Đảng đục bỏ ba ngón tay nhọn hoắt của Hoa hậu Miss Grand International 2021

09 Tháng Mười Hai 20218:23 CH(Xem: 2502)

VĂN HÓA ONLINE – NHÂN VĂN - THỨ NĂM 09 DEC 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Đảng đục bỏ ba ngón tay nhọn hoắt của Hoa hậu Miss Grand International 2021 (*)


Đảng quyết không khoan nhượng


07/12/2021


image008(Hình: Trích xuất từ RFA.ORG)


Việt Hương


Động tác chào bằng “ba ngón tay” của Nguyễn Thúc Thùy Tiên, Hoa hậu Hòa bình Quốc tế, Miss Grand International 2021, đang thu hút sự chú ý của dư luận Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, động tác chào bằng “ba ngón tay” ấy, tuy được báo chí, kể cả báo trong nước tụng ca, đã bị Đảng và Nhà nước “đục bỏ”.


Nếu bức ảnh Đỗ Thị Hà nhem nhuốc đi cấy được đăng tải gây sốt sau khi đăng quang Hoa hậu Việt Nam thì hình ảnh Nguyễn Thúc Thùy Tiên đi dép tổ ong ngồi ăn sau phần trả lời trực tuyến ở đất nước Thái Lan một ngày sau khi đăng quang Hoa hậu Hòa bình Quốc tế khiến giới hâm mộ vô cùng thích thú.


Thuỳ Tiên được cộng đồng mạng hoan nghênh. Phần lớn khen cô thông minh, nhậy cảm về chính trị và hiểu biết thời thế… Trong khi Đỗ Thị Hà trước đó bị chê bai. Nhưng dù sao, Thị Hà cũng đã lọt được vào bán kết vòng hai trong cuộc thi Hoa hậu Thế giới tổ chức tại Puerto Rico năm nay. Hơn thế, Đỗ Thị Hà đáng được vinh danh là Hoa hậu dũng cảm, cầu thị, vì cô dám nhìn thẳng vào thiếu sót và sai lầm của mình để thay đổi.


Đỗ Thị Hà đã vượt xa các chính khách “tai to mặt lớn” khác ở Việt Nam, những người bị dư luận cả nước lẫn quốc tế chỉ trích vì những scandal “du hí”, vi phạm vào các điều đảng viên không được làm; ấy vậy mà họ không hề có lấy một lời xin lỗi trước công chúng! Đỗ Thị Hà, ngược lại đã nhận và sửa lỗi rất nhanh. Trong lời chúc mừng gửi đến Nguyễn Thúc Thùy Tiên, cô chủ động loan báo sẽ thay đổi nhạc phẩm phần thi Bán kết tiếp theo “để phù hợp hơn với địa điểm tổ chức cuộc thi năm nay”.


Thay vì giữ bài “Cô gái vót chông”, cô sẽ trình diễn bản “Despacito” (1) nổi tiếng của xứ Puerto Rico, nơi đăng cai cuộc thi. Vậy là Miss Vietnam, cùng Ban tổ chức Miss World Vietnam, đã tạm xóa đi phần nào nỗi ám ảnh chiến tranh và bạo lực, không tái khẳng định quyết tâm vót chông để “diệt giặc Mỹ cọp beo” trên đất Mỹ nữa. (Ba Sàm).


Muộn còn hơn không! Dự luận xã hội đã tỏ ra khoan dung và độ lượng hơn so với mươi ngày trước đây. Nay cư dân mạng đã không còn trút sự giận giữ, thậm chí là oán thán lên Hoa hậu Đỗ Thị Hà nữa. Dư luận sẽ thể tình cho câu chuyện “vót chông” đánh Mỹ của cô. Những mũi chông nhọn hoắt, dù chỉ thể hiện qua làn điệu, vẫn khoét sâu vào nỗi đau của nước Mỹ, của phần lớn người Việt định cư ở Mỹ, đặc biệt là chọc thẳng vào các nỗ lực hoà giải Mỹ – Việt.


Ngược lại với Hoa hậu “Chiến tranh” Đỗ Thị Hà, Hoa hậu Hoà bình Thuỳ Tiên tỏ ra am hiểu chính trị quốc tế khi giơ ba ngón tay lên chào mọi người. Tờ “Thanh Niên” từ trong nước tụng ca: “Ba ngón tay là biểu tượng phản đối đảo chính ở Thái. Ba ngón tay đồng thời cũng đại diện cho tự do, bình đẳng, bác ái đối với người Thái. Ba ngón tay cùng câu nói:


Tờ báo là "Diễn đàn của hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam" có đoạn viết: 


"Theo dõi đêm chung kết và xúc động với thông điệp mà Thùy Tiên truyền tải, Phạm Ngọc Hương Quỳnh, sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, viết trên trang Facebook cá nhân: “Ba ngón tay là biểu tượng phản đối đảo chính ở Thái. Ba ngón tay đồng thời cũng đại diện cho tự do, bình đẳng, bác ái đối với người Thái. Ba ngón tay cùng câu nói 'Hãy cùng nhau mang hòa bình và sự tốt đẹp đến cho thế giới này' bằng tiếng Thái không còn gì xuất sắc hơn nữa. (tự đục bỏ hai chữ Tự hào – ra ngõ ra tự hào rồi!!!!)


Nhiều người, nhiều giới lên tiếng thán phục cựu sinh viên khoa Pháp trường Đại học xã hội và Nhân văn TP. HCM. Một người đẹp đã chứng tỏ “hoa hậu không phải là con điên” như một bà Tiến sĩ nọ từng bôi bác. Tiếc rằng, không lâu sau đó, các bài viết ca ngợi trên “Thanh Niên”, “Pháp Luật Online” với hình ảnh minh hoạ Thuỳ Tiên đưa 3 ngón tay lên, cử chỉ của người dân Thái đấu tranh đòi dân chủ, người Myanmar phản đối chế độ quân chủ, người trẻ Hồng Kong trong phong trào Dù Vàng, đã lần lượt bị gỡ xuống và xoá luôn cả trong Cache.


Không những thế, Đảng còn cho AK47 chỉ trích Thuỳ Tiên và gán cho cô tội “can thiệp vào chuyện nội bộ của nước khác”, “cổ suý bạo lực tại Thái Lan”. Tác giả các bài báo chê bai Thuỳ Tiên còn nhìn thấy ở tuyên bố của cô như sự cỗ võ tinh thần để các lực lượng đấu tranh cho dân chủ noi theo như hướng về ngọn đuốc trong đêm ở Việt Nam. Chưa hết, người viết bài này còn lo Thuỷ Tiên sẽ gặp không ít sóng gió (kể cả những đơm đặt, vu cáo), một khi cánh Tuyên giáo bắt đầu “nổi da gà” trước sức lan tỏa một thần tượng đối với lớp trẻ. (Ba Sàm).


Riêng tờ “Tuổi Trẻ” (từ Sài Gòn) đã “lách luật” bằng cách vẫn để nguyên mấy đoạn video Thuỳ Tiên trình diễn và ứng xử hết sức thuyết phục (Hy vọng cho đến khi bài báo lên khuôn Đảng vẫn chưa phát hiện ra để cắt bỏ). Phải chăng trong “vòng vây tư tưởng”, nhiều anh em “làm báo ăn lương của Đảng/Nhà nước” vẫn biết bức xúc trước việc Đảng kiểm duyệt đến cả “ba ngón tay” của Hoa hậu! Thật cảm động và chân tình trước những lời bình luận đặt niềm tin và hy vọng vào thế hệ trẻ làm báo ở Việt Nam muốn kín đáo giữ lại sức truyền cảm của Thuỳ Tiên.


Còn muốn biết Đảng sẽ “mặt nặng mày nhẹ” với cả hai Hoa hậu như thế nào, hãy theo dõi tiếp sự trở về Việt Nam của các Hoa hậu thì sẽ rõ. Đáng chú ý là tờ báo Đảng “Nhân Dân” cũng đăng bài về Hoa hậu Thuỳ Tiên, nhưng hết sức nêu cao “cảnh giác cách mạng nên đã chưa bị gỡ bài như mấy tờ báo kia. (Nhân Dân).


Tuy nhiên, ý tưởng thiêng liêng của cuộc thi Miss Grand International 2021 là “chấm dứt bạo lực, nâng cao nhân quyền” đã được báo Đảng sửa lại thành “chấm dứt chiến tranh và bạo lực”. Không biết khi nào thì “dân chủ” và “nhân quyền” không còn là “từ huý” ở Việt Nam?


Số phận của hai Hoa hậu rồi đây chắc chắn sẽ khác nhau. Một cô với bài “còn giặc Mỹ còn cọp beo” rập khuôn đúng lập trường, đường lối của Đảng và Nhà nước, chắc sẽ dễ tìm thấy chỗ làm ăn, được săn đón ở Việt Nam. Còn cô Hoa hậu ngay từ đầu, dám hướng về các giá trị phổ quát, chắc sẽ gặp nhiều cản trở trên con đường tiến thân. Nhưng dù gì đi nữa, cô đã chiếm được sự ngưỡng mộ của rất nhiều người, với một cử chỉ tuy đơn giản, nhưng vốn dĩ đã thể hiện được rất nhiều điều trong đấy. Còn “báo chí cách mạng” Việt Nam, bao giờ mới thoát khỏi được vòng kim cô kiểm duyệt, để được làm báo đúng nghĩa: đưa tin tức trung thực? (VNTB)/(theo VOA)


(*) tựa VHO đặt


(1) Luis Fonsi ‒ Despacito (Lyrics / Lyric Video) ft. Daddy Yankee


https://www.youtube.com/watch?v=gm3-m2CFVWM


Chào ba ngón kiểu Hunger Games có ý nghĩa gì với giới trẻ Đông Nam Á?


6/12/2021


image010Nguồn hình ảnh, Getty Images. Chụp lại hình ảnh, Người dân Thái Lan biểu tình yêu cầu Thủ tướng từ chức ngày 1/8/2021


Đợt công chiếu phần tiếp theo của phim The Hunger Games (Đấu trường Sinh tử) ở Thái Lan xảy ra đúng vào dịp sáu tháng sau cuộc đảo chính quân sự 22/05/2014, là dịp để thanh niên Thái Lan phản đối nhóm quân nhân lên chiếm quyền.


Lần đầu tiên, một số thanh niên Thái Lan đã nhân phim The Hunger Games -Mockingjay tập một ra mắt và bị ngưng chiếu ở một số rạp tại Bangkok để bày tỏ phản đối.


Họ đưa tay chào ba ngón, như cách các thiếu niên trong bộ phim Mỹ chào để nhận ra đồng đội.


Trên thực tế, cách chào ba ngón tay đã có từ lâu, trong phong trào hướng đạo quốc tế, nhất là ở các nhóm Sói nam (Boy Scouts) ở Anh thời bá tước Robert Baden-Powell.


Từ đó, nó được đảng Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa Đức (Nazi) của Adolf Hitler du nhập với cách đưa thẳng cả cánh tay và bàn tay ra phía trước.


Còn chào bằng hai ngón tay là cách đã được quân đội CH Ba Lan dùng từ những năm sau Thế Chiến I.


Nhưng việc giới trẻ ngày nay chọn một cách chào từ phim Hollywood lại là chuyện rất hiện đại.


Nhưng sau vụ việc năm 2014, đó, tính đến cuộc biểu tình tại Myanmar 2016, ở Hong Kong năm 2019, đợt phản đối các lệnh kiểm soát Covid ở Thái Lan năm 2021, ba ngón tay chào từ bộ phim Mỹ đã thành biểu tượng nổi tiếng.


Xã hội giả tưởng đen tối


Khái niệm phim, tiểu thuyết về một xã hội hoặc chìm đắm trong quá khứ không xác định, hoặc ở một tương lai tăm tối trong tiếng Anh có tên là 'dark dystopia'.


Dystopia trái ngược với 'utopia' - giả tưởng lý tưởng, ví dụ như chủ nghĩa cộng sản, theo cách hình dung của các nhà tư tưởng Âu Mỹ mấy thế kỷ qua.


Thế giới 'dystoptia' là phản đề của 'thiên đường XHCB', hay Địa đàng tôn giáo.


Nó hoặc do băng nhóm độc tài, tường già nua, đầy mưu mô, kiểm soát, hoặc là xứ sở mà con người bị máy móc (robot) điều khiển. Chỉ còn một nhóm nhỏ, thường là người lập dị, thanh thiếu niên dũng cảm, dám chống lại quyền lực đen.


image012Nguồn hình ảnh, Lionsgate/Reuters. Chụp lại hình ảnh, Katniss Everdeen trong vai diễn của Jennifer Lawrence đã thu hút giới trẻ toàn cầu.


Cha đẻ của dòng văn học 'dystopian' được cho là nhà văn Anh George Orwell.


Tiểu thuyết '1984' của ông, viết khi làm việc cho đài BBC ở London, đã trở thành tác phẩm chính trị và văn học giả tưởng kinh điển về một xã hội bị kiểm soát toàn diện.


Được biết cuốn sách viết năm 1949 đã cảnh báo rằng chủ nghĩa Stalin ở Liên Xô (cũ) có tiềm năng đem mô hình kiểm soát tư tưởng và ngôn ngữ của toàn xã hội ra khắp thế giới.


Mặt khác, Orwell cũng coi mọi cơ quan quyền lực và truyền thông có nguy cơ gây áp bức qua tuyên truyền, và trong tiểu thuyết nổi tiếng, ông lấy một căn phòng dưới tầng hầm trong tòa nhà Broadcasting House, trụ sở đài BBC, làm hình mẫu cho căn phòng kiểm soát tư tưởng (room 101) của "Bộ Sự thật" trong sách.


Năm 2008, dù chủ nghĩa cộng sản đã tan rã ở Liên Xô cũ và Đông Âu, thế giới lại có nguy cơ rơi vào tình trạng mất tự do bởi công nghệ, và tác phẩm của Suzanne Collins ra đời.


Sau được chuyển thể thành phim "Đấu trường sinh tử" (gốc tiếng Anh: The Hunger Games), câu chuyện nói về một thiếu nữ, Katniss Everdeen, phải chiến đấu để tồn tại và chiến thắng trong một trò chơi truyền hình tàn bạo.


Tessa Wong, BBC News từ Singapore nhận định rằng kiểu chào ba ngón tay từ phim đã trở thành một biểu tượng cho phong trào phản kháng ở Đông Nam Á.


image014Chụp lại hình ảnh. Người biểu tình ở Myanmar chào ba ngón tay


Năm 2014, trong vụ ở rạp chiếu bóng Bangkok một số sinh viên cũng chỉ mới có động tác chào ba ngón tay như trong bộ phim chống chế độ độc tài quân sự tương lai, và cảnh sát Thái Lan cũng chỉ bắt họ rồi thả.


Theo The Guardian ở Anh thì với thanh thiếu niên Đông Nam Á, kiểu chào ba ngón tay có ý "chúng tôi không đầu hàng", bất chấp áp bức.


Đến nay, vì lo sợ sự lan tỏa của các nội dung chính trị từ phim ảnh, văn học chính quyền quân sự Thái Lan đã cấm cả chuyện đọc tiểu thuyết '1984' của George Orwell.


Cùng lúc, chính phủ Thái Lan cũng ra thêm lệnh cấm tụ tập quá năm người.


Tuy vậy, việc hiểu các biểu tượng này cũng không thống nhất.


Có những người chỉ đơn giản coi đó là việc bày tỏ tình đoàn kết với người biểu tình mà không hàm ý phản kháng vũ trang hay bạo động.


Với một số người khác, chào ba ngón tay là cách họ thể hiện tình cảm yêu tự do, theo tờ Independent ở Anh khi lý giải câu chuyện này về Thái Lan hồi 2020. (BBC)
21 Tháng Mười Một 2023(Xem: 584)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 534)