Người thua cuộc cũng cần giữ tư cách (Kết)

30 Tháng Bảy 20199:16 CH(Xem: 7594)
VĂN HÓA ONLINE - Ý KIẾN - THỨ TƯ 31 JULY 2019

Người thua cuộc cũng cần giữ tư cách (Kết)
 
image008
Nguyễn Văn Lục


 
Cần nhắc lại trước khi xảy ra cuộc triệt thoái cao nguyên. Việc mất miền Nam là một điều hợp lý kể từ sau 1963.
Cần nhắc lại trước khi xảy ra cuộc triệt thoái cao nguyên. Việc mất miền Nam là một điều hợp lý kể từ sau 1963.

Khủng hoảng chính trị mở đường cho việc thất bại quân sự, tháng 5, 2004

Càng ngày lãnh đạo miền Nam sau cuộc đảo chánh đều không xứng đáng sự kế tục chính thể miền Nam. TT. Thiệu là người được coi có đảm lược nhất. Tuy nhiên, càng ngày ông càng rơi vào một sự chống đối toàn diện của mọi tầng lớp dân chúng. Đó là một khủng hoảng chính trị trước khi đi đến kết thúc bằng thất bại quân sự.

Vụ báo Sóng Thần 31-10-1974 được gọi là ngày “Báo chí và Công lý thọ nạn”. Trước đó có cuộc diễn hành được gọi là “Ngày ký giả đi ăn mày.” Cũng cùng thời điểm, vụ lm Trần Hữu Thanh hài tội TT. Nguyễn Văn Thiệu tham nhũng với ba bản cáo trạng và tài liệu dẫn chứng. Sau này, người ta tự hỏi Lm Thanh lấy tài liệu đó ở đâu? Chưa kể các vụ sinh viên thiên tả xuống đường được tướng Kỳ hỗ trợ như vụ che chở cho sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm trốn tại dinh thự dành riêng cho tướng Kỳ.

Thêm vào đó, Tướng Dương Văn Minh, dù bị cô lập, dinh Hoa Lan của ông trở thành ổ chứa các dân biểu đối lập, gồm những nhân vật chủ chốt như Lý Chánh Trung, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Quý Chung, Dương Văn Ba, luật sư Trần Ngọc Liễng, trong đó phải kể thêm Họa sĩ Ớt, nột cán bộ cộng sản nằm vùng được cài vào nhóm của Dương Văn Minh. (Hồi ký Đời, Hồ Ngọc Nhuận. Bản Thảo, trang 410-412)

Sau này, trong việc thành lập chính phủ, ngoài sự góp ý của tướng Thimmes, phần lớn còn lại là do sự đề cử của nhóm lực lượng thứ ba, phần còn lại qua trung gian họa sĩ Ớt chuyển đạt đề nghị của phía bên kia.

Ahern cho biết CIA đã thảo luận với tướng Dương Văn Minh Minh về nhưng người có thể là thành phần nội các của ông trong danh sách mà đại tá Toth đã đưa cho Trung ương cục miền Nam, kể cả bà Ngô Bá Thành người mà một tháng trước tướng Quang đã định bắt giam. Minh nói bà Thành sẽ một chức vụ quan trọng nhưug ông sẽ không dùng một linh mục Thiên chúa giáo nào trong những vai trò then chốt, nhất là “kẻ nói dối vô trách nhiệm” Linh mục Chân Tín mà phe Cộng sản đã đề nghị.

“But the Station persisted in íts uphill struggle to get a Saigon government capable of avoiding military occupation by negotiating a political surrender. The Station discussed with general Minh the candidates for office Colonel Toth had list for the COS. These include the woman activist, Ngo Ba Thanh, whom general Quang had exactly a month earlier contemplated arresting; Minh said she would get a senior position. But he would have no Catholic priest in key positions, especially the “irresponsible liar” Father Chan Tin proposed by the Communists”

Thomas, L. Ahern, Jr., Ibid, trang 205

Trước sau lm Chân Tín luôn phủ nhận ông không có vai trò cộng tác với cộng sản Việt Nam. Đoạn trích dẫn trên đây cho thấy ông đã nói dối. Ông được cộng sản chính thức đề cử vào chính phủ 48 giờ của Dương Văn Minh nhưng ông Minh không chấp thuận. Sau này hai lần, ông được đề cử vào Quốc Hội cũng như Mặt trận Tổ quốc và là một nhân vật công giáo tiêu biểu sáng giá nhất với cộng sản lúc bấy giờ.

Lm Chân Tín với biến cố 75. Nguồn: vncssr, published on Jun 4, 2009

Một số tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa, là cộng sản nằm vùng hay là phe ủng hộ tướng Dương Văn Minh trong cuộc đảo chánh 1963 sau 1975 cũng được cộng sản không bắt đi tù cải tạo và “đãi ngộ”; có người vừa được cho đi “học tập” nhưng sau được mời tham gia Mặt trận Tổ quốc Tp Hồ Chí Minh; người khác vì được ghi nhận có công vận động chính phủ đầu Dương Văn Minh hàng ngày 30 tháng 4 không những không phai đi tù cải tạo mà còn được giữ chức vụ Tổng thư ký Hội nhân dân bảo trợ Nhà trường, sau được bầu Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là nhân sĩ yêu nước; và cũng có người không ra mặt hợp tác với cộng sản sau 1975 nhưng cũng chẳng phải đi tù khổ nhục như vô số sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Dù có kế hoạch rút quân của các cố vấn. Việc rút quân thất bại từ Ban Mê Thuột sang Quân Đoàn I, Quân Đoàn II là trách niệm của TT. Thiệu. Đây là một trách nhiệm trước lịch sử.

Những kẻ theo gót chân ông Thiệu bỏ chạy

Việc ông Thiệu bỏ chạy tối 25 tháng tư, lúc 9 giờ một lần nữa là cái kế “hợp pháp” để toàn bộ các cấp lãnh đạo miền Nam bỏ chạy theo.

“Nguyen Ba Can, still nominally the Prime Minister of South Viet Nam, had so far honored his promise to stay, but the prospect of Minh as new head government or chief of State provoked more jitters, and on the same Saturday, 26 april, he appealed for evacuation.”

Thomas, L. Ahern, Jr., Ibid., trang 207

Ngày 14 tháng 4, ông Nguyễn Bá Cẩn thay thế vai trò Thủ tướng của ông Trần Thiện Khiêm theo lời mời của Tổng thống Thiệu. Đến ngày 25 tháng 4, ông Cẩn đã đệ đơn xin từ chức với TT Trần Văn Hương, chỉ 4 ngày sau khi TT Thiệu từ chức nhưng được TT Hương yêu cầu xử lý thường vụ đến khi có thủ tướng mới. Ngày 26 tháng 4, ông thu xếp cho vợ và con gái út lên chuyến bay Air France cuối cùng đi qua Paris. Ngày 28 tháng 4, tòa Đại sứ Mỹ thu xếp cho ông cùng với Hoàng Đức Nhã, Phan Quang Đán, Nguyễn Khắc Bình sang Phillipines bằng phi cơ vận tải C-130 của quân dội Mỹ. (Wikipedia, “Nguyễn Bá Cẩn”)

“But evacuation flights continued on the 28, and one C-130 transport carried out Nguyen Ba Can’s family, as well as National Police and CIO chief Nguyen Khac Binh and others police oficers.”

Thomas, L. Ahern, Jr., Ibid., trang 209

Tướng Nguyễn Khắc Bình bỏ nhiệm sở, bỏ rơi toàn bộ nhân viên Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo một cách vô trách nhiệm, và cũng không đề cử người thay thế. Sau tháng 4, 1975 nhiều người trong số họ đi tù cải tạo; nhiều người đã chết trong tù như cựu Giám đốc ban R (Nha Nghiên cứu Tình báo) Nguyễn Kim Thúy, chết tại nhà tù Hỏa Lò ngày 7 tháng 6 năm 1982. Vị Đặc ủy trưởng sau cùng của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo do Tổng thống Trần Văn Hương bổ nhiệm, ông Nguyễn Phát Lộc đã chết ở trại tù Nam Hà (Trần Giao Thủy, “Tháng Tư buồn, đọc “Thank You, America!” của Minh Fullerton”); có người đã ở trung tù cải tạo đến hơn 17 năm mới được thả về như trường hợp Nguyễn Phúc Bửu Uy.

Rồi đến lượt tướng Quang, bị ông Thiệu bỏ rơi, chạy đến tòa đại sứ Mỹ, may mắn được Polgar mở của vào và được di tản:

“As crowds of nervous Vietnamese gathered outside the Embassy, Polgar left the office to check the security of the compound. He spotted General Quang in his customary blue suit, pressed against the gate, and managed to get it opened far enough for the former Presidential aide to squeeze himself inside to safety.”

Thomas, L. Ahern, Jr., Ibid., trang 212

Trong khi đó, đài phát thanh “Mẹ Việt Nam” (Thường gọi là House 7), trụ sở tại số 7 đường Hồng Thập Tự mà số nhân viên vỏn vẹn có 140 người – gồm cả thư ký đánh máy, kế toán, chuyên viên kỹ thuật, một số nhà báo và nhà văn. Cộng với hai xướng ngôn viên trong đó có cô Mai Lon (chính ra là Mai Loan).

Cựu Trưởng căn cứ CIA tại Saigon (chief of the Saigon Base of the Central Intelligence Agency), Bill Johnson (William E. Johnson), ngay từ đầu tháng tư, không chờ thủ tục rườm rà đề nghị thẳng với Trưởng Trạm CIA (Chief of Station) Polgar tại Việt Nam cho di tản họ sang Thái Lan cùng với máy móc trị giá khoảng 4 triệu. Polgar từ chối vì nhiều rắc rối ngoại giao. Nhưng nhờ thiện chí của Bill Johnson nên cuối cùng đài được chuyển ra Phú Quốc với toàn bộ gia đình của họ, tất cả khoảng 1000 người. Sau đó, 30 tháng tư, Bill Johnson lại vận động đưa chiếc Pionner Challenger đến đón họ và đưa sang Guam.

Nhưng theo  Frank Snepp thì như thế này:

“Apart from that single casualty, Johnson thus kept his promise to his Vietnamese employees. He was one of the few Station officers who did. But the ultimate credid for the salvation of “House 7” belonged to Mai Lon herself: vivacious, Americanized, she had won the affection of her CIA patrons, and was thereby able to ensure that she and her co-workers would not be forgotten.”

Frank Snepp, Ibid, trang 409-410

Dĩ nhiên, tôi không đến ngu dại đem khả năng của một ông tướng tình báo ra so sánh với tài sắc cô Mai Loan như Frank Snepp ca ngợi. Tuy nhiên, Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo mà ông tướng chỉ huy liên lạc thường ngày với CIA và các nhân viên  của của sở Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo đều có vai trò gây nhiều hiểm nguy cho họ nếu ở lại để bị cộng sản bắt được. Họ cần được di tản trước cả nhân viên của đài “Mẹ Việt Nam’.

Ngay cả trong trường hợp bị trục trặc không có phương tiện đưa họ đi. Ông cũng cần tập họp họ lại cho biết rõ tình hình và giúp họ tìm con đường khác để đi. Dễ nhất là căn cứ Hải quân ngay đó, có nhiều tàu và sà lan, họ có thể thoát đi kịp. Ông đã bỏ mặc họ.

Đào ngũ, vô trách nhiệm với thuộc cấp là cái tội và trách nhiệm của ông Nguyễn Khắc Bình.

Tôi nghĩ đến cái chết của ông Nguyễn Phát Lộc, một người mà các anh em làm tình báo coi là một người hiền lành, không tham vọng chức quyền. Tôi cũng có đọc hầu hết các tác phẩm do nhóm này viết. Họ vẫn dè dặt và không muốn tố giác một người lãnh đạo cơ quan hèn nhát và vô trách nhiệm. Nay mai, tướng Nguyễn Khắc Bình quá vãng, lại có những kẻ xu nịnh làm lễ phủ cờ với những bài ca tụng một “chiến sĩ” quân đội Việt Nam Cộng hòa!

Trụ sở đài ‘Mẹ Việt Nam’, số 7 Hồng Thập Tự, “House 7” . Nguồn: Get Out Any Way You Can: The Story of the Evacuation of House Seven, by Charles Eugene Taber
Trụ sở đài ‘Mẹ Việt Nam’, số 7 Hồng Thập Tự, “House 7” . Nguồn: Get Out Any Way You Can: The Story of the Evacuation of House Seven, by Charles Eugene Taber

DCVOnline | Đài ‘Mẹ Việt Nam’. Đây là một trong nhiều đài phát thanh của Mỹ và đồng minh hoạt động công khai (VOA) hoặc bí mật (‘Mẹ Việt Nam’, ‘Gươm Thiêng Ái Quốc’) để tuyên truyền và phản tuyên truyền trên mặt trận Chiến tranh Tâm lý chống lại tuyên truyền của cộng sản Việt Nam ở cả hai miền Nam Bắc. Cả hai đài (‘Mẹ Việt Nam’, ‘Gươm Thiêng Ái Quốc’ đề được gọi là đài phát thanh do CAS điều hành. CAS là chữ viết tắt của “Controlled American Source” tiếng lóng để chỉ những cơ quan do CIA điều động.

Giọng nói quyến rũ của xướng ngôn viên đài ‘Mẹ Việt Nam’ là tiếng nói của Mai Lan (tức Dạ Lan). Một người đẹp khôn ngoan, đã theo học ngành truyền thanh ở Hoa Kỳ, và đã trở thành một giọng nói được mến chuộng ngay lập tức

Đài phát thanh ‘Mẹ Việt Nam’ do những nhân viên của Cục Tâm lý Chiến dưới quyền chỉ huy của Đại tá Cục trưởng Hoàng Ngọc Tiêu, tức thi sĩ Cao Tiêu, Võ bị Đà Lạt K4  (thuộc Tổng cục Chiến tranh Chính trị dưới quyền chỉ huy của của Trung tướng Trần Văn Trung, Võ bị Huế K1) của Quân đội Nam Việt Nam với viện trợ của Mỹ. Đài ‘Mẹ Việt Nam’ phát thanh từ biệt thự số 7 đường Hồng Thập Tự do đó còn có tên là “House 7” trong những tài liệu của Hoa Kỳ. Đài ‘Mẹ Việt Nam’ ra đời vào năm 1972 sau cuộc tấn công Mùa hè Đỏ lửa, khi Henry Kissinger yêu cầu CIA mở cuộc tấn công trên mặt trận chiến tranh Tâm lý để gây áp lực buộc cộng quân Bắc Việt và Việt Cộng phải tôn trọng những điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn được ký kết ở Paris. Đài ‘Mẹ Việt Nam’ dùng một giọng nói quyến rũ truyền cảm của xướng ngôn viên, phát thanh những bản nhạc hoài cổ và tin tức nhẹ nhàng mang theo thông điệp chính trị sâu sắc khơi dậy tình cảm Quê hương chung của tất cả người Việt Nam đáng được sống trong hòa bình không máu, lửa và súng đạn. Giọng nói miền nam dịu dàng của Mai Lan không lanh lảnh và chan chát như những giọng của xướng ngôn viên đài phát thanh của cộng sản ở miền Bắc.

Một thanh niên Việt Nam kể lại ngày Mai Lan ra khỏi Việt Nam an toàn. Anh nói:
 
Xướng ngôn viên (Phạm) Mai Lan của đài Mẹ Việt Nam
Xướng ngôn viên (Phạm) Mai Lan của đài Mẹ Việt Nam

“Thỉnh thoảng cô còn được gọi là Dạ Lan. Tôi chơi với em trai của Dạ Lan khi chúng tôi ở độ tuổi 20. Cô ấy lớn hơn tôi vài tuổi, có lẽ sinh vào đầu những năm 1950. Tôi đã di tản khỏi Sài Gòn vào ngày 20 tháng 4 và tôi đã gặp lại Dạ Lan ở đảo Guam vào khoảng 24 tháng Tư. Sau khi chúng tôi tạm trú ở Camp Pendleton, California khoảng một tuần, tôi chuyển đến Kentucky để theo học Đại học Kentucky, trong khi gia đình Mai Lan định cư ở Washington, DC. Năm 1978, tôi dọn đến Virginia và liên lạc lại với em trai cô ấy. Ở đó, Mai Lan mở một quán phở trên đường 18th, NW. (…)”

Mai Lan thứ hai

Có quá nhiều công việc phát thanh Mai Lan phải phụ trách ở đài, Phóng viên trưởng của Đài Phát thanh Quân đội, Gary Gunderson, nói

“Chúng tôi phải tìm thêm một nữ xướng ngôn viên khác, để phát thanh giọng nói của Mai Lan. Đây là ‘Mai Lan thứ hai’ có giọng nói giống như Mai Lan để phụ trách một phần lớn của công việc. Chúng tôi cũng có phòng thu thanh cho những chương trình nhỏ hơn. Đài ‘Mẹ Việt Nam’ là chương trình lớn thu thanh bên cạnh tại phòng thu lớn của đài ‘Tiếng nói tự do’.”

Mai Lan thứ hai trong phòng ghi âm của đài Mẹ Việt Nam
Mai Lan thứ hai trong phòng ghi âm của đài Mẹ Việt Nam

‘Mẹ Việt Nam’ là một đài phát thanh xám và ôn hòa hơn so với những hoạt động tuyên truyền khác. ‘Mẹ Việt Nam’ khuyến khích, ‘chiêu hồi’ những cộng quân Bắc Việt để họ bỏ hàng ngũ về với miền Nam và tìm cách làm suy sụp tinh thần của họ.

Một cựu nhân viên CIA nói,

“Tôi không liên quan với đài ‘Mẹ Việt Nam’, nhưng một vài người bạn của tôi đã làm việc trên đài phát thanh này tại “Nhà số 7”. Nói thật, họ nghĩ tốt hơn về hiệu quả của đài hơn tôi nghĩ. Tôi nghĩ rằng đài này thuộc Cục Tâm lý Chiến của Quân đội Nam Việt Nam và được CIA tài trợ và cố vấn. Tôi biết đài ‘Mẹ Việt Nam’ đã gây ra sự phản đối từ Chính phủ Nam Việt Nam, họ cảm thấy rằng họ đang mất một phần khán giả của đài phát thanh do chính phủ điều hành vì những chương trình của đài ‘Mẹ Việt Nam’ hấp dẫn hơn.

Đại tá Việt Cộng hồi chánh Tám Hà

Một nhân viên khác của đài phát thanh là một cựu chính ủy Việt Cộng, một đại tá vẫn còn được gọi bằng tên Việt Cộng cũ của ông, Tám Hà. Ngay trước khi Việt Cộng bắt đầu cuộc tấn công lần thứ hai trong cuộc Tổng tấn công năm Mậu Thân vào tháng 5 năm 1968, Tám Hà đã về với chính phủ miền Nam mang theo toàn bộ kế hoạch tấn công lần thứ thứ hai của Việt Cộng để ‘giải phóng’ Sài Gòn. Nhờ có ông, quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam đã phản ứng kịp thới và đã đánh bại các cuộc tấn công của Việt Cộng.
 
Ca sĩ Bùi Thiện
Ca sĩ Bùi Thiện

Một kẻ thù cũ, người ca sĩ tenor được đào tạo ở Nga, Bùi Thiện là một nhân viên (bán phần) của đài ‘Mẹ Việt Nam’. Ông có thể hát theo giọng và kiểu ‘anh hùng cộng sản’ như thường nghe thấy trên tất cả những đài phát thanh của Khối Cộng sản trong Chiến tranh Lạnh. Bùi Thiện thường xuyên thu âm những bài hát quen thuộc với Việt Cộng và cộng quân miền Bắc, nhạc cộng sản, nhưng với lời bài hát mới của đài ‘Mẹ Việt Nam’. Các bài hát nhại này là một tiểu xảo cổ điển để quảng cáo đài phát thanh chiến tranh tâm lý, và đã đem lại kết quả tốt. Đã có một bài hát như vậy khiến đài phát thanh Hà Nội đã phả làm điều không tưởng bằng cách phát sóng một cuộc tấn công bằng lời, trực tiếp phản công đài ‘Mẹ Việt Nam’, họ phải công nhận tác động hữu hiệu của đài ‘Mẹ Việt Nam’. Thomas Polgar, giám đốc CIA tại Sài Gòn, cũng khá tự hào khi đài phát thanh Hà Nội nêu đích danh Polgar và đổ lỗi cho ông là người phải chịu trách nhiệm.

Nhạc/Ca sĩ Lữ Liên

Lữ Liên, thành viên của ban Tam ca AVT một thời nổi tiếng ở miền Nam, là nhân viên của đài ‘Mẹ Việt Nam’, Có một điều ít được biết chính ông là người đã sọan lời cho những bản nhạc cộng sản – nhưng lời của người Việt Nam tự do – do Bùi Thiện thu âm, phát thanh qua đài ‘Mẹ Việt Nam’.
 
Nhạc sĩ Lữ Liên
Nhạc sĩ Lữ Liên
 
Kat Fitzpatrick và cha, James Earl Welch, tại Việt Nam năm 1975.
Kat Fitzpatrick và cha, James Earl Welch, tại Việt Nam năm 1975.

Theo Kat Fitzpatrick thì cha bà, ông James Earl Welch, nhân viên  CIA làm việc tại đài “Mẹ Việt Nam’ với khoảng 250 vừa xuống ngôn viên, chuyên viên kỹ thuật thu thanh, ca sĩ và với cả ban Beatles Việt Nam tức là ban nhạc trẻ CBC (Con Bà Cự). Khi chính phủ Mỹ chấm dứt chương trình ‘Mẹ Việt Nam’ , và di tản nhân viên CIA, nhân viên của ông Welch dĩ nhiên cũng muốn được di tản.

Cuối tháng 4 năm 1975, Welch  và một vài sĩ quan CIA đã tìm cách di tản nhân viên dân sự Việt Nam và gia đình của họ, tổng cộng 1.300 người, hoàn toàn không nằm trong dự tính của chính phủ Mỹ, Welch viết cho vợ,

“Cho đến nay anh đang tự mình làm tất cả và chồng của em có thể bị bộ máy chính quyền hạ gục, nhưng anh đã nhất định đưa nhân viên của mình đi tản bất kể hậu quả là gì.”

Có ít nhất 3 nhân viên CIA đã di tản nhân viên Việt Nam của đài Mẹ Việt Nam và thân nhân của họ, một là James Earl Welch, hai là William E. Johnson (hay Bill Johnson) và ba là Charles Eugene Taber tác giả cuốn “Get Out Any Way You Can: The Story of the Evacuation of House Seven”, Infinity, 2003. .

Sgm (Thượng sĩ nghi hưu) Herb A. Friedman (Ret.), “Propaganda Radio”, http://www.psywarrior.com và Maury Thompson “Library group rekindles story of ‘Mother Vietnam Radio’”, The Post Star,   Nov 9, 2015.

Sara Mansfield Taber, “Born Under an Assumed Name: The Memoir of a Cold War Spy’s Daughter”, Potomac Books, Inc. 2012

Nguyễn Cao Kỳ và cuộc di tản
 
Nguồn: Flickr
Nguồn: Flickr

Nguyễn Cao Kỳ có viết một cuốn sách nhan đề, “How we lost the Vietnam War”, Madison Books, Incorporated, 1979. Dĩ nhiên không có chỗ nào ông nhìn nhận trách nhiệm của người thua cuộc. Ông cũng không hằn học, hận oán người Mỹ như trường hợp Nguyễn Văn Thiệu. Ông chỉ cho rằng, viện trợ võ khí chưa đủ mà còn phải hiểu biết dân Việt Nam  nữa.

Trong hai năm làm Thủ tướng, ông còn có nhiều cơ hội làm việc với sự hăng say và thiện chí bốc đồng, nhưng không có khôn ngoan và mánh lới. Trong 4 năm làm Phó tổng thống, càng ngày ông càng đóng vai trò làm vì và bị ông Thiệu cắt đứt mọi phe cánh của ông và cô lập ông. Ba năm sau ông về vườn để ông Nguyễn Văn Thiệu mặc sức tung hoành với bầu cử độc diễn, nhiệm kỳ Tổng Thống tăng lên 5 năm, thay vì 4 năm, thay vì hai nhiệm kỳ thêm ba nhiệm kỳ. (Theo ông Nguyễn Tiến Hưng, TT. Thiệu tâm sự là chỉ làm hai nhiệm kỳ và có ý định không tranh cử Tổng Thống kỳ thứ ba.)

Vậy mà viên phụ tá của ông, ông Nguyễn Văn Ngân vẫn biện hộ cho tính chính đáng của những việc làm ngồi xổm lên Pháp luật của ông Thiệu. Bởi vì chính ông Ngân là tác giả những bộ luật ấy! Trần Phong Vũ viết trong loạt bài phỏng vấn Nguyễn Văn Ngân đăng trên DCVOnline từ 25 tháng 9, 2006:

“Năm 1971, TT Thiệu ủy nhiệm ông chỉ đạo toàn bộ cuộc bầu cử tháng 10/71; ông là tác giả đạo luật bầu cử tổng thống với điều 10 khoản 7 đưa đến tình trạng độc cử.

Năm 1974, ông là tác giả tu chính án Hiến pháp tháng 01–74 gia tăng nhiệm kỳ 3 tổng thống.

Ông là người trách nhiệm điều hợp các cơ chế hiến định: Quốc hội, Tối cao Pháp viện, Giám sát viện… và có ảnh hưởng quan trọng đến sinh hoạt của các cơ chế này; đồng thời là người tổ chức đảng Dân Chủ là đảng cầm quyền của TT Thiệu gồm hệ thống quần chúng, chính quyền và quân đội.”

Tháng 5/1974 ông bị TT Thiệu giải nhiệm và buộc phải rời khỏi Việt Nam. Cuối tháng 1/75, ông từ Mỹ và Gia nã đại (Canada) về nước. Đầu tháng 4 năm ấy ông bị TT Thiệu hạ lệnh cho cơ quan an ninh “cô lập” và chỉ được trả tự do sau khi TT Thiệu rời Việt nam đi Đài Loan tối ngày 25/4/1975.”

Trần Phong Vũ, “Phỏng vấn Phụ tá Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (Ia)”, DCVOnline, 25 tháng 9, 2006.

[Tại sao một phụ tá Tổng thống (nhân viên thuộc Hành pháp) lại có thể là tác giả luật bầu cử Tổng thống cũng như tu chính Hiên Pháp – Cả hai đều thuộc quyền và trách nhiệm của dân biểu và nghị Quốc hội (Lập pháp)? Ivanka Trump khó có thể là tác giả của luật bầu cử Tổng tống 2002 hay bất kỳ tu chính hiến pháp nào dù bà là Cố vấn cao cấp của đương kim Tổng thống Mỹ. | DCVOnline]

Cho mãi đến ngày 27 tháng ba, ông quyết định một lần chót dấn thân vào chính trị với việc thành lập: “Ủy Ban Cứu nguy dân tộc”. Xem ra mọi chuyện đã quá trễ. Và mọi nhúc nhích của ông đều bị người của tướng Timmes báo cáo và ngăn chặn.

Cuối cùng giờ phút chót, ông cũng dùng trực thăng riêng, chở  tướng Ngô Quang Trưởng và vài đàn em bay ra biển, đáp xuống USS Midway.

Nguyễn Văn Ngân,  một sự biện hộ không mấy thuyết phục    

Ông Nguyễn Văn Ngân (cựu phụ tá chính trị của TT. Thiệu, người thay thế vai trò của dược sĩ Nguyễn Cao Thăng, chết vì ung thư 1970.)

Vai trò chính của ông Phụ tá Nguyễn Văn Ngân là mua chuộc lá phiếu các Dân biểu Hạ Nghị Viện bằng tiền – đồng thời lập một nhóm dân biểu thân chính quyền gồm Nguyễn Quang Luyện, Phạm Hữu Giáo, Võ Văn Mầu, Phạm Chí Thiện, Lâm Minh Lê, Mã Xái, Mã Thất.

Trong dịp gặp TT. Thiệu sau này, TT Nguyễn Văn Thiệu tiết lộ với ông Ngân, tướng Hoàng Xuân Lãm vẫn khẳng định với ông là giữ được Quảng Trị. Vậy mà chỉ hôm sau, khi Sư Đoàn 3 do tướng Đỗ Kế Giai đã tháo chạy, để mất Quảng Trị vào tháng 5/72. Ông Thiệu gọi đây là một sự phá hoại chính trị của người Mỹ. (Trần Phong Vũ phỏng vấn Nguyễn Văn Ngân, DCVOnline.net)

Phải chăng sau này TT. Thiệu  chờ đúng lúc tự một mình quyết định rút quân tại Ban Mê Thuột, Quân Đoàn I và Quân Đoàn II để đáp trả lại sự phá hoại chính trị tại Quảng Trị dành cho Mỹ?
 
Người tị nạn chạy khỏi Ban Mê Thuột bằng đủ loại phương tiện, tạm dừng chân gần Tuy Hòa ở vùng duyên hải miền trung miền Nam Việt Nam, Thứ Bảy, ngày 23 tháng 3 năm 1975 sau khi di tản khỏi Ban Me Thuột và những nơi khác ở cao nguyên. Nguồn: AP / Út)
Người tị nạn chạy khỏi Ban Mê Thuột bằng đủ loại phương tiện, tạm dừng chân gần Tuy Hòa ở vùng duyên hải miền trung miền Nam Việt Nam, Thứ Bảy, ngày 23 tháng 3 năm 1975 sau khi di tản khỏi Ban Me Thuột và những nơi khác ở cao nguyên. Nguồn: AP / Út)

DCVOnline: Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã bào chữa cho sai lầm của ông Thiệu khi ra lệnh rút quân VNCH khỏi cao nguyên với lý do là ông đã hoảng loạn một cách dễ hiểu khi không thấy viện trợ của Mỹ.

Secretary of State Henry Kissinger’s Staff Meeting, 3 February 1969, “Secretary’s Staff Meeting, March 31, 1975,” Box 6, Lot 78D443, RG 59, NARA.]

Theo nguyên lý luận sòng phẳng, ông Thiệu nghĩ thực tế và đơn giản là nhiều tiền thì đánh theo nhiều tiền và ít tiền thì đánh theo ít tiền? Quân đôi Việt Nam Cộng hòa đã quen đá giầy trong khi quân đội Bắc Việt đá chân đất.

Từ đá giầy sang đá chân đất là một điều mà chính phủ của ông Thiệu chưa tìm ra được giải pháp thực tiễn. Đáng lẽ, ngay sau khi ký Hiệp Định Paris (1973) rồi thì chính phủ ông Thiệu phải chuẩn bị kế hoạch và sách lược “đánh cộng sản mà không có người Mỹ”;

Danh từ hoa mỹ gọi là Việt Nam hóa chiến tranh. Mà thực tế vẫn là tiền Mỹ, máu Việt.

Theo ông Nguyễn Tiến Hưng,

“Mức tử thương của người Mỹ nay giảm đi, từ con số 278/năm những năm trước, năm 1971 chỉ còn 51 tử thương.)

Nguyễn Tiến Hưng, Tâm Tư TT Thiệu, 2010,trang 520

Đó là cái điều mà Nixon muốn thực hiện.

DCVOnline | Thực ra ‘Việt Nam hóa chiến tranh’ hay Đông Dương hóa chiến tranh là chiến lược của Chính phủ Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Richard Nixon trong Chiến tranh Việt Nam, đã bắt đầu từ năm 1968, áp dụng toàn diện trên toàn Đông Dương từ ngày 8 tháng 6 1969 nhằm từng bước chuyển trách nhiệm tiến hành chiến tranh cho chính quyền và quân lực Việt Nam Cộng hòa để Mỹ có thể rút dần quân về nước nhưng vẫn giữ được miền Nam Việt Nam, và cả bán đảo Đông Dương trong tầm ảnh hưởng của Mỹ.

Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ sụp đổ. Quân lực Việt Nam Cộng hòa thất bại trong Chiến dịch Lam Sơn 719 năm 1971. Cộng quân mở cuộc tấn công mùa Hè đỏ lửa năm 1972.  (Wikipedia)]

Mỹ trả đũa bằng những cuộc oanh tạc ở vùng phi quân sự và những kho nhiên liệu của Bắc Việt, Kissinger nói với Đại sứ Liên Xô tại Washington là Mỹ buộc họ phải nhận trách nhiệm về cuộc tấn công Mùa Hè Đỏ lửa hy vọng là Sô Viết sẽ gây áp lực để Bắc Việt ngưng tấn công. Kisinger còn hứa hẹn để cộng quân Bắc Việt ở lại tại chỗ (miền Nam) nếu có thỏa thuận ngưng bắn. Hà Nội bất chấp đề nghị của Kissinger. Nixon phản công bằng chiến dịch Operation Linebacker oanh tạc và phong tỏa hải cảng miền Bắc từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 10, 1972.

Dù chính thức phản đối cuộc oanh tạc và phong tỏa của Mỹ nhưng Trung Cộng và Nga Sô cũng làm áp lực buộc Bắc Việt phải chấp nhận một giải pháp hòa bình hợp lý. Chiến dịch Operation Linebacker đã tạm cứu vãn tình trạng nguy kịch ở miền Nam nhưng chính phủ Việt Nam Cộng hòa cũng không còn kiểm soát được lãnh thổ dọc biên giới Lào và Campuchia.  Lam Sơn 719 cũng như cuộc tấn công Mùa Hè Đổ lửa 1972 chứng minh sự suy sụp của quân lực Việt Nam Cộng Hòa: chương trình Việt Nam hóa thất bại. Tuy vậy, cả hai bên Mỹ và cộng sản đều không thể tuyên bố hoàn toàn chiến thắng về quân sự. Kết quả là hai bên đac trở lại bàn hòa đàm.

Joshua K. Lovell, “See It Through With Nguyen Van Thieu | The Nixon Administration Embraces A Dictator, 1969-1974”, PhD Thesis, McMaster University © Copyright by Joshua K. Lovell, June 2013 trích dẫn Herring, America’s Longest War, 307-310; Kimball, Nixon’s Vietnam War, 315, Louis Harris, The Anguish of Change (NewYork: W.W. Norton & Company, 1973), 73-74

Tôi tin chắc ông Cao Văn Viên cũng như chính ông Thiệu và tướng lãnh, chưa bao giờ lên một kế hoạch quân sự, chính trị, kinh tế trong tình thế khiếm dụng quân nhu, quân cụ sau Hiệp Định Paris.

[DCVOnline: Trong một phiên họp của Hội đồng An ninh Quốc gia vào tháng 1 năm 1972, Kissinger đã yêu cầu Nhóm Duyệt lại Cao cấp đưa ra một kế hoạch phòng thủ cho miền Nam Việt Nam. Thứ trưởng Quốc phòng Warren Nutter cho rằng ông Thiệu cần phải cải thiện khả năng chiến đấu của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên, Kissinger tuyên bố rằng ông Thiệu đang có những quyết định táo bạo để tăng cường sức mạnh của QLVNCH. Tổng thống Thiệu đã thay thế một số sĩ quan chỉ huy sư đoàn và tỉnh trưởng chỉ huy không hiệu quả, và Kissinger tin rằng ông Thiệu sẽ thay đổi một số lãnh đạo khác trong tương lai gần.

Joshua K. Lovell, Ibid., “Minutes of a Senior Review Group Meeting”, 24 January 1972, FRUS, January-October, 1972, Vol. VIII: 18-28 (Document 4).]

Họ vẫn đi tìm những nguồn tài trợ bạc tỷ như từ trên trời rơi xuống. Luật sư Vương Văn Bắc qua bá cáo từ tòa Đại sứ Anh là đã được thỏa thuận mượn nợ qua Quốc Vương xứ Ả Rập số tiền 1 tỉ rưỡi Đô La với thế chấp tương lai về khai thác dầu mỏ tại Vũng Tàu. Hoàng Đức Nhã liên lạc với Singapore cũng với lời hứa nửa tỉ Đô la đô la để xây đựng những khu nhà xã hội.

Sau 30 tháng Tư 1975, Malcom Browwn, trên tờ New York Times cho rằng miền Nam mất ý chí chiến đấu,

“A major question here today was how Vietnamese Communist forces could accomplish in three weeks, almost effortlessly, what had been far beyond their reach for a quarter of a century.

(…) However, there seems to be general agreement that the North Vietnamese have been successful not because of overwhelming power but because of the collapse of Saigon’s forces in about two‐thirds of the country, and their lack of will to, fight.”

Malcolm Brown. “Foe’s Sudden Gains Stun Saigon”, The new York Times, 31 May, 1975

Sự ở lại của ông Dương Văn Minh

Trong số những người quyết tâm ở lại, phải kể đến ông Dương Văn Minh. Sự ở lại của ông trong khi phần đông các người khác ra đi biến ông thành một nhân vật quan trọng của thời thế.

Có lần, tôi đã so sánh ông, kẻ ở lại với kẻ đã bỏ chạy, để đặt ra câu hỏi ai hèn hơn ai? Ông chỉ là người cúi xuống nhận lãnh một chính quyền đã như một bãi rác phế thải, phế thải quyền hành, phế thải quân đội, phế thải đủ thứ. vv..

Phải nghĩ rằng tình hình miền Nam càng suy sụp thì càng đem thêm hy vọng cho một cơ hội hiếm hoi của ông trở lại chính quyền Cuộc đời “làm tướng” và “làm chính trị” của ông có những nỗi nhục khó quên. Trong những năm sau 1958, sự tín nhiệm của Tổng thống Ngô Đình Diệm với Dương Văn Minh giảm sút. Ông lần lượt được bổ nhiệm vào các chức vụ không có thực quyền. Cái nhục ông ấy ông đã trả xong trong việc ra lệnh giết hai ông Diệm-Nhu, bằng tay chân thân tín của ông như Đại úy Nhung, thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa.

Từ Thái Lan trở về Việt Nam  sau cuộc lưu vong, một lần nữa ông bị Nguyễn Văn Thiệu  “giam lỏng” cho đến ngày ông Thiệu ra đi 21/4/1975. Những người lui tới với ông tại Dinh Hoa Lan chỉ còn là cánh miền Nam liên trường, thuộc lực lượng thứ ba. Dinh Hoa Lan biến thành nơi trú ẩn của những thành phần chống lại TT. Nguyễn Văn Thiệu và chống lại cả chế độ miền Nam. (Dinh Hoa Lan là do TT. Ngô Đình Diệm thưởng cho ông Minh sau vụ dẹp Bình Xuyên. Căn nhà rộng 270 m2 quay mặt ra Trần Quý Cáp và Hồng Thập Tự).

Sự chống đối đến cực điểm của dân chúng miền Nam cũng như sự thất vọng của người Mỹ về chủ thuyết Nixon biến ông thành một con bài sáng giả được sự ủng hộ của bên này cũng như bên kia.

Trước khi ông Thiệu từ chức thì ông đã có những thăm dò chọn lựa thành phần nội các tương lai của ông. Trong khi mọi người hoảng hốt chuyện di tản, ông tin tưởng thành lập chính phủ “đủ tư cách” thương lượng với phía bên kia. Lần lượt một số chính khách đến gặp ông. Người này ông cho là “diều hâu”, người khác “thiếu tầm cỡ” với phía bên kia.

Thomas, L. Ahern viết,

“He followed with an exhaustive survey of candidates for ministerial post, and offered the wan hope that despite sniping from Ky supporters, Minh would display new  “determination and toughness” by sticking to the list he had díscussed earlier in the month with general Timmes.”

Thomas, L. Ahern, Jr., Ibid., Ibid, trang 209

Nhưng thật ra mà nói, ông chẳng khác gì một thứ chính phủ Vichy-Sàigon.  Một thứ bù nhìn giai đoạn!

DCVOnline: Theo Lý Quý Chung trong “Hồi ký Không tên” thì những người sau đây đã được ông Dương Văn Minh mời đến phiên họp ngày 27-4-1975 để thành lập chính phủ sau cùng:

Nguyễn Văn Huyền (Phó tổng thống), Vũ Văn Mẫu (Thủ tướng), Hồ Văn Minh (Phó thủ tướng), Nguyễn Văn Trường (Bộ trưởng Giáo dục), Nguyễn Võ Diệu (Bộ trường Kinh tế), Bùi Tường Huân (Bộ trưởng Quốc phòng), Lý Quý Chung (Bộ trưởng Thông tin), Nguyễn Hữu Chung (Phụ tá Đặc biệt Tổng thống, ông Chung không nhận, sau di tản vì gia đình), Hồ Ngọc Nguận (Đô trưởng Saigon sau khi ông Nhuận không nhận chức Bộ trưởng Xây dựng Nông thôn), Dương Văn Ba (Thứ trưởng Giáo Dục, không nhận và muốn làm Thứ trưởng Thông Tin với Lý Quý Chung).

Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền cùng luật sư Trần Ngọc Liễng được ông Minh giao nhiệm vụ hòa đàm với MTDTGPMN. Ông Triệu Quốc Mạnh (cộng sản nằm vùng chưa lộ diện) được ông Minh chỉ định làm Tổng giám đốc Cảnh sát Sài Gòn. Tướng lãnh cạnh ông Minh là những tướng đã về hưu như trung tướng Nguyễn Hữu Có, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh (cơ sở của Ban binh vận miền Nam của cộng sản), Mai Hữu Xuân.

Chính phủ Dương Văn Minh chính thức ban đầu chỉ gồm bốn thành viên: Tổng thống Dương Văn Minh, phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền, thủ tướng Vũ Văn Mẫu và tổng trưởng bộ Thông tin Lý Quý Chung.

Lý Quý Chung, Hồi Ký Không tên, Chương 26: Cuộc “trốn chạy” của Nguyễn Văn Thiệu.

Tình hình quân sự thay đổi đột biến đến độ gây ngạc nhiên cho Hà Nội và đã đến lúc vai trò trung gian của ông ngày một ngày hai mất giá. Quả y như rằng, chính phủ của ông chỉ tồn tại trong 48 giờ. Vai trò trung gian đàm phán rồi đến vai trò người chuyển giao quyền hành cuối cùng là người đại diện chính thức của kẻ thua cuộc đầu hàng vô điều kiện.

Hính ảnh cuối cùng cho thấy, ông đi đến đài phát thanh, hai bên có các phụ tá, chỉ mình ông đầu cúi xuống, tay chắp lại như một tội nhân đến giờ ra pháp trường.

Tóm tắt cuộc đời làm chính trị của ông thì một lần phá nát chính thể Đệ Nhất Cộng Hòa và lần thứ hai cúi đầu ngoan ngoãn ra lệnh đầu hàng.

Sau này thì cuối cùng ông cũng xin được sang Pháp sống đúng nghĩa đời lưu vong!

Sự ra đi của Hoàng Đức Nhã

Sau khi nhận được một cú điện thoại của Thủ tướng Lý Quang Diệu ở Sìngapore. Ông Nhã bay sang Singapore và trở về sau đó. Người ta được biết là trước đây Thủ tướng Lý Quang Diệu có hứa trợ giúp cho Việt Nam  để chống cộng sản. Ông Lý Quang Diệu cho rằng chỉ có thể đánh được cộng sản nếu dành được dân. Vì thế, ông hứa giúp nửa tỉ đô la để xây dựng các khu nhà cửa cho dân. Phải chăng, ông Nhã đi Singapore là về vấn đề cầu viện này? Không hẳn vậy.

Theo ông Nguyễn Ngọc Bích:

“He (chỉ Thủ tướng Tân Gia Ba) promised us half a billion dollars for a housing program. President Thieu sent Hoàng Đức Nha to Singapore to see if Lee would be willing to lend us that money to buy weapons and gasoline ínstead. Nha went to Singapore and Hưng and I came to U.S. to try to persuade Congress.”

Larry Engelmann. Ibid., phần Nguyen Ngọc Bich, “Absolute Hell”, trang 264

Tuy nhiên, theo thiển nghĩ, giờ phút nguy cập như thế mà đi vay mượn thì ai dám cho vay?

Thời điểm ông Nhã sang Singapore và ông Bích, ông Hưng sang Mỹ là ngày 19-4 thì mục đích chuyến đi của ông Nhã sang Singapore hẳn là khác.

Bởi vì, dù từ chức vào ngày 21, tại tư dinh ở Tân Sơn Nhất, theo Frank Snepp thì Thiệu còn quyết tâm trả thù và  thiết lập lại uy quyền. Frank Snepp viết như sau:

“Ever since his resignation on the twenty-first, Thieu had been playing Goneril to Huong’s King Lear. Pacing the hall of empty villa on the waterfront, he had given him self over entirely to visions of revenge and restored grandeur. His wife, frightened beyond tolerance, had left for Bangkok by commercial jet on Thursday morning, and his brother, Saigon’s ambassador to Taiwan had  flowwn in to try to persuade to leave as well. But Thiêu would not hear of it. He was convinced he still had a role to play.”

Frank Snepp, Ibid, trang 433-434.

Nhưng có lẽ cái người hiểu Thiệu hơn ai hết, biết tính nết cũng như tham vọng của Thiệu và cũng có thể là người có uy tín hơn cả để thuyết phục Thiệu, chính là Hoàng Đức Nhã kể từ chuyến đi sang Singapore của Nhã.

Mục đích chuyến di Singapore của Nhã không phải để bàn về việc vay mượn nửa tỉ đô la. Lúc này, chẳng còn ai đi bàn chuyện không tưởng ấy. Lý Quang Diệu chỉ muốn thông báo cho Nhã biết là người Mỹ đang thăm dò chỗ tỵ nạn cho Thiệu ở Đông Nam Á.

“Thieu and his entourage were not unware of the developing cabal. On the same morning President Lee Kuan Yew of Singapore called Hoang Đuc Nha and invited him to fly down at once. “Something critical to díscuss” he said. When Nha arrived in Singapore hours later, Lee advised him that American officials had already queried his government and others around Southeast Asia possible asylum for Thieu. Nha immediately called Saigon long distance. “Yes” Thieu replied after hearing Nha out. “I had expected as much.”

Frank Snepp.. Ibid, trang 383

Điều này cho thấy rõ ràng người Mỹ đã không muốn sự có mặt của TT Thiệu tại Mỹ.

Ông Nhã đã đến biệt thự của ông Thiệu ở Tân Sơn Nhất vào bưổi chiều ngày thứ năm và đã nói thẳng với Thiệu:

“No, my president”, he told Thieu, “There is no longer any time for honors or revenge. You must leave now.”

Frank Snepp, Ibid, trang 434

Nghe lời khuyên thẳng thắn của Hoàng Đức Nhã, Thiệu có vẻ cảm động, siêu lòng và nói:

“You are the only one who had stood beside me, Nha (…) Simply think of me as Cambronne”, he said, ‘the general who stood by Napoleon on Elba’.”

Frank Snepp, Ibid, trang 434

Sau đó, Thiệu tỏ ra hối hận là đã có lúc xử không tốt là đã loại Nhã ra khỏi chức vụ phụ tá.

Thêm một lần nữa, nhiều bằng cớ có thể cho thấy Thiệu rút khỏi Ban Mê Thuột cũng như Quân Đoàn I và II là để phá hoại cả người Mỹ lẫn đám Kỳ, Viên, Khiêm, v.v..

Trong đoạn trích trên, Thiệu ví mình như vị tướng Cambronne lúc thua trận với Anh vẫn tỏ ra chí khí và không đầu hàng. Sự so sánh này xem ra không cân xứng cho lắm.

DCVOnline: Frank Snepp là cựu chuyên viên phân tích chính về chiến lược Bắc Việt cho CIA tại Sài Gòn.

Trong cuộc phỏng vấn cho chương trình “Việt Nam: Lịch sử Truyền hình” ,  Snepp nhắc lại quyết định của Mỹ rút khỏi Việt Nam. Ông nói chuyện về hai anh em họ Nguyễn Văn Thiệu và Hoàng Đức Nhã. Snepp cho rằng Nhã là thành viên duy nhất của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không tin rằng người Mỹ sẽ tiếp tục viện trợ và hậu thuẫn cho Viêt Nam; Nhã cũng đã cố gắng cảnh cáo Nguyễn Văn Thiệu không nên dựa vào người Mỹ.  Hoàng Đức Nhã cũng là cánh tay phải của Tổng thống Thiệu. Bí thư kiêm Tùy viên Báo chí (press secretary) của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Từ tháng 4-1973 ông làm Tổng trưởng Dân vận và Chiêu hồi.

Vietnam: A Television History; End of the Tunnel, The (1973 – 1975); Interview with Frank Snepp, 10/14/1981

DCVOnline: Mặt khác tòa Đại sứ Hoa Kỳ đã cố hết sức để tổng cổ hay ít nhất là hất Nhã ra khỏi vùng ảnh hưởng để không còn ai có thể phê phán chính sách của Mỹ hay những mong muốn của người Mỹ ở Sài Gòn. Thật vậy, Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin đã thành công trong việc hất cẳng Hoàng Đức Nhã ra khỏi dinh Độc Lập vào năm 1974 bằng một lá thư gởi cho Thủ tưởng Trần Thiện Khiêm yêu cầu TT Thiệu giải nhiệm Hoàng Đức Nhã. Nhã chỉ đọc được và làm copy lá thư của Martin hai tuần sau khi ông đã từ chức. ]

Vietnam: A Television History, Interview with Hoang Duc Nha [2], 12/01/1981

Sau cùng thì Hoàng Đức Nhã có mặt ở Thái Lan và điện cho đại sứ Trần Kim Phượng ở Hoa Thịnh Đốn lo dùm đưa vợ con của ông ra đi.  

Ông Thiệu bỏ nước ra đi  

Việc TT. Nguyễn Văn Thiệu bỏ nước ra đi, có đến 3 bài tường thuật của CIA. Một của cơ quan tình báo Mỹ, “CIA and the generals” do Thomas L.Ahern, Jr. đảm trách. Một của  Frank Snepp thuật lại trong Decent Interval; và một của trùm Polgar trả lời phỏng vấn vói Larry Engelmann trong Tears before the rain. Thiển nghĩ là còn rất nhiều tài liệu, sách báo khác viết về vấn đề này. Nhờ đó, tổng hợp lại, chúng ta có thể có những nhận xét đầy đủ hơn về ông.

Còn nước còn tát

Cho đến 14 tháng tư, ông Thiệu khi nhận được công điện  của Ngoại trưởng Vương Văn Bắc từ Luân Đôn về, ông vẫn nuôi hy vọng kế hoạch “vay viện trợ”. Theo ông Bắc, ông đã được vua Haled Crown, hoàng tử Rahed và Hoàng tử Abdullah chấp thuận việc  yểm trợ và viện trợ kinh tế cho Việt Nam Cộng hòa. Xin trích đoạn công điện của ông Ngoại trưởng Bắc gửi từ Luân Đôn ngày 14 tháng tư, 1975:

“Công tác tôi đi Saudi Arabia đã được kết thúc thành công. Tôi được tiếp kiến vua Haled Crown, Hoàng tử Rahed và Hoàng tử Abdullah (cũng như Thủ tướng). (…) Tôi hy vọng là quyết định về khoản tiền và phương thức của viện trợ sẽ được chính phủ Saudi cứu xét sớm.”

Nguyễn Tiến Hưng, Khi đồng minh tháo chạy, Ibid, trang 310-311

Đây mới chỉ là một lời hứa. Dù  cho viện trợ tiền ngay, vấn đề là mua võ khí gì, ở đâu, ai bán không dễ vì tất cả quân dụng của Việt Nam Cộng hòa là của Mỹ. Phải là tiền từ Mỹ và võ khí Mỹ.

Ông Thiệu có thói quen đọc các công văn thường phê duyệt ý kiến. Đây là ý kiến của ông vào giờ phút chót:

“Vậy là ông Bắc, ông Hưng và ông Phượng có thể sẽ là 1 Trio (bộ Ba) để lo vấn đề viện trợ tại Mỹ trong tuần lễ crucial (quyết định) này. Nếu vậy thì Thủ tướng cho ông Hưng đi, và cho cả ông Bắc qua Washington.”

Nguyễn Tiến Hưng, Khi đồng minh tháo chạy, trang 311

Thật ra trong phái đoàn đi “cầu viện” có cả ông Nguyễn Ngọc Bich. Kết quả sau hơn một tuần, phái đoàn về tay không. Ông Bích quay trở lại Saigon, ngày 26-4. Ông chỉ có vài ngày để soay sở và kịp thời ra được Vũng Tầu, đêm 29, ông lên được chiến hạm American Challenger. (Larry Engelmann, Ibid, trang 264-265)

Vốn tính cẩn thận, khôn ngoan và đa nghi, khi ngồi xe hơi, ông Thiệu cũng ngồi cạnh tài xế-mặc dù là xe Limousine chống đạn (bullet proof  Limousine) vì thế ông Thiệu đã chuẩn bị chuyến đi một cách quá cẩn thận đến không cần thiết.

Ông đã gửi một thư viết tay cho Tổng thông Trần Văn Hương để xin cụ Hương chấp thuận cho một số sĩ quan tháp tùng ông Thiệu trong chuyến “công du” Đài Loan.

image018
“Kính trình Tổng thống Trần Văn Hương,

Thưa Cụ,

Để thực hiện công tác cụ giao phó, tôi kính xin cụ chấp thuận cho những sĩ quan sau đây gọi là thành phần tối thiểu cần thiết để giúp tôi, đi theo tôi trong suốt thời gian công du:

1- Đại tá Võ Văn Cầm
2- Đại tá Nguyễn Văn Đức
3- Đại tá Nhan Văn Thiệt
4- Đại tá Trần Thanh Điền
5-Trung tá Tôn Thất Ái Chiêu
6- Bs Thiếu tá Hồ Vương Minh
7- Đại úy Nguyễn Phú Hải (giờ chót không có mặt)
8- Phục dịch viên Nghị (giờ chót không có mặt)

Ngoài ra, Cựu Thủ tướng Đại tướng Trần Thiện Khiêm cũng cần đem theo những sĩ quan và dân sự sau đây:
– Trung tá Đặng Văn Châu
– Thiếu tá Đinh Sơn Thông
– Thiếu tá Nguyễn Tấn Phận
– Ông Đặng Vũ (giờ chót không có mặt)

Đại tướng Trần Thiện Khiêm nhờ tôi trình cụ chấp thuận ./.
Kính chào Tổng thống
(ký tên Thiệu)
Tổng thống Trần Văn Hương phê ‘Thuận’,
Đề ngày 25/4/75
Và ký tên Hương”

image019 
“Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Trần Văn Hương

Quyết định

1 – Nay đề cử cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm đại diện Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa đến Đài Bắc để phân ưu cùng Chánh phủ và Nhân dân Trung Hoa dân quốc nhân dịp Tổng thống Tưởng Giới Thạch tạ thế.

2 – Sau đó hai vị trên được đề cử tiếp tục viếng thăm các quốc gia trên thế giới xét cần thiết trong vòng 6 tháng để làm sáng tỏ thiện chí hòa bình của Việt Nam Cộng Hòa đồng thời vận động các Chánh phủ và nhân dân các quốc gia đó hỗ trợ lập trường hòa bình của Chánh phủ và nhân dân ta.

Chương trình thăm viếng sẽ do hai vị tùy nghi quyết định thể theo sự thuận lợi của tình hình đối với các quốc gia đó.

3 – Yêu cầu Bộ Ngoại giao chỉ thị các Tòa Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa yểm trợ cần thiết để nguyên Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và nguyên Thủ tướng Trần Thiện Khiêm cùng phái đoàn chu toàn nhiệm vụ giao phó.

4 – Chi phí công tác do Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng đài thọ trong khuôn khổ được luật lệ ấn định. (Tổng thống Hương viết thêm hàng chữ: trong khuôn khổ được luật lệ ấn định).

Sài-gòn, ngày 25 tháng 04, 1975
(ký tên Hương)”

Nam Ròm, Kho lưu trử hình ảnh xưa của VNCH

Chuyến “công du” đã được bố trí thật an toàn bởi mật vụ Mỹ để sang Đài Loan tham dự lễ tang Tổng Thống Tưởng Giới Thạch đã từ trần từ ngày 6 tháng tư và đã được an táng từ hôm 16.

Theo sự tường thuật lại chính thức của CIA như sau, xin tóm tắt sơ lược:

“Ngày 25 tháng tư, vào buổi chiều tối, ngày thứ sáu. Thiệu đợi đến khi trời tối mới quyết định ra khỏi nhà. Thiệu và nhóm của ông gồm 14 người- trong đó có Khiêm và những người khác là phụ tá thân cận của Thiệu.

Theo lệnh, mỗi người chỉ được mang theo một sắc hành lý. Họ tập trung sẵn ở nhà Khiêm ở Bộ Tổng Tham Mưu, gần Tân Sơn Nhất, sau đó sang đón Thiệu cũng ở gần đó.

Tất cả công việc này, đại sứ Martin giao cho trùm CIA là Polgar đảm trách.  Họ xử dụng 4 xe, một xe của Tòa Đại sứ, ba xe kia có bảng số ngoại giao để chứng tỏ đây là phái đoàn cấp cao của tòa đại sứ.

Người lái xe cho Thiệu là Frank Snepp, trên xe còn có một đại tá Việt Nam  tháp tùng Thiệu. Ngồi cạnh Thiệu là tướng Timmes. Từ Tổng Tham Mưu đến Tân Sơn Nhất chỉ mất khoảng 10 phút. Vậy mà có cảm tưởng kéo dài hàng giờ. Gác cổng chỉ dẫn cho đoàn xe vào chỗ sân đậu dành cho Air America. Lúc đó đèn tắt tối om.  Ở đây, đại sứ Martin đã có mặt đến chào tiễn Nguyễn Văn Thiệu. Chỉ vỏn vẹn có một lời chào biệt. Không hơn không kém. Tất cả đoàn tùy từng lên một chiếc C-118 trực chỉ Đài Loan. Máy bay cất cánh lúc ấy là vào lúc 21 giờ Việt Nam.”

Thomas L.Ahern, Jr., Ibid, trang 207

Việc ông Thiệu ra đi có thêm ông Khiêm là điều lạ. Trước đó, có nhiều tin đồn đảo chánh ông Thiệu. Tướng Kỳ là một trong những nhóm người đó. Ông Kỳ đã liên lạc và rủ tướng Lê Minh Đảo. Ông Đảo từ chối. Rủ tướng Cao Văn Viên, ông này hoãn binh và liên lạc người thân nhất của ông: tướng Trần Thiện Khiêm. Khiêm liên lạc với CIA, Chuyện không thành. Nhưng Nhã bắt được nguồn tin này thông báo cho  ông Thiệu. Ông Thiệu ra lệnh bắt một số tùy tùng của Kỳ để dằn mặt và nghi ngờ Khiêm. Ông Thiệu yêu cầu Khiêm từ chức Thủ tưởng thay thế bằng Nguyễn Bá Cẩn.

Ông Thiệu bỏ nước ra đi là cơ hội cho phép mọi tướng tá cũng như viên chức cao cấp chính phủ cũng bỏ đi theo một cách hợp pháp. Ngay từ đêm 25  cho đến ngày 30-4 lần lượt cấp lớn trước, cấp nhỏ sau chuồn hết.

Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu trưởng với hơn 1.000.000 quân lính cũng rời Việt Nam, trong khi đó, tướng Lê Minh Đảo đang quần thảo với 3 sư đoàn cộng quân từ 9-4 đến 22-4-1975.

Sau khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng thì sư đoàn 18 của tướng Lê Minh Đảo cũng rã ngũ.. Ông dùng giấy tờ giả xuống rạch giá vuợt biên không thành và bị bắt đi học tập. Đối với tôi, việc đi trước nửa ngày hay một giờ khi chưa có lệnh đầu hàng và đi sau một giờ khi có lệnh đầu hàng thì đó là hai chuyện khác nhau.

Tư cách người đi trước và người đi sau không thể xếp chung vào một rọ được.

Cuộc sống của ông Thiệu ở Đài Loan chỉ là tạm thời. Sau đó, ông đã chuyển sang ở Luân Đôn. Ở đây ông đã có một cuộc sống vật chất quá đầy đủ và thoải mái. Ông đã mua một căn nhà và di chuyển trên một xe Jaguard, ăn ở những tiệm ăn sang và nổi tiêng của Luân Đôn.

Để tránh sự dòm ngó của mọi người, ông đổi tên là Martin – Tên Thánh của ông – Ngay cả khi có người nhận ra ông, ông chối không phải Nguyễn Văn Thiệu, mà là Martin, em Nguyễn Văn Thiệu.

Ông chỉ sang Mỹ khi ông Reagan lên làm Tổng thống- vì ông đã quen ông Reagan khi còn làm Thống đốc ở California.

Đối với cộng đồng người Việt thì hầu như ông tránh mọi tiếp xúc hay phỏng vấn. Ông chỉ dành riêng cho mội buổi phỏng vấn của tờ tuần báo Der Spiegal nổi tiếng nhất của Đức vào ngày 1-12-1979.

DCVOnline: „Die Amerikaner haben uns verraten“, Nguyen van Thieu – DER SPIEGEL 50/1979 | Báo DER SPIEGEL số 50/1979 phỏng vấn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu | Nguyễn Viết Kim dịch, Việt báo Online, 30/09/2017.

Phỏng vấn Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu – TTMD – V1, June 16, 1990

Phỏng Vấn Cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ngày 3 Tháng 5 Năm 1993]

Tôi cứ tiếc rằng thời điểm 1979, khi có làn sóng người tỵ nạn gọi là “Boat People” ồ ạt trốn khỏi Việt Nam. Ông Thiệu đứng ra cùng với tướng lãnh cùng nhau họp bàn kế sách, quyên tiền giúp đỡ họ, can thiệp cho họ thì đẹp biết mấy. Ông đã im lặng coi như xóa tay như thể không phải việc của mình và để cho một số cá nhân có thiện chí làm thay ông!

Chỉ nội việc im lặng này thôi, đối với tôi thì ông Thiệu, ông Khiêm, ông Bình, và các tướng lãnh khác, các bộ trưởng, các dân biểu thuộc những loại người không xứng đáng lãnh đạo miền Nam rồi!

Ông đã qua đời ít lâu sau vụ 9-11 xảy ra. Ông đem xuống tuyền đài nhiều bí mật giữ riêng cho mình ông. Ông Nguyễn Tiến Hưng (xem Tâm tư TT Thiệu  từ trang 360-382) có thể là người gần gũi biết nhiều hơn về con người của ông Thiệu như tính đa nghi, quá cẩn trọng và kiên nhẫn, khôn ngoan đến quỷ quyệt, chờ đúng cái lúc mới hành động.

Điển hình như trong vụ quyết định triệt thoái khỏi Ban Mê Thuột!

Phải chăng tướng Westmoreland đã có lý khi nhận xét: “Sự cẩn trọng của TT. Thiệu cũng chính là yếu tố sau này đã đưa ông ta tới chỗ sụp đổ?”

Nhưng theo tôi, cái thất bại của TT Nguyễn Văn Thiệu là dân chúng thường ít ai có cảm tình với ông nếu không nói là oán trách ông như trường hợp nặng lời của nhà báo Chu Tử nêu trên. Người ta nghị ngại và ít hưởng ứng mỗi lần ông lên vô tuyến truyền hình. Trong buổi tuyên bố từ chức, ông đã nói một tiếng rưỡi đồng hồ mà mọi người đều chán ngán sốt ruột không muốn nghe nữa!

Có thể vì thế mà cuộc đời ông rất là đơn độc bao vây bởi chính bản tính đa nghi và khó tiếp cận của ông.

Lời kết

Tôi thiển nghĩ, trong cuộc chiến vừa qua, còn có rất nhiều điều chưa được tiết lộ đầy đủ.

Tài liệu của CIA mà chúng tôi xử  dụng ở trên vẫn chỉ là một phần của câu chuyện. Những người trong cuộc có vai trò quan trọng nhất thì đã không để lại một chữ, ngay cả các tài liệu ngoại giao đủ loại, đến cả tấn  tài liệu tại dinh Tổng Thống, tại Bộ Tổng Tham Mưu, tại Phủ Đặc Ủy Trung Ương tình báo đều không có lệnh đốt nên không đốt cũng không mang đi dược. Sau này, nhiều người ở lại khốn khổ vì những tập hồ sơ cá nhân này.

Lịch sử cuộc tháo chạy cần được viết lại cho công bình.

Đó là một điều thật sự đáng tiếc về phía chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Trong khi tài liệu trong tòa đại sứ Mỹ, tại Văn phòng Tùy viên Quân sự DAO chẳng những đốt tài liệu mà còn phá hủy cả cơ quan. Mỗi cá nhân soạn hồ sơ nào cần mang đi còn đốt hết. Đốt không thể trong một ngày mà nhiều ngày.

Những người như ông Thiệu, ông Khiêm, ông Dương Văn Minh, ông Nguyễn Khắc Bình – những người chưa chết, ông Khiêm, ông Bình, vẫn còn thời giờ. Nếu các ông không viết được nên thuê người viết dùm để lại cho hậu thế những sự thật cần được biết.

Khi TT. Nguyễn Văn Thiệu còn sống, ông phụ tá Nguyễn Tiến Hưng đã nhiều dịp khác nhau khuyến khích ông Thiệu viết Hồi Ký. Ông Phụ tá Nguyễn Văn Ngân cũng đã cố gắng thuyết phục như vậy. Ngay cả bà Thiệu cũng khuyên ông nên viết lại Hồi ký chính trị. Ông ậm ừ hứa rồi đến khi chết cũng chưa kịp viết. Thật đáng tiếc.

Những Hồi ký của các ông tướng Đôn, Đính, Đỗ Mậu, Thi, v.v. thì quá nhiều cái tôi, che dấu các khuyết điểm, sai lầm của bản thân hay người khác. Tệ hơn nữa họ còn có thể trâng tráo, bịa đặt, khoác lác như Hồi ký Đỗ Mậu. Nay ai còn đọc Đỗ Mậu?

Những người phụ tá của ông Thiệu viết lại một phần lịch sử cận đại như ông  Nguyễn Tiến Hưng trong các cuốn “Tâm thư Tổng Thống Thiệu” và khi “Đồng Minh tháo chạy” là một cố gắng đáng trân trọng. Việc ông Nguyễn Tiến Hưng dấu được một số tài liệu mật và chuyển được sang Mỹ cũng là một điều đáng quý, tuy còn thiếu rất nhiều những tài liệu liên quan đủ loại có thể hàng tấn tài liệu khác.

Nhưng, người ta muốn biết nhiều hơn nữa về mọi hoạt động của ông Thiệu với tư cách một người nghiên cứu hơn là một phụ tá Tổng Thống. Cái quý giá nhất là tập Hồ sơ của người Mỹ liên quan đến mối cam kết Nixon-Kissinger-Nguyễn Văn Thiệu ông mang đi được.

Tuy nhiên ý hướng chạy tôi có thể là ý hướng chủ đạo lấp ló đâu đó mà người tinh ý sẽ nhận ra. Ông tránh né tất cả những mặt tiêu cực không biết tới hay không nói tới theo cái tính Á Đông “tố khoe, xấu che”.

Rất tiếc là không ở vào địa vị của ông, nếu được tôi sẽ ghi nhật ký từng ngày mọi diễn biến xảy ra trong Dinh Tổng thống và ngày hôm nay lịch sử dù đã sang trang vẫn được nhìn lại một cách trung thực.  Nhưng là một độc giả, tôi kỳ vọng ở ông hơn thế nhiều mà ông không đáp ứng đủ.

Thật rất tiếc, khi “Đồng Minh tháo chạy” đúng ra là thời điểm kết thúc với Hiệp Định Paris (1973); sau đó là dân ta chạy chứ Mỹ còn đâu bao nhiêu mà tháo chạy?

Đồng minh tháo chạy như thế đã là xong. Còn câu chuyện người Việt di tản bây giờ mới là chuyện bắt đầu!

Về phía người Mỹ, họ hài lòng về cuộc di tản, rất “ngoạn mục”,  70 chiếc trực thăng với 630 chuyến cất cánh chỉ trong hai ngày 28 và 29 đã di tản được 1373 người Mỹ và 5595 người miền Nam. Nói chung tất cả có 51.888 người được đưa ra khỏi miền Nam= trong đó có 6763 người Mỹ và 45,125 người Việt.

(Frank Snepp. Ibid., Postscrip: Internal Hemorrahaging, trang 565-566)

Còn lại là nỗi đau rướm máu người Việt còn kẹt lại trong nước nào ai thấy được, nào ai nghĩ đến họ? Kẻ ra đi đã đành. Người Mỹ đến chẳng hỏi ý kiến ai, trách chi lúc họ ra đi! Kẻ ở lại lãnh đủ.

Nhưng đối với người Mỹ thì đó là một thành công như một bắt buộc đạo đức và tinh thần đã chu toàn sứ mệnh đưa được một số người Việt tới được những miền đất nước mà những thế hệ con cháu chúng ta đã làm nên nhiều kỳ tích.

Khi Đại sứ Martin rời khỏi Việt Nam  vào giờ phút chót và lên chiến hạm Blue Ridge. Ông nhận được điện tín khen ngợi từ Tổng thống Ford đến Kíssinger vì đã chu toàn tốt đẹp cuộc di tản.

Và đối với người Mỹ thế là xong. Mission accomplished.

Bỗng từ đâu tiếng loa phát ra trên Tầu, chắc là từ viên thuyền trưởng chiến hạm:

“Hỡi các người hãy nghe đây, các người và con cái các người đã được đưa ra khỏi Israel về miền đất hứa. Lúc này đây, tôi mong mọi người chúng ta đang có mặt trên chiến hạm này hãy cầu nguyện cho Việt Nam. Và cũng cầu mong mọi người hãy nghỉ xả hơi và vui vẻ.”

Nguyễn Cao Kỳ. How we lost the Viet Nam war, trang chót, dòng chót, trang 231

Khi ông Moi sen- người lãnh đạo tinh thần của dân Do Thái- đã  đưa toàn dân Do Thái ra khỏi Ai Cập, để khỏi ách nô lệ.

Nhưng ông Moi sen thời đại hôm nay chỉ cứu được trên dưới 100.000 người. Còn lại gần 20 triệu người dân miền Nam ở lại, chịu kìm kẹp dưới ách cộng sản, 200.000 tù nhân chính trị, 3 triệu rưỡi người hầu như mất quyền công dân hay quyền làm  người sống lây lất bên lề xã hội.”

Frank Snepp, Ibid.,  Postcrip, trang 570

Phải chăng đó mới là những người cũng cần được ra đi?

Trước khi chấm dứt, tôi chỉ muốn nhắc tới một câu chuyện tang thương mà sau này nó trở thành một kỳ tích của cộng đồng người Việt thế hệ thứ hai.

Ngay từ những ngày đầu Tết Mậu Thân cả gia đình vị đại tá binh chủng thiết giáp đã bị cộng sản thảm sát chỉ còn một con trai 7 tuổi sống sót. Người con mồ côi lớn lên ở Mỹ, nghĩ tới bố, tới mẹ, tới anh em bị thảm sát, đã cố gắng học nên người và trở thành một tướng lãnh trong quân đội Mỹ. Đó là Phó Đề Đốc Hải quân Mỹ Nguyễn Từ Huấn.

Đây là một trong những biểu tượng tốt đẹp nhất cho phép chúng ta kỳ vọng vào tương lai thế hệ thứ hai người Việt ở hải ngoại.

Và phải chăng đây cũng là cách chống Cộng và trả thù cao đẹp nhất của một người mà cả gia đình từng là nạn nhân khốn khổ nhất của cộng sản?

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net

Nguồn: DCVOnline biên tập, minh họa và phụ chú