Ht Thích Tuệ Sỹ trở thành lãnh đạo tối cao của Giáo hội PGVNTN

03 Tháng Chín 20223:49 CH(Xem: 2583)

VĂN HÓA ONLINE – VĂN HÓA - THỨ BẨY 03 SEP 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ trở thành lãnh đạo tối cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất


VOA 02/09/2022


image003Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ. Ảnh do Hòa thượng Thích Quảng Ba cung cấp cho VOA.


Một hội đồng trưởng lão của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vừa được thành lập và Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, người từng bị chính quyền Việt Nam kết án tử hình, được suy tôn làm lãnh đạo cao nhất của giáo hội này.


Trong một công bố ngày 1/9/2022, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ cho biết Hội đồng Giáo phẩm Trung ương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (UBCV) được tái lập ngày 21/8 và hội đồng này đã suy cử ngài giữ chức Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống.


Công bố cho biết bước đi này được thực hiện theo di nguyện của cố Tăng thống Thích Quảng Độ, người viên tịch vào ngày 22/02/2020. Trước đó, vào 25/11/2018, Hòa thượng Thích Quảng Độ đã ra quyết định giải thể Hội đồng Giáo phẩm Trung ương của UBCV.


Một buổi lễ trao truyền di chúc, ấn tín, và khai ấn được cử hành ngày 22/8/2022 vừa qua tại chùa Từ Hiếu ở Tp. Hồ Chí Minh, vẫn theo công bố.


image005Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ (trái) và Hòa thượng Thích Quảng Độ năm 2019 tại chùa Từ Hiếu Tp. HCM. Photo screenshot Quangduc.com.


Hoà Thượng Thích Nguyên Lý, trụ trì chùa Từ Hiếu, đồng thời là một trong 10 thành viên của Hội đồng, cho VOA biết thêm về việc suy tôn người đứng đầu UBCV – một giáo hội không được chính quyền công nhận.


“Người đứng đầu là Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh thư ký kiêm xử lý thường vụ Viện Tăng Thống. Hội đồng Trưởng lão đã cung thỉnh ngài giữ ngôi vị lớn nhất trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất”.


Công bố cho biết Hội đồng Giáo phẩm Trung ương “kế thừa sự nghiệp hoằng pháp”, “pháp huy lý tưởng phụng sự dân tộc và nhân loại” như đã minh định trong Hiến chương của UBCV, “vì một đất nước thanh bình an lạc, vì một truyền thống nhân ái bao dung, vì một xã hội đạo đức tôn trọng phẩm giá của con người, tôn trọng các quyền tự do bình đẳng giữa người với người”.


Từ Canberra, Australia, Hòa Thượng Thích Quảng Ba, Viện trưởng Tu viện Vạn Hạnh, nguyên Phó Hội chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Úc-Châu, nói với VOA hôm 1/9:


“Thầy Thích Tuệ Sỹ rất xứng đáng. Bây giờ có thể nói là thầy là lãnh đạo tối cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.


“Những gì cần phải làm là rất nhiều: tái lập lại cơ cấu, mời bổ sung các nhân sự cho Hội đồng Giáo phẩm Trung ương, tổ chức đại hội để thành lập nhân sự cho Hội đồng Viện Tăng Thống và Hội đồng Viện Hóa Đạo”.


Công bố của Hòa Thượng Thích Tụy Sỹ nhắc lại rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không phải là một hiệp hội thế tục, do đó, “không tự đặt mình dưới sự chỉ đạo của bất cứ quyền lực thế tục, không là công cụ bảo vệ sự tồn tại của xu hướng chính trị” và cũng không hoạt động “theo bất kỳ ý thức hệ nào”.


Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là tổ chức Phật giáo có ảnh hưởng lớn nhất ở miền Nam, nhưng sau năm 1975, chính quyền Việt Nam phủ nhận sự tồn tại của giáo hội này, trong khi ủng hộ cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.


Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hiện do Hòa thượng Thích Trí Quảng giữ chức Quyền Pháp chủ, cũng thường xuyên lên tiếng chỉ trích các hoạt động của các tu sĩ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.


VOA đã liên lạc Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Tôn giáo Chính phủ để tìm hiểu phản ứng của họ trước việc tái lập của Hội đồng Trưởng lão và suy tôn Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, nhưng chưa được phản hồi.


Sau khi Hòa thượng Đôn Hậu, Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, qua đời vào tháng 4/1992, Hòa thượng Huyền Quang đảm nhận vai trò này, tiếp tục lãnh đạo UBCV cho đến năm 2008. Chức tăng thống sau đó được Hòa thượng Thích Quảng Độ đảm nhận cho đến năm 2020.


Chính quyền Việt Nam thường xuyên trấn áp và sách nhiễu các hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, ngăn cản và quản thúc các vị lãnh đạo của tổ chức tôn giáo này.


Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, 79 tuổi, được biết như là một học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư của Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và là một người bất đồng chính kiến với chính phủ Việt Nam.


Một thành viên Hội đồng Trưởng lão cho VOA biết rằng Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ hiện đang ngụ tại chùa Phật Ân, Long Thành, Đồng Nai.


Ngày 1/4/1984, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ và Hòa thượng Thích Nguyên Giác bị bắt tại chùa Già Lam ở Tp. Hồ Chí Minh, trong khi Hòa thượng Thích Trí Siêu và Thích Như Minh bị bắt tại Viện Phật học Vạn Hạnh.


Ngày 30/9/1988, trong phiên tòa xét xử tội “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”, thầy Tuệ Sỹ và thầy Trí Siêu bị chính quyền Việt Nam xử tử hình, nhưng nhờ áp lực quốc tế đến năm 1998, thầy Tuệ Sỹ và Trí Siêu được thả.


Vào tháng 4/2000 công an đã đến khám xét chùa nơi cư ngụ của Hòa thượng Thích Quảng Độ và Thích Tuệ Sỹ, và vào năm 2003, ông bị chính quyền quản chế hành chính hai năm.


++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Bức thư Mùa Vu Lan của Hòa thượng Tuệ Sỹ


09/09/2020


Ngô Nhân Dụng


image007Hòa Thượng Tuệ Sỹ. (Hình: Trích xuất từ hoavouu.com)


Có hai nhà sư là bạn cùng tu ở tu viện Thũpãrãma, nằm trong thành phố Anurãdhapura, thủ đô của vương quốc mang cùng tên. Một trong hai ông sư không thích đời sống đô thị, đã từ giã bạn, đi về phía Đông tới một ngôi chùa khác trong rừng, ẩn dật. Ông thầy kia ở lại tu viện.


Sau mười năm, một bữa ông sư trên rừng nghĩ mình nên mời người bạn cũ tới chia sẻ cuộc sống trên sơn cốc thanh tịnh. Ông trở về tu viện ở Anurãdhapura, nghĩ rằng mình sẽ được người bạn đồng tu tiếp đón, các Phật tử hầu hạ, cơm bưng nước rót đầy đủ. Nhưng không có gì cả. Hai nhà sư cùng đi khất thực, cả ngày chỉ được cúng dường một tô cháo loãng.


Vị sư từ rừng núi về bèn hỏi người bạn cũ có phải ngày nào cuộc sống cũng như vậy hay không. Ông thầy ở lại thành phố trả lời rằng thường thường chỉ có thế thôi. Vị khách tăng bèn rủ ông bạn hãy lên sơn cốc, ở trong rừng với mình, cuộc sống dễ chịu hơn. Ông thầy ở thủ đô đồng ý.


Hai người đi tiếp, đi qua cổng thành, ông thầy từ rừng về thấy ông kia quay đi hướng ra ngoài, ngạc nhiên hỏi:


- Thầy tính đi đâu vậy?


- Thầy mới rủ tôi đi về sơn cốc với thầy mà?


- Nhưng thầy không trở về chùa lấy đồ đạc gì sao?


- Tôi chỉ có mỗi cái bình bát này thôi. Còn cái giường, cái ghế là đồ đạc của chùa. Tôi không có gì hết.


Ông thày từ chùa trên rừng về nói:


-Tôi cần trở lại chùa. Tôi còn để ở đó cái lọ dựng dầu đốt, cái túi dép và cây gậy.


- Thầy về đây mấy ngày mà đã có được nhiều thứ nhỉ!


Ông thày ở rừng trở về nhìn người bạn cũ, thú nhận: “Tu như thầy thì chỗ nào cũng là sơn cốc!”


Những đệ tử đầu tiên của Đức Thích Ca phần lớn sống giản dị như ông thày “không có gì ngoài cái bình bát” ở thủ đô Anurãdhapura. Chắc ông sống ở chùa Thũpãrãma không lâu trước hay trong thế kỷ thứ 5, khi câu chuyện được ghi lại. Đạo Phật đã truyền tới hòn đảo Sri Lanka vào thời vua Ashoka, thế kỷ thứ hai trước Tây lịch, cho đến bây giờ nhiều người vẫn còn hành trì, chắc cũng nhờ những vị tăng sĩ như ông thầy trên. Nếp sống thanh tịnh của các vị tu sĩ như ông, thể hiện trong tập thể “tăng già” (sangha) từ hơn 2,500 năm nay khắp châu Á, và trên thế giới, là một nền tảng bền chặt cho đạo Bụt.


Ở Việt Nam, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ mới viết một bức thư, “Thư Khánh Tuế,” gửi đến “Chư Tôn Đức,” và Phật tử, nhân mùa Vu Lan, sau ba tháng an cư. Bức thư viết, “Cùng chung niềm vui của bốn chúng, nương theo uy đức Tăng-già, tôi kính gởi đến Chư Tôn đức lời chúc mừng đã hoàn mãn ba tháng tĩnh tu …”


Trong bức thư trên Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viết, “Trong lịch sử hoằng hóa lâu dài, Tăng-già, chúng đệ tử Phật, tự thể vốn thanh tịnh và hòa hiệp, là cỗ xe vững chắc mà Đức Thích Tôn đã tác thành …” làm công việc truyền bá giáo pháp “chỉ bằng đức từ vô lượng,” và “thể tính thanh tịnh hòa hiệp của Tăng-già.”


Hòa thượng Tuệ Sỹ nhấn mạnh “Tăng-già hòa hiệp sẽ là ngọn hải đăng bất động trước mọi sóng gió;” và kể lại, “Cho đến những ngày tháng cuối cùng, bằng các tâm thư, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống (Hòa thượng Thích Quảng Độ) đã thiết tha kêu gọi Tăng-già hòa hiệp.”


Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viết bức thư đã nhắc lại lịch sử Phật giáo Việt Nam gần đây, với việc thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất năm 1963. Nhưng sau năm 1975 “một Giáo hội mới được thành lập với định hướng Đạo Pháp - Dân tộc - Xã hội chủ nghĩa”… phải theo “định hướng xã hội chủ nghĩa” mà Hòa thượng Tuệ Sỹ thấy là “Một định hướng mơ hồ … áp đặt vào lịch sử Việt Nam, trong quá khứ cũng như hiện tại.” Giáo hội mới đó do “Ban Tôn Giáo Chính phủ trực tiếp điều hành, … từ trung ương đến địa phương.” Họ được “đặt dưới sự chỉ đạo của Mặt Trận Tổ Quốc,” chi nhánh của “một Đảng chính trị chuyên chính…”


Nhưng Đại hội VIII GHPGVNTN năm 1999 “đã đồng tâm nhất trí suy cử bốn vị lãnh đạo: Hòa thượng Thích Huyền Quang, Viện Tăng Thống; Hòa thượng Thích Đức Nhuận, Cố vấn Viện Hóa Đạo; Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo; và Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ, Tổng Thư ký Viện Hóa Đạo.”


Năm ngoái, vị tăng thống sau cùng, Hòa thượng Thích Quảng Độ đã viên tịch. Cho đến nay, nhiều người vẫn thắc mắc không biết Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đang đi về đâu. Trong bức “Thư Khánh Tuế” mùa Vu Lan này, có mấy điểm quan trọng được Hòa thượng Tuệ Sỹ nêu ra, nên phổ biến cho mọi người cùng biết.


Thứ nhất, Hòa thượng Tuệ Sỹ xác định “Tôi được ủy thác nhiệm vụ kế thừa,”… và đã không ngần ngại “Khâm thừa Ủy thác” theo ý Cố Tăng Thống Thích Quảng Độ.“ Để đáp lại “… di chúc ủy thác của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống,” Thày Tuệ Sỹ “trông lên Tổ đức uy nghiêm, vô khả nại hà, tôi cúi đầu lãnh thọ.”


Với bức “Thư Khánh Tuế,” Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ - Đương kim Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đã nhắc nhở, giúp cho Phật tử ở trong nước và hải ngoại có thể yên tâm, vì Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vẫn tồn tại và theo đuổi mục tiêu phục vụ đạo pháp và dân tộc.


Bức thư được gửi tới quý vị lãnh đạo tinh thần trong cộng đồng Phật Giáo ở Việt Nam và thế giới, nhấn mạnh đến lời di huấn Hòa thượng Thích Quảng Độ khi ngài kêu gọi Tăng-già hòa hiệp. Đức Cố Tăng Thống nói, “Một Giáo hội mà không y chỉ trên y xứ Tăng-già hòa hiệp chỉ là một ngôi nhà trên bãi cát, lực tự tồn còn chưa đủ, nói gì đến hoằng pháp lợi sanh.”


Từ 25 thế kỷ nay, Tăng Già vẫn là nền tảng để giữ gìn và truyền bá Phật giáo. Câu chuyện ngôi hai vị tăng sĩ trong ngôi chùa ở thủ đô Anurãdhapura được kể lại trong Visuddhimagga (Đường Thanh Tịnh) của Buddhaghosa. Vị đại sư này đã từng sống ở tu viện Thũpãrãma kể trên vào thể kỷ thứ năm. Trước đó một thế kỷ, nhà sư Pháp Hiền người Trung Quốc đã đi Ấn Độ và Tích Lan thuật lại rằng tu viện này có ba ngàn tăng sĩ. Vương quốc Anurãdhapura cai trị một phần ba đảo Sri Lanka (Tích Lan) ở miền Bắc, từ thế kỷ thứ Tư trước Tây lịch cho đến thế kỷ 11. Vương quốc đã mở mang hệ thống kênh đào và hồ chứa nước giúp nông nghiệp phát triển. Chế độ bền vững gần 15 thế kỷ một phần cũng nhờ giới tăng già thanh tịnh, hòa hiệp, và khuyến khích dân chúng sống theo giáo lý từ bi, trí tuệ.

image009

Ngô Nhân Dụng


Ngô Nhân Dụng là bút hiệu của Đỗ Quý Toàn khi phụ trách mục Bình Luận trên Nhật báo Người Việt, từ năm 1995 khi ông về định cư tại Quận Orange, California, cho tới Tháng Hai năm 2020. Trước đó ông dạy môn Tài chánh học (Finance) ở các Đại học McGill và UQAM tại Montréal, Canada là nơi gia đình ông tới tị nạn từ năm 1975. Năm 1989, trước khi bức Tường Berlin sụp đổ, ông xuất bản cuốn Đổi Mới Kinh Tế dưới bút hiệu Vương Hữu Bột, kể kinh nghiệm thay đổi cơ cấu nền kinh tế cộng sản ở các nước từ Hungary, Trung Quốc, tới Nga và các nước Đông Âu. Cuốn sách xuất bản gần đây nhất, ký tên Ngô Nhân Dụng, là Đứng Vững Ngàn Năm – Nhờ đâu nước Việt vẫn còn sau ngàn năm Bắc thuộc?


Cuốn sách đầu tiên ký tên Đỗ Quý Toàn xuất bản ở California là Yêu Con Dạy Con Nên Người Việt, do nhà Văn Nghệ ấn hành, năm 1979. Ông cũng đã in nhiều tập thơ từ năm 1965 và tập tiểu luận Tìm Thơ Trong Tiếng Nói do Thanh Văn xuất bản năm 1992.


Trong blog này Ngô Nhân Dụng sẽ viết tiếp những bài Bình Luận về các vấn đề thời sự thuộc các lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, dưới mắt nhìn của một người Việt sống xa quê hương.


Đây là một blog cá nhân được đăng tải trên Đài VOA nhưng không nhất thiết tương đồng với quan điểm của đài và của chính phủ Hoa Kỳ.


++++++++++++++++++++++++++++++++++


image011Chân dung HT Thích Quảng Độ tại chùa Từ Hiếu năm 2019. Ảnh tài liệu của Lý Kiến Trúc.


Đọc "Thư Khánh Tuế" nhớ thầy Quảng Độ nhớ Thầy Tâm Châu

https://www.nhatbaovanhoa.com/a10158/doc-thu-khanh-tue-nho-thay-quang-do-nho-thay-tam-chau


Hòa thượng Hàn lâm Tuệ Sỹ sẽ viết trang sử mới cho Phật Gíao Việt Nam?

https://www.nhatbaovanhoa.com/a10172/hoa-thuong-han-lam-tue-sy-se-viet-trang-su-moi-cho-phat-giaoviet-nam-


image013Nhà báo Lý Kiến Trúc cúi đầu đảnh lễ HT Thích Quảng Độ tại căn phòng “quản chế” trên gác hậu điện Thiền Viện Thanh Minh, Tp Saigon ngày 17/5/2014. Tại đây, Nb Lý Kiến Trúc đã có cuộc phỏng vấn Ht Quảng Độ hơn 1 tiếng về “Tình hình Phật giáo Việt Nam trong và ngoài nước”; vì tính chất rất nhạy cảm trong một số câu trả lời của Ht Quảng Độ liên quan đến đạo đức của một số tăng sĩ PG hải ngoại, do đó, quyết định của nhà báo Lý Kiến Trúc là không đăng tải các phần trả lời của HT Quảng Độ để giữ tinh thần hòa ái Tăng già trong GHPGTNVN. Ảnh VH

image015

Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ viên tịch, GHPGVNTN chấm dứt hay tồn tại?

https://www.nhatbaovanhoa.com/a9779/de-ngu-tang-thong-thich-quang-do-vien-tich-ghpgvntn-cham-dut-hay-ton-tai-


HT Quảng Độ: "GHPGVNTN không là kẻ thù của Việt Nam Cộng sản"

https://www.nhatbaovanhoa.com/a2824/ht-quang-do-ghpgvntn-khong-la-ke-thu-cua-viet-nam-cong-san


++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Giáo chỉ của Ht Quảng Độ và thủ bút của Ht Tuệ Sỹ kính thỉnh Ht Nguyên Lý ngày 15/3/2019

image017

(2) Quyết định số 14-VTT/TT/QĐ ngày 24-5-2019

image019image021

(3) Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ khâm thừa sự ủy thác của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống.

image023

(4) Lời Cảm Niệm Ân Sư của Trưởng lão Hòa thượng XLTV Viện Tăng Thống nhân Lễ Chung thất Đức Cố Đệ Ngũ Tăng Thống.

image025image027image029

+++++++++++++++++++++++++++++++++


HT Quảng Độ Cách Chức HT Viên Định, HT Viên Lý / Chùa Điều Ngự “bế môn báo chí”


https://nhatbaovanhoa.com/a769/ht-quang-do-cach-chuc-ht-vien-dinh-ht-vien-ly-chua-dieu-ngu-be-mon-bao-chi


HT Quảng Độ Cách Chức HT Viên Định, HT Viên Lý; HT Viên Lý Đang Ráo Riết Vận Động Cứu Trợ Nạn Nhân Lũ Lụt Miền Trung


VIỆT BÁO (12/10/2013) (Xem: 741)


PARIS (VB) -- Một bản Thông Cáo từ Phòng Thông Tin PGG Quốc Tế ở Paris gửi khắp thế giới ngày 9-12-2013 qua các diễn đàn tiếng Việt, cho biết rằng Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ đã “ra Giáo chỉ 10/VTT/GC/TT” trong đó “chấm dứt chức vụ Viện trưởng Viện Hóa Đạo của HT Thích Viên Định và Chủ tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo của HT Thích Viên Lý.”

Bản Thông Cáo cùng với Giáo Chỉ này cũng đăng trên mạng http://www.queme.net/.

Bản văn cũng cho biết:

“Đồng thời thỉnh cử Hòa thượng Thích Như Đạt, Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo, lên ngôi vị Quyền Viện trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN, và Hòa thượng Thích Trí Lãng, Phó Chủ tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo lên ngôi vị Quyền Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN.

Quyết định trên đây của Đức Tăng Thống có hiệu lực kể từ ngày hôm nay, 9.12.2013, ngày ban hành Giáo chỉ.”

Trong bản Giáo chỉ, người ta thấy có chữ ký của Ngài Quảng Độ và một khuôn dấu nhưng được ghi chú là “Ghi chú của Viện Tăng Thống: Dù được lệnh Đức Tăng Thống, nhưng Văn phòng Viện Hóa Đạo không chịu giao nộp khuôn dấu nên phải dùng ấn tín riêng của Đức Tăng Thống cho Giáo chỉ này.”

Bản Giáo chỉ có những nội dung phê phán quý Thầy Thích Viên Định và Thích Viên Lý “Hủy bỏ những phiên họp định kỳ, ra những Thông Bạch sai sự thật, vô hiệu hóa Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế, là tiếng nói chính thức của Giáo Hội trong Pháp nạn hiện nay...”

Đặc biệt là có ngôn ngữ chụp mũ đầy nguy hiểm, bản Giáo chỉ viết:

“...từ khi được bổ nhiệm Chủ Tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN, Hòa Thượng Thích Viên Lý đã đi ngược lại Đường Hướng của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, mà cụ thể nhất là việc mời Tu Sĩ thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam lên đài truyền hình IBC của Hòa thượng thuyết giảng, mời tham dự Đại Hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ và cố tình đề cử Tu Sĩ nầy vào hàng ngũ lãnh đạo của Giáo Hội, nhưng đã bị các thành viên của Văn Phòng II Viện Hóa Đạo phản đối.

- Hành động trên đây của Hòa Thượng Chủ Tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo là biểu hiện sự cấu kết với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trong chiều hướng hòa hợp, hòa giải với chế độ Cộng Sản hiện nay.”

Phóng viên Việt Báo đã điện thoại tới Hòa Thượng Thích Viên Lý để xin phỏng vấn, nhưng cho tới giờ viết bản tin vẫn chưa được Ngài trả lời, nhưng phóng viên để lời nhắn rằng VB sẽ đăng các tin phản hồi từ Văn Phòng II Viện Hóa Đạo.

Được phóng viên phỏng vấn, Cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải, một nhà nghiên cứu Phật Học có nhiều tác phẩm ở mạng Thư Viện Hoa Sen (http://thuvienhoasen.org/) nói rằng ông không từng hoạt động trong bất kỳ giáo hội nào, nhưng “trong chỗ giao tình của người cầm bút và học Phật vùng Nam California, ông thấy Hòa Thượng Tiến Sĩ Thích Viên Lý là một học giả uyên bác và là một bậc chân tu đáng kính.”

Khi phóng viên vào trang web http://www.ghpgvntn.net/ thì bản tin mới nhất là Thông Tư tưạ đề “Về Việc Cứu Trợ Bão Lụt Miền Trung, Việt Nam” gửi từ Westminster, ngày 08 tháng 12 năm 2013, ký tên Tỳ Kheo Thích Viên Lý, Phó Viện trưởng VHĐ kiêm Chủ tịch VPIIVHĐ/GHPGVNTNHN-HK.

Trên trang này có nhiều hình ảnh và băng video cho thấy Hòa Thượng Thích Không Tánh hướng dẫn phái đoàn chư Tăng đi cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt.

Bản Giáo chỉ ký tên HT Thích Quảng Độ không nói gì về việc cứu trợ này.

Và cũng không rõ việc cứu trợ sẽ còn được tiếp tục hay không.


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


 Thay đổi nhân sự Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất


NV - Monday, December 09, 2013 5:35:11 PM


PARIS (NV) - Thông cáo báo chí do Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế gởi đi từ Paris nói rằng Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ ký Giáo Chỉ tại Thanh Minh Thiền Viện ngày 9 tháng 12, “chấm dứt chức vụ viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) của Hòa Thượng Thích Viên Định, cùng lúc chấm dứt chức vụ phó viện trưởng Viện Hóa Đạo và chủ tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN, của Hòa Thượng Thích Viên Lý.”


image031Bản chụp Giáo Chỉ liên quan đến hai vị hòa thượng Viên Lý và Viên Định. (Hình: Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế)


Cũng theo bản tin của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế, Hòa Thượng Thích Như Đạt, phó viện trưởng Viện Hóa Đạo, sẽ là quyền viện trưởng, và Hòa Thượng Thích Trí Lãng, phó chủ tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo đảm nhận quyền chủ tịch.

Giáo Chỉ có đoạn, tại quốc nội, “...Hòa Thượng Thích Viên Định... đã tự ý cùng vài người thân tín quyết định những vấn đề quan trọng của giáo hội mà không thông qua Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo cũng như không thỉnh thị ý kiến của tăng thống.”

Và tại hải ngoại, “Hòa Thượng Thích Viên Lý đã đi ngược lại đường hướng của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, mà cụ thể nhất là việc mời tu sĩ thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam lên đài truyền hình IBC của hòa thượng thuyết giảng...”

Trong cuộc điện đàm với Người Việt, Hòa Thượng Thích Viên Lý nói rằng ông biết về Giáo Chỉ ấy, và lòng “thanh thản”. Hòa thượng cũng nói “chức vụ không phải là mục đích của một tu sĩ Phật Giáo, cũng không phải là cứu cánh”. “Mục đích của người tu hành là giải thoát và giác ngộ.”

Tại California, Thượng Tọa Thích Viên Huy, bào đệ của Hòa Thượng Thích Viên Lý, nói với Người Việt, rằng mọi chuyện “hãy để Phật tử phán xét.”

Bản tin của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế nói rằng quyết định có hiệu lực kể từ ngày 9 tháng 12, 2013. (Đ.B.)/


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Phật giáo VN biến đổi nhanh nhưng đang phát triển hay suy thoái?


https://nhatbaovanhoa.com/p144a9136/phat-giao-vn-bien-doi-nhanh-nhung-dang-phat-trien-hay-suy-thoai-