Nguyễn Giang: Chuyện TQ mất đất sau Chiến tranh Nha phiến

07 Tháng Sáu 20187:00 CH(Xem: 9632)

VĂN HÓA ONLINE - Ý KIẾN  -  THỨ SÁU 08 JUNE 2018


Nhìn lại vụ cho thuê đất 99 năm


Chuyện TQ mất đất sau Chiến tranh Nha phiến


Nguyễn Giang bbcvietnamese.com

image012

Bản quyền hình ảnh Universal History Archive Image caption Quan quân nhà Thanh lên tàu The Arrow giật cờ của Anh Quốc trong Chiến tranh Nha phiến lần hai. Nhưng các giao tranh chỉ đem lại thất bại cho Trung Hoa.


Ngày 15/01 năm 1840, Tổng đốc Lưỡng Quảng, Lâm Tắc Từ công bố một lá thư gửi Nữ Hoàng Victoria, yêu cầu người Anh ngừng đem nha phiến vào Trung Quốc.


Phụng mệnh Hoàng đế Đạo Quang đi tiễu trừ nạn nha phiến, tên tuổi Lâm Tắc Từ (1785-1850) đã gắn liền với nỗ lực tự vệ thất bại của Trung Hoa trong thế kỷ 19.


Nhưng tư duy của ông cũng phản ánh hạn chế của quan lại Trung Hoa lúc Phương Tây bành trướng theo các nguyên lý kinh tế mà nhà Thanh không thể hiểu nổi.


Trong lá thư được đăng ở Quảng Châu, Lâm Tắc Từ kêu gọi Nữ Hoàng Anh hãy "chọn lựa những thần dân để ngăn bọn xấu, bọn vô lại không sang Trung Hoa".


Lâm Tắc Từ vẫn tin rằng nạn buôn lậu nha phiến vào Trung Quốc để thu bạc trắng của người Anh xảy ra chỉ vì một số cá nhân bất hảo.


image011

Bản quyền hình ảnh Bettmann Image caption Một phụ nữ Trung Hoa nghiện bàn đèn thuốc phiện. Anh Quốc đã bán vào Trung Quốc thời nhà Thanh hàng nghìn tấn nha phiến, gây hủy hoại sức khoẻ người dân và rường mối xã hội để thu về hàng vạn lượng bạc


Ông nói Thiên Triều sẽ tha tội cho những người Anh nào đã trót buôn thuốc phiện vào Trung Quốc "vì nhầm lẫn" (by mistake), và không hiểu luật lệ sở tại.


Ông nêu quan điểm 'đức trị' của Nhà Thanh để hỏi Nữ hoàng Victoria không chấp nhận nha phiến ở Anh thì sao bà có thể để chuyện đó xảy ra với Trung Quốc.


Nhưng công ty Đông Ấn được Hoàng gia Anh bảo trợ không chỉ làm chủ một phần Ấn Độ mà còn độc quyền trồng nha phiến ở Bengal để bán vào Trung Hoa.


Hỗ trợ cho họ là kế hoạch 'ngoại giao pháo hạm' của chính quyền Anh nhằm ép Trung Quốc mở cảng biển, nhân danh 'tự do thương mại' và 'tự do truyền đạo'.


Trong khi đó, Lâm Tắc Từ vẫn coi người Anh chỉ là một thứ 'rợ', giống các bộ lạc du mục đánh vào Trung Quốc các thế kỷ trước.


Cứ lấy lễ giáo Thiên Triều để giáo hóa hẳn họ phải nghe.


image013

Bản quyền hình ảnh DEA PICTURE LIBRARY Image caption Liên quân Phương Tây dùng 'ngoại giao pháo hạm' buộc Thanh triều mở cửa.


image014

Bản quyền hình ảnh Hulton Archive Image caption Dù kiên cường chống ngoại xâm, các nhóm dân quân tự tổ chức ở vùng quê Trung Quốc, gồm cả thiếu niên, chỉ có gậy và lá chắn bằng tre, gỗ, không thể địch nổi các pháo hạm và súng trường của Phương Tây


Sau một vụ va chạm vì lính Anh say rượu giết chết dân Trung Quốc mà không trao nộp thủ phạm cho quan chức Thanh, Lâm Tắc Từ ra tối hậu thư, rồi cho đốt 1400 tấn nha phiến của Anh ở Quảng Châu.


Tháng 6/1840, Anh Quốc cử 16 thuyền chiến đưa quân lính và cả nhân viên của công ty sản xuất nha phiến Jardine Matheson & Co. đến Quảng Châu.


Trong hai năm liền, quân Anh chặn cảng, bắn phá các thành trì của Trung Quốc, lên bộ chiếm đô thị và ép nhà Thanh đàm phán.


Thời kỳ nhượng địa


Cuộc chiến Nha Phiến lần đầu đã làm bộc lộ toàn bộ những yếu kém chiến lược, chiến thuật, khả năng tác chiến của quân Thanh.


image015

Bản quyền hình ảnh Bettmann Image caption Tranh vẽ lễ ký kết Hoà ước Thiên Tân lần đầu năm 1858 giữa nhà Thanh với các sứ thần Anh và Pháp


Khi giao tranh kết thúc, nhà Thanh phải ký hòa ước Nam Kinh (1842), bồi thường chiến phí cho Anh, mở 11 cảng và cho truyền đạo tự do.


Hương Cảng (Hong Kong) và vùng cửa sông Châu Giang trở thành nhượng địa 99 năm cho Anh.


Con số 99 năm được ghi vào đó chỉ để Thanh triều khỏi mất mặt vì hai bên đều nghĩ nhượng địa đó là vĩnh viễn.


Điều cay đắng nhất cho Lâm Tắc Từ là dù nhận mật lệnh của vua để làm mạnh tay với quân Anh, ông đã bị tước chức khâm sai đại thần, cho về làm quan ở phía Bắc.


Các tính toán tiếp theo của nhà Thanh đều không cứu vãn được đất nước.


Tới cuộc chiến Nha Phiến lần hai, chiến thuyền Anh-Pháp lên tận Thiên Tân, uy hiếp triều đình.


Một hòa ước được ký năm 1858, mở toang cánh cửa Trung Quốc cho các đại cường xâu xé.


Sau Anh và Pháp đến Đức, Nga, Mỹ và Nhật đều vào bắt nạt Trung Quốc, biến nước này thành một mạng lưới các đặc khu - thuộc địa (enclaves - colonies).


Cho đến đầu thế kỷ 20, danh sách các đặc khu, gồm tô giới và nhượng địa lên tới hàng chục.


Tại đó, luật ưu tiên người nước ngoài và dân Trung Quốc chỉ vào làm thuê, bán sức lao động.


Dù đến sau Bồ Đào Nha, Anh là nước 'đầu têu' trong vụ bức bách Trung Quốc trao quyền 'tối huệ quốc' cho Phương Tây nên phần bánh của Anh là to nhất.


Bên cạnh tô giới ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Hạ Môn, Anh Quốc có thuộc địa Hong Kong và quyền vào hàng loạt cảng biển, cảng sông trên toàn Trung Hoa.


Ngoài Anh, số nhượng địa của nước khác có thể điểm ra như sau:


  • Tô giới của Pháp ở Thiên Tân, Thượng Hải, Trạm Giang, Hán Khẩu, Vân Nam và đường xe lửa nối Côn Minh với Hà Nội đã thuộc Pháp.
  • Tô giới của Mỹ ở Thiên Tân, Hán Khẩu.
  • Tô giới của Nga ở Đại Liên, Hán Khẩu và đường xe lửa Cáp Nhĩ Tân.
  • Tô giới của Đức ở Thanh Đảo, Thiên Tân, Hán Khẩu và một số nơi khác.
  • Tô giới của Nhật ở Đại Liên, Hàng Châu, Tô Châu, Trùng Khánh và một số tỉnh khác.
  • Trung Quốc cũng mất hẳn Đài Loan cho Nhật, và mất mọi quyền ở Triều Tiên để Nhật biến xứ sở đó thuộc địa.
  • Ngoài Bồ Đào Nha đã chiếm Macau, đến cả Hà Lan, Ý và Bỉ cũng có 'phần bánh' ở Trung Quốc.


Đế quốc Trung Hoa rơi vào một thế kỷ ô nhục, và cái nhìn của họ với bên ngoài, nhất là về người Anh được sử gia A. P. Thornton mô tả như sau:


"Người Mỹ là bạn bè giả dối. Người Nga thì bất định và tệ hơn là rất kém hiệu năng. Người Nhật như thú dữ săn mồi nhưng không ai ngạc nhiên về họ. Nhưng trong con mắt người Trung Hoa thì bọn xấu đầu bảng vẫn là Anh Cát Lợi. Họ là siêu đế quốc và kẻ áp bức Trung Quốc."


Chỉ cần học kỹ thuật là đủ?


Trước khi qua đời năm 1850, Lâm Tắc Từ được vời ra làm quan và để lại nhiều bài học quý giá cho người Trung Quốc.


Ông thấy có nhu cầu thu thập bản đồ thế giới để hiểu về kẻ thù, và các ghi chép của ông sau được đăng trong bộ Hải quốc Đồ chí.


Tuy thế, dù dẫn đầu trường phái cải cách, đến lúc chết Lâm vẫn không hiểu nguyên tắc thương mại tự do, và mục đích của các nước Phương Tây là gì.


image016

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Thượng Hải có các khu phố Âu là nhượng địa của Trung Quốc cho nước ngoài


Ông vẫn tin rằng văn hóa Trung Hoa là ưu việt hơn và để tự cường thì chỉ cần học kỹ thuật, công nghệ của bọn 'man di mọi rợ' từ Tây Phương.


Khi đến Quảng Châu, ông thấy nhiều quan lại tham nhũng đã làm ngơ để ăn tiền, hoặc tiếp tay cho nạn buôn lậu đưa chất gây nghiện từ tàu của người Anh vào bờ.


Ông tin rằng để chặn nạn tham nhũng thì cần đề cao 'vua sáng, tôi hiền' theo kiểu 'đức trị'.


Lá thư của ông chẳng vào giờ đến tay Nữ hoàng Victoria, và giả sử có đến thì cũng không thay đổi gì.


Sau đó, chính báo The Times of London lại đăng bản dịch tiếng Anh của lá thư.


Dư luận Anh và một phần giới trí thức cũng chia sẻ sự phẫn nộ của Lâm Tắc Từ trước tệ nạn dùng nha phiến đầu độc người Trung Hoa để kiếm lời.


Nhưng Anh Quốc và các đại cường vẫn khai thác Trung Quốc cho tới khi Thanh triều sụp đổ.


Sang thời Trung Hoa Dân Quốc, các tô giới của nước ngoài vẫn tồn tại.


Điều gây phiền toái là mỗi đặc khu có một luật riêng và nhiều băng đảng tội phạm gây án ở khu này chạy sang khu khác để tránh tội.


Các đặc khu chỉ bị xóa khi Mao Trạch Đông giành chiến thắng trong cuộc nội chiến năm 1949.


Macau và Hong Kong thì mãi đến tận cuối thế kỷ 20 mới được trả về 'cố hương'.


Di sản của các đặc khu kinh tế


Trung Quốc sau đó chủ động mở các đặc khu như thời ở Quảng Châu sau Chiến tranh Nha Phiến nhưng để chủ động thu hút công nghệ, đầu tư tư bên ngoài.


Một chi tiết đáng nhớ là Liên Xô cũng tiếp quản khu tô giới của Đế quốc Nga ở Đại Liên và giữ cho đến tận năm 1955 mới trả cho 'các đồng chí Trung Quốc'.


Những tô giới của ngoại kiều như khu phố Anh, phố Pháp ở Thượng Hải nay để nhiều kiến trúc Âu-Á thú vị.


Nhưng chúng là vết thương tinh thần sâu sắc, định hình tư duy của người Trung Quốc trong thế kỷ 20, khiến họ coi quan hệ quốc tế là 'mạnh được yếu thua'.


Ngày nay, thì thời thế đã thay đổi, thậm chí 180 độ.


image017

Image caption Cảng Hambantota đã được trao cho Trung Quốc thuê 99 năm vì nước chủ nhà Sri Lanka nợ các công ty Trung Quốc hàng tỷ USD


Không chỉ rửa được 'nỗi nhục 100 năm', Trung Quốc còn thành đại cường kinh tế với sức mạnh quân sự dâng lên mạnh mẽ.


Có ý kiến nói Trung Quốc lại đang dùng chính sách 'creditor imperialism', đem đồng tiền và tín dụng để mở cảng biển, đặc khu trên thế giới.


Các đặc khu ngày nay khác tô giới ngày xưa nhiều, vì phần lớn do các nước có chủ quyền làm ăn kém cỏi mà phải cần tín dụng xây cơ sở hạ tầng.


Nhưng người ta cũng nói Trung Quốc đang nhắc lại thông điệp hệt như Anh ngày trước về 'tự do thương mại' để bành trướng kinh tế.


Brahma Chellaney viết trên The Project Syndicate (12/2017) rằng Vành đai và Con đường (BRI) đang đẩy cửa để Trung Quốc vào khai thác thị trường, tài nguyên và nhân khẩu của nhiều nước Á Phi.


Vì thế không lạ khi đã có phản ứng của giới trí thức bản địa lo ngại những khoản cho vay với lãi suất thị trường từ BRI là một thứ gông cùm kinh tế kiểm mới.


Nếu không tự cường được, các nước yếu kém, tham nhũng sẽ phải 'nộp cảng' vì nghiện Reminbi như nha phiến thời Lâm Tắc Từ./( BBC 6/6/2018
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 8095)
(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié. - Gõ vào mục tìm kiếm hai chữ: Mekong trên trang nhất.
06 Tháng Sáu 2016(Xem: 9380)
24 Tháng Năm 2016(Xem: 8243)
Ghi nhận ngắn các ý kiến quanh chuyến đi VN của TT Obama