Thủ tướng Malaysia: Lãnh đạo Hồng Kông nên từ chức. Hun Sen đến Hà Nội

07 Tháng Mười 20198:47 SA(Xem: 5459)

VĂN HÓA ONLINE - TỪ CALIFORNIA TỚI KHẮP NƠI - THỨ HAI 07 OCT 2019


Thủ tướng Malaysia nói lãnh đạo Hồng Kông nên từ chức


04/10/2019 Reuters


image046

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad hồi tháng 5/2019 (ảnh tư liệu)


Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad hôm thứ Sáu 4/10 nói rằng nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam nên từ chức sau nhiều tháng xảy ra các cuộc biểu tình phản đối chính quyền của bà, truyền thông Malaysia đưa tin.


Phát biểu tại một hội nghị ở Kuala Lumpur, ông Mahathir nhắc đến Bắc Kinh và nói Lam “phải tuân lời các ông chủ và đồng thời bà phải tự vấn lương tâm”, theo cổng thông tin trực tuyến MalaysiaKini.


“Tôi nghĩ điều tốt nhất là từ chức”, ông Mahathir nói.


Các cuộc biểu tình ở Hong Kong đã bắt đầu vì người dân phản đối một dự luật dẫn độ mà đã bị rút lại, sau đó các cuộc biểu tình đã tăng cường độ rõ rệt kể từ tháng 6. Hoạt động biểu tình cũng đã phát triển thành những lời kêu gọi rộng lớn hơn về dân chủ và đưa ra các yêu sách khác.


Ông Mahathir, 94 tuổi, là một trong những nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm nhất châu Á. Ông là thủ tướng trong 22 năm kể từ năm 1981, và mới năm ngoái, ông đã thôi nghỉ hưu để lãnh đạo chính phủ sau khi giành chiến thắng ở thế là ứng cử viên đối lập. (VOA)


+++++++++++++++++++++++++++++++


Thủ tướng Hun Sen đến Việt Nam giải quyết các vấn đề biên giới


VOA 04/10/2019


image049

Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, tại Hà Nội, ngày 04/10/2019.


Hôm 4/10, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã có mặt tại Hà Nội bắt đầu chuyến công du hai ngày, nhằm giải quyết các vấn đề biên giới trên đất liền với Việt Nam, điều mà một nhà quan sát Campuchia nói là để giúp “ngăn chặn các chính trị gia [phe đối lập] tận dụng [vấn đề biên giới] để phục vụ cho lợi ích chính trị.”


Báo Thanh Niên tường thuật tại buổi hội đàm của hai nhà lãnh đạo Việt Nam - Campuchia: “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Hun Sen khẳng định quan hệ Việt Nam và Campuchia là quan hệ anh em gắn kết, bền chặt không thể tách rời.”


Trang Thanh Niên dẫn lời ông Hun Sen một lần nữa “cảm ơn sự giúp đỡ vô tư, trong sáng của Việt Nam giúp Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng, cũng như sự trợ giúp chí tình của Việt Nam giúp Campuchia hồi sinh đất nước ngay cả khi Việt Nam cũng đang gặp khó khăn vì bao vây cấm vận.”


Truyền thông Việt Nam cho biết trong chuyến thăm này hai nước sẽ ký 2 văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả 84% công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền.


Chuyến công du Việt Nam của ông Hun Sen diễn ra vài ngày sau khi ông kêu gọi người dân Campuchia không tham gia “âm mưu lật đổ nhà nước” của ông Sam Rainsy, lãnh đạo đối lập đang sống lưu vong.


Ông Hun Sen đưa ra lời kêu gọi hôm 2/10 sau khi ông Sam Rainsy, cựu chủ tịch của đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) đã bị giải thể, cùng các chính trị gia đối lập khác đang sống lưu vong thông báo họ sẽ quay về Campuchia vào ngày 9/11.


Nhằm duy trì lực lượng ủng hộ sau nhiều năm ở nước ngoài, ông Rainsy hồi tháng trước kêu gọi những người ủng hộ, bao gồm một số nhân vật trong quân đội, lật đổ ông Hun Sen.


“Họ nói họ sẽ lật đổ chúng ta vào ngày 9/11. Đây là mưu đồ đảo chính và Bộ Tư pháp đã truy tố tội âm mưu đảo chính rồi,” ông Hun Sen nói trước 1.200 sinh viên trong lễ tốt nghiệp của một trường đại học tại thủ đô Phnom Penh, theo Khmer Times.


Trao đổi với tờ The Phnom Penh Post, ông Kin Phea, Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Học viện Hoàng gia Campuchia cho biết chuyến thăm chính thức tới Việt Nam của ông Hun Sen sẽ giúp tăng cường hơn nữa quan hệ và hợp tác giữa hai nước.


“Thông thường, Việt Nam và Campuchia có quan hệ truyền thống giống như anh em và hàng xóm thân hữu. Vì vậy, mục tiêu của chuyến thăm là tăng cường và phát triển hợp tác giữa hai nước,” ông nói.


Ông Kin Phea nói nếu hai chính phủ có thêm một thỏa thuận để phân ranh giới thì sẽ giúp giải quyết các vấn đề biên giới của hai bên. “Nó cũng sẽ giúp ngăn chặn một số chính trị gia cố gắng tận dụng vấn đề này vì lợi ích chính trị.”


“Chúng tôi không muốn vấn đề biên giới trở thành một ‘căn bệnh’ cho các quốc gia của chúng tôi,” ông nói.


Dường như ông Kin Phea ám chỉ ông Sam Rainsy, sống lưu vong ở Pháp từ năm 2015, người thường xuyên cáo buộc ông Hun Sen quá thân cận với Hà Nội và liên tục gọi ông Hun Sen là “con rối của Việt Nam.”


Trước đó, vào tháng 9/2010, ông Sam Rainsy, bị chính quyền Hun Sen kết án 10 năm tù trong vụ tranh chấp biên giới với Việt Nam, sau khi ông đã trình bày một bản đồ có một lằn ranh biên giới giữa Việt Nam và Kampuchea khác với bản đồ mà chính phủ Campuchia sử dụng.


Vụ tranh chấp đã có từ một năm trước đó khi ông Sam Rainsy và hai dân làng di chuyển các cột mốt bằng gỗ đánh dấu biên giới giữa Kampuchea và Việt Nam. Ông Rainsy đã bị lãnh án tù hai năm về tội nhổ cột mốt biên giới trong khi những người dân làng mỗi người lãnh án tù 1 năm.
07 Tháng Mười Một 2020(Xem: 4200)