'Cục pin châu Á' vỡ đập thủy điện chết người

26 Tháng Bảy 20187:43 CH(Xem: 6960)

VĂN HÓA ONLINE - TỪ CALIFORNIA - THỨ SÁU 27 JULY 2018


'Cục pin châu Á' vỡ đập thủy điện chết người


BBC 25/7/18


image043Lào ồ ạt xây đập dọc sông Mekong để bán điện cho nhiều nước trong đó có Việt Nam, bất chấp cảnh báo về các mối nguy cho an sinh của cộng đồng.


Thời báo Vientiane dẫn lời tỉnh trưởng Attapeu, ông Bounhom Phommasane, cho hay 19 người chết, hàng trăm người mất tích và hàng ngàn người chờ được cứu sau vụ vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy đang xây dựng hôm 23/7.


image042

Bản quyền hình ảnh Reuters


Chưa rõ nguyên nhân gây vỡ đập. Nhưng theo TTXVN, công ty xây dựng đập thủy điện này cho hay đập bị vỡ do mưa lớn trong nhiều ngày.


Nước sẽ tràn về Việt Nam vài ngày tới


Ông Hoàng Văn Thắng (Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm Phó ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai) trả lời truyền thông Việt Nam rằng sự cố này 'nếu có ảnh hưởng đến Việt Nam thì không lớn', theo VnExpress.


"Đây là chiếc đập đang trong quá trình thi công và đã bắt đầu tích nước. Tuy nhiên, lượng nước tích được hiện nay chưa ai xác định được nên chưa thể có thông số chính xác", ông Thắng được VOV trích lời.


Cũng theo ông Thắng, các nhà khoa học ước tính trong 5-6 ngày tới nước từ vụ vỡ đập Lào sẽ tràn vào Việt Nam.


Mực nước khi về đến Tân Châu, Châu Đốc (An Giang) sẽ dâng lên khoảng 5 cm so với hiện nay.


Ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) phát biểu trên VOV cũng cho hay do mực nước ở các sông Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang thấp, nên khi nước từ Lào tràn về sẽ không ảnh hưởng nhiều.


Trong khi đó, ông Trần Đức Cường - Phó Chánh văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mekong Việt Nam, vỡ đập thủy điện ở Lào sự cố đột xuất nên "chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến Đồng bằng sông Cửu Long".


image044

Bản quyền hình ảnh Reuters


"Hiện họ đang thu thập số liệu và kết quả phân tích sẽ có trong 1-2 ngày tới để cảnh báo cho các quốc gia, đặc biệt là vùng ĐBSCL của Việt Nam, "ông Cường cho biết trên VOV.


Đó là ảnh hưởng trước mắt.


Còn về lâu dài, các mối nguy từ kế hoạch xây nhiều đập thủy điện với an toàn lương thực cho Việt Nam và toàn khu vực Đông Nam Á từ các đập thủy điện dọc sông Mekong đã được cảnh báo từ lâu.


Lợi và hại từ tham vọng biến Lào thành 'cục pin'


Theo Mạng lưới Sông ngòi Quốc tế, các đập thủy điện trên sông Mekong có thể dẫn tới nguy cơ giảm tới 30-40% sản lượng cá đánh bắt được vào năm 2040, giảm sản lượng nông nghiệp, kéo theo đói nghèo và làm tăng mức độ dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu của các nước ở hạ lưu sông Mekong, trong đó có Việt Nam.


Trong số các đơn vị thi công đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy có công ty Cổ phần Xây dựng và Nhân lực Việt Nam - CMVietnam, theo Vietnamnet.


Sau khi hoàn thành, 90% sản lượng điện sản sinh từ dự án sẽ được bán cho công ty điện EGAT Thái Lan, và 10% còn lbán cho công ty điện EDL của Lào.


Không thấy nhắc đến khách hàng Việt Nam trong dự án đâp này. Nhưng trên thực tế Việt Nam đã và đang mua điện từ các đập thủy điện của Lào.


Khi Bộ trưởng Năng lượng và Khoáng sản Lào, ông Khammany Inthirath sang thăm Việt Nam hồi 4/2018, ông đã gặp và bàn việc hợp tác xuất khẩu điện cho Việt Nam với Bộ trưởng Trần Tuấn Anh. Hai bên đã tìm cách xây dựng các khung pháp lý và hạ tầng để thực hiện việc này, theo The Diplomat.


image045

Bản quyền hình ảnh Twitter Image caption Hội Chữ Thập Đỏ Thái Lan kêu gọi quyên góp cứu trợ nạn nhân vụ vỡ đập ở Lào


Thực tế là Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu điện. Theo ước tính, sản lượng điện cần nhập khẩu vào Việt Nam tăng hơn 37.5 % vào năm 2025 và tăng lên 58.5 % vào năm 2035, theo Tae-jun Kang, tác giả bài báo hồi tháng 4/2018.


Theo báo Singapore, tờ The Strait Times, Lào có tham vọng trở thành 'cục pin xạc' của châu Á (the battery of Asia), với nhiều dự án xây đập thủy điện có vốn đầu tư nước ngoài dọc hệ thống sông ngòi nước này.


Trong khi châu Âu lưỡng lự đầu tư vào thủy điện ở Lào do lo ngại ảnh hưởng tới cá ở khu vực sông Mekong thì các nước khác như Thái Lan, Trung Quốc đã đầu tư ầm ầm vào lĩnh vực này tại Laos, theo Nikkei Asian Review.


Còn theo The Diplomat, Lào có khát vọng trở thành nhà xuất khẩu điện lớn nhất trong khu vực.


Hiện nay các đập thủy điện ở Lào có công suất 6,000 MW. Chính phủ Lào tham vọng đạt công suất 14,000 MW vào năm 2020.


Trên 30% khoản tiền đầu tư nước ngoài 6,6 tỷ USD vào Lào từ 1986 được bỏ vào các đập thủy điện, theo The Diplomat.


Hiện Lào đã vận hành 42 nhà máy thủy điện, 39 đập thủy điện, và còn đang xây 53 đập thủy điện nữa.


Tin mới nhất cho hay chính quyền Thái Lan và mạng xã hội Thái đăng tải nhiều lời kêu gọi quyên góp hỗ trợ nạn nhân vụ lụt do vỡ đập ở Lào.


Dư luận Thái Lan muốn "đền ơn đáp nghĩa" nước Lào đã cử đội cứu trợ tham gia đợt giải cứu đội bóng nhí tại hang Tham Luang, Chiangrai gần đây.


image046

Bản quyền hình ảnh Reuters


Tuy nhiên, có vẻ như là chính quyền Lào không muốn truyền thông nước ngoài vào đưa tin về vụ vỡ đập.


Một số nhà báo Thái Lan cho BBC hay đơn xin visa (M-B2) để tác nghiệp báo chí của họ bị Bộ Ngoại giao Lào hôm 25/07 từ chối.


Khác với đa số các quốc gia trên thế giới, Lào yêu cầu báo chí nước ngoài phải có thị thực đặc biệt mới có thể vào đưa tin.


Các báo Việt Nam hôm thứ Tư đưa tin công ty Hoàng Anh Gia Lai của nước này có hoạt động tại Lào, sẽ dùng trực thăng đưa 26 công nhân và trẻ em về nước an toàn.


Theo VietnamNet, công ty này cũng lập đội cứu nạn gồm các bác sỹ, y tá để đến Attapeu 25/07 để trợ giúp nỗ lực cứu trợ của chính phủ Lào./


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Trung Quốc muốn gì ở tiểu vùng sông Mekong?


Nguyễn Hoàng BBC Vietnamese, Hà Nội


22/5/2018


image047Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Hợp tác giữa các quốc gia ở khu vực Mekong - Lan Thương được các quốc gia hữu quan trong khu vực ngày một quan tâm


Một hội thảo tại Hà Nội mới đây cho thấy Bắc Kinh rất chủ động triển khai cái gọi là ‘Hợp tác Mekong – Lan Thương’ vì mục đích kinh tế và chính trị.


Hợp tác Mekong-Lan Thương bao gồm sáu quốc gia ven sông Mekong - Lan Thương, tính từ thượng nguồn là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.


Lan Thương là cách Trung Quốc gọi tên cho phần sông Mekong chảy trong lãnh thổ của mình.


Bước đi 'bài bản'


Mặc dù đã có tới khoảng hơn 10 cơ chế hợp tác giữa các nước tiểu vùng sông Mekong với nhau và với các đối tác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, ADB, World Bank, các cơ chế hợp tác này được xem là khá "rời rạc".


image048

Image caption Bản đồ sông Mekong. Các dự án xây đập thủy điện từ Trung Quốc xuống Lào, Campuchia gây lo ngại cho giới vận động môi trường


Thực trạng cam kết chưa rõ ràng và thiếu điểm nhấn từ Hoa Kỳ và Nhật Bản là một trong các nguyên nhân khiến Trung Quốc dường như tìm được kẽ hở ở "sân sau" và đang thành công trong nỗ lực đẩy mạnh cơ chế hợp tác.


Trung Quốc từ trước tới nay chỉ tham gia ở mức cấp tỉnh trong cơ chế hợp tác tại sông Mekong.


Tuy nhiên chỉ sau hai năm thành lập, về cơ bản Bắc Kinh đã hoàn thiện giai đoạn định hình hợp tác cấp chính phủ và đang bắt đầu cho giai đoạn triển khai cụ thể các dự án cho Bắc Kinh cấp vốn.


Hơn phân nửa các khoản vay ưu đãi của Trung Quốc đã được bơm vào năm nước lưu vực sông Mekong với các dự án các cơ sở hạ tầng và công nghiệp.


Ông Nguyễn Quốc Trường, từ Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư của Việt Nam, cho rằng Hợp tác Mekong-Lan Thương (sau đây gọi tắt là 'MLC') được triển khai mạnh như một phần của 'Sáng kiến Vành đai - Con đường' của Bắc Kinh.


'Các đề xuất MLC trùng hợp với đề xuất kết nối Vành đai - Con đường của Trung Quốc', ông Trường nói. 'Việt Nam cũng có lợi trong việc gia tăng kết nối với các nước về hạ tầng, tuy không có lợi lắm so với Lào và Myanmar bởi Trung Quốc hiện chỉ đẩy mạnh trục Bắc - Nam'.


image049

Image caption Ông Nguyễn Quốc Trường, từ Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư


Sáng kiến Vành đai - Con đường được xem là chiến lược định hình chính sách đối ngoại mới và tạo lập phạm vi ảnh hưởng toàn cầu của Bắc Kinh.


Điểm đáng chú ý là các tất cả các dự án lớn thuộc Sáng kiến Vành đai - Con đường đều không có tên Việt Nam trong đó.


Bắc Kinh thành công trong việc đưa hợp tác MLC ở mức cấp bộ trưởng và cao hơn là họp thượng đỉnh với sự tham gia của người đứng đầu chính phủ các nước, giống như các cơ chế hợp tác của Asean, Apec…


Điều này nảy sinh quan ngại rằng Bắc Kinh đã và đang thể chế hóa cơ chế hợp tác chính thức với 5 năm nước thuộc Asean và không loại trừ khả năng bào mòn cơ chế hợp tác của Asean vốn mang nặng tính hình thức và thiếu thực chất, theo giới quan sát.


"Ý nghĩa quan trọng của MLC không chỉ là về đầu tư bởi vẫn còn nhỏ theo qui mô của Trung Quốc. MLC là cơ chế hợp tác tại Đông Nam Á đầu tiên được Trung Quốc gây dựng. Một siêu cường đang lên cần đóng vai trò áp đảo tại các cơ chế hợp tác hiện tại hoặc tự tạo ra cơ chế của mình," Nguyễn Khắc Giang, nhà nghiên cứu chính trị tại Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) viết trong bài 'Trung Quốc đang kết bạn ở Mekong' đăng trên eastasiaforum.


Trong khi đó ông Mark Stanitzkim từ Viện Friedrich Naumann vì Tự do nói với BBC rằng các nước tham gia MLC đều là láng giềng của Trung Quốc và cách tốt nhất là hợp tác trên cơ sở cùng có lợi.


Tranh chấp Mekong có thể như Biển Đông?


image050

Image caption Hội thảo nằm trong chuỗi seminar nghiên cứu kinh tế và chiến lược Trung Quốc


Một diễn giả trong hội thảo mô tả điều được coi là Việt Nam đang vừa hợp tác vừa đấu tranh trên 'cả nước mặn và nước ngọt', khi nói tới tới tranh chấp trên Biển Đông và quan ngại về an ninh nguồn nước với các con đập thủy điện trên dòng Mekong.


Trung Quốc đã xây ít nhất 6 đập thủy điện ở thượng nguồn, tạo ra một số quan ngại về an ninh nguồn nước.


Trong khi đó Lào, nơi chiếm 35% nguồn nước sông Mekong, đã và đang xây dựng nhiều đập thủy điện, điển hình là đập Xayaburi gây nhiều tranh cãi.


Trong khi giới quan sát đổ lỗi cho các đập thủy điện của Trung Quốc gây ra hạn hán lớn, điển hình là trường hợp ở Việt Nam hồi năm 2016, thì một số nhà nghiên cứu Việt Nam nói tại chính lãnh thổ Việt Nam đã xây nhiều đập thủy điện.


Được biết một tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam còn đầu tư sang Lào cho một dự án đập thủy điện, khiến dẫn đến việc "khó nói" khi Việt Nam muốn đấu tranh với Lào trong việc muốn Lào ngưng triển khai các dự án đập thủy điện.


Một diễn giả muốn ẩn danh nói chính phủ Việt Nam nên có cách quản lý tốt việc đầu tư ra nước ngoài để tránh điều mà ông gọi là 'chân phải giẫm vào chân trái', khi dẫn chiếu về tập đoàn kinh tế này.


Một diễn giả khác tại hội thảo mô tả các con đập thủy điện là vấn đề nhức nhối nhất và ví tranh chấp tiềm năng ở vùng Mekong với tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
28 Tháng Tư 2021(Xem: 4666)