Cách làm ăn của các "đại điếm gia" XHCN Việt Nam

13 Tháng Năm 20188:26 CH(Xem: 6985)

VĂN HÓA ONLINE - TỪ CALIFORNIA - THỨ HAI 14 MAY 2018


Cách làm ăn của các "đại điếm gia" XHCN Việt Nam


Quảng Ngãi: Nhà máy giấy 10.000 tỷ đồng nhập thiết bị hoen gỉ


Zing 11/05/2018


Chính quyền lẫn người dân huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) lo ngại nhà máy giấy VNT-19 lắp ráp thiết bị, máy móc hoen gỉ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng.


Dân Quảng Ngãi bức xúc vì nhà máy giấy VNT-19 nhập thiết bị gỉ sét Chính quyền lẫn người dân huyện Bình Sơn(Quảng Ngãi) đang lo lắng, bức xúc vì chủ đầu tư nhà máy giấy VNT-19 nhập nhiều thiết bị cũ nát gỉ sét có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.


image044


Cuối tháng 3/2011, dự án nhà máy giấy VNT-19 được UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp chứng nhận đầu tư với công suất 250.000 tấn bột giấy tẩy trắng/năm. Ban đầu nhà máy dự kiến xây dựng gần 69 ha tại thôn Giao Thủy, xã Bình Thới nhưng sau đó chủ đầu tư chuyển dời đến địa điểm mới ở thôn Phú Long, xã Bình Phước (huyện Bình Sơn).


image045


Nhà máy được xây dựng trên đồi cao sát bên rừng dừa nước cổ thụ ở xã Bình Phước, huyện Bình Sơn. Sau ba lần điều chỉnh, dự án được nâng công suất giai đoạn 1 là 350.000 tấn bột giấy tẩy trắng/năm, diện tích đất sử dụng (giai đoạn 1) là 117ha với tổng vốn gần 9.900 tỷ đồng, thời gian hoạt động là 50 năm. Dự án được khởi công giữa năm 2015 dự kiến đến cuối năm 2019 hoàn thành đưa vào vận hành. 


image046


Công trường nhà máy giấy VNT- 19 vắng bóng người. Ông Nguyễn Đức Trung, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi, cho hay dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tuy nhiên đến nay nhà đầu tư vẫn chưa trình cơ quan chức năng hồ sơ điều chỉnh cấp phép xả thải, nước thải ra môi trường.


image047


Từ năm 2015, Công ty cổ phần bột giấy VNT-19 liên tục nhập nhiều lô hàng thiết bị siêu trường, siêu trọng cũ đưa về công trường nhà máy ở Khu kinh tế Dung Quất.


image048


Ông Đỗ Văn Huy (ngụ thôn Phú Long 3, xã Bình Phước), lo ngại doanh nghiệp nhập về nhiều thiết bị cũ nát, thậm chí xe chở trên đường từng mảng sắt thịt gỉ sét rơi vãi dọc đường từ cảng về nhà máy. "Nhà máy xây trên đồi cao lại lắp ráp thiết bị cũ nát thế này nếu không may xảy ra sự cố thì các khu dân cư bên dưới sẽ hứng chịu vấn nạn ô nhiễm môi trường. Mới qua vài trận mưa, nước gỉ sét của thiết bị đã tuôn chảy xuống ruộng lúa nhuộm màu vàng đục", ông Huy bức xúc nói.


image049


Trước đó, tháng 11/2017 tại cuộc họp báo chuyên đề về nhà máy giấy VNT- 19, lãnh đạo doanh nghiệp này thừa nhận dự án có sử dụng thiết bị cũ từ Na Uy nhập về. Tuy nhiên, tỷ trọng giá trị sử dụng thiết bị cũ từ nhà máy TOFTE (Na Uy) rất nhỏ, chỉ khoảng 600 tỷ đồng so tổng mức đầu tư của dự án 10.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp chỉ sử dụng dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại và bảo đảm an toàn môi trường. Công ty này cũng cam kết sẽ dừng hoạt động nhà máy nếu xả thải xảy ra sự cố môi trường gây ảnh hưởng đến các hộ dân trong vùng dự án.


image050


Lãnh đạo huyện Bình Sơn lo ngại, qua giám sát doanh nghiệp nhập thiết bị cũ rồi về sơn lại hệt như mới để lắp ráp. Trong khi đó, phía Công ty cổ phần bột giấy VNT-19 trấn an việc nhập một số thiết bị đã qua sử dụng từ nhà máy TOFTE hoàn toàn bảo đảm an toàn môi trường.


image050


Từng dãy container hoen gỉ nằm la liệt ở công trường nhà máy giấy VNT- 19. Theo giấy chứng nhận đầu tư được cấp lần đầu tháng 8/2011, cơ quan chức năng yêu cầu nhà đầu tư phải sử dụng công nghệ tiên tiến, máy móc hiện đại đồng bộ mới 100% đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế và thực hiện tốt nội dung bảo vệ môi trường. Sau ba năm, doanh nghiệp trình hồ sơ xin điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư theo hướng không yêu cầu thiết bị mới với lý do nguồn vốn quá lớn nếu nhập thiết bị mới 100%.


image051


Trước tình hình này, Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi thống nhất điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tuy nhiên yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu: Máy móc, thiết bị phải đồng bộ, phải sử dụng công nghệ tiên tiến, máy móc hiện đại; quy trình công nghệ khép kín đáp ứng điều kiện về các chỉ tiêu kinh tế và thực hiện tốt nội dung bảo vệ môi trường.


image053


Cụm thiết bị gỉ sét được lắp ráp ở nhà máy giấy VNT- 19. Lãnh đạo Tỉnh ủy Quảng Ngãi khẳng định quan điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy là không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế và luôn xác định việc phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường, bảo đảm sự phát triển ổn định bền vững. Do vậy, cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện nhà máy theo cấp phép cho nhà đầu tư.


image054


Công ty cổ phần bột giấy VNT-19 thi công xây dựng nhà máy gây sạt lở; nước gỉ sét từ các hạng mục, thiết bị chảy tràn ra ruộng lúa người dân.


image055


Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi và huyện Bình Sơn kiểm tra hiện trường ruộng lúa ở xã Bình Phước bị đất bồi lấp từ công trường nhà máy giấy VNT- 19 để bảo vệ quyền lợi cho người dân.


Ông Võ Thám, Phó chủ tịch HĐND huyện Bình Sơn, cho hay công trường thưa thớt người lao động, tiến độ thi công nhà máy chậm kéo dài nhiều năm qua. "Chúng tôi lo ngại công nghệ nhà máy lạc hậu, nhiều thiết bị hoen gỉ. Để lâu ngày chưa lắp ráp, mưa xuống thiết bị gỉ sét chảy nước vào lòng đất ảnh hưởng nguồn nước nguy cơ gây tổn hại sức khỏe người dân. Mặt khác việc xây nhà máy "xóa sổ" đường dân sinh của hàng chục hộ dân trồng keo; nhiều mồ mả bị bồi lấp, ruộng không sản xuất được kéo dài nhưng doanh nghiệp chỉ mới hỗ trợ 1 lần...gây bức xúc cho nhân dân", ông Thám nói.


Ngày 8/5, tại buổi tiếp xúc cử tri HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, bà Hà Thị Anh Thư, Bí thư Huyện ủy huyện Bình Sơn khẳng định nhà máy giấy xây ở xã Bình Phước phải đảm bảo môi trường nếu không thì đóng cửa không bồi thường. Những thiết bị của nhà máy có đúng tiêu chuẩn công nghệ Châu Âu và đảm bảo an toàn môi trường hay không ? Người dân hoang mang, lo lắng đã chụp gửi hình ảnh thiết bị cũ nát gửi lên cho huyện ủy phản ánh.


"Doanh nghiệp mua về giờ bảo không dùng công nghệ đó thì tôi không biết. Sau đó họ sơn lại để lắp ráp, bà con nhân dân cần tiếp tục giám sát để kiến nghị xử lý", vị Bí thư Huyện ủy yêu cầu.


Hồ Thái Cân có 50 ha rừng dừa nước ví như "lá phổi xanh" điều hòa không khí trong lành của Khu kinh tế Dung Quất. Giờ Tỉnh giao cho nhà đầu tư làm hồ chứa nước cho nhà máy giấy, liệu trồng bù diện tích dừa thay thế biết bao giờ mới được khu rừng dừa cổ thụ đẹp như vậy. Bà Thư nhấn mạnh phát triển dự án hay kinh tế xã hội gì chăng nữa cũng phải trên cơ sở lợi ích của người dân. (Minh Hoàng)
18 Tháng Mười Một 2018(Xem: 5996)