sáng suốt.


Tại sao bao bi kịch kinh hoàng đã xẩy ra trên đất nước VN, và tại sao quê hương thân yêu của chúng ta mãi mãi phải sống trong kiếp trầm luân? – Tại vì chúng ta quá tin vào con người, quá tin vào lãnh tụ, mà quên rằng con người không có ai là Thiên Thần cả.


Trong Thánh Kinh, Thiên Chúa đã cảnh giác: «Các con phải cảnh giác trước con người»…  Khi họ nắm quyền hành trong tay, họ sẽ đẩy người dân hết từ hầm tai vạ này đến hầm tai vạ khác. James Madison thì nói: «Chúng ta không có ai là Thiên Thần cả. Nếu chúng ta là Thiên Thần thì chúng ta không cần chính quyền. Nếu chính quyền do Thiên Thần cai trị, thì chúng ta cũng không có vấn đề gì cả».


Nhưng vì chính quyền của chúng ta do con người nắm giữ, vì thế chính quyền được quyền kiểm soát người dân, và chính quyền phải tự kiểm soát lấy chính mình, bằng cách phân quyền để kiểm soát lẫn nhau mà thăng bằng quyền lực quốc gia – và người dân phải kiểm soát chính quyền.


Người dân Mỹ không ai tin con người, họ không tin chính quyền. Người Mỹ chỉ tin cậy vào Thiên Chúa và luôn luôn cầu nguyện để xin soi sáng và hướng dẫn, kể cả những cơ quan chính quyền. Nhờ đó, nứớc Mỹ trở nên vĩ đại và minh triết nhất mặt đất, vì quốc gia này được bàn tay Quan Phòng của Thiên Chúa soi sáng và hướng dẫn.


Phải luôn luôn cảnh giác trước bản chất của con người, rất giới hạn, dễ sa ngã, dễ lầm lạc, yếu đuối, dễ bị cám dỗ, hay ghen tuông, đố kỵ, ích kỷ, tham lam, gian dối, ham mê quyền lực, và tiền bạc.


Khi duyệt xét lại trào lưu lịch sử thế giới, nhất định phải xét lại những con người đã làm nên lịch sử và khuynh hướng chính trị của họ – Chính Trị Bá Đạo hay Chính Trị Vương Đạo? Đây là một chủ đề mà ngành khoa học chính trị của nước Mỹ và Tây Phương hình như chưa bao giờ đem ra thảo luận.


Tại Đông Phương các nhà đạo học thường mơ về giấc mơ vương đạo. Khổng Tử có nói, nếu ai biết Đạo Trời thì trị quốc dễ dàng và tốt đẹp vô cùng, nhưng ông cũng chưa định nghĩa rõ ràng chính trị vương đạo là gì, vì thế mà Đông Phương, và văn minh Trung Hoa cũng chưa có Chính Trị Vương Đạo.


Người Tàu rất hãnh diện có một nền văn minh 5000 năm, nhưng 5000 năm qua, sinh mệnh lịch sử của quốc gia đông dân nhất thế giới luôn bị thống trị bằng chính trị bá đạo. Như Chúa Jesus đã dậy là: «lãnh tụ các sắc dân thì lấy cường quyền mà thống trị dân. Người làm lớn thì lấy uy quyền bạo lực để khuất phục dân» (Matthew 20:25). Chinh trị bá đạo không bao giờ phục vu dân, mà bắt toàn dân phục vụ lãnh tụ và phục vụ chính quyền; bởi vì, người nắm quyền hành quốc gia là cha mẹ của dân – là «phụ mẫu chi dân».


Phần đông người dân Trung Hoa, không mấy ai tin vào Đấng Tạo Hóa, Thượng Đế, Đấng Tối Cao hay Thiên Chúa. Họ chỉ biết tin vào con người. Nhưng con người không có ai là Thiên Thần cả, mà họ cũng là những con người dễ lầm lạc, dễ sa ngã và dễ bị cám dỗ và đầy thói hư tật xấu. Khi họ nắm giữ tất cả quyền hành quốc gia, mà không hề bị kiểm soát thì họ dễ thành tai họa cho người dân.


Vì nước Mỹ được xây dựng từ luật của Thiên Chúa, và luật thiên nhiên, nên nước Mỹ đã khai sinh ra nền văn minh dân chủ. Chính là văn minh chính trị vương đạo độc nhất và đầu tiên trong lịch sử chính trị thế giới.


Cách đây 2000 năm, Chính Chúa Jesus đã dậy con người về chính trị vương đạo, mà không có quốc gia nào chú ý tới lời Chúa dậy trong Thánh Kinh Tân Ước:


«Như anh em biết, những lãnh tụ của các sắc dân thường dùng cường quyền bạo lực để thống trị dân, những người làm lớn thì dùng quyền uy thô bạo để khuất phục dân. Còn các anh em thì không được làm như thế. Ai muốn làm lớn trong anh em, thì người ấy phải phục vụ anh em. Và ai muốn đứng đầu anh em, thì người đó phải làm đầy tớ cho anh em. Cũng như con Thiên Chúa đến không phải để cho con người phục vụ, nhưng ta đến để phục vụ, và hiến dâng mạng sống mình làm giá chuộc tội cho tất cả nhân loại.» (Mathew 20:25-28)


Ngay từ bước khởi đầu của lịch sử lập quốc, khi con tầu MayFlower cập bến Mỹ Châu vào năm 1620 và 1630 tại James Town, các nhà truyền giáo thuộc trường phái Puritan đã được Chúa soi sáng và hướng dẫn để đem luật của Chúa và những lời dậy của Chúa trong Thánh KInh để thành lập nên một «Quốc Gia Của Thánh Kinh» (The Bible Common Wealth).


Họ đều là những nhà truyền giáo thuộc thế hệ thứ nhất của các Nhà Lập Quốc (First generation of Founding Fathers). Họ đã xây dựng lên 13 tiểu bang đầu tiên, và John Winthrop (1630) đã nhìn thấy tương lai gần 450 năm trước– là nước Mỹ sẽ trở thành «Đô Thị Ánh Sáng Trên Đồi Cao Để Soi Sáng Và Hướng Dẫn Cho Tất Cả Nhân Loại».


Vi thế, trào lưu lịch sử thế giới trong thế kỷ 20 là giúp cho tất cả nhân loại và tất cả các quốc gia xây dựng «Trật Tự Thế Giới» (the Order of the World). Đó là sứ mạng lịch sử mà Thiên Chúa đã ký thác cho nước Mỹ phải hoàn thành. Chính cái sứ mạng nặng nề và thiêng liêng này, mà Thiên Chúa với bàn tay Quan Phòng của Thiên Chúa đã soi sáng và dẫn dắt hai thế hệ các Nhà Lập Quốc xây nên quốc gia vĩ đại này. Một quốc gia non trẻ nhất thế giới, trở thành quốc gia đầy quyền năng về quân sự, kinh tế, tài chánh, phát minh khoa học kỹ thuật. Đúng như lời Thánh Kinh: «Ai xin thì sẽ được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì cửa sẽ mở cho» (Mathew 7:8-9).


Nhưng trước tiên và trên hết là Hoa Kỳ còn là một quốc gia độc nhất trong lịch 6000 năm của nhân loại, có một thứ Quyền Năng Siêu Đẳng– Đó Là «Quyền Năng Đạo Đức». Cả thế giới phải tùng phục vì Quyền Năng Đạo Đức Siêu Đằng đó.


Trào lưu lịch sử mà chúng ta tìm cách để học hỏi và duyệt xét vô cùng lớn lao và cực kỳ phức tạp, nếu chúng ta không nắm được mấu chốt của nó, thì dễ lạc vào mê hồn trận. Quyền năng siêu đẳng của đạo đức là gì? Luật của Chúa và những lời dậy của Chúa là: Thực Thi Công Lý, Quyền Bình Đẳng Và Tự Do Cho Tất Cả Con Người.


Đòi hỏi này của Thiên Chúa đã được ghi trong Hiến Pháp Hoa Kỳ, và ghi luôn trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Đó là giá trị cốt lõi của trào lưu lịch sử mà ngày nay chúng ta đang cùng nhau học hỏi và duyệt xét để tìm cho ra những sự thật của lịch sử.


Chính sự thật đó sẽ giải phóng chúng ta và giải phóng quê hương thân yêu của chúng thoát khỏi tai họa của cộng sản để cùng nhau xây dựng một chế độ Chính Trị Vương Đạo Trên Hoang Tàn Đổ Nát Hôm Nay.


Trước trào lưu lịch sử của thế giới, dân tộc VN đã phải hứng chịu muôn vàn cái chết đắng cay, tủi nhục không sao kể xiết như sống trong địa ngục trần gian. Người là tai vạ cho người. Người là là nỗi chết hãi hùng cho người. Người đã tước đoạt phũ phàng quyền sống, quyền bình đẳng và công lý của người. Đó là bản chất độc ác và vô luân của Chính Trị Bá Đạo.


 Và «Trào Lưu Lịch Sử Trong Thế Kỷ 20», do Hoa Kỳ chủ xướng và phát động là buộc các thế lực của chính trị bá đạo trên thế giới phải dừng bước để nước Mỹ đem lại chính trị vương đạo cho thế giới đau khổ và hỗn loạn của con người. Mục đích của chính trị vương đạo là đem Công Lý Tự Do và Bình Đẳng đến cho tất cả mọi người. Đây là luật tối cao của Hoa Kỳ và của Liên Hiệp Quốc, mà các quốc gia đã cùng ký phê chuẩn từ năm 1945 tại San Fracisco, Hoa Kỳ.


Cách đây 3500 năm, Thiên Chúa đã lập Giao Ước giữa Con Người và Thiên Chúa bằng «10 Giới Luật Ten Commandments» để dân Do Thái xây dựng quốc gia của họ dựa trên Luật Giao Ước đó. 3500 năm sau, Hoa Kỳ đem luật Giao Ước này để ký kết giữa quốc gia và cộng đồng thế giới vào thế kỷ 20, mà không mấy ai hiểu «In God We Trust», «We The People» là như thế nào, kể cả đa số người dân Hoa Kỳ.


Trào lưu lịch sử thế giới thế kỷ 20 & thế kỷ 21


Trào lưu lịch sử của thế giới vào thế kỷ 20 bắt nguồn từ khi Hoa Kỳ dấn thân vào thế giới – một thế giới đầy những tranh chấp, xung đột và hận thù giữa các đế quốc thực dân Âu Châu hùng mạnh đi xâm lăng và chiếm đóng các quốc gia nhược tiểu ở Trung Đông, Phi Châu và Á Châu.


Trong bối cảnh lịch sử nhiễu nhương và cực kỳ hỗn loạn đó. Một quốc gia non trẻ nhất thế giới, vừa được khai sinh từ 1776 để trở thành một quốc gia đầy quyền năng về quân sự, kinh tế, tài chánh và khoa học kỹ thuật. Bên cạnh những quyền năng siêu việt đó, Hoa Kỳ còn có cả quyền năng còn siêu việt hơn nữa– đó là «quyền năng đạo đức». Với những quyền năng đó, Hoa Kỳ đã đạt được những thành quả như sau :


1– Hoa Kỳ đã đánh bại đế quốc Đức để cứu Âu Châu thoát khỏi nanh vuốt của quốc gia hùng mạnh này vào Đệ I Thế Chiến.


2– Hoa Kỳ đã cứu thoát Âu Châu khỏi nanh vuốt hãi hùng của Hitler vào Đệ II Thế Chiến.


3– Hoa Kỳ đã giải phóng gần 70 quốc gia đang bị bị chiếm đóng và đô hộ bởi các đế quốc thực dân Âu Châu để có độc lập, quyền tự quyết và toàn vẹn lãnh thổ.


4– Hoa Kỳ đã giật sập Liên Bang Sô Viết để cứu cả thế giới thoát khỏi tai họa của làn sóng cộng sản và Chiến Tranh Lạnh.


5– Hoa Kỳ đã thành lập tổ chức NATO để bảo vệ hòa bình và ổn định cho toàn thế giới, từ 1918 – 2023.


6– Hoa Kỳ đã xậy dựng lên tổ chức quốc tế là Liên Hiệp Quốc vào 1945.


7– Hoa Kỳ đã truyền bá Văn minh Dân chủ Kitô giáo, và đưa 111 quốc gia vào dân chủ hóa.


Tiến trình thành lập Hội Quốc Liên


Sau khi nghe TT Wilson đọc bài diễn văn trước Liên Bang và Quốc Hội Hoa Kỳ, Alibu Root, một chính trị gia phe Bảo Thủ tuyên bố :


«Chúng tôi bị thúc bách phải cầm “lưỡi gươm công lý “ (the sword of justice) để tranh đấu cho tự do và cho sự tiến hóa của các quốc gia…  Sự tiến hóa của các quốc gia được mở rộng tới Á Châu và Phi Châu, và toàn thế giới.»


TT Wilson đã trình bày trước Quốc hội 14 điểm để xây dựng hòa bình, và bảo vệ những quyền lợi của nước Mỹ, ông đã tuyên bố hùng hồn tiếng nói của chủ nghĩa đạo đức (moralism) từ phong trào tiến bộ của Hoa Kỳ đã đưa ông vào chức vụ Tổng Thống Hoa Kỳ. Những điểm ông đưa ra bao gồm việc loại trừ những hiệp ước bí mật, chứa đựng những triệu chứng sẽ gây nên chiến tranh; tự do hàng hải trên biển cả; phải triệt thoái các đoàn quân xâm lăng; và trả lại những phần lãnh thổ đã chiếm đóng của các đế quốc thực dân Âu Châu; chấn chỉnh lại những vùng biên giới và thiết lập tổ chức liên kết các quốc gia để bảo đảm cho những quyền độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ cho các quốc gia, không cần biết lớn hay nhỏ. (Trích từ The Annals of America, volume 14, trang 71-73).


Chương trình 14 điểm và những lời tuyên bố được in ra bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau tại Trung Âu và được các máy bay thả xuống vùng có các quốc gia thù nghịch. TT Wilson đã hứa là thi hành trên căn bản công lý và công bằng (justice and fair dealing) cho tất cả các quốc gia, cả những kẻ chiến thắng và những kẻ chiến bại, giúp các quốc gia yếu đuối chống trả lại kẻ thù của họ.

image003

Diễn văn đọc trước Liên bang của TT Woodrow Wilson ngày 8 /1 / 1918


«Kính thưa quý vị Dân Biểu và Thượng Nghị sỹ,


«Chúng ta dấn thân vào cuộc tranh đấu này, bởi vì những đế quốc ích kỷ và tham lam đã có những vi phạm trầm trọng những quyền tự nhiên căn bản của con người, và đã làm cho chính đời sống của chúng ta không thể nào an toàn được, ngoại trừ các đế quốc phải tự xét những lỗi lầm của họ, và đã đến lúc thế giới phải được bảo đảm ngay khi tất cả mọi người cùng nhau đứng lên không cho phép những vi phạm tái diễn như thế nữa.


«Chúng ta đòi hỏi gì trong cuộc chiến tranh này ? Thực tế, chúng ta không muốn gì riêng cho chúng ta cả, nhưng điều quan trọng là thế gii này phi xây dng li cho s an toàn và n định, cũng như chúng ta và thế giới này, chỉ cầu mong sống một cuộc sống như chúng ta; có những quyền tự quyết về những cơ cấu, để bảo đảm chắc chắn có công lý và sự công bằng về cách đối xử với những con người đang sống trong tăm tối và đau khổ, sẽ đứng lên để chống lại bạo lực thô bạo và những kẻ ích kỷ đi tranh quyền cướp nước của những nước yếu kém hơn mình.


«Tất cả con người trên thế giới này phải trở thành những người hợp tác với nhau chặt chẽ cho quyền lợi chung, và phần quyền lợi của chính chúng ta, với cái nhìn thật sáng tỏ, là ngoại trừ công lý phải được thực thi và hiện thực; và chương trình đó cho hòa bình của thế giới. Và trên Giao Ước Toàn Thế Giới (Universal covenant ) sẽ có chương trình như sau :


«I Lp ra nhng giao ước cho hòa bình (covenant of peace) để công khai tiến tới, sau đó sẽ không có những hiểu biết quốc tế dành riêng cho ai, mà đường lối ngoại giao sẽ luôn luôn thẳng thắn và minh bạch với một quan điểm chung


«II T do tuyt đối về phương diện hàng hải trên biển cả, ngoài những vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của các quốc gia, cũng giống như trong hòa bình và trong chiến tranh, ngoại trừ khi tất cả biển cả đóng lại, hay một phần được đóng lại, được thi hành bởi luật pháp có trong giao ước quốc tế thì phải được bảo đảm tuân theo.


«III S dp b, càng nhiu càng tt, tt c nhng rào cn v kinh tế, và xây dng mt tình trng bình đẳng v mu dch giữa tất cả các quốc gia đã chấp thuận tiến đến hòa bình, và tự các quốc gia thành lập nên một hội đoàn để duy trì trật tự.


«IV Phi đưa ra một sự bảo đảm đầy đủ là những lực lượng võ trang phải được giảm bớt, tới mức độ thấp nhất để tạo ra sự an toàn trong nội địa quốc gia.


«V T do m rng tâm hn, và nht định phải làm sao để đáp ứng sự thỏa mãn với những khát vọng độc lập của các thuộc địa đang bị các đế quốc thực dân chiếm đóng, đô hộ và kiểm soát, trên căn bản tuân hành trên những nguyên tắc đã quyết định về tất cả những khiếu nại và thắc mắc về những quyền tối thượng của những quốc gia khao khát được đối xử bình đẳng và công bằng trên quyền tự quyết.


«VI S rút khi tt các phn lãnh th ca Nga, và mt s dàn xếp như thế cho tất cả những đòi hỏi của Nga, và sẽ có những bảo đảm vững chắc nhất và tự do nhất, việc điều hành và sinh sống của các quốc gia khác trên thế giới cũng phải đạt được cho các quốc gia đó. Họ không còn bị ngăn trở cho nền độc lập để họ tự do phát triển chính trị và chính sách quốc gia và quốc gia đó sẽ được hân hoan chào mừng tham gia vào xã hội của các quốc gia tự do mà quốc gia đó tự lựa chọn.


«VII V phn nước Bỉ, toàn thế giới sẽ đồng ý là quân đội ngoại nhập phải rút ra và phục hồi lại quyền tối thượng, không bị giới hạn mà quốc gia đó được hưởng những gì là của chung của các quốc gia tự do…


«VIII Tt c lãnh th ca Pháp phi được tự do, và phục hồi lại những phần đất bị xâm lấn.


«IXMt s điều chỉnh lại các vùng biên giới của nước Ý cần phải đạt được sự thừa nhận một cách minh bạch những lằn mức thuộc Ý.


«X Nhng người thuộc nước Hung-Áo, nằm giữa các quốc gia. Chúng tôi mong ước được nhìn thấy có sự bảo vệ và bảo đảm được hưởng cơ hội tự do nhất, để họ tự phát triển quốc gia của họ.


«XI Các vùng Rumania, Serbia và Montengro, nhng đoàn quân xâm lăng phải rút khỏi các vùng đó mà họ đã chiếm đóng, phải phục hồi cho các quốc gia đó. Serbia được tự do và bảo đảm có li quyn vi phn lãnh hi ca h; và trong những tương quan liên hệ đến các nước ở vùng Balkans States, sẽ được vẽ lại lằn ranh thuộc quốc gia của họ. Quốc tế sẽ bảo đảm quyền độc lập chính trị và kinh tế, cũng như toàn vẹn lãnh thổ của các nước vùng Baltic.


«XII Nhng phn đất của Thổ Nhĩ Kỳ hiện có trong tay đế quốc Ottoman phải được bảo đảm với quyền tối thượng. Những thành phần quốc gia khác sống dưới sự thống trị của Thổ Nhĩ Kỳ phải được bảo đảm an ninh cho đời sống và các cơ hội để tự trị và phát triển.


«XIII Quc gia độc lập của Ba Lan cần xây dựng bao gồm những lãnh thổ có dân Ba Lan đang sinh sống. Họ phải được tự do và bảo đảm có quyền với vùng biển cũng như quyền độc lập về chính trị và kinh tế và sự toàn vẹn lãnh thổ phải được bảo đảm bằng giao ước quốc tế.


«XIV Mt «Hi» gm tt c các quc gia phi được lập nên bởi một giao ước rõ ràng cho mục đích là bảo đảm sự độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ cho nước lớn cũng như nước nhỏ.


«Phải chấn chỉnh lại những sai lầm trầm trọng và phải khẳng định về những quyền mà chúng ta tự cảm thấy là có được những người cộng tác mật thiết với nhau trong những chính quyền và tất cả mọi người cùng hợp tác với nhau để chống lại các Đế Quốc. Chúng ta không tách rời khỏi những quyền lợi hay chia rẽ trong những mục đích đã đề ra.


«Vì có những sắp xếp và giao ước, chúng ta muốn chiến đấu và tiếp tục chiến đấu đế khi nào mục tiêu đạt được, cũng chỉ vì chúng ta mong ước những quyền căn bản tự nhiên của tất cả con người phải được thừa nhận và tôn trọng và mong ước của chúng ta là làm sao để xây dựng được một nền hòa bình công chính và ổn định (just peace and stable). Điều đó chỉ có thể có được sự bảo đảm khi nào những tham vọng và xúi dục gây nên chiến tranh được chế ngự và loại trừ. Chúng ta không có gì để ghen tuông đố kỵ trước cái vĩ đại của nước Đức, và cũng không có ý định nào gây tổn thương cho nước Đức… Chúng ta không muốn gây nên những thương tích cho nước Đức hay ngăn chặn tầm ảnh hưởng chân chính hay quyền lực của nước Đức… Chúng ta không muốn quyết chiến với nước Đức bằng sức mạnh võ khí và tạo ra sự thù nghịch với những sắp xếp về mậu dịch của nước Đức, nếu quốc gia này chịu tham gia vào tổ chức quốc tế mà chúng ta đưa ra trong giao ước công lý và luật pháp cũng như sự công bằng. Chúng ta chỉ mong ước nước Đức chấp nhận một chỗ đứng bình đẳng với tất cả con người trên toàn thế giới này… Đó là một thế giới mới, trong đó chúng ta được sống, thay vì một chỗ đứng muốn làm bá chủ để cưỡi đầu cưỡi cổ các quốc gia yếu đuối hơn mình.


«Chúng ta cũng không đề nghị nước Đức có sự thay đổi những cơ cấu của họ…


«Bây giờ chúng ta cất lên tiếng nói, chắc chắn ý nghĩa thật vững chắc. Đó là những nguyên tắc được áp dụng cho toàn bộ chươngg trình mà tôi đã phác họa ra. Đó là nguyên tắc của công lý cho tất cả mọi người, và tất cả các sắc dân, đó là quyền của họ được sống trong ý nghĩa bình đẳng và tự do cũng như sự sống an toàn bên nhau; họ có thể là người mạnh khỏe hay yếu đuối. Cho đến khi nào nguyên tắc của công lý này trở thành một nền móng… Và người dân Hoa Kỳ sống và hành động trên cùng một nguyên tắc đó. Và đưa ra để chứng minh về nguyên tắc đó, mà họ đã dâng hiến mạng sống của họ, danh dự của họ, và tất cả họ đang có trong tay. Trên đỉnh cao của đạo đức có được từ nguyên tắc của công lý này, Hoa Kỳ đang đứng trên đỉnh núi cao của một cuộc chiến tranh Sau chót là cho t do ca con người; đã đến và sẵn sàng để sử dụng sức mạnh của chính họ, mục đích cao cả của riêng họ, sự liêm chính và chính trực của họ và sự dâng hiến cho thử thách lớn lao của chiến tranh, không phải đi tìm chiến thắng, mà xây dựng hòa bình công chính, ổn định và một đời sống an toàn cho các quốc gia và cho tất cả mọi người, trên toàn thế giới như Giao Ước Toàn Cầu đã đưa ra.»

image004

Bức thông điệp của Tổng Thống Franklin Roosevelt đọc trước Quốc Hội Liên Bang ngày 6 tháng 1 năm 1941


«Tôi xin thưa với quý vị, những vị Dân Biểu và Thượng Nghị Sỹ trong phiên họp 77th của Quốc Hội, trong lúc một sự kiên lịch sử chưa từng xảy ra trước đây của Liên Bang. Tôi dùng chữ «chưa từng xẩy ra trước đây»; bi vì trong quá kh chưa bao giờ nền an ninh của Hoa Kỳ lại bị đe dọa một cách nghiêm trọng như thế.


«Những người có đầu óc thực tế biết lối sống dân chủ đang bị tấn công trực tiếp khắp phần đất của thế giới tn công bng võ trang bo lc, hay rao truyn mt th tuyên truyn độc hại bởi những con người đang tìm cách để phá hủy sự đoàn kết và cổ súy cho sự chia rẽ giữa người và người, và giữa quốc gia này và quốc gia khác đang sống trong hòa bình.


«Chỉ trong thời gian 16 tháng, những cuộc tấn công này đã tác động mạnh mẽ vào đời sống dân chủ, trước sự kinh hoàng của nhiều quốc gia độc lập, nước lớn cũng như nước nhỏ. Những kẻ tấn công vẫn ồ ạt tiếp tục tiến lên để đe dọa các quốc lớn cũng như nhỏ.


«Vì thế, trong cương vị tổng thống, tôi phải đứng lên hành động mà trách nhiệm mà Hiến Pháp đã trao cho tôi là, «trao cho Quc Hi Liên Bang nhng tin tc quan trng». Tôi thy s cn thiết là phi phúc trình là trong tương lai, vi s an toàn ca quc gia, cũng như nền dân chủ của chúng ta có liên hệ quá nhiều đến các biến cố nằm ngoài vùng biên giới của chúng ta.


«Những võ trang để phòng thủ và bảo vệ nền dân chủ hiện nay đang phải đối đầu vời những đe dọa trên khắp bốn lục địa. Nếu sự phòng thủ và bảo vệ thất bại, tất cả người dân và tất cả tài nguyên của Á Châu, Âu Châu, Phi Châu và Úc Châu sẽ bị những kẻ xâm lăng thống trị. Hãy nhớ rằng, tất cả dân số và tài nguyên của họ trên bốn lục địa vượt hơn số dân và tài nguyên phía Tây Bán Cầu rất nhiều.


«Không có những người Mỹ thực tế và thực dụng, có thể kỳ vọng vào một nền hòa bình của những thế lực độc tài trên trường quốc tế có tấm lòng khoan dung độ lượng, hoặc tôn trọng nền độc lập chân chính, hay một thế giới được giải giới, hay con người có quyền được tự do bầy tỏ ý kiến của họ, hay tự do tôn giáo, hay ngay cả làm ăn lương thiện


«Một nền hòa bình như thế sẽ không bao giờ đưa đến an ninh cho chúng ta «nhng ai là người s t b nhng quyn cao quý để mua ly mt s an toàn nht thi, tm b, th t do như thế có đáng gì đâu.»


«Là một quốc gia, chúng ta hãnh diện với thực tế là chúng ta có những con tim rất diu dàng và nhậy cảm, nhưng chúng ta không chịu để có những đầu óc yếu mềm hay nhu nhược.


«Chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác trước những con người trâng tráo đi rêu rao thuyết giảng, tuyên truyền một thứ chủ nghĩa nhượng bộ đầu hàng.


«Đặc biệt là chúng ta phải coi chừng trước những con người ích kỷ, trí trá, lươn lẹo và quỷ quyệt như ma quỉ; đó chính là những kẻ muốn cắt lìa đôi cánh đại bàng của chúng ta để lấy lông làm tổ cho chúng…


«Nhưng chúng ta đã học hỏi được rất nhiều bài học trong quá khứ tại Âu Châu, Đặc biệt là bài học lịch sử ở Norway, là những hải cảng then chốt đã bị cướp bởi những kẻ phản bội, và đã xây dựng hàng loạt các cơ sở của chúng trong nhiều năm qua.


«Chừng nào vẫn còn những quốc gia đi xâm lăng, hiếu chiến, cố gắng duy trì các cuộc tấn công, chúng ta phải phản công lại những cuộc tấn công này của họ.


«Đó là nguyên do đưa đến những đe dọa nghiêm trọng cho nền cộng hòa của nước Mỹ.


« Đó là lý do thông điệp hàng năm trước Quốc hội là duy nhất có trong lịch sử.


«Đó là tất cả những lý do cho tất cả các thành viên trong ngành hành pháp, và tất cả các Dân Biểu, Nghị Sỹ trong Quốc hội đang phải đối mặt với trách nhiệm nặng nề, và trọng trách trước những đe dọa nghiêm trọng hiện nay trên toàn thế giới.


«Điều cần thiết trong giờ phút này là những hành động của chúng ta, và chính sách của chúng ta, đầu tiên dành phần lớn cho riêng chúng ta, để đương đầu nghiêm trọng ở ngoại quốc; bởi vì trong tất cả những vấn đề trong nội tình quốc gia, bao gồm một phần trong tình trạn khẩn cấp thật lớn lao…


«Nhưng chính sách quốc gia của chúng ta có những việc phải làm đều đặt trên căn bản là tôn trọng những quyền tự nhiên và tôn trọng nhân phẩm của tất cả đồng bào của chúng ta trong quốc gia của chúng ta. Vì lẽ đó chính sách đối ngoại của chúng ta cũng đặt trên căn bản là tôn trọng tất cả những quyền tự nhiên, và tôn trọng nhân phẩm của tất cả người dân trobg các quốc gia khác; dù họ là một cường quốc hay nhược tiẻu, yếu đuối. Và đạo đức của công lý (the justice of morality) s phi, và chiến thng vào gi sau chót.


«Chính sách quốc gia của chúng ta như sau :


«Thứ nhất, với sự thể hiện sâu sắc để thể hiện ý chí của toàn dân, không phải ý chí của đảng phái, chúng ta cam kết với trách nhiệm quốc phòng để bảo vệ quốc gia.


«Thứ hai, bằng sự thể hiện sâu sắc ý chí của toàn dân, không phải ý chí của đảng phái, chúng ta cam kết hỗ trợ toàn diện cho những người quyết chí khắp mọi nơi, đó là những ai đang đứng lên chống lại mạnh mẽ, những cuộc xâm lăng hiếu chiến, và nhờ đó chúng ta giữ cho chiến tranh không tác hại trên phần đất của chúng ta, bằng những hỗ trợ để nói lên sự quyết tâm của chúng ta là chính nghĩa dân chủ sẽ chiến thắng, và chúng gia tăng sức mạnh quân sự và quốc phòng, và bảo vệ an ninh của chúng ta.


«Thứ ba, bằng một sự thể hiện sâu sắc ý chí của toàn dân, và không phải ý chí của đảng phái, chúng ta cam kết với mục tiêu đó là những nguyên tắc của đạo đức (principle of morality), và suy tính cẩn trọng về an ninh quốc gia của chúng ta sẽ không bao giờ cho phép chúng ta chấp nhận sống trong một nền hòa bình độc tài của những kẻ xâm lăng, vì nó được bảo trợ bởi những kẻ nhượng bộ đầu hàng. Chúng ta biết rằng một nền hòa bình lâu dài không thể mua bằng sự mất mát tự do của bao triệu người khác.


«Vai trò cấp thời của chúng ta là hành động như một tiền đồn của tự do dân chủ cho thế giới và cho cả chính chúng ta. Họ không cần nhân sự, họ cần có những võ khí đáng giá cả tỉ dollars… .


«Chúng ta hãy nói cho các quốc gia và những người dân chủ : «chúng tôi là nhng người Mỹ quá ưu tư lo lắng việc bảo vệ tự do. Chúng tôi cung ứng những năng lực của chúng tôi, những tài nguyên của chúng tôi để gởi tới những người đang cần phải có, những tàu bè, những chiếc xe tăng, những loại súng đạn. Đây là mục đích và cam kết của chúng tôi».


« Tất cả chúng ta phải sửa soạn sẵn sàng hy sinh cho một tình thế khẩn cấp này. Tình thế rất nghiêm trọng là những đòi hỏi cần phải có cho một cuộc chiến tranh. Phải sửa soạn nhanh chóng và hiệu quả để bảo vệ và đáp ứng nhu cầu cần thiết của quốc gia, một quốc gia tự do có quyền được đòi hỏi sự hợp tác của mọi phe nhóm.


«Con người không chỉ chiến đấu bằng võ trang súng đạn mà thôi. Với những người sẽ bảo vệ và chống đỡ cho chúng ta, cần sự hỗ trợ đứng đằng sau những người đang chiến đấu, phải có khả năng chịu đựng và can đảm, với niềm tin tưởng không thể lay chuyển được trong việc bảo vệ đời sống. Hành động hùng mạnh mà chúng ta réo gọi phải nhìn thấy tất cả những gí xứng đáng để phải chiến đấu.


«Chắc chắn không có khi nào mà chúng ta ngừng suy nghĩ về những vấn đề xã hội và kinh tế, đó là những nguyên nhân chính dẫn đến những cuộc cách mạng xã hội. Ngày hôm nay là ngày tối quan trọng cho cả thế giới.


«Vì không có gì thần bí về một nền móng căn bản để xây dựng một nền dân chủ lành mạnh và vững chắc. Điểm căn bản mà người dân mong ước là một hệ thống chính trị và kinh tế đơn giản. Họ Chỉ mong :


« Bình đẳng trong các cơ hi cho lp tr và nhng thành phn khác.


« Phi có công ăn vic làm cho nhng ai cn vic làm để sng.


« Phi có an sinh xã hi cho ai cn phải có.


« Chm dt nhng đặc quyền, đặc lợi cho một thiẻu số.


« Được hưởng những thành quả về những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, luôn luôn nâng cao tiêu chuẩn sống…


«Trong những ngày sắp tới, chúng ta tìm kiếm để có sự bảo đảm. Chúng ta cầu mong thế giới này được xây dựng trên những quyền tự do cốt yếu :


«Thứ nhất, Quyền tự do ngôn luận, và quyền bày tỏ ý kiến, khắp mọi nơi trên thế giới.


«Thứ hai, Mọi người đều có quyền tự do tôn giáo để thờ lạy Đấng Tạo Hóa theo cách riêng của họ, khắp mọi nơi trên thế giới.


«Thứ ba, Quyền tự do tìm kiếm những hiểu biết về kinh tế, đó là điều sẽ bảo đảm cho các quốc gia trong đời sống, trong thời gian hòa bình cho những người dân của họ, khắp nơi trên thế giới.


«Thứ tư, Tự do thoát khỏi sự sợ hãi, có nghĩa là trên tầm mức rộng lớn của thế giới, phải giảm bớt lực lượng võ trang tới tầm mức, để cho không có quốc gia nào có thể phạm vào tội xâm lấn để chống lại bất cứ quốc gia lân bang nào, khắp nơi trên thế giới.


«Đây không phải là một viễn kiến xa xôi của ngàn năm sắp tới. Đây chỉ là điều căn bản mà cả thế giới có thể đạt được trong thế hệ của chúng ta và thời đại của chúng ta. Một thế giới như thế chính là một phản đđối đầu với thứ trật tự của những kẻ độc tài, mà những kẻ độc tài tìm cách xây dựng lên bằng chiến tranh và bom đạn.


«Để đi đến một trật tự mới, chúng ta chống lại những kẻ độc tài bằng quan niệm lớn lao hơn đó là TRậT Tự CủA ĐạO ĐứC. Một xã hội tốt đẹp và lành mạnh phải có khả năng đối mặt với thế giới thống trị bởi những kẻ độc tài, từ cuộc cách mạng ngoại lai mà không hề biết sợ hãi.


«Ngay từ ngày khởi đầu của lịch sử Hoa Kỳ, chúng ta đã từng dấn thấn vào những cuộc thay đổi trong một cuộc cách mạng bất bạo động, một cuộc cách mạng tiến lên thật vững chắc, tự điều chỉnh một cách êm thắm đđưa đến những thay đổi thật tốt đẹp mà không cn ti bo lc và nhng tri tp trung, hay phi chiến đấu tới giọt máu cuối cùng.


«Một trật tự mới mà chúng ta tìm kiếm, là sự hợp tác giữa các nước tự do, làm việc sát cánh bên nhau, trong tình bằng hữu thân thiện, và một xã hội văn minh.


«Quốc gia này đặt định mệnh của đất nước vào tay những khối óc và những con tim của triệu con người tự do có c đàn ông và đàn bà, và


«Đặt Trọn Vẹn Đức Tin Của Tự Do Dưới Sự Soi Sáng Và Hướng Dẫn Của Thiên Chúa (The Guiding Of God).


«Chúng ta coi quyền căn bản tự nhiên của con người, là tối cao, khắp nơi trên thế giới. Sự hỗ trợ của chúng ta dành cho những ai tranh đấu để có những quyền căn bản tự nhiên (natural right) hay duy trì và bảo vệ những quyền ấy. Sức mạnh của chúng ta là nằm ở tình đoàn kết keo sơn cho mục đích chung.


«Để giữ được quan niệm cao cả với những nỗ lực phi thường sẽ đưa đến một kết thúc là chiến thắng vinh quang để cứu vớt tự do và những quyền tự nhiên của con người, khắp nơi trên thế giới.»

image005

Hiến chương Liên Hiệp Quốc


We the people of the United Nations… do hereby establish an International Organization


Vào ngày 25 tháng 4 năm 1945 các đại biểu đại diện cho 50 quốc gia. Họ đại diện cho 3/4 dân số khắp mặt đất tụ tập tại Open House, San Francisco. Mặc dù khác biệt về ngôn ngữ, đức tin tôn giáo, phục sức, và lối sống, những người đại biểu đã chia sẻ với nhau một mục tiêu vô cùng lớn lao, đó là lập nên một tổ chức cho cả thế giới nhờ đó «sẽ cứu vãn cho những thế hệ sắp tới không còn bị những tai họa chiến tranh nữa»


Với sự cam kết cho một mục tiêu rộng lớn và cao thượng để giữ cho các đại biểu quần tụ khắng khít bên nhau, đã dành nhiều tuần lễ tranh luận và thảo luận sôi nổi. Cuối cùng, sau khi các đại biểu đều đã đồng ý trên nội dung đã viết xuống– đó là bản Hiền Chương Liên Hiệp Quốc, bản dự thảo đã được hoàn tất, và đã được gởi tới những quốc gia để họ phê chuẩn và ký vào đó. Hoa Kỳ đã tham gia vào đó. Chỉ có hai phiếu không đồng ý tại Thượng Viện Hoa Kỳ. Mỗi quốc gia đều ký và phê chuẩn (ratification) Hiến Chương như một bản Hiến Pháp Toàn Cầu (Global Constitution), Và vào ngày 24 tháng 10 năm 1945, bây giờ đã chính thức làm lễ ăn mừng vô cùng trọng thể ngày của Liên Hiêp Quốc, một tổ chức của thế giới vừa mở mắt chào đời như một hứa hẹn đầy hào quang sáng lạn chiếu xuống từ trời cao.


«Ngày 24 tháng 10 năm 1945
«We the peoples of the United Nations, determined
«Hiến Chương Liên Hiệp Quốc đã được xác định


«Để cứu vãn cho các thế hệ tương lai thoát khỏi những tai họa của chiến tranh, đã xảy ra hai lần, Thế Chiến I và Thế Chiến II đã đưa đến sự thống khổ tơi bời cho cả nhân loại, và tái xác nhận với niềm tin vào bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền, tin vào nhân phẩm và sự xứng đáng của tất cả con người, tin vào những quyền bình đẳng của những người Nam cũng như Nữ, và tin vào các quốc gia lớn cũng như các quốc gia nhỏ.


«Để thiết lập nên những điều kiện thực thi công lý, và tôn trọng những trách vụ đã được đưa ra trong những thỏa ước và những luật lệ quốc tế để có thể duy trì và đề cao sự tiến bộ xã hội và tiêu chuẩn sống tốt đẹp trong thế giới tự do.


«Và để đi đến cứu cánh là Thực thi lòng bao dung độ lượng, và sống với nhau trong hòa bình, như những người anh em láng giềng lương thiện.


«Để đoàn kết sức mạnh, để duy trì và bảo vệ hòa bình và an ninh của thế giới.


«Để bảo đảm, bằng cách chấp nhận những nguyên tắc và những phương pháp do các cơ cấu đưa ra, đó là sẽ không được sử dụng vũ lực, những quyền lợi phải được bảo vệ.


«Và dùng guồng máy quốc tế đđề cao tiến bộ kinh tế và xã hội cho tất cả mọi người.


«Quyết tâm kết hợp mọi nỗ lực của chúng ta đạt cho được những mục tiêu đã đề ra.


«Theo đó, những chính quyền riêng của mỗi quốc gia, qua những vị đại diện của họ tụ họp lại với nhau tại thành phố San Francisco, là những người đã biểu dương trọn vẹn quyền năng của họ để xây lên mọi sự tốt đẹp, đều đã đồng ý để trình ra bản Hiến Chương Liên Hiêp Quốc và nhờ đó để thành lập nên một tổ chức quốc tế, được mọi người biết tới đó là Liên Hiệp Quốc.


«Những mục đích và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc


«Điều khoản I


«1 Duy trì và bo v hòa bình, an ninh quc tế, đi đến những cứu cánh để đưa đến những hành động tập thể đầy hiệu năng để ngăn chặn, và loại bỏ những đe dọa cho hòa bình, và những hành động áp chế đến từ những hành động xâm lấn của các đế quốc hay là những vi phạm nền hòa bình, và giải quyết bằng những phương tiện hòa bình, và tất cả tuân thủ theo những nguyên tắc công lý (the principle of justice), và tuân thủ theo luật pháp quốc tế đđiều chỉnh hay dàn xếp những tranh cãi quốc tế hay tình trạng có thể dẫn tới những vi phạm cho nền hòa bình.


«2 Phát huy tinh thn thân thin trong mi tương quan liên hệ giữa các quốc gia đặt trên căn bản tôn trọng những nguyên tắc về quyền bình đẳng và tự quyết của những người trong các quốc gia, và sử dụng tất cả những gì thích hợp để làm cho nền hòa bình của thế giới ổn cố vững vàng.


«3 Phi đạt được sự hợp tác quốc tế để cùng nhau giải quyết những vấn đề quốc tế như kinh tế, xã hội, văn hóa hay tính chất nhân đạo, xiển dương và khuyến khích tôn trọng những quyền căn bản tự nhiên cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tinh, ngôn ngữ hay tôn giáo. Và


«4 Phi tp trung hi t tinh thn hòa đồng hp nht trong tt c mi hành động ca các quc gia để cùng nhau đạt được những cứu cánh chung.


«Điều khoản II


« T chc Liên Hip Quc được thành lập trên căn bản là tôn trng quyn ti thượng của tất cả các quốc gia thành viên trong Liên Hiệp Quốc.


«2 Tất cả các quốc gia thành viên sẽ dàn xếp những cuộc xung đột, tranh cãi quốc tế bằng những phương tiện hòa bình, an ninh và đặc biệt là công lý, không nên gây ra những sự nguy hiểm.


«4 Tât c các thành viên phi km chế đừng có những đe dọa trong mối tương quan liên hệ với các quốc gia khác hay dùng vũ lực để vi phạm quyền toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của bất cứ quốc gia nào, hoặc những hành vi mâu thuẫn với những mục đích của Liên Hiệp Quốc.


«5 Tt c các thành viên phi trợ giúp Liên Hiệp Quốc trong những hành động mà Hiến Chương Liên Hiệp Quốc đã đề ra, sẽ kềm chế không trợ giúp cho bất cứ quốc gia nào chống lại Liên Hiệp Quốc để ngăn cản những hành động thi hành luật pháp của Liên Hiệp Quốc.


«6 T chc s bo đảm là các quốc gia không phải thành viên của Liên Hiệp Quốc có thể hành động theo những nguyên tắc cần thiết để duy trì hòa bình, và an ninh quốc tế.


«7 Không có điu khon nào trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc hiện nay cho phép Liên Hiệp Quốc can thiệp vào những vấn đề hệ trọng thuộc quyền tài phán nội tình của các quốc gia. Những nguyên tắc này sẽ không có thành kiến cho việc áp dụng những phương tiện trong điều khoản VII.»

image006

Hiến chương Bắc Đại Tây Dương (NATO)


Vào ngày 14 tháng 8 năm 1949, sau khi đại hội kéo dài thêm vài ngày, hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Anh quốc là Franklin Roosevelt và Winston Churchill đã đưa ra một tài liệu được gọi là the Atlantic Charter. Họ nhân danh chính quyền Hoàng Gia Anh và Hoa Kỳ đã gặp nhau và cho rằng phải đưa ra những nguyên tắc chung trong những chính sách quốc gia riêng của mỗi quốc gia, trên đó họ hy vọng để xây dựng một tương lai tốt đẹp cho cả thế giới. Tôn trọng nhân phẩm của mọi người trong các quốc gia.


Thứ nhất, đất nước của họ không có chủ trương để mở rộng đất đai, lãnh thổ.


Thứ hai, họ không ham muốn để có những thay đổi về lãnh thổ, không muốn thấy là không được sự tán thành của những người có quyền để nói lên ước muốn của họ.


Thứ ba, họ tôn trọng những quyền căn bản tự nhiên của tất cả mọi người, tự do chọn lựa những hình thức chính quyền– ở đó họ sống, và muốn thấy quyền tối thượng và quyền tự trị của một chính quyền do dân thành lập– một chính quyền của dân, do dân và vì dân được phục hồi lại từ tay của những thế lực ngoại lai đã cướp mất đi của họ.


Thứ tư, họ sẽ giữ đúng những trách vụ hiện nay của họ, mà tất cả các quốc gia đều muốn như thế cả, đó là quốc gia lớn hay nhỏ, kể cả những người chiến thắng hay những kẻ bại trận, đều có quyền bình đẳng trong mậu dịch hay tài nguyên chưa được khai thác cho mục đích kinh tế.


Thứ năm, họ muốn tiến tới một sự hợp tác toàn diện giữa tất cả các quốc gia trên lãnh vực kinh tế. để có sự bảo đảm cho tất cả, cải thiện tiêu chuẩn lao động, kinh tế và an sinh xã hội.


Thứ sáu, sau những tàn phá của chế độ độc tài Nazi, họ hy vọng xây dựng hòa bình cho tất cả các quốc gia, được sống an toàn trên quê hương của họ với cuộc sống không còn phải sợ hãi, và làm những gí họ muốn.


Thứ bẩy, Một nền hòa bình như thế cho phép tất cả con người có quyền di chuyển trên các vùng biển cả, và các đại dương mà không bị ai ngăn trở.


Thứ tám, họ tin tưởng rằng tất cả các quốc gia trên toàn thế giới, với những lý do tinh thần, phải đi đến chỗ chấm dứt việc sử dụng vũ lực khi nền hòa bình trong tương lai có thể duy trì được trên mặt đất, vùng biển hay vùng trời, tiếp tục được sử dụng bởi các quốc gia, có những đe dọa hay sẽ bị đe dọa xâm lăng từ bên ngoài, họ tin rắng việc xây dựng một hệ thống mở rộng và thường trực cho nền an ninh chung của thế giới chưa được giải quyết. Vì lẽ đó, việc giải giới các quốc gia là điều then chốt. Họ sẽ viện trợ và khuyến khích tất cả mọi dự tính thực tiễn sẽ làm nhẹ đi gánh nặng võ trang cho tất cả con người yêu chuộng hòa bình.


Franklin D. Roosevelt
Winston Churchill
20 Tháng Tư 2023(Xem: 1137)