LỊCH SỬ PHƯƠNG ĐÔNG ĐƯỢC KHÁM PHÁ TỚI ĐÂU?

15 Tháng Hai 20227:57 SA(Xem: 2456)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 4 - THỨ BA 15 FEB 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


LỊCH SỬ PHƯƠNG ĐÔNG ĐƯỢC KHÁM PHÁ TỚI ĐÂU?


Vietnames & English


image023
Hà Văn Thùy


Khám phá lịch sử phương Đông là mối quan tâm lớn của khoa học. Nhưng đáng tiếc là tới nay, con đường hình thành dân cư phương Đông vẫn mờ mịt: “Ba mô hình khác nhau đã được các nhà nghiên cứu khác nhau nhấn mạnh. Mô hình đầu tiên giả định rằng các nhóm dân cư phía bắc Đông Á di cư xuống phía nam và trộn lẫn với tổ tiên người Australoid đã định cư ở Đông Nam Á. Mô hình thứ hai cho rằng các dân cư phía bắc của Đông Á tiến hóa từ những người định cư phía nam. Mô hình thứ ba giả định rằng các quần thể phía bắc và nam Đông Á đã tiến hóa độc lập kể từ cuối kỷ Pleistocen hơn 10.000 năm trước.” Vẫn chưa hết, thách đố khác là con người ra khỏi châu Phi trước hay sau sự cố Toba vẫn chưa có tiếng nói cuối cùng. Mặc nhiên, giới tinh hoa của nhân loại trở thành dân Babel khi giải bài toán với năm ẩn số!


Năm 2006, trong cuốn Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt, (1) chúng tôi trình bày lịch sử hình thành dân cư Đông Á với những điểm sau:


i. Khoảng 85.000 năm trước, đang trong Kỷ Băng hà, mực nước biển thấp hơn hôm nay 130 mét, con người ra khỏi châu Phi, tới Bán đáo A Rập rồi từ đây theo ven Ấn Độ Dương tới Đông Nam Á. 70.000 năm trước, người di cư gồm hai đại chủng Australoid (haplogroup M) và Mongoloid (haplogroup N) tới Việt Nam. Tại đây họ gặp gỡ, hòa huyết sinh ra bốn chủng người Việt cổ là Indonesian (haplogroup O), Melanesian (haplogroup C), Vedoid và Negritoid (haplogroup D) cùng thuộc nhóm loại hình Australoid. Trong khi đó có những nhóm nhỏ Mongoloid (haplogroup N) đi tới Tây Bắc Việt Nam rồi do không thể vượt qua bức thành băng chắn đường nên dừng bước, sống săn bắn hái lượm...


ii- 50.000 năm trước, người từ Việt Nam di cư ra lục địa Sundaland, đi tới các đảo Nam Thái Bình Dương và chiếm lĩnh châu Úc. Một dòng người qua Lào, Thái Lan, Myanmar đi vào Ấn Độ, trở thành người Dravidian, chủ nhân đầu tiên của tiểu lục địa đang trong tình trạng vô chủ sau mùa đông nguyên từ do núi lửa Toba phun trào.


iii- 40.000 năm trước, do khí hậu ấm lên, người từ Việt Nam chiếm lĩnh Hoa lục, lên Siberia rồi 30.000 năm trước vượt eo Bering sang châu Mỹ. Từ phía Tây Hoa lục, một dòng người đi sang Trung Á rồi vào châu Âu, góp phần làm nên tổ tiên người châu Âu Europian. Từ Tây Nam Hoa lục, một dòng người xâm nhập Tây Tạng, Miến Điện rồi vào Đông Bắc Ấn Độ, trở thành người Dravidian, chủ nhân đầu tiên của khu vực. Trong khi đó, cộng đồng nhỏ bé Mongoloid từ Tây Bắc Việt Nam theo hành lang phía Tây đi lên đất Mông Cổ. Họ săn bắn hái lượm trên vùng băng giá. Khi Kỷ Băng hà kết thúc, họ thuần hóa gia súc và chuyển sang sống du mục trên đồng cỏ Bắc Hoàng Hà.


iv- Phía Bắc Trung Quốc do khí hậu giá lạnh nên người sống thưa thớt. Trong khi đó, phía Nam ấm áp nên dân cư đông đúc. Người Hòa Bình sáng tạo đồ đá mới, nghề trồng kê, lúa khô, thuần hóa gà, chó, lợn đưa lên Nam Dương Tử. 9000 năm trước, người Việt đi lên xây dựng văn hóa nông nghiệp Giả Hồ. 7000 năm trước trồng kê ở văn hóa Ngưỡng Thiều. Tại đây người Việt Australoid gặp gỡ hòa huyết với người Mông Cổ du mục phía Bắc Hoàng Hà, cho ra đời người Việt hiện đại chủng Mongoloid phương Nam. Người Việt hiện đại tăng nhân số, trở thành chủ thể lưu vực Hoàng Hà.


v- Vào thời kim khí, người Mongoloid phương Nam đi xuống Nam Trung Quốc và Việt Nam, chuyển hóa di truyền dân cư Nam Trung Quốc, Việt Nam và Đông Nam Á sang chủng Mongoloid phương Nam. Từ 2000 năm TCN, toàn bộ dân cư Việt Nam thuộc chủng Mongoloid phương Nam.


Trong hoàn cảnh tư liệu còn hạn chế, tôi chỉ có thể nêu ra vài nét phác thảo. Mong rằng, khi có nhiều tài liệu hơn, bức tranh sẽ được bổ sung, chỉnh sửa. Đồng thời cũng rất mong bạn đọc và các nhà nghiên cứu phê bình giúp tôi hoàn chỉnh ý tưởng của mình. Đến nay sau hơn 15 năm, nhờ tư liệu khảo cổ và di truyền học phong phú, khoa học đã vẽ được bản đồ dân cư Đông Á ở cấp độ phân tử. Tuy nhiên, việc xác định nguồn gốc cũng như con đường hình thành dân cư khu vực vẫn rơi vào bế tắc. Đây là điều đáng tiếc vì chỉ khi vấn đề được sáng tỏ mới có thể viết được cuốn lịch sử chân thực của phương Đông.


Trong rất nhiều nghiên cứu được công bố, bài báo Suy luận về lịch sử dân cư Đông Á từ nhiễm sắc thể Y (2) của hai học giả nổi tiếng Trung Quốc Vương Truyền Siêu và Lý Huy tiêu biểu cho xu hướng này. Trên cơ sở bài báo, chúng tôi thử đánh giá thành quả cùng hạn chế của giới học giả quốc tế hòng rút kinh nghiệm cho nghiên cứu tiếp.


Đúng là có ba mô hình khác nhau cho lịch sử dân cư Đông Á được đề xuất. Tuy nhiên, dù sao thì cũng chỉ có duy nhất một mô hình đúng. Trong một chuyên luận mang tính tổng kết, tác giả cần phải đưa ra chính kiến, khẳng định mô hình mà mình cho là đáng tin nhất để rồi thao tác trên mô hình đó. Việc không đưa ra được chính kiến cho thấy tác giả chưa thực sự vững tin vào quan điểm của mình.


Trong bài báo tác giả đưa ra những nhận định sau:


a. Haplogroup C nhóm định cư sớm nhất ở Đông Á.


 “Haplogroup C-M130 có thể đại diện cho một trong những khu định cư sớm nhất ở Đông Á. Haplogroup C có tần suất cao đến trung bình ở Viễn Đông và Châu Đại Dương, và tần suất thấp hơn ở Châu Âu và Châu Mỹ, nhưng không có ở Châu Phi (Hình 1). Một số phân lớp cụ thể về mặt địa lý của haplogroup C đã được xác định, đó là C1-M8, C2-M38, C3-M217, C4-M347, C5-M356 và C6-P55 [25]. Haplogroup C3-M217 là phân lớp phổ biến nhất và đạt tần suất cao nhất trong các quần thể của Mông Cổ và Siberia. Haplogroup C1-M8 bị hạn chế tuyệt đối với Nhật Bản và Ryukyuan, xuất hiện với tần suất thấp khoảng 5% hoặc ít hơn. Haplogroup C2-M38 được tìm thấy trong một số quần thể địa phương nhất định trên các đảo Thái Bình Dương từ đông Indonesia đến Polynesia. Haplogroup C4-M347 là haplogroup phổ biến nhất trong số các thổ dân Úc, và chưa được tìm thấy bên ngoài lục địa Úc. Haplogroup C5-M356 đã được phát hiện với tần suất thấp ở Ấn Độ và ở Đông Á, các vùng lân cận của Pakistan và Nepal [27,28]. C6-P55 bị giới hạn về mặt địa lý đối với các vùng cao của New Guinea (P55 đã được chuyển sang dạng riêng trong cây nhiễm sắc thể Y mới nhất) [29]. Mô hình phân bố rộng rãi này của C-M130 cho thấy rằng C-M130 có thể đã phát sinh ở đâu đó tại lục địa Châu Á trước khi con người hiện đại đến Đông Nam Á. Để đưa ra một bức tranh rõ ràng về nguồn gốc và sự di cư của haplogroup C, Zhong et al. đã nhập 12 Y-SNP và 8 Y-STR trong số 465 cá thể haplogroup C từ 140 dân số Đông và Đông Nam Á. Sự suy giảm tổng thể từ nam lên bắc và đông sang tây của đa dạng C3 Y-STR đã được quan sát thấy với mức độ đa dạng cao nhất ở Đông Nam Á, hỗ trợ cho một tuyến đường mở rộng ven biển về phía bắc của haplogroup C3 ở Trung Quốc khoảng 32 đến 42 nghìn năm trước (Hình 2A). Sự xuất hiện của haplogroup C ở Đông Nam Á và Australia phải sớm hơn nhiều so với thời điểm cách đây khoảng 60 nghìn năm. Do đó, những quần thể có haplogroup C phải định cư ở Đông Á sớm hơn khoảng 10 nghìn năm so với những quần thể có haplogroup O.”


Bình luận.


Đoạn dẫn cho thấy, các tác giả thành công trong việc xác định sự phân bố của nhóm C theo nhiễm sắc thể Y trên địa bàn Đông Á nhưng lại bất cập khi nói về nguồn gốc và lộ trình di cư của haplogroup này. Mặc dù đã biết: “Sự suy giảm tổng thể từ nam lên bắc và đông sang tây của đa dạng C3 Y-STR đã được quan sát thấy với mức độ đa dạng cao nhất ở Đông Nam Á, hỗ trợ cho một tuyến đường mở rộng ven biển về phía bắc của haplogroup C3 ở Trung Quốc khoảng 32 đến 42 nghìn năm trước (Hình 2A)” nhưng các tác giả lại tự mâu thuẫn khi viết: “Mô hình phân bố rộng rãi này của C-M130 cho thấy rằng C-M130 có thể đã phát sinh ở đâu đó tại lục địa Châu Á trước khi con người hiện đại đến Đông Nam Á. Nói như vậy có nghĩa là đã có một cuộc di cư khác tới châu Á trước khi người hiện đại đặt chân đến Đông Nam Á? Có chứng cứ nào cho cuộc di cư đó không? Hoàn toàn không! Một suy đoán thiếu cơ sở cho thấy phương hướng nghiên cứu của tác giả là có vấn đề!

image024

Figure 1: Distribution of East Asian population according to the Y. chromosome


Haplogroup C = Melanesian strain


Haplogroup D = Negritos strain


Halogroup N = Mongoloid strain


Halogruop O = Indonesian strain


b. Haplogroup O nhóm dân cư đông nhất.


Bài báo viết:


“Haplogroup O-M175 là nhóm haplogroup lớn nhất ở Đông Á, bao gồm khoảng 75% dân số Trung Quốc và hơn một nửa dân số Nhật Bản và do đó, có liên quan đến những người di cư thời kỳ đồ đá mới (Hình 1). O-M175 đã tạo ra ba nhóm haplog ở hạ nguồn - O1a-M119, O2-M268 và O3-M122 - chiếm tổng cộng 60% nhiễm sắc thể Y trong các quần thể Đông Á [17,18]. Haplogroup O1a-M119 phổ biến dọc theo bờ biển phía đông nam Trung Quốc, xảy ra với tần suất cao ở những người nói tiếng Daic và thổ dân Đài Loan [19]. O2- M268 chiếm khoảng 5% trong người Hán [17]. O2a1-M95 là phân lớp thường gặp nhất của O2, là nhóm haplog chính ở bán đảo Đông Dương, và cũng được tìm thấy trong nhiều quần thể ở miền nam Trung Quốc và miền đông Ấn Độ (chẳng hạn như Munda) [19,20]. Một phân lớp khác của O2, O2b-M176, thường gặp nhất ở người Hàn Quốc và Nhật Bản, và cũng xuất hiện với tần suất rất nhỏ trong dân Việt và dân Hán [21,22]. O3-M122 là nhóm haplog phổ biến nhất ở Trung Quốc và phổ biến khắp Đông và Đông Nam Á, bao gồm khoảng 50 đến 60% người Hán. O3a1c-002611, O3a2c1-M134 và O3a2c1a-M117 là ba phân lớp chính của O3, mỗi phân lớp chiếm 12 đến 17% người Hán. O3a2c1a-M117 cũng thể hiện tần số cao ở các quần thể Tây Tạng-Miến Điện. Một phân lớp khác, O3a2b-M7, đạt tần suất cao nhất trong các nhóm dân cư nói tiếng Hmong-Miên và Môn-Khmer, nhưng chỉ chiếm ít hơn 5% của người Hán [17,18]. Su và cộng sự đã kiểm tra 19 Y-SNP (bao gồm M119, M95 và M122) và ba STR nhiễm sắc thể Y trong một bộ sưu tập lớn các mẫu dân số từ một khu vực rộng lớn của Châu Á. Họ kết luận rằng các quần thể phía bắc có nguồn gốc từ các quần thể phía nam sau quá trình hình thành thời kỳ đồ đá cũ ban đầu ở Đông Á. Họ cũng ước tính tuổi của O3-M122 là 18 đến 60 nghìn năm, điều này có thể phản ánh tuổi của sự kiện tắc nghẽn dẫn đến sự định cư ban đầu của Đông Á [4]. Năm 2005, Shi et al. [18] đã trình bày một cách lấy mẫu có hệ thống và sàng lọc di truyền của haplogroup O3-M122 trong hơn 2.000 cá thể từ các quần thể đa dạng ở Đông Á. Dữ liệu của họ cho thấy nhóm haplog O3-M122 ở nam Đông Á đa dạng hơn nhóm ở bắc Đông Á, hỗ trợ nguồn gốc phía nam của O3-M122. Thời điểm di cư sớm về phía bắc của các dòng O3-M122 ở Đông Á được ước tính khoảng 25 đến 30 nghìn năm... Tuổi của haplogroup O ở Đông Á không quá 30 nghìn năm khi được ước tính từ số lượng đủ (> 7) của các dấu hiệu STR. Do đó, nhóm máu O không phải là nhiễm sắc thể Y sớm nhất được người hiện đại mang vào Đông Á.”


Bình luận:


Bên cạnh việc chỉ ra sự phân bố của haplogroup O ở Đông Á, đoạn dẫn cũng thể hiện sự đồng thuận với quan điểm người từ Đông Nam Á đi lên Đông Á. Tuy nhiên, việc cho rằng: “Thời điểm di cư sớm về phía bắc của các dòng O3-M122 ở Đông Á được ước tính khoảng 25 đến 30 nghìn năm” cần phải bàn. Từ phát hiện khảo cổ và di truyền cho thấy haplogroup O cùng đi lên Hoa lục 40.000 năm trước (Chu et al.,1998; Stephen Oppenheimer 2003). Nhưng có lẽ, do khí hậu lạnh nên phần đông họ dừng lại ở phía Nam Dương Tử, chỉ ồ ạt đi lên lưu vực Hoàng Hà khi Kỷ Băng hà kết thúc. Có lẽ nút thắt cổ chai Nam Dương Tử cuối Kỷ Băng hà phản ánh trong gen dẫn tới nhận định trên.


c. Về di sản di truyền của người châu Á da đen thời kỳ đồ đá cũ


Bài báo viết:


“Lịch sử di cư của haplogroup D-M174 là bí ẩn nhất. Cho đến nay, chúng ta biết rất ít về nguồn gốc và sự phát tán của haplogroup này. Nhóm haplogroup này có nguồn gốc từ nhóm haplogroup châu Phi DE-M1 (chèn YAP) và có liên quan đến phong cách thể chất người châu Á da đen lùn. Các nhóm E và D là anh em. Trong khi nhóm haplogroup E được người da đen cao lớn mang về phía tây tới châu Phi, thì nhóm haplogroup D có thể đã được người da đen thấp mang về phía đông đến Đông Á (Hình 3). Haplogroup D-M174 có tần suất cao ở Andaman Negritos, các quần thể Tây Tạng-Miến Điện phía bắc và Ainu của Nhật Bản, và cũng xuất hiện với tần suất thấp ở các quần thể Đông và Đông Nam Á và Trung Á khác (Hình 1) [20,22,30, 31]. Một quần thể phía bắc Tây Tạng-Miến Điện, Baima-Dee, bao gồm gần 100% nhóm haplog D. Có ba phân nhóm chính của nhóm haplog D, đó là, D1-M15, D2-M55 và D3-P99, và nhiều phân nhóm phụ chưa được phân loại nhóm haplog. Haplogroup D1-M15 phổ biến ở người Tây Tạng, Tangut Chiang và Lolo, và cũng được tìm thấy với tần suất rất thấp trong các quần thể Đông Á lục địa [32,33]. Haplogroup D2-M55 được giới hạn cho các quần thể khác nhau của Quần đảo Nhật Bản. Haplogroup D3-P99 được tìm thấy với tần suất cao ở người Tây Tạng và một số dân tộc thiểu số Tạng-Miến ở các tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam cư trú gần với người Tây Tạng, chẳng hạn như Pumi và Naxi [32]. Paragroup D * chỉ giới hạn ở Quần đảo Andaman [31], nơi đã bị cô lập trong ít nhất 20 nghìn năm. Một số nhóm haplog nhỏ khác, cũng được bao gồm trong D *, có thể được tìm thấy xung quanh Tây Tạng. Hầu hết các quần thể có nhóm máu D có màu da rất sẫm, bao gồm cả người Andaman, người Tạng-Miến và Môn-Khmer. Người Ainu có thể có làn da nhợt nhạt để hấp thụ nhiều tia cực tím hơn ở các vùng vĩ độ cao. Về nguồn gốc của haplogroup D, Chandrasekar et al. gợi ý rằng CT-M168 đã tạo ra chèn YAP đột biến ion và D-M174 ở Nam Á dựa trên những phát hiện của họ về sự chèn YAP ở các bộ lạc đông bắc Ấn Độ và D-M174 ở cư dân đảo Andaman [34]. Trong trường hợp đó, haplogroup E có chèn YAP cũng có thể có nguồn gốc Châu Á. Tuy nhiên, giả thuyết này hiếm khi được chứng minh bởi bất kỳ bằng chứng nào. Nếu haplogroup D có nguồn gốc từ Châu Phi, thì điều bí ẩn nhất là nó đã di chuyển qua các quần thể có haplogroup CF đến Đông Á như thế nào? Một bí ẩn khác là haplogroup D đã di cư từ Tây Nam Á đến Nhật Bản như thế nào? Nó có thể đã đi qua lục địa Đông Á hoặc qua Sundaland (Hình 2B)? Tuyến đất liền có vẻ ngắn hơn tuyến Sundaland. Shi và cộng sự đề xuất rằng sự mở rộng về phía bắc của D-M174 sang phía tây Trung Quốc có thể dẫn trước sự di cư của các dòng họ Đông Á lớn khác vào khoảng 60 nghìn năm trước. Sau đó, những quần thể biên giới này có thể đã đi về phía Đông thông qua tuyến đường phía bắc qua Triều Tiên hoặc qua tuyến đường phía nam qua Đài Loan và cầu đất liền Ryukyu đến Nhật Bản, nơi họ có thể đã gặp những người định cư kiểu Úc trước đó. Di tích D-M174 hiện nay ở Đông Á có lẽ đã bị lấn ra khỏi miền đông Trung Quốc bởi sự di cư về phía bắc sau này của haplogroup O và sự bành trướng của người Hán trong thời đồ đá mới [32]. Tuy nhiên, chưa bao giờ có bất kỳ bằng chứng nào từ di truyền học hoặc khảo cổ học cho thấy nhóm haplog D2 hoặc Negritos đã di cư đến miền đông Trung Quốc… Tuy nhiên, do thiếu dữ liệu, lịch sử của haplogroup D, như một di sản di truyền của Thời đại đồ đá cũ ở Đông Á, vẫn còn là một bí ẩn.”


Bình luận


Đoạn dẫn nói lên điều gì? Trước hết, nó cho biết, nhờ kỹ thuật di truyền, các tác giả đã khám phá tình hình phân bố của Haplogroup D ở Đông Á. Nhưng nó cũng cho thấy, họ lúng túng trong việc xác định nguồn gốc cũng như lộ trình di cư của haplogroup này. Giả thuyết được đưa ra: “Nhóm haplogroup này có nguồn gốc từ nhóm haplogroup châu Phi DE-M1 (chèn YAP) và có liên quan đến phong cách thể chất người châu Á da đen lùn. Các nhóm E và D là anh em. Trong khi nhóm haplogroup E được người da đen cao lớn mang về phía tây tới châu Phi, thì nhóm haplogroup D có thể đã được người da đen thấp mang về phía đông đến Đông Á.” Điều này có nghĩa là đã có cuộc ra đi của haplogroup D từ châu Phi? Thực tế không hề có cuộc di cư này bởi lẽ cuộc thoát khỏi châu Phi của người hiện đại chỉ thành công duy nhất một lần trong lịch sử. Trong khi đó, gợi ý của Chandrasekar et al. rằng: “haplogroup E có chèn YAP cũng có thể có nguồn gốc Châu Á” không được lưu ý! Đáng tiếc, các tác giả không biết rằng, từ khảo sát hình thái học sọ cổ Việt Nam, nhân chủng học phát hiện, haplogroup D được sinh ra tại Việt Nam 70.000 năm trước. Nếu xác định haplogroup D sinh ra ở Việt Nam thì việc giải thích sự có mặt của chúng rải rác ở Đông Á là điều hợp lý. (3)


d. Những người nhập cư gần đây đến và đi từ Tây Bắc: N-M231


“Nhóm Haplogroup O có một nhóm haplogroup anh em, N-M231, đạt tần suất cao nhất ở phía bắc Âu-Á, đặc biệt là trong số hầu hết các nhóm dân tộc Uralic, bao gồm người Finnic, Ugric, Samoyedic và Yukaghir, cũng như một số quần thể Altaic và Eskimo ở phía bắc. Nó cũng xuất hiện với tần suất thấp ở Đông Á (Hình 1) [30,37]. Phân tích chi tiết của haplogroup N cho thấy sự mở rộng gần đây hơn trên tuyến đường ngược chiều kim đồng hồ từ nội địa Đông Á hoặc nam Siberia khoảng 12 đến 14 nghìn năm trước, điều này giải thích cho tần suất cao của nhóm haplogroup N ở đông bắc châu Âu [37]. Phân lớp N1a-M128 được tìm thấy với tần suất thấp trong các quần thể ở miền bắc Trung Quốc, chẳng hạn như Mãn Châu, Xibe, Evenki, Triều Tiên và cả trong một số quần thể người Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Á. Haplogroup N1b-P43 có niên đại khoảng sáu đến tám nghìn năm tuổi và có thể có nguồn gốc ở Siberia. N1b phổ biến ở Bắc Samoyeds, và cũng xuất hiện với tần suất thấp đến trung bình ở một số dân tộc Uralic và Altaic khác [38,39]. Phân lớp N1c-Tat thường xuyên nhất xuất hiện có lẽ ở Trung Quốc khoảng 14 nghìn năm trước và sau đó trải qua một loạt các hiệu ứng người sáng lập hoặc tắc nghẽn mạnh mẽ ở Siberia và sự mở rộng thứ cấp ở Đông Âu [37]. Những nghiên cứu này đã truy tìm nguồn gốc của haplogroup N ở Tây Nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Vì vậy, đó là một cuộc hành trình dài đối với những người đầu tiên của nhóm haplogroup N để vượt qua lục địa từ Đông Nam Á đến Bắc Âu. Sự di cư của haplogroup N là một bằng chứng khác cho nguồn gốc phía nam của người Đông Á.”


image025 Mũ sọ Mông Cổ tại Salkhit Đông Bắc Mông Cổ 34.000 năm trước


Bình luận.


Tình trạng của Haplogroup N là câu chuyện phức tạp nhưng thú vị. Theo quan niệm chung, tác giả của bài báo cũng đã “truy tìm nguồn gốc của haplogroup N ở Tây Nam Trung Quốc và Đông Nam Á.” Xin hỏi: có tìm thấy không? Không, thời đồ đá khu vực này hoàn toàn không có người Mongoloid! (3) Người Mongoloid chỉ xuất hiện tại đây khoảng 2000 năm TCN nhưng lại là South Mongoloid. Vậy thời đồ đá lấy đâu ra người Mongoloid ở Đông Nam Á để đi lên Đông Á?


Để trả lời câu hỏi này, 15 năm trước, dựa trên ba dữ kiện: i. Chỉ có con đường di cư duy nhất phương Nam. ii. Gợi ý của Chu et al.: người Mongoloid cũng từ phía nam lên (4) và iii. Di cốt người North Mongoloid 68.000 năm tại Liễu Giang Quảng Tây, sát biên giới Việt Nam, giúp chúng tôi đưa ra giả thuyết: 70.000 năm trước, có những nhóm Mongoloid riêng lẻ đi lên Tây Bắc Việt Nam rồi sống biệt lập ở đây. Bộ xương North Mongoloid Liễu Giang là chứng cứ. Khoảng 40.000 năm trước, cộng đồng Mongoloid từ đây theo hành lang Ba Thục-Tứ Xuyên đi lên đất Mông Cổ. Săn hái ở đây cho tới khi Kỷ Băng hà kết thúc, họ thuần dưỡng gia súc rồi chuyển sang sống du mục trên đồng cỏ Bắc Hoàng Hà. (5) Do giữ được bộ gen thuần, họ được gọi là North Mongoloid. Mảnh mũ sọ North Mongoloid 34.000 năm trước tìm được ở Salkhit Đông Bắc Mông Cổ là vật chứng của sự kiện này. (6) Do rời khỏi Việt Nam từ 40.000 năm trước nên trên đất Việt Nam không có di cốt của họ vào thời đồ đá. Tuy nhiên, trong máu người Mongoloid ở Mông Cổ vẫn mang dấu ấn của 30.000 năm sống trên đất Việt Nam.


Vấn đề mấu chốt thứ hai là tình trạng người South Mongoloid: Họ từ đâu ra và vì sao trở thành chủ thể của dân cư châu Á? Có lẽ người sớm nhất quan tâm chuyện này là Zhou Jixu (7). Ông cho rằng người Mongoloid phương Nam ở di chỉ Bán Pha tỉnh Thiểm Tây từ Đông Nam Á đi lên. Sự thực không phải vậy: thời đồ đá, Đông Nam Á không có người Mongoloid! Dựa trên vị trí của di chỉ Bán Pha và mã di truyền South Mongoloid, chúng tôi cho rằng khi mang cây kê lên trồng ở đây, người Việt cổ chủng Australoid đã gặp gỡ và hòa huyết với người North Mongoloid, sinh ra người South Mongoloid. Di chỉ Bán Pha chính là nơi phát tích của người Mông Cổ phương Nam.


Câu hỏi vì sao sinh sau nhưng chủng Mongoloid phương Nam trở thành dân cư đông nhất châu Á? Có thể trả lời như sau. 70.000 năm trước, trên đất Việt Nam, hai đại chủng Australoid và Mongoloid hòa huyết sinh ra người Việt cổ. Theo nguyên lý dy truyền, cuộc hôn phối tất sinh ra một lượng người Mongoloid. Nhưng do số lượng người Australoid quá đông nên các thế hệ sau hòa huyết tiếp, cuối cùng gen Mongoloid lặn, chỉ còn duy nhất chủng Australoid. Tuy nhiên, trong máu mỗi người Việt cổ Australoid đều chứa gen Mongoloid. Vì vậy, khi nhận thêm gen của người du mục, lượng máu Mongoloid trong cơ thể con lai vượt qua giới hạn của chủng Australoid để trở thành chủng mới Mongoloid phương Nam. Khi người con lai trưởng thành giao phối với đồng bào mình thì cũng truyền cho con họ lượng gen Mongoloid, khiến cho con họ cũng trở thành Mongoloid phương Nam. Cứ thế, như trong trò chơi domino, chỉ cần cú hích ban đầu rồi toàn bộ người Việt cổ sẽ tự động chuyển thành South Mongoloid. Nhân học gọi đó là quá trình Mongoloid hóa dân cư Đông Nam Á. Đó là lý do khiến cho người Mongoloid phương Nam tuy sinh sau nhưng rồi trở thành chủ thể dân cư Đông Á.


Trước đây, khi đề xuất “Người Mongoloid cũng từ Việt Nam lên” chúng tôi mới chỉ có bằng chứng gián tiếp của khảo cổ và gợi ý mơ hồ của di truyền. Nay nhờ nhiều nghiên cứu di truyền học, chứng cứ của việc này trở nên vô cùng vững chắc. Trong bài báo Dấu hiệu đơn nguyên lưỡng phân trong cấu trúc di truyền Bách Việt (百越遗传结构的一元二分迹象)(8) Lý Huy xây dựng Cây quan hệ huyết thống các dân tộc Đông Á từ nhiễm sắc thể Y:

image026

Từ đó tác giả nhận định:


“Điều có ý nghĩa đặc biệt là một số dân tộc thuộc hệ thống Altai ở phía Đông cũng có chứa một ít lượng đột biến M119. Cao nhất là người Buryat với 35%, người Nivkh 6%, người Mãn 5,6%, người Mông Cổ 4,2%, người Ulchi 3,8%, người Nhật 3,4%, người Ewenki (Ngạc Ôn Khắc) vùng Yenisey là 3,2%. Xét về mặt di truyền và văn hóa, việc tập đoàn Bách Việt và nhóm các dân tộc Tungus thuộc hệ thống Altai có quan hệ nguồn gốc hay chỉ là các nhóm dân tộc có quan hệ giao lưu, ảnh hưởng lẫn nhau còn cần phải nghiên cứu làm rõ.”


Công bố của Lý Huy đã bác bỏ thuyết “Con đường phía Bắc đưa người tới Đông Á.” Khi áp dụng thuyết “Người Mongoloid cũng từ Việt Nam lên,” ta dễ dàng hóa giải mối hoài nghi của học giả Lý Huy: 70.000 năm trước, trên đất Việt Nam, cộng đồng Mongoloid góp một phần máu huyết sinh ra người Việt cổ Australoid, tổ tiên dân cư Nam Đảo. Phần còn lại được đưa lên phía Bắc, trở thành tổ tiên dân Altaic, Evenki, Tungusic… Kết quả là hai cộng đồng xa xôi này là cùng một nguồn gốc.


Chúng tôi sơ đồ hóa quá trình hình thành dân cư Đông Á như sau.

image027

Kết luận.


Phân tích trên cho thấy, hai học giả Vương Truyền Siêu và Lý Huy đã thành công trong việc vẽ bản đồ dân cư Đông Á ở mức độ phân tử nhưng như phần lớn học giả hiện nay, họ vẫn bất lực trong việc xác định nguồn gốc và lộ trình làm nên dân cư phương Đông. Trong ba hình vẽ trên bài viết thì hình thứ nhất chính xác vì thể hiện phân bố dân cư Đông Á ở mức độ nhiễm sắc thể Y. Hình 2 phản ánh không đúng con đường di cư của dân cư Đông Á. Hình 3 thể hiện không đúng quan hệ di truyền giữa các nhóm dân cư. Sự thực là, bốn haplogroup C, D, O, N cùng xuất hiện trên đất Việt Nam 70.000 năm trước, do hai đại chủng người châu Phi Australoid và Mongoloid sinh ra.


Có mối nguy là phần nhiều tác giả nghiêng theo kịch bản “Một số đông nông dân Trung Quốc đi xuống, thay thế người bản địa Australoid làm nên dân cư Đông Nam Á hôm nay.”(9) Hầu hết học giả Trung Quốc ủng hộ phương án trên vì nó dẫn tới “kết luận khoa học”: “người Việt Nam là con cháu người Trung Quốc.” Không hiểu vì họ quên hay không biết rằng, nếu điều đó là thực thì đa dạng sinh học của người Việt Nam phải thấp hơn người Trung Quốc! Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu di truyền đều xác nhận: “người Việt Nam có đa dạng cao nhất châu Á.” Điều này khẳng định hoàn toàn không có chuyện “số đông nông dân Trung Quốc tràn xuống thay thế người bản địa, làm nên dân cư Đông Nam Á.”


Cho tới cuối thế kỷ XX, các dân tộc Đông Á vẫn tin rằng, tổ tiên họ là Người vượn Bắc Kinh Homo pekinensis. Nhưng sang kỷ nguyên mới, di truyền phân tử đã làm đảo lộn tất cả khi tuyên bố, toàn nhân loại có một tổ tiên chung Homo sapiens xuất hiện ở châu Phi 300.000 năm trước. Từ châu Phi, người tiền sử đi ra làm nên dân cư thế giới. Vì vậy, lịch sử các dân tộc phương Đông cần được viết lại. Nhưng viết sao đây khi đến nay các nhà nhân học vẫn lẩn quẩn bàn cãi về con đường loài người ra khỏi châu Phi?!


Trong khi đó 15 năm trước, trong cuốn sách nhỏ của mình, chúng tôi đã trình bày những nét cơ bản của bức tranh tiền sử Đông Á. Những năm sau, nhờ cập nhật nhiều tư liệu khảo cổ và di truyền học giá trị, chúng tôi công bố hàng trăm bài viết và những cuốn sách, trong đó có Rewriting Chinese history, The Formation Process Of The Origin And Culture Of The Viet People, Out Of Vietnam Explore In The World (10-11) trình bày một lịch sử Đông Á ngày thêm hoàn chỉnh. Chúng tôi cũng trao đổi học thuật trong các seminar, tranh luận với những sử gia hàng đầu đất nước… Khám phá của chúng tôi đã đến với hàng triệu người Việt Nam trong và ngoài nước. Tiếc rằng, vì là một nhà nghiên cứu độc lập và quan điểm của chúng tôi quá khác biệt với nền học thuật chính thống nên không được nhà nước Việt Nam ủng hộ. Chúng tôi cũng không có điều kiện công bố trên tạp chí quốc tế nên học giả nước ngoài không biết đến công việc của chúng tôi. Duy nhất có phó giáo sư Liam C. Kelly, sau nhiều năm phản bác chúng tôi, vào năm 2020, trong bài… The Centrality of “Fringer history”: Díapora, the internet and a new version of Vietnamese Prehistory đã thừa nhận: “Tại Việt Nam tồn tại nền “sử học bên lề,” đang viết phiên bản mới của lịch sử Việt Nam.” (13)


Hiện đang tồn tại nghịch lý là, trong khi những vấn đề cơ bản của lịch sử Đông Á được giải quyết từ nhiều năm, thì học giả thế giới đang phí hoài thời gian và công sức đẩy cánh cửa đã mở. Vì vậy, chúng tôi buộc phải viết bài này, nói rõ sự bất cập của học thuật thế giới hiện nay và đề nghị các nhà khoa học hãy đọc rồi phản biện ý tưởng của chúng tôi. Chúng tôi sẽ vô cùng biết ơn nếu quý vị chỉ ra sai lầm của mình để được học tập.


Cảm ơn bài báo của hai học giả Wang và Li giúp những tư liệu quý.


                                                                                                         Sài Gòn, tháng Giêng 2021.


Tài liệu tham khảo


  1. Hà Văn Thùy. Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt. NXB Văn học, H. 2006
  2. Chuan-Chao Wang and Hui Li. Inferring human history in East Asia from Y chromosomes https://investigativegenetics.biomedcentral.com/articles/10.1186/2041-2223-4-11
  3. Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB DH&THCN. H,1083
  4. Chu et al. Genetic Relationship of Population in China. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC21714/
  5. 5.      Hà Văn Thùy. Out Of Vietnam Explore Into The World.  Publisher Nhân Ảnh. August 1, 2021

https://www.amazon.com/dp/B09BL6NBGD?ref_=pe_3052080_397514860                                                             


       6.   Thibaut Devièse at al. Compound-specific radiocarbon dating and mitochondrial DNA analysis of the Pleistocene hominin from Salkhit Mongolia. https://www.nature.com/articles/s41467-018-08018-8 )


       7.  Zhou Jixu. The Rise of Agricultural Civilization in China: The Disparity between Archeological Discovery and the Documentary Record and Its Explanation.


https://books.google.com.vn/books/about/Sino_Platonic_Papers.html?id=PmQqnQEACAAJ&redir_esc=y                                                                                                                                         


  1.  李 辉.  百越遗传结构的一元二分迹象

file:///C:/Users/DELL/Downloads/A07%20(1).pdf 


  1. S. Pischedda et al. Phylogeographic and genome-wide investigations of Vietnam ethnic groups reveal signatures of complex historical demographic movements.

 https://www.nature.com/articles/s41598-017-12813-6


  1. Hà Văn Thùy. Rewriting Chinese history. Publisher Nhân Ảnh. https://www.amazon.com/dp/1989993680/ref=sr_1_1?dchild=1&keywords=rewriting+chinese+history&qid=1615764050&sr=8-1
  2. Hà Văn Thùy. The Formation Process of The Origin and Culture of The Viet People.  Publisher Nhân Ảnh. https://www.amazon.com/dp/1989993303
  3. Kelley, L. C. The centrality of “fringe history”: Diaspora, the Internet and a new version of Vietnamese prehistory.

 International Journal of Asia Pacific Studies 16 (1): 71–104, https://doi.org/10.21315/ijaps2020.16.1.3


      WHERE HAS BEEN DISCOVERED EASTERN HISTORY?


Ha Van Thuy


Exploring Eastern history is of great scientific interest. But unfortunately, up to now, the path of eastern population formation is still unclear: “Three different models have been emphasized by different researchers. The first model assumes that northern East Asian populations migrated south and mixed with Australoid ancestors who had settled in Southeast Asia. The second model holds that the northern populations of East Asia evolved from southern settlers. The third model assumes that the populations of northern and southern East Asia have evolved independently since the late Pleistocene more than 10,000 years ago.” Still not over, the other challenge is that people out of Africa before or after the Toba incident still have no final say. By default, humanity's elite becomes a Babel people when solving a problem with five unknowns!


In 2006, in the book Finding Vietnamese cultural roots, (1) we presented the history of East Asian population formation with the following points:


i. About 85,000 years ago, humans came out of Africa, into the Arabian Peninsula. Then from here along the Indian Ocean to Southeast Asia. 70,000 years ago, during the Ice Age, the sea level was 130 meters lower than today, two great strains of Australoid (haplogroup M) and Mongoloid (haplogroup N) migrated to Vietnam. Here they met and mixed blood to give birth to four ancient Vietnamese strains: Indonesian (haplogroup O), Melanesian (haplogroup C), Vedoid and Negritoid (haplogroup D) belonging to the Australoid group. Meanwhile, there are small groups of Mongoloid (haplogroup N) going to the Northwest of Vietnam and then because they could not overcome the ice wall blocking the road, they stopped walking and lived as hunter-gatherers.


ii. 50,000 years ago, people from Vietnam migrated to the Sundaland continent, went to the South Pacific islands and occupied Australia. An influx of people through Laos, Thailand, and Myanmar entered India, becoming the Dravidians, the first owners of the subcontinent, which is in a state of derelict after the atomic winter of the eruption of Toba volcano.


iii.40,000 years ago, due to the warming climate, people from Vietnam occupied China, went to Siberia and then 30,000 years ago crossed the Bering Strait to America. From the west of China, an influx of people traveled to Central Asia and then into Europe, contributing to the ancestry of the Europian people. From Southwest China, an influx of people entered Tibet, Burma and then into Northeast India, becoming the Dravidians, the first owners of the area. Meanwhile, the small Mongoloid community from Northwest Vietnam followed the western corridor to Mongolia. They were hunter-gatherers in the frozen regions. When the Ice Age ended, they domesticated livestock and became nomadic in the grasslands of the Northern Yellow River.


iv- In the North of China due to the cold climate, people live sparsely. Meanwhile, the south is warm, so the population is dense. The Hoa Binh people created Neolithic products, cultivated millet and dried rice, domesticated chickens, dogs, and pigs and brought them to Nam Duong Tu. 9000 years ago, the Viet people went up to build Jiahu agricultural culture. 7000 years ago millet was grown in the Yangshao culture. Here, the Australoid Vietnamese met and mixed blood with the nomadic Mongols, giving birth to the modern Vietnamese of the Southern Mongoloid race. The modern Vietnamese people increased in number, becoming subjects of the Yellow River basin.


v- In the Bronze Age, the Southern Mongoloid people descended to South China and Vietnam, genetically transforming the populations of South China, Vietnam and Southeast Asia to the Southern Mongoloid strain. Since 2000 BC, the entire population of Vietnam belongs to the Southern Mongoloid race.


As an independent researcher, in the context of limited data, I can only give a few outlines. Hopefully, when there are more documents, the picture will be added and edited. At the same time, I also hope that readers and critics will help me complete my ideas. Up to now, after more than 15 years, thanks to rich archaeological and genetic data, science has been able to map East Asia's population at the molecular level. However, determining the origin as well as the path of population formation in the area is still at an impasse. This is a pity because it is only when the matter is cleared up that a true history of the East can be written.


In many published studies, the article Inferring the history of East Asian population from the Y chromosome by two famous Chinese scholars Wang Chuanchao and Li Hui (2) represents this trend. On the basis of the article, we try to evaluate the results and limitations of international scholars to draw lessons for further research.


It is true that three different models for East Asian population history have been proposed. However, there is only one correct model anyway. In a summative treatise, the author needs to give his opinion, confirm the model that he considers the most reliable, and then act on that model. The failure to give an opinion shows that the author is not really confident in his point of view.


In the article, the author makes the following observations:


a. Haplogroup C is the earliest settled group in East Asia.


  “Haplogroup C-M130 may represent one of the earliest settlements in East Asia. Haplogroup C has a high to moderate frequency in the Far East and Oceania, and a lower frequency in Europe and America, but not in Africa (Figure 1). Several geographically specific subclasses of haplogroup C have been identified, namely C1-M8, C2-M38, C3-M217, C4-M347, C5-M356 and C6-P55 [25]. Haplogroup C3-M217 is the most common and highest frequency subclass in the populations of Mongolia and Siberia. Haplogroup C1-M8 is strictly restricted to Japan and Ryukyuan, occurring with a low frequency of about 5% or less. Haplogroup C2-M38 is found in certain local populations on the Pacific islands from eastern Indonesia to Polynesia. Haplogroup C4-M347 is the most common haplogroup among Aboriginal Australians, and has not been found outside of mainland Australia. Haplogroup C5-M356 has been detected with low frequency in India and in East Asia and neighboring regions of Pakistan and Nepal [27,28]. C6-P55 is geographically restricted to the highlands of New Guinea (P55 has been translocated in the latest Y-chromosome tree) [29]. This wide distribution pattern of C-M130 suggests that C-M130 may have arisen somewhere in mainland Asia before modern humans arrived in Southeast Asia. To give a clear picture of the origin and migration of haplogroup C, Zhong et al. imported 12 Y-SNPs and 8 Y-STRs out of 465 haplogroup C individuals from 140 East and Southeast Asian populations. C6-P55 is geographically restricted to the highlands of New Guinea (P55 has been translocated in the latest Y-chromosome tree) [29]. This wide distribution pattern of C-M130 suggests that C-M130 may have arisen somewhere in mainland Asia before modern humans arrived in Southeast Asia. To give a clear picture of the origin and migration of haplogroup C, Zhong et al. imported 12 Y-SNPs and 8 Y-STRs out of 465 haplogroup C individuals from 140 East and Southeast Asian populations.”


Comment.


The excerpt shows that the authors succeeded in determining the distribution of group C according to the Y chromosome in East Asia, but were inadequate when talking about the origin and migration route of this haplogroup. Although known: “Overall south-to-north and east-to-west declines of C3 Y-STR diversity were observed with the highest levels of diversity in Southeast Asia, supporting an open route northward coastal extension of haplogroup C3 in China about 32 to 42 thousand years ago (Figure 2A)” but the authors contradict themselves when they write: "This wide distribution pattern of C-M130 suggests that C-M130 may have arisen somewhere in mainland Asia before modern humans arrived in Southeast Asia." Does that mean there was another migration to Asia before modern humans arrived in Southeast Asia? Is there any evidence for that exodus? Absolutely not! An unfounded speculation shows that the author's research direction is problematic!


Figure 1: Distribution of East Asian population according to the Y. chromosome


Haplogroup C = Melanesian strain


Haplogroup D = Negritos strain


Halogroup N = Mongoloid strain


Halogruop O = Indonesian strain


b. Haplogroup O is the largest population group.


The article wrote:


“Haplogroup O-M175 is the largest haplogroup in East Asia, comprising about 75% of the Chinese population and more than half of the Japanese population and is therefore related to Neolithic migrants (Fig. first). O-M175 generated three downstream haplogroups - O1a-M119, O2-M268, and O3-M122 - accounting for a total of 60% of Y chromosomes in East Asian populations [17,18]. Haplogroup O1a-M119 is common along the Southeast coast of China, occurring with high frequency among Daic speakers and Taiwanese aboriginal people [19]. O2-M268 accounts for about 5% of Chinese [17]. O2a1-M95 is the most frequent subclass of O2, which is the main haplogroup in the Indochinese peninsula, and is also found in many populations in Southern China and Eastern India (such as Munda) [19]. 20]. Another subclass of O2, O2b-M176, is most common in Koreans and Japanese, and also occurs with very little frequency in Vietnamese and Chinese [21,22]. The O3-M122 is the most common haplogroup in China and is widespread throughout East and Southeast Asia, comprising about 50 to 60% of Han people. O3a1c-002611, O3a2c1-M134, and O3a2c1a-M117 are the three main subclasses of O3, each accounting for 12 to 17% of Han people. O3a2c1a-M117 also exhibits high frequencies in Tibetan-Burma populations. Another subclass, O3a2b-M7, has the highest frequency among the Hmong-Mien and Mon-Khmer speaking populations, but makes up less than 5% of the Han population [17,18]. Su et al examined 19 Y-SNPs (including M119, M95 and M122) and three Y-chromosome STRs in a large collection of population samples from a large region of Asia. They concluded that northern populations originated from southern populations following the early Paleolithic formation of East Asia. They also estimated the age of O3-M122 to be 18 to 60 thousand years, which may reflect the age of the blockage event that led to the early settlement of East Asia [4]. In 2005, Shi et al. [18] presented a systematic sampling and genetic screening of haplogroup O3-M122 in more than 2,000 individuals from diverse East Asian populations. Their data show that the O3-M122 haplogroup in southern East Asia is more diverse than the one in northern East Asia, supporting the southern origin of O3-M122. The timing of the early northward migration of the O3-M122 lines in East Asia is estimated at 25 to 30 thousand years... The age of haplogroup O in East Asia is not more than 30 thousand years when estimated from sufficient numbers (>7) of STR markers. Therefore, type O blood is not the earliest Y chromosome brought into East Asia by modern humans.”


Comment:


In addition to showing the distribution of haplogroup O in East Asia, the lead paragraph also shows a consensus with the view that people from Southeast Asia moved to East Asia. However, it is argued that: "The time of the early northward migration of the O3-M122 streams in East Asia is estimated at 25 to 30,000 years" needs to be discussed. From archaeological and genetic findings, haplogroup O came to China together 40,000 years ago (Chu et al., 1998; Stephen Oppenheimer 2003). But perhaps, due to the cold climate, most of them stopped in the southern Yangtze, only massively going up the Yellow River basin when the Ice Age ended. Perhaps the Nanyang Zi bottleneck at the end of the Ice Age reflected in the genes that led to this conclusion.


c. On the genetic heritage of Paleolithic Black Asians.


The article wrote:


“The migratory history of haplogroup D-M174 is the most enigmatic. So far, little is known about the origin and distribution of this haplogroup. This haplogroup is derived from the African haplogroup DE-M1 (YAP insertion) and is related to the short black Asian physical style. Groups E and D are brothers. While haplogroup E was carried westward by tall blacks to Africa, haplogroup D may have been carried eastward by short blacks to East Asia (Figure 3). Haplogroup D-M174 has a high frequency in the Andaman Negritos, northern Tibeto-Burmese populations, and the Japanese Ainu, and also occurs with low frequency in other East and Southeast Asian and Central Asian populations. Figure 1) [20,22,30, 31]. A northern Tibet-Burma population, the Baima-Dee, comprises almost 100% of the D halog group. There are three main subgroups of the D halog group, namely, D1-M15, D2-M55 and D3-P99, and many unclassified halog subgroups. Haplogroup D1-M15 is common in Tibetans, Tangut Chiang and Lolo, and is also found with very low frequency in mainland East Asian populations [32,33]. Haplogroup D2-M55 is restricted to different populations of the Japanese Islands. Haplogroup D3-P99 is found with high frequency in Tibetans and some Tibeto-Burmese minorities in Sichuan and Yunnan provinces residing in close proximity to Tibetans, such as the Pumi and Naxi [32]. Paragroup D* is limited to the Andaman Islands [31], which have been isolated for at least 20 thousand years. Several other small halog groups, also included in D*, can be found around Tibet. Most populations with blood type D have very dark skin, including the Andaman, Tibetan-Burmese, and Mon-Khmer. The Ainu may have pale skin to absorb more ultraviolet rays in high latitude regions. On the origin of haplogroup D, Chandrasekar et al. suggested that CT-M168 induced ionic mutant YAP insertion and D-M174 in South Asia based on their findings of YAP insertion in northeastern Indian tribes and D-M174 in Andaman island residents. 34]. In that case, haplogroup E with YAP insertion may also be of Asian origin. However, this hypothesis is rarely supported by any evidence. If haplogroup D originated in Africa, what is most mysterious is how it moved through populations with haplogroup CF to East Asia. Another mystery is how haplogroup D migrated from Southwest Asia to Japan. It may have passed through mainland East Asia or over Sundaland (Figure 2B). The land route seems to be shorter than the Sundaland line. Shi et al. suggest that the northward expansion of D-M174 into western China may have preceded the migration of other large East Asian clans around 60,000 years ago. These border populations may then have traveled eastward via the northern route through Korea or via the southern route through Taiwan and the Ryukyu land bridge to Japan, where they may have encountered the earlier Australian settlers. The current site of D-M174 in East Asia was probably displaced from eastern China by the later northward migration of haplogroup O and the expansion of the Han Chinese during the Neolithic [32]. However, there has never been any evidence from genetics or archeology that haplogroup D2 or Negritos migrated to eastern China… However, due to lack of data, the history of haplogroup D, as a genetic legacy of the Paleolithic in East Asia, remains a mystery."


Comment


What does the passage say? First, it says, thanks to genetic engineering, the authors discovered the distribution of Haplogroup D in East Asia. But it also shows that they are confused in determining the origin as well as the migration route of this haplogroup. Hypothesis put forward: “This haplogroup is descended from the African haplogroup DE-M1 (YAP insertion) and is related to the short black Asian physical style. Groups E and D are brothers. While haplogroup E was carried westward by tall blacks to Africa, haplogroup D may have been carried eastward by short blacks to East Asia." Does this mean that there has been a departure of haplogroup D from Africa? In fact, this migration did not occur because the escape from Africa of modern people was only successful once in history. Meanwhile, the suggestion of Chandrasekar et al. that: “haplogroup E with YAP insertion may also be of Asian origin,” is not noted! Unfortunately, the authors do not know that, from the morphological survey of ancient Vietnamese skulls and anthropology, haplogroup D was born in Vietnam 70,000 years ago. (3)


d.Recent immigrants to and from the Northwest: N-M231


“Haplogroup O has a sibling haplogroup, N-M231, which is most frequent in northern Eurasia, especially among most of the Uralic ethnic groups, including Finnic, Ugric, Samoyedic and Yukaghir peoples, as well as some Altaic and Eskimo populations to the north. It also occurs with low frequency in East Asia (Figure 1) [30,37]. Detailed analysis of haplogroup N shows a more recent expansion on a counterclockwise route from interior East Asia or southern Siberia about 12 to 14 thousand years ago, which explains the high frequency of haplogroups N in northeastern Europe [37]. Subclass N1a-M128 is found with low frequency in populations of northern China, such as Manchuria, Xibe, Evenk, Korea, and also in some Central Asian Turkic populations. Haplogroup N1b-P43 is about six to eight thousand years old and may have originated in Siberia. N1b is common in the Northern Samoyeds, and also occurs with low to moderate frequency in some other Uralic and Altaic peoples [38,39]. The N1c-Tat subclass most frequently appeared probably in China about 14 thousand years ago and then experienced a series of strong founder or bottleneck effects in Siberia and secondary expansion in Eastern Europe. 37]. These studies traced the origin of haplogroup N in Southwest China and Southeast Asia. So it was a long journey for the first people of haplogroup N to cross the continent from Southeast Asia to Northern Europe. Haplogroup N migration is another piece of evidence for the southern origin of East Asians.”



Mongoloid skull cap at the Salkhit site in Northeastern Mongolia about 34,000 years ago


Comment.


The status of Haplogroup N is a complicated but interesting story. In common view, the author of the paper also "traced the origin of haplogroup N in Southwest China and Southeast Asia." Ask: did you find it? No, the Stone Age the area was completely devoid of Mongoloid people! (3) Mongoloid people only appeared here about 2000 BC but are South Mongoloid. So where do Mongoloid people in Southeast Asia go to East Asia? To answer this question, 15 years ago, was based on three facts: i. There is only one migration route to the South. ii. Suggestion by Chu et al.: Mongoloid also came from the south (4) and iii. The 68,000-year-old North Mongoloid remains in Liujiang in Guangxi, close to the Vietnamese border, help us hypothesize: 70,000 years ago, there were separate Mongoloid groups that went to Northwest Vietnam and lived in isolation here. The North Mongoloid skeleton of Liujiang is evidence. About 40,000 years ago, the Mongoloid community from here followed the Bashu-Sichuan corridor to Mongolia. Hunting here until the end of the Ice Age, they domesticated livestock and then became nomadic in the grasslands of the Northern Yellow River. (5) Due to the preservation of the pure genome, they is called the North Mongoloid. The North Mongoloid skullcap fragment 34,000 years ago found in Salkhit Northeastern Mongolia is evidence of this event. (6) Because they left Vietnam 40,000 years ago, there are no remains of them in the stone age on Vietnamese soil. However, the blood of Mongoloid people in Mongolia still bears the imprint of 30,000 years of living on Vietnamese land.


The second key issue is the status of the South Mongoloid: Where did they come from and why did they become the subject of the Asian population? Perhaps the first person to be interested in this was Zhou Jixu (7). He believes that the Southern Mongoloid people at the Banpo site in Shaanxi province came up from Southeast Asia. The truth is not: in the Stone Age, Southeast Asia did not have Mongoloid people! Based on the location of the Ban Pha site and the South Mongoloid genetic code, we believe that when the millet was planted here, the Australoid ancient Viet met and mixed blood with the North Mongoloid, giving birth to the South Mongoloid. The Ban Pha site is the birth place of the Southern Mongols. The question why was born later, but the Southern Mongoloid strain became the largest population in Asia? The following can be answered. 70,000 years ago, in Vietnam, two big strains of Australoid and Mongoloid mixed blood, giving birth to the ancient Vietnamese. According to the principle of genetics, the marriage inevitably produces a number of Mongoloid people. But because the number of Australoid people was too large, the next generations were fused, and finally the Mongoloid gene was recessive, leaving only the Australoid strain. However, every Australoid person's blood contains the Mongoloid gene. Therefore, when receiving more genes from the nomad, the amount of Mongoloid blood in the hybrid's body surpassed the limit of the Australoid strain to become a new Southern Mongoloid strain. When adult hybrids mate with their compatriots, they also pass on the Mongoloid genes to their children, making their children also become Southern Mongoloid. Just like that, like in a domino game, with the initial push, all the ancient Viet people will automatically change into South Mongoloid. Anthropologists call it the Mongoloidization of Southeast Asian populations.


Conclude.


The above analysis shows that two scholars Chuan-Chao Wang and Hui Li have succeeded in mapping the East Asian population at the molecular level, but are still powerless in determining the origin and route of the Eastern population. This is also the situation of most other scholars. It seems that we are used to hearing the chorus at the end of each article: "Hopefully when sequence gene more, we will have an answer..." In fact, it is not a lack of gene sequencing publication but the lack of the exactly answer to the way out of Africa by man! Not only that, there is a danger that most authors lean towards the scenario "A large number of Chinese peasants went down, replacing the Australoid natives who made up the population of Southeast Asia today." (8) Most Chinese authors support the above option because it leads to "scientific conclusions": "Vietnamese people are descendants of Chinese people." From this idea, there is a Chinese politician who "admonished stray child Vietnam to back home" (!) Not understanding because they forgot or didn't know that, if that is true, the biodiversity of Vietnamese people must be low than the Chinese! However, most genetic studies confirm: “Vietnamese people have the highest diversity in Asia.” This affirms that there is absolutely no thing that "a large number of Chinese farmers have come down to replace the indigenous people, making up the population of Southeast Asia."


Until the end of the twentieth century, the peoples of East Asia still believed that their ancestor was the Peking Man Homo pekinensis. But in the new era, molecular genetics turned everything upside down when declaring that all mankind had a common ancestor Homo sapiens appeared in Africa 300,000 years ago. From Africa, prehistoric people came out to make up the world population. Therefore, the history of the Eastern peoples needs to be rewritten. But how to write when anthropologists are still arguing about the human way out of Africa?!


Whereas 15 years ago, in our pamphlet, we presented the basic picture of East Asian prehistoric. In the following years, thanks to updating valuable archaeological and genetic materials, we published many of articles and books, including Rewriting Chinese history, The Formation Process of The Origin, And Culture Of The Viet People, Out of Vietnam Explore In The World,(9) printed in USA, released on amazon, presents a more complete East Asian history. We also have academic exchanges in seminars, debates with leading historians in the country… Our discovery has reached millions of Vietnamese at home and abroad. Unfortunately, as an independent researcher and our views are too different from mainstream academia, we are not supported by the Vietnamese government. We also do not have the conditions to publish in international journals, so foreign scholars do not know about our work. Only associate professor Liam C. Kelly, after many years of opposing us, in 2020 in the text 'THE CENTRALITY OF “FRINGE HISTORY”: DIASPORA, THE INTERNET AND A NEW VERSION OF VIETNAMESE PREHISTORY'' admitted: “ In Vietnam, there exists a “history of the fringes,” writing a new version of Vietnamese history.”(10)


There exists the paradox that, while the fundamental problems of East Asian history have been solved for many years, world scholars are wasting time and effort pushing the opened doors. Therefore, we are forced to write this article, clearly stating the inadequacies of the current world academics and suggest that scientists read and then criticize our ideas. We will be very grateful if you point out your mistake so that we can learn.


Thanks to the articles of two scholars Wang and Li for valuable materials.


                                                                                                          Saigon, January 2021


Tài liệu tham khảo


  1. Hà Văn Thùy. Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt. NXB Văn học, H. 2006
  2. Chuan-Chao Wang and Hui Li. Inferring human history in East Asia from Y chromosomes https://investigativegenetics.biomedcentral.com/articles/10.1186/2041-2223-4-11
  3. Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB DH&THCN. H,1083
  4. Chu et al. Genetic Relationship of Population in China. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC21714/
  5. 10.  Hà Văn Thùy. Out Of Vietnam Explore Into The World.  August 1, 2021

https://www.amazon.com/dp/B09BL6NBGD?ref_=pe_3052080_397514860                                                             


       6.   Thibaut Devièse at al. Compound-specific radiocarbon dating and mitochondrial DNA analysis of the Pleistocene hominin from Salkhit Mongolia. https://www.nature.com/articles/s41467-018-08018-8 )


       7.  Zhou Jixu. The Rise of Agricultural Civilization in China: The Disparity between Archeological Discovery and the Documentary Record and Its Explanation.


https://books.google.com.vn/books/about/Sino_Platonic_Papers.html?id=PmQqnQEACAAJ&redir_esc=y                                                                                                                                        


  1. S. Pischedda et al. Phylogeographic and genome-wide investigations of Vietnam ethnic groups reveal signatures of complex historical demographic movements.

 https://www.nature.com/articles/s41598-017-12813-6


  1. 14.  Rewriting Chinese history

https://www.amazon.com/dp/1989993680/ref=sr_1_1?dchild=1&keywords=rewriting+chinese+history&qid=1615764050&sr=8-1


 The Formation Process of The Origin, And Culture of The Viet People https://www.amazon.com/dp/1989993303


 Out of Vietnam Explore in The World


https://www.amazon.com/dp/B09BL6NBGD?ref_=pe_3052080_397514860


  1. Kelley, L. C. The centrality of “fringe history”: Diaspora, the Internet and a new version of Vietnamese prehistory.
 International Journal of Asia Pacific Studies 16 (1): 71–104, https://doi.org/10.21315/ijaps2020.16.1.3
01 Tháng Tám 2023(Xem: 1000)
17 Tháng Sáu 2023(Xem: 983)