Dân Việt mở tiệc trà đãi Đại sứ có tâm hồn Việt

05 Tháng Tư 20176:58 CH(Xem: 7285)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  NĂM  06  APRIL  2017


Dân Việt mở tiệc trà đãi Đại sứ có tâm hồn Việt


VĂN HÓA


tổng hợp theo fb Ted Osius/Timeline Photos


 26/03/2017


Trong hành trình tại Hà Giang, tôi (Ted Osius) dừng chân tại huyện Hoàng Su Phì để thăm một ngôi nhà gỗ truyền thống của người Tày và một trang trại trà hữu cơ -- trang trại này thậm chí đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Đây là hình ảnh về những lá trà xanh đang được họ chuẩn bị. Bạn thích loại trà nào - trà đen, trà xanh, trà ô long hay một loại trà nào khác?

As part of my visit to Hà Giang, I stopped in Hoàng Su Phi District to visit a traditional Tày wooden home and visited an organic tea plantation which even exports some of their tea abroad. Here’s some of their delicious green tea being prepared. What type of tea is your favorite - black, green, oolong, or another type?


image006

Đoàn xe đạp của Đại sứ Ted Osius lên tới một ngọn đèo thuộc tỉnh Hà Giang. Timeline Photos.


image009image010image012image013

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì


image014image016image017image019image021image023

Thử xay cố đá xem có nhẹ không?


image025

Dân tộc Việt ở Hà Giang mở tiệc trà, cà phê đặc sản của địa phương đãi Đại sứ Ted Osius, vị đại sứ Mỹ được coi là người có tâm hồn Việt phong phú.  (vh)


image027image029Những nàng sơn nữ này thuộc dân tộc Mông, Tày, Dao, Việt, hay Nùng ?


Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam.


Tỉnh Hà Giang phía đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía tây giáp tỉnh Yên BáiLào Cai, phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Về phía bắc, Hà Giang giáp châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn thuộc tỉnh Vân Namđịa cấp thị Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.


Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh (2419 m) và ngọn Kiều Liêu Ti (2402m) là cao nhất.Về thực vật, Hà Giang có nhiều khu rừng nguyên sinh, nhiều gỗ quý, và có tới 1000 loại cây dược liệu. Động vật có hổ, công, trĩ, tê tê [note 1], và nhiều loại chim thú phong phú khác.


Vị trí địa lý

Hà Giang nằm ở cực Bắc của Việt Nam, tỉnh này có nhiều ngọn núi đá cao và sông suối [4].


Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có thể chia làm 3 vùng. Vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng do địa hình cao nên khí hậu Hà Giang mang nhiều sắc thái ôn đới. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp.Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông LôThành phố Hà Giang.


Đất Hà Giang xưa thuộc bộ Tân Hưng, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Về sau, Hà Giang nằm trong phạm vi thế lực của ba Tộc tướng xứ Thái. Trong giai đoạn Minh thuộc đầu thế kỷ 15, được gọi là huyện Bình Nguyên, đổi thành châu Bình Nguyên từ năm 1473, sau lại đổi tên thành châu Vị Xuyên.


Vào cuối thế kỷ 17, tộc trưởng người Thái dâng đất cho Trung Hoa, đến năm 1728, Trung Hoa trả lại cho Đại Việt một phần đất từ vùng mỏ Tụ Long đến sông Lô. Năm 1895, ranh giới Hà Giang được ấn định lại như trên bản đồ ngày nay.


Sau năm 1954, tỉnh Hà Giang có tỉnh lị là thị xã Hà Giang và 4 huyện: Bắc Quang, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên.


Ngày 15 tháng 12 năm 1962, chia huyện Đồng Văn thành 3 huyện: Đồng Văn, Mèo VạcYên Minh; chia huyện Vị Xuyên thành 2 huyện: Vị XuyênQuản Bạ.


Ngày 1 tháng 4 năm 1965, chia huyện Hoàng Su Phì thành 2 huyện: Hoàng Su PhìXín Mần.


Trước năm 1975, Hà Giang có các huyện Đồng Văn, Bắc Mê, Vị Xuyên, Xín Mần, Yên Minh, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì, Bắc QuangQuản Bạ.


Sau năm 1975, Hà Giang được hợp nhất với tỉnh Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên.


Ngày 18 tháng 11 năm 1983, chia huyện Vị Xuyên thành 2 huyện: Vị XuyênBắc Mê.[5]


Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tái lập tỉnh Hà Giang từ tỉnh Hà Tuyên. Khi tách ra, tỉnh Hà Giang có 10 đơn vị hành chính gồm thị xã Hà Giang (tỉnh lị) và 9 huyện: Bắc Mê, Bắc Quang, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Quản Bạ, Vị Xuyên, Xín Mần, Yên Minh.


Ngày 1 tháng 12 năm 2003, huyện Quang Bình được thành lập trên cơ sở tách 12 xã thuộc huyện Bắc Quang, 2 xã thuộc huyện Hoàng Su Phì và 1 xã thuộc huyện Xín Mần.[6]


Ngày 27 tháng 9 năm 2010, chuyển thị xã Hà Giang thành thành phố Hà Giang. (wikipedia)


image030


Cột cờ Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (2007)


Ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) được công nhận là di tích Quốc gia. Những ngày này, lúa đã bắt đầu chín vàng chảy tràn trên những thửa ruộng bậc thang óng ả khắp Hoàng Su Phì. Hãy cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những tuyệt phẩm ruộng bậc thang và thật khó cưỡng lại được tiếng thác đổ nước láng núi thành mặt “gương trời”.


Trên đường đi ruộng bậc thang là những thửa ruộng từng bậc thang theo sườn núi kỳ vĩ, đẹp mê hồn ở xã Thông Nguyên của người Dao đỏ.


Từ bàn tay và những nông cụ thô sơ họ đã làm nên những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp trải dài trên các triền núi, trùng trùng điệp điệp núi này qua núi nọ.


Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì càng đẹp hơn vào mùa nước đổ (tháng 3), ánh sáng lấp lánh khi ánh sáng ban mai rọi vào.


Vào tháng 6,7,8 bắt đầu một mùa lúa nón xanh mướt trên các sườn đồi.


Đặc biệt, lên Hoàng Su Phì vào tháng 9, 10\, vẻ đẹp kiêu sa của những thửa ruộng lúa chín vàng óng, rực rỡ trên các triền núi. Cũng chính bởi vẻ đẹp hút hồn này mà ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được công nhận Di tích Quốc Gia vào tháng 9/2012.


Đến Hoàng Su Phì, hãy thưởng thức ly chè Shan ấm nồng trong buổi tối se lạnh.