Câu nói của Đại sứ Daniel Kritenbrink: “Bầu trời là giới hạn” mang ý nghĩa gì?

05 Tháng Năm 20218:18 SA(Xem: 3107)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN ĐỊA LÝ NHÂN VĂN - THỨ TƯ 05 MAY 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Câu nói của Đại sứ Daniel Kritenbrink: “Bầu trời là giới hạn” mang ý nghĩa gì?


Đại sứ Daniel Kritenbrink họp báo kết thúc nhiệm kỳ tại VN.


LTS: Báo điện tử VietnamNet trong bài tường thuật Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink tại Hà Nội chia sẻ với báo giới sáng 07/4/2021 có đoạn:


Lạc quan: Ông đặc biệt lạc quan về tương lai quan hệ hai nước. “Bầu trời là giới hạn cho mối quan hệ đối tác Việt Nam - Mỹ”, ông khẳng định.


Trong bài viết của Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng đăng trên BBC ngày 16/4/2021 có câu: “Hà Nội chắc chắn hài lòng với tuyên bố tối 13/4/2021 của Đại sứ Kritenbrink tại buổi tiếp tân chia tay do Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN tổ chức rằng, chỉ có bầu trời là giới hạn cho mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ”.


Vì sao “Bầu trời là giới hạn” cho mối quan hệ Việt Nam - Mỹ? Tòa soạn Văn Hóa Online – California xin dành câu trả lời cho quý bạn đọc. (VH)


+++++++++++++++++++++++++++++++++


08 Tháng Tư 20216:51 SA(Xem: 267)


VĂN HÓA ONLINE - TỪ CALIFORNIA - THỨ NĂM 08 APRIL 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


VietnamNet 07/04/2021   


Nếu được dùng 3 từ ngắn gọn mô tả các nhà lãnh đạo Việt Nam thì đó là "chiến lược", "năng lực" và "thực tế" - Đại sứ Mỹ chia sẻ với báo giới sáng nay trước khi kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam.


Bầu trời là giới hạn


Đại sứ Daniel Kritenbrink mở đầu cuộc họp báo với chia sẻ 3 thông điệp cảm xúc.


Biết ơn và cảm kích: Ông Kritenbrink cảm ơn Chính phủ, người dân Việt Nam vì đặc ân trở thành Đại sứ Mỹ, để có được đặc quyền thúc đẩy quan hệ đối tác hai nước.


image034Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink: Tôi s rt nh tt c nhng người bn Vit Nam mi min


“Đây là niềm vinh dự lớn lao, giúp tôi mãn nguyện về mặt công việc. Cá nhân tôi và gia đình luôn xúc động và yêu quý vẻ đẹp đất nước, sự tốt bụng của người dân, những bạn bè Việt Nam”.


Tự hào: Đại sứ Mỹ bày tỏ niềm tự hào về những thành tích hai nước đạt được thời gian qua. Quan hệ hai nước đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hai nước đã đạt được những kết quả thực chất, thực tế trong nhiều lĩnh vực: thương mại, an ninh - quốc phòng, y tế, giáo dục…


Hai bên cũng thường xuyên có các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao. Việc này được tiếp tục đẩy mạnh dưới thời của Tổng thống Biden. Ông Biden đã trực tiếp gửi thư tới các lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Ngoại trưởng Blinken có cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh…


Đại sứ nhấn mạnh những thành tựu đạt được trong hòa giải, hỗ trợ nhân đạo, xử lý hậu quả chiến tranh như xử lý ô nhiễm dioxin ở các sân bay, phá dỡ bom mìn, vật liệu chưa nổ, tìm kiếm quân nhân mất tích.


Lạc quan: Ông đặc biệt lạc quan về tương lai quan hệ hai nước. “Bầu trời là giới hạn cho mối quan hệ đối tác Việt Nam - Mỹ”, ông khẳng định.


Chiến lược, Năng lực và Thực tế


Lãnh đạo hai nước trong những năm qua luôn khẳng định sự tôn trọng lẫn nhau và sự tôn trọng về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị, Đại sứ Mỹ nhấn mạnh.


“Trong 3 năm rưỡi, tôi được tiếp xúc với rất nhiều lãnh đạo và cán bộ cấp cao Việt Nam. Mới hôm qua, tôi chia sẻ với một nhà lãnh đạo Việt Nam rằng, chúng tôi biết ơn khi các nhà lãnh đạo hai nước đã rất cởi mở, thành thật với nhau.


Tôi thường nói, nếu được dùng 3 từ ngắn gọn mô tả các nhà lãnh đạo Việt Nam thì đó là Chiến lược, Năng lực và Thực tế”.


image035Mỹ cam kết ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập


Ông khẳng định, Mỹ cam kết là đối tác và bạn bè của Việt Nam, giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển. Lãnh đạo Mỹ nhiều lần khẳng định ủng hộ Việt Nam mạnh mẽ và độc lập là lợi ích chung của hai nước. “Như Tổng thống Biden và Ngoại trưởng Blinken đã nói, Mỹ sẽ trở nên mạnh mẽ, thành công và thịnh vượng hơn khi làm việc với bạn bè, đồng minh và đối tác cũng có thành công tương tự”, ông nói.


Đại sứ Mỹ bày tỏ mong muốn được làm việc chặt chẽ với các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam. “Chúng tôi xin được chúc mừng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.


Tổng thống Biden đã nói với một trong số lãnh đạo mới Việt Nam: Mỹ giữ vững cam kết với mối quan hệ đối tác và tình hữu nghị với Việt Nam; cam kết ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập".


Kỳ vọng gia tăng


Dẫn lại cuộc trao đổi với người tiền nhiệm - cựu Đại sứ Peterson, ông Kritenbrink nói: “Khi tôi nói thành tựu có được trong quan hệ Việt - Mỹ là phép màu, thì ông ấy giải thích, phép màu là sự tình cờ hay do thánh thần tạo ra. Những gì chúng ta đạt được là sự phi thường. Không phải ngẫu nhiên hay may mắn, đó là kết quả của rất nhiều nỗ lực, dũng cảm và thiện chí của hai nước nhiều năm qua”.


Đại sứ Mỹ tự tin bày tỏ, quan hệ Việt - Mỹ sẽ tiếp tục phát triển dưới thời của Tổng thống Biden.


“Tổng thống Biden cũng cho rằng, việc ủng hộ một Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập là lợi ích quốc gia của Mỹ. 25 năm tới chúng ta sẽ tiếp tục phát huy mối quan hệ này dựa trên nền tảng vững chắc, là sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau. Đây sẽ là ưu tiên hàng đầu của chúng ra trong 25 năm tới”, ông nói.


Ông cũng đánh giá: “Sự kỳ vọng vào vai trò của Việt Nam những năm tới đây sẽ tiếp tục tăng lên, nhất là từ Mỹ. Việt Nam hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN cũng như ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ.


Trật tự quốc tế dựa trên luật lệ


Về vấn đề Biển Đông, ông Kritenbrink chia sẻ, Tổng thống Biden, Ngoại trưởng Blinken và các cán bộ cấp cao Mỹ nhất quán quan điểm: Giải quyết tranh chấp bằng một cách hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế, yêu sách về chủ quyền biển cũng phải dựa trên Luật Biển.


“Chúng tôi sẽ luôn đứng về phía các đối tác, đồng minh, bạn bè trong việc xây dựng trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Chúng tôi phản đối hành động đe dọa khiêu khích nước khác. 


Mỹ tái khẳng định tuyên bố ngày 13/7/2020 bác bỏ gần như toàn bộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Mỹ sẽ tiếp tục tích cực thực hiện các chương trình tăng cường năng lực hàng hải không chỉ với Việt Nam mà còn nhiều nước khác như Malaysia, Indonesia, Philippines…”, ông cho biết.


Đại sứ Mỹ nhấn mạnh về tầm nhìn chung của hầu hết các nước bao gồm cả Việt Nam. Đó là mọi tranh chấp giải quyết hòa bình, nước lớn không bắt nạt nước nhỏ. sống trong khu vực hòa bình và thịnh vượng, mỗi quốc gia hoạt động dựa trên luật pháp quốc tế.


Mỹ không đòi hỏi bất kỳ nước nào phải lựa chọn. Mọi quốc gia trong đó có Việt Nam phải có khả năng và quyền tự lựa chọn chính sách, lợi ích của mình mà không phải chịu ảnh hưởng, bị ép buộc hay đe dọa.


Việt Nam có vị trí đặc biệt trong trái tim tôi


Cuối buổi họp báo, Đại sứ Mỹ chia sẻ: Tôi không biết có thể làm gì sau này nếu không được ăn phở, bún chả, chả cá... Tôi yêu vẻ đẹp của Việt Nam, đã đi Sa Pa, Lào Cai, Hà Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long… Tôi không thể quên những chuyến thăm vịnh Hạ Long, Ninh Bình, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, TP. HCM.


Tôi sẽ rất nhớ tất cả những người bạn Việt Nam ở mọi miền. Người dân luôn tốt bụng, hào phóng, duyên dáng và chào đón tôi bất kỳ nơi đâu. Khi đi bộ phố cổ Hồ Hoàn Kiếm, hay ngồi trong xe ô tô, tôi luôn nhìn thấy cảnh mọi người ngồi trên chiếc ghế nhựa màu xanh, uống cà phê, ăn uống, cười nói, bình luận cùng nhau và tôi sẽ không bao giờ quên ấn tượng đó.


"Đất nước cũng như người dân Việt Nam luôn có vị trí rất đặc biệt trong trái tim tôi. Có một điều hối tiếc nhỏ là tôi chưa thể đến thăm các vùng miền Việt Nam. Tuy nhiên, đây là lý do chính để chúng tôi quay lại Việt Nam", ông nói. Thái An - Đức Yên - Lê Anh Dũng


Đại sứ Mỹ thăm cầu Hiền Lương


(cầu Bến Hải vỹ tuyến 17 chia đôi đất nước VN năm 1954)


28/08/2019    20:39 GMT+7


image036 Thăm tỉnh Quảng Trị, trong tinh thần hòa giải và tôn trọng lẫn nhau, Đại sứ Mỹ Kritenbrink đã đến thăm cầu Hiền Lương và nghĩa trang Trường Sơn.


Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink hôm qua đến thăm tỉnh Quảng Trị. Tại đây, ông có cuộc gặp với Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính, thăm một địa điểm rà phá vật liệu chưa nổ (UXO) của Tổ chức Peace Trees Việt Nam, nghĩa trang quốc gia Trường Sơn và cầu Hiền Lương.


Trong cuộc gặp với Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, Đại sứ Kritenbrink chúc mừng những thành tựu của tỉnh trong việc xử lý vật liệu chưa nổ cũng như mô hình dẫn đầu về hành động bom mìn của tỉnh tại Việt Nam và trong khu vực.


Ông Kritenbrink phát biểu: “Đại sứ quán Mỹ đặc biệt đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ của chính quyền tỉnh Quảng Trị và các tổ chức phi chính phủ trong việc xử lý các vấn đề chiến tranh để lại. Chúng tôi rất trân trọng mối quan hệ đối tác quan trọng này trong nỗ lực chung của chúng ta nhằm đưa tỉnh không còn chịu ảnh hưởng của vật liệu chưa nổ vào năm 2025”. 


image037Đại sứ M ti thăm các cán b rà phá bom mìn ca Tổ chức Peace Trees Việt Nam tại một địa điểm rà phá bom mìn


Đại sứ Kritenbrink đã gặp mặt bà Phạm Hoàng Hà - một trong những chuyên gia nữ đầu tiên về vật liệu chưa nổ và các cán bộ rà phá bom mìn để chứng kiến những nỗ lực to lớn của họ trong việc tháo gỡ bom mìn tại tỉnh Quảng Trị. 


Kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1995, các đội rà phá bom mìn do Mỹ tài trợ đã tháo gỡ vật liệu chưa nổ trên gần 160 triệu m2 tại Việt Nam, xử lý hơn 700.000 thiết bị nổ và những vật liệu nổ khác còn sót lại sau chiến tranh. 


image038Đại sứ Kritenbrink và lãnh đạo tỉnh Quảng Trị tới thăm và thắp hương tại nghĩa trang quốc gia Trường Sơn


image039image040image041Đại sứ Kritenbrink và Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam thăm cầu Hiền Lương

image042

Việc xử lý những vấn đề chiến tranh để lại có vai trò nền tảng trong quan hệ Việt - Mỹ. Với tinh thần hòa giải và tôn trọng lẫn nhau, Đại sứ Kritenbrink đã đến thăm cầu Hiền Lương và nghĩa trang Trường Sơn. 


“Là Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, tôi vui mừng khi công việc của tôi đã đưa tôi tới thăm các tỉnh thành trên khắp Việt Nam, gặp gỡ những con người đáng mến - những người đang làm những việc tuyệt vời để kết nối nhân dân hai nước chúng ta”, ông Kritenbrink bày tỏ. Thái An

image043

Lần đầu tiên Đại sứ Mỹ thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn

Lần đầu tiên Đại sứ Mỹ thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn

27/08/2019    23:13 GMT+7


Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Trị thỉnh 9 tiếng chuông, thắp hương tưởng niệm tại nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn.


Ngày 27/8/2019, trong chuyến công tác và làm việc tại tỉnh Quảng Trị, Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink đã dành khoảng 30 phút giữa buổi chiều đến thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, huyện Gio Linh.


Theo cách giản dị và gần gũi nhưng không kém phần trang trọng, Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink với ông Hoàng Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị thỉnh 9 tiếng chuông bắt đầu buổi lễ như để mời anh linh các liệt sĩ về chứng giám.


image044Lần đầu tiên đại sứ Mỹ thắp hương tưởng niệm tại nghĩa trang liệt sĩ


Trước khi bước lên tượng đài chính của nghĩa trang, Đại sứ Daniel Kritenbrink cùng đoàn sứ quán Mỹ đã trang trọng dành một phút mặc niệm cho các liệt sĩ. Sau đó, đại sứ trịnh trọng đến thắp hương lên những phần mộ.


Trước khi rời Quảng Trị, Đại sứ đã ghé thăm di tích lịch sử cầu Hiền Lương, bắc qua con sông giới tuyến Bến Hải. Tại đây, Đại sứ Daniel Kritenbrink đã cùng đoàn sứ quán Mỹ đi bộ từ phía bắc qua phía nam cầu. Ở ngay vạch chỉ phân chia ranh giới Bắc - Nam thời đất nước chia cắt hai miền, Đại sứ đã dừng khá lâu để trò chuyện cùng đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Trị.

image045

Đại sứ Daniel Kritenbrink cho biết thông điệp chính của chuyến thăm này là hai nước Việt Nam và Mỹ đã hàn gắn vết thương chiến tranh, đặc biệt là sự hợp tác chung trong việc khắc phục hậu quả sau chiến tranh. Những kết quả này không chỉ giúp cải thiện đời sống của người dân Quảng Trị mà còn chính là cầu nối của người dân cũng như chính phủ hai quốc gia.


"Chuyến thăm đến nghĩa trang Trường Sơn là để bày tỏ sự kính trọng đối với những người đã hi sinh vì lòng yêu nước", Đại sứ Daniel Kritenbrink nói.


++++++++++++++++++++++++++++++


Đại sứ Daniel J. Kritenbrink thăm viếng dâng hương Nghĩa trang Quân đội VNCH

29 Tháng Ba 20188:02 CH(Xem: 5910)


VĂN HÓA ONLINE - TỪ CALIFORNIA - THỨ SÁU 30 MAR 2018

image046

Ambassador Daniel J. Kritenbrink


Trong quá trình chúng ta hợp tác để hàn gắn vết thương chiến tranh, lòng tin và tình hữu nghị giữa chúng ta sẽ càng phát triển mạnh mẽ. Như một phần của quá trình hàn gắn, chúng ta bày tỏ sự tôn trọng đối với tất cả những người đã hy sinh thân mình, bất kể họ đứng ở bên nào.


Hôm nay, tôi đã tới thăm Nghĩa trang Bình An, hay còn được biết đến với tên gọi Nghĩa trang Biên Hoà, để thắp hương tại Đài tưởng niệm. Trước đó, trong chuyến thăm vào tháng 1 vừa qua, tôi cũng đã bày tỏ lòng tôn trọng đối với những người đã ngã xuống tại Sân bay Biên Hoà. Nếu chúng ta tiếp tục ghi nhận quá khứ qua những bước đi như thế này, chúng ta sẽ bước đến một tương lai còn tươi sáng hơn nữa cho mối quan hệ đối tác Hoa Kỳ - Việt Nam.


As we work together to heal the wounds of war, our trust and friendship will keep growing even stronger. As part of the healing process, we pay respect to all of those who gave the ultimate sacrifice of their lives, regardless of which side they were on.


Today, I visited Binh An Cemetery, also called Bien Hoa Cemetery, to light incense at the Memorial to the Fallen. I also paid my respects to the fallen at Bien Hoa Airbase during a visit in January. If we continue to acknowledge the past through steps like these, we will move toward an even brighter future for the U.S-Vietnam partnership.


image047Đại sứ Daniel J. Kritenbrink thăm Đền Tử Sĩ ở Nghĩa trang Biên Hòa hôm 28/3/2018


image048Đại sứ Daniel J. Kritenbrink dâng hương trước lư hương Nghĩa Dũng Đài.


image049Đại sứ Daniel J. Kritenbrink  thăm Nghĩa Dũng Đài chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa ở Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa.


image050Tượng Thương Tiếc không còn nữa sau 30/4/1975. Ảnh tư liệu của VH


image051Những ngôi mộ đã được trùng tu tùy theo khả năng tài chánh của thân nhân. Ảnh LKT


image052Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa vẫn còn rất nhiều những ngôi mộ của các chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa chưa được trùng tu. Ảnh LKT


image053Viên quản lý Nghĩa trang Biên Hòa đang chỉ đường cho một ký giả vào thăm viếng nghĩa trang. Viên quản lý nói ai cũng có thể đến gặp để làm thủ tục trùng tu. Ảnh LKT


++++++++++++++++++++++++++++++++++

Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink: Quan hệ Việt - Mỹ 'chỉ có bầu trời là giới hạn'

17 Tháng Tư 20218:10 SA(Xem: 198)


VĂN HÓA ONLINE DIN ĐÀN THO LUN - TH BY 17 APRIL 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink: Quan hệ Việt - Mỹ 'chỉ có bầu trời là giới hạn'


Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng


Gửi cho BBC từ Hà Nội


16/4/2021


image033Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM/Getty. Chụp lại hình ảnh. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink bắt tay Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại trụ sở ĐCSTQ ở Hà Nội ngày 25/01/2018


Tôi muốn gọi Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam Daniel J. Kritenbrink một cách thân mật như người Mỹ "ới nhau" khi đã quen nhau lâu ngày.


Hy vọng "Đan" không phản đối. Nhiều câu chuyện Đại sứ không kể ra, theo tôi, quan trọng không kém những điều ông phát biểu. Vấn đề là sở tại có bắt được "sóng" hay không…


Những câu có cánh của Đại sứ Kritenbrink tràn ngập truyền thông Việt Nam mấy tháng qua. Liệu có cần nhắc lại ở đây tất cả những lời "có cánh" ấy?


Bài dưới đây được viết theo một thể loại khác - một ít "xe cán người", còn chủ yếu là "người cán xe".


Và những điều dù "Đan" thổ lộ hay giữ kín trước khi rời Hà Nội, phần lớn đều mang âm hưởng chung: Khuyến khích bản sắc và sức đề kháng của người Việt trước "bóng đè" bành trướng của ngoại bang.


'Hà Nội hài lòng'


image054Nguồn hình ảnh, ANDREW HARNIK/Getty. Chụp lại hình ảnh. Đại sứ Kritenbrink bắt tay Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo với phía Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Hà Nội hôm 09/7/2018


Hà Nội chắc chắn hài lòng với tuyên bố tối 13/4/2021 của Đại sứ Kritenbrink tại buổi tiếp tân chia tay do Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN tổ chức rằng, chỉ có bầu trời là giới hạn cho mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.


"Đan" cũng cho biết, dưới thời Tổng thống Biden, Mỹ coi trọng việc tăng cường quan hệ với các đồng minh và đối tác. "Đan" khẳng định Việt Nam là một trong những người bạn tốt nhất của nước Mỹ, nhấn mạnh quan hệ hợp tác quốc phòng được thắt chặt với chuyến thăm đầu tiên của tàu sân bay Hoa Kỳ tới Việt Nam sau chiến tranh và năm ngoái đã có hai chuyến thăm như vậy.


Mỹ và Việt Nam đã ký kết các thỏa thuận thương mại trị giá 45 tỷ USD cho đến nay và con số này có thể sẽ cao hơn nhiều trong năm nay. Thương mại là khía cạnh nổi bật trong quan hệ song phương. Việt Nam là thị trường xuất khẩu tăng nhanh nhất của Hoa Kỳ và Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam: Xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam là 10 tỷ USD vào năm 2020 và nhập khẩu của Mỹ vào năm 2020 là 79,6 tỷ USD. Năm 2019, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam là 2,6 tỷ USD.


Trong khi đó, Báo cáo về quan hệ Việt - Mỹ của Cơ quan Nghiên cứu của Quốc hội Mỹ (CRS), một cơ quan lưỡng đảng phục vụ ngành lập pháp, đã xác nhận tình hình đàn áp nhân quyền tại Việt Nam gia tăng trong thời gian vừa qua. Tuy vậy, trong trả lời phỏng vấn trên báo Zing cuối năm ngoái, ông Daniel Kritenbrink không nhắc gì đến các vụ vi phạm nhân quyền được cho là đang diễn ra tại Việt Nam từ trước tới nay khi trả lời rất nhiều các câu hỏi của truyền thông "lề phải".


Cho dù Tổng thống Biden từng cam kết khôi phục vai trò của Mỹ với tư cách là người bảo vệ dân chủ và nhân quyền trên toàn thế giới, đánh giá các quốc gia dựa trên hồ sơ về các vấn đề nhân quyền của họ.


Nhưng ông Biden vẫn phải cân nhắc giữa việc đấu tranh cho các vấn đề nhân quyền ở các nước và đối trọng với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc.


Đề cập quan hệ song phương, ngày 24/12/2020, ông Kritenbrink giãi bày: "Chúng ta tập trung vào nội dung và mức độ hợp tác giữa hai nước. Tính chất chiến lược trong mối quan hệ Việt - Mỹ được phản ánh qua cách chúng ta tiếp cận thế giới và quá trình cộng tác cùng nhau. Do đó, tôi không quá câu nệ về vấn đề tên gọi. Nhiều người Mỹ hẳn cũng nghĩ như vậy".


Câu chuyện "Đan" không kể ra đây là tại sao bang giao Việt - Mỹ quan trọng nhường ấy, mà trải qua bao đời các đại sứ Mỹ từ trước tới nay đã không thành tựu nổi một "đứa con tinh thần" của các chiến lược gia từ các cơ quan hoạch định chính sách ở cả hai nước. "Đối tác Chiến lược Mỹ - Việt" rốt cuộc vẫn còn "treo" đấy. Vâng, có thể "Đan" không quá câu nệ về tên gọi, nhưng người Việt lại nghĩ "danh có chính thì ngôn mới thuận".


image055Nguồn hình ảnh, Getty Images. Chụp lại hình ảnh. Đại sứ Kritenbrink cùng Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis (giữa) thăm và thắp hương tại chùa Trấn Quốc hôm 25/01/2018 ở Hà Nội


Tại sao "danh chưa chính?" thì bản Báo cáo ngày 16/2/2021 do Viện Nghiên cứu Chính sách công của Quốc hội Mỹ đã cho biết, đáng ra quan hệ sẽ còn phát triển hơn thế nữa nhưng hai nước còn bị hạn chế bởi: Thứ nhất là do sức ép từ Trung Quốc. Lãnh đạo Việt Nam vẫn nghĩ rằng không nên "thân thiện" Hoa Kỳ nhiều quá, vì đơn giản là Trung Quốc không muốn vậy.


Thứ hai - mà điều này mới quan trọng - vẫn còn nhiều lãnh đạo Việt Nam "nghi ngờ mục tiêu lâu dài của Hoa Kỳ là muốn thấy sự chấm dứt quyền lực độc tôn của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua "diễn biến hoà bình". Não trạng về "diễn biến hoà bình" là tư duy lỗi thời từ Trung Quốc, nhằm phủ nhận các giá trị quan trọng của nhân loại như tự do và dân chủ.


Hiểu nhầm "nho nhỏ"


Người viết bài này không khỏi giật mình khi một clip trên YouTube (không rõ có phải từ lực lượng 'AK 47 không) đã "bẻ cong" nhận xét của "Đan". Nguyên văn câu của "Đan" được status ấy trích dẫn: "Tình huống nghiêm trọng nhất trong quan hệ quốc tế là khi chân lý thuộc kẻ mạnh, không có luật pháp, người mạnh nhất, hung hăng nhất sẽ luôn thắng. Thực tế chúng ta có trật tự quốc tế dựa trên luật pháp, nơi các quốc gia phải chơi đúng luật…"


image056Nguồn hình ảnh, Getty Images.Chụp lại hình ảnh. Đại sứ Kritenbrink nghiêng mình trước tấm bia mô tả sự kiện cựu phi công Hải quân Hoa Kỳ John McCain bị bắn rơi cùng phi cơ chiến đấu hồi năm 1967, gần hồ Trúc Bạch, Hà Nội (Ảnh chụp ngày 27/8/2018)


Dẫn đoạn trích xong, nhân vật xưng tên là Sơn Ngọc St. giải thích luôn, sỡ dĩ ông Kritenbrink phát biểu như vậy là vì, trước đây Mỹ đã sử dụng thế mạnh của kẻ mạnh, "nuôi" chế độ Việt Nam Cộng Hoà, nhưng cuối cùng Mỹ vẫn thất bại ở Việt Nam. Phải thừa nhận bình luận viên này có tiến bộ, không gọi Việt Nam Cộng Hoà là "nguỵ". Nhưng hỡi ôi, câu trích dẫn nói trên không phải "Đan" phê phán chính phủ Mỹ.


Thông điệp ấy là "Đan" muốn dành cho các đồng chí "nước lạ" trong cách đối xử với Việt Nam hiện nay. Từ năm ngoái, tại buổi tiếp báo chí ở Hà Nội ngày 2/7/2020, Đại sứ Kritenbrink từng khẳng định rằng, Mỹ không muốn ASEAN hay bất kỳ quốc gia nào khác phải chọn phe.


"Điều chúng tôi mong mỏi là các nước sớm nhận ra rằng họ muốn có trật tự ổn định và đạt được những lợi ích trong tuân thủ luật pháp quốc tế. Chúng tôi phản đối các quốc gia lớn bắt nạt các quốc gia khác, và kỳ vọng vào sự hợp tác để thúc đẩy hòa bình và thượng tôn pháp luật. Chúng tôi chào đón Trung Quốc tham gia vào các nỗ lực đảm bảo trật tự thế giới".


Hồi cuối tháng 10/2020, một nhà báo "diễn" lập trường cũng "đá xoáy" vị Đại sứ khi đòi hỏi "Đan" phải bình luận về quan điểm cho rằng: "Khi cần bạn bè đồng minh để đảm bảo lợi ích và duy trì vai trò số một trên thế giới, nước Mỹ luôn sẵn sàng chìa tay ra. Nhưng khi không cần nữa thì nước Mỹ sẵn sàng thỏa thuận trên lưng đồng minh khiến những nước nhỏ phải trả giá đắt".


"Đan" đã "lướt sóng" khá ngoạn mục khi gạt mũi giáo sang một bên để trả lời một cách tự tin: "Điều cốt lõi trong chính sách ngoại giao của chúng tôi, đó là chúng tôi có lợi ích trong việc có thêm những đồng minh, đối tác và bạn bè tự chủ, thịnh vượng. Có lẽ trên thế giới không có quốc gia nào có sự đầu tư và đem tới sự thịnh vượng tới nhiều vùng khác nhau trên thế giới như nước Mỹ".


'Nhân bất học bất tri lý'


Đích thân "Đan" đề tặng dòng chữ trên đây trong chuyến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám trước dịp 20/11 năm ngoái vốn mang nhiều biểu tượng. Đại sứ Mỹ đã mượn bài học quý giá rút ra từ cách nhìn nhận con người (để hiểu về đất nước) được lưu truyền qua hàng ngàn năm lịch sử, thể hiện sự trân trọng đối với truyền thống văn hoá Việt Nam nói riêng và Đông Á nói chung.


image057Nguồn hình ảnh, NGUYEN XUAN NGUYEN (TLG). Chụp lại hình ảnh. Tác giả Đinh Hoàng Thắng trao đổi với Đại sứ Krintenbrink hôm 13/4/2021 tại Hà Nội


Truyền thống văn hoá ấy cũng như sự giao lưu giữa các tộc người ấy chính là cội nguồn của ý thức quốc gia Việt Nam. Phải chăng Đại sứ Kritenbrink đã đặt niềm tin vào những giá trị trường tồn của chủ nghĩa quốc gia xuyên suốt không gian, thời gian. Do chủ động thích ứng nên chủ nghĩa quốc gia ấy đã được bồi đắp và lớn mạnh qua các triều đại, và "Đan" hy vọng nước Việt nhờ đó mà ngày càng tự trưởng thành, tự cường và thịnh vượng hơn.


Cũng năm ngoái, Đại sứ Kritenbrink đã làm một việc chưa từng có tiền lệ là tới thăm Nghĩa trang Trường Sơn ở tỉnh Quảng Trị và Nghĩa trang Liệt sỹ ở thành phố Hồ Chí Minh. Và ông cũng đến thắp hương tại Nghĩa trang Quân đội Sàigon. Trang Facebook của Tòa Đại sứ Mỹ ở Việt Nam đưa bản tin ngắn kèm theo bốn tấm hình "Đan" ở Nghĩa trang Biên Hoà.


Thăm cả hai nghĩa trang Sài Gòn và Biên Hoà cùng một ngày (21/6/2020) là để "bày tỏ lòng tôn kính" đối với tất cả những người lính đã hy sinh từ cả hai phía. FB Đại sứ quán Mỹ viết: "Khi cùng nhau hàn gắn vết thương chiến tranh thì lòng tin và tình bạn chúng ta sẽ ngày càng vững mạnh hơn. Là một phần trong quá trình hàn gắn cùng tinh thần hòa giải và tôn trọng lẫn nhau, chúng tôi thể hiện sự kính trọng đối với tất cả những người đã hy sinh, bất kể họ đứng về phía nào".


Trong tất cả những lời giải bày, không thấy ông Kritenbrink nói gì về công việc sắp tới ở Washington DC, với tư cách là một Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương. Trước đến giờ, cương vị này thường được Tổng thống Mỹ dành cho các Đại sứ Hoa Kỳ từ Tokyo hoặc Bắc Kinh.


Với các kinh nghiệm được tích luỹ ở Việt Nam, lại nói thông thạo tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật Bản, nay Đại sứ Kritenbrink được đề cử lên một cương vị ngoại giao cao nhất của Mỹ tại khu vực, chưa rõ hồ sơ Việt Nam rồi đây sẽ có vị trí nào trong bộn bề công việc liên quan đến "Chiến lược Ấn - Thái Dương" (IPS) của "Bộ tứ", trong khi "Quad" đang rất muốn Việt Nam sẽ trở thành một "thành viên theo sát" (shadow member).


Hãy chờ đấy, xem "hồi sau" sẽ rõ!


Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, cựu Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, hiện là Giám đốc Truyền thông, thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề về Chính sách, Pháp luật và Phát triển tại Hà Nội.

13 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 553)