Indonesia, Malaysia, Philppines lên tiếng về các diễn biến trên biển Nam Trung Hoa

14 Tháng Năm 20209:31 SA(Xem: 5194)

VĂN HÓA ONLINE - TỪ CALIFORNIA - THỨ SÁU 15 MAY 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Indonesia, Malaysia, Philppines lên tiếng về các diễn biến trên biển Nam Trung Hoa


7/5/2020


image013

Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Ảnh: AFP


(PLO)- Trước Indonesia, nhiều nước khu vực như Phillipnes, Malaysia và cả Mỹ đã lên tiếng phản đối và lo ngại các động thái hiếu chiến gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông.


Tin liên quan


Ngày 6-5-2020, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đã lên tiếng bày tỏ quan ngại rằng các diễn biến gần đây ở Biển Đông có thể có nguy cơ làm leo thang căng thẳng giửa lúc toàn cầu đang cùng nỗ lực chống dịch COVID-19, kênh CNA cho biết.


Indonesia: Phải tôn trọng UNCLOS


Họp báo ngày 6-5, Ngoại trưởng Marsudi nói Indonesia vẫn tiếp tục theo dõi chặt các diễn biến trên Biển Đông. Bà nhấn mạnh tầm quan trọng phải duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực để đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.


Ngoại trưởng Indonesia cũng đề nghị tất cả các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.


“Indonesia kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế, không có các hành động có thể làm tổn hại lòng tin lẫn nhau và có nguy cơ leo thang căng thẳng trong khu vực” - CNA dẫn lời Ngoại trưởng Marsudi.


image014
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi. Ảnh: CNA


Ngoại trưởng Marsudi cũng khẳng định dù bối cảnh hiện tại khó khăn do dịch COVID-19 lan tràn nhưng Indonesia vẫn tuân thủ cam kết đảm bảo tiến tới đạt được Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) có tính hiệu quả, thực chất và có tính ràng buộc.


Tiến trình đàm phán COC giữa các nước ASEAN và Trung Quốc vẫn đang diễn ra và các bên thống nhất cùng nỗ lực để có thể đạt được COC vào năm sau.


Indonesia không tranh chấp Biển Đông nhưng những năm gần đây thường xuyên xung đột với Trung Quốc về quyền đánh bắt cá ở vùng biển quanh quần đảo Natuna của nước này. Quần đảo này giáp Biển Đông.


Tháng 12 năm ngoái nhiều tàu của Trung Quốc tràn vào vùng biển quanh quần đảo Natuna khiến Indonesia phải triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Jakarta đến để phản đối, đồng thời triển khai tàu chiến và máy bay chiến đấu ra khu vực.


Các tàu Trung Quốc đã rời đi vào tháng 1 năm nay, sau khi Tổng thống Indonesia Joko Widodo ra thăm một căn cứ quân sự ở quần đảo Natuna nhằm khẳng định chủ quyền của Indonesia.


image015
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (áo đen) thăm một căn cứ quân sự ở quần đảo Natuna - giáp với Biển Đông - hồi tháng 1. Indonesia cũng có nhiều căng thẳng với Trung Quốc ở khu vực này. Ảnh: AFP


Năm 2016 Indonesia cũng đã một lần xung đột với Trung Quốc về quyền đánh bắt cá ở cùng khu vực.


Biển Đông những ngày qua dậy sóng thế nào?


Thời gian gần đây tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến căng thẳng. Trung Quốc có nhiều hành động ngang ngược nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền trái phép của mình ở Biển Đông và nhiều nước đã có động thái phản ứng.


Theo hãng tin ABS-CBN News, ngày 30-4-2020, Bộ Ngoại giao Philippines ra tuyên bố phản đối mạnh việc Trung Quốc ngang ngược lập cái gọi là các quận đảo Tây Sa và Nam Sa để quản lý trái phép hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng Philippines đang tranh chấp).


Philippines nói rõ nước này “không công nhận cái gọi là TP Tam Sa hay các đơn vị trực thuộc hay bất kỳ hành động nào sau đó bắt nguồn từ Trung Quốc”. Philippines cũng phản đối và không công nhận những cái tên phía Trung Quốc đặt cho các thực thể thuộc cái mà Philippines gọi là Nhóm đảo Kalayaan, tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


Philippines cũng phản đối việc Trung Quốc lập cái gọi là “trung tâm hành chính quận Nam Sa” trên cái mà Philippines gọi là đá Kagitingan (tức đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).


Philippines nhắc đến phán quyết của Tòa Trọng tài trường trực bác tuyên bố đường lưỡi bò của Trung Quốc năm 2016 rằng phán quyết này “đã giải quyết một cách toàn diện các tuyên bố quá đáng và các hành động trái luật pháp của Trung Quốc ở Biển Đông”.


Trước khi Philippines lên tiếng Mỹ đã có một loạt hành động thực hiện “chiến dịch tự do hàng hải” ở Biển Đông nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực.


image016
Tàu khu trục USS Barry lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ. Ảnh: SPUTNIK


Ngày 28-4-2020, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Barry của nước này đã đi qua vùng biển quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép). Trong ngày này, hải quân Trung Quốc đã triển khai một số tàu chiến đối đầu tàu USS Barry, theo Thời báo Hoàn cầu.


Ngày 29-4-2020, tàu khu trục USS Bunker Hill trang bị tên lửa dẫn đường di chuyển gần vùng biển quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Ngày 30-4, không quân Mỹ triển khai hai máy bay ném bom B-1B Lancer đến Biển Đông, theo tờ báo quân sự Mỹ Stars and Stripes.


Theo tuyên bố của hải quân Mỹ, Mỹ luôn hướng tới “các quyền, tự do và sử dụng hợp pháp vùng biển được công nhận theo luật pháp quốc tế”.


“Các tuyên bố chủ quyền hàng hải trái luật và chung chung ở Biển Đông là một đe dọa chưa có tiền lệ đến tự do trên biển, trong đó có tự do hàng hải và hàng không và quyền di chuyển bình thường của mọi tàu thuyền” - hải quân Mỹ tuyên bố.


Trước đó nữa, ngày 23-4, Mỹ cáo buộc Trung Quốc lợi dụng tình hình COVID-19 để “gây áp lực quân sự và bắt nạt các nước láng giềng ở Biển Đông”.


Đầu tháng 4 một tàu hải cảnh của Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của Việt Nam. Trung Quốc cũng điều tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 đến vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam và rồi sau đó sang quấy rầy hoạt động thăm dò dầu khí của Malaysia.



Tàu khu trục HMAS Parramatta lớp Anzac (Úc, trái), tàu đổ bộ tấn công USS America, tàu khu trục USS Bunker Hill lớp Ticonderoga, tàu khu trục USS Barry lớp Arleigh Burke (Mỹ) tập trận trên Biển Đông. Ảnh: SPUTNIK


Cũng trong tháng 4, Ngoại trưởng Malaysia Hishamuuddin Hussein kêu gọi các nước cùng kiềm chế để mang lại sự yên tĩnh cho Biển Đông, đồng thời tái khẳng định cam kết của nước này với hòa bình trên vùng biển tranh chấp.


“Vì tính phức tạp và nhạy cảm của vấn đề, tất cả các bên phải làm việc cùng nhau để duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông và tăng cường nỗ lực xây dựng, duy trì và thúc đẩy niềm tin lẫn nhau” - Ngoại trưởng Hussein nói ngày 23-4.


“Không phải chúng tôi không ra tuyên bố công khai về nó có nghĩa là chúng tôi không hành động về tất cả những điều đề cập bên trên. Chúng tôi duy trì liên lạc cởi mở và liên tục với tất cả các bên, bao gồm Trung Quốc và Mỹ” - ông Hussein nói thêm.

28 Tháng Tư 2021(Xem: 4698)